Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi văn thpt quốc gia 2019 số 37 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 37</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Đếm những điều ra đi </i>
<i>Bằng tháng năm khờ dại </i>
<i>Đếm những điều còn lại </i>
<i>Bằng mỗi sớm mai hồng.</i>


<i>Và rồi em biết không?</i>
<i>Cuộc đời bao ngả rẽ </i>
<i>Mỗi khi khô giọt lệ </i>
<i>Hãy khóc bằng tâm hồn.</i>


<i>Hãy tách đơi vỏ buồn </i>
<i>Tìm chồi nhân hy vọng </i>
<i>Giữa ánh dương vừa mọc </i>
<i>Bàn tay gieo nhẹ nhàng.</i>


<i>(...)</i>


<i>Hãy viết nốt bài thơ </i>
<i>Rồi để bên cửa sổ </i>
<i>Mặc chiều hơm và gió </i>
<i>Cuốn muộn phiền ra đi.</i>


<i>Đếm những điều ra đi </i>
<i>Bằng tháng năm khờ dại </i>
<i>Đếm những điều còn lại </i>
<i>Bằng mỗi sớm mai hồng.</i>


<i>(Bài thơ bên cửa sổ, Bùi Sỹ Nguyên)</i>
<b>Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.</b>


<b>Câu 2: Theo văn bản, chúng ta nên đối mặt với nỗi buồn như thế nào?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 3: Chỉ ra điểm đặc biệt trong cấu trúc của bài thơ và tác dụng của điều ấy?</b>
<b>Câu 4: Anh (chị) rút ra thơng điệp gì từ văn bản trên?</b>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những điều ta học từ nỗi
buồn.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến (Quang Dũng):</i>



<i>“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc </i>
<i>Qn xanh màu lá dữ oai hùm </i>
<i>Mắt trừng gửi mộng qua biên giới </i>
<i>Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm </i>
<i>Rải rác biên cương mồ viễn xứ </i>
<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh </i>
<i>Áo bào thay chiếu, anh về đất </i>
<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành. ”</i>


<i>Liên hệ với bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình</i>
tượng nghệ thuật của hai tác giả.


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.</b>
<b>Câu 2: Theo văn bản, chúng ta nên đối mặt với nỗi buồn như sau:</b>


 <i>Hãy sống thật với cảm xúc, hãy dám khóc để giải tỏa nỗi đau (hãy khóc bằng tâm hồn)</i>


 <i>Cố gắng tìm thấy niềm hy vọng trong nỗi đau đớn, tuyệt vọng (hãy tách đơi vỏ buồn/tìm chồi nhân hy</i>
<i>vọng).</i>


 <i>Hãy giãi bày cảm xúc và sau cùng, an nhiên bng bỏ nỗi đau (mặc chiều hơm và gió/ cuốn muộn</i>
<i>phiền ra đi)</i>


<b>Câu 3: Điểm đặc biệt trong cấu trúc của bài thơ và tác dụng của điều ấy:</b>



 Bài thơ có kết cấu vịng trịn khi khổ thơ mở đầu được lặp lại ở phần kết thúc.


 Điều này đã nhấn mạnh thông điệp: những chuyện đã qua, những sai lầm trong cuộc đời đều là những
tháng năm khờ dại, ta khơng cần buồn vì nó, hãy an nhiên chào đón cuộc sống bởi những điều tốt đẹp sẽ luôn
đến với mỗi chúng ta.


<b>Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản: Hãy biết buông bỏ nỗi buồn; vì những nguyên nhân sau:</b>


 Các sự vật, sự việc trong cuộc sống vốn là khách quan, buồn vui do góc nhìn của ta quyết định.
Bng bỏ nỗi buồn nghĩa là chọn cho mình cái nhìn lạc quan, tích cực trước sự việc để vượt qua tất cả.


 Buông bỏ nỗi buồn không phải là chối bỏ nỗi buồn hay chống lại nỗi buồn như thù địch, mà đó là ta
cần biết cách chăm sóc, hịa giải với nỗi buồn của chính mình, biết vỗ về xoa dịu nỗi đau và tìm thấy giá trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tốt đẹp của bản thân trong những giây phút đầy khó khăn thử thách của cuộc sống.
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


 Trải nghiệm nỗi buồn sẽ làm tâm hồn ta phong phú hơn, làm tăng khả năng đồng cảm của ta với nỗi
đau của người khác, để từ đó biết lắng nghe, biết chia sẻ.


 Trải nghiệm nỗi buồn và vượt qua nỗi buồn, ta sẽ hiểu rõ bản thân hơn và dần trưởng thành hơn. Ta
sẽ nhận ra những tiềm năng của mình, thấu hiểu giá trị bản thân và biết trân trọng bản thân hơn.


 Trải nghiệm nỗi buồn và vượt qua nỗi buồn, ta dẫn có cái nhìn sâu sắc hơn về các quy luật của cuộc
sống. Ta nhận ra nghịch cảnh, mất mát, đau thương là một phần tất yếu, chỉ là một gam màu tối trong bản
hòa phối đa sắc của cuộc đời. Hiểu được điều đó, ta sẽ đón nhận cuộc sống với tâm thế nhẹ nhàng hơn.


 Nỗi buồn giúp ta nhận ra những người quan trọng, dạy ta về những giá trị giản đơn nhưng sâu sắc của


đời sống, dạy ta biết trân trọng và nâng niu những vẻ đẹp bình thường của cuộc sống hằng ngày.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>


<i><b>Câu 2: Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến (Quang Dũng). Liên hệ với bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ</b></i>
Lão để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.


<b>a) Vài nét về tác giả, tác phẩm </b>


Quang Dũng (1921 - 1988) là một người tài hoa. Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào
hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn. Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ),
Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là
<i>Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986).</i>


<b>b) Phân tích đoạn thơ</b>


 <i><b>Chân dung: Các chi tiết tả thực: “khơng mọc tóc ”, “qn xanh màu lá ” đã khắc họa được diện mạo</b></i>
rất độc đáo, đồng thời phản ánh lại hiện thực một cách khá thi vị những cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật
<i>nơi chiến trường miền Tây. Đối lập với vẻ ngoài ốm yếu, xanh xao đó là sức mạnh tinh thần ghê gớm - “dữ</i>
<i>oai hùm ” - đầy mạnh mẽ, dũng mãnh.</i>


 <i><b>Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, kiêu hùng: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” đã tơ đậm khí thế,</b></i>
quyết tâm, mơ về Hà Nội với những giấc mơ hào hoa và lãng mạn như một động lực tiếp thêm sức mạnh cho
họ trên đường hành quân gian lao, giúp họ có thể trụ vững trong hiện tại khốc liệt.


 <i><b>Lí tưởng cao đẹp: cách nói giảm nhẹ: “anh về đất” khiến ta có cảm giác sự hi sinh thầm lặng mà cao</b></i>
cả, cái chết nhẹ nhàng, thanh thản mà gây xúc động lớn lao trong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên:
<i>“sông Mã gầm lên khúc độc hành”.</i>


<b>c) Đánh giá</b>



 Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên một ấn tượng sâu sắc
cũng như một mối xúc động lớn lao trong tác giả và người đọc. Dẫu hình tượng ấy có những hi sinh, mất mát
nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng


 Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với cảm xúc bi tráng, bút pháp lãng
mạn nhưng khơng thốt li hiện thực.


<b>d) Liên hệ so sánh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 <b>Giống:</b>


 Ngợi ca vẻ đẹp ấn tượng hình ảnh anh hùng với ý chí cao cả, lí tưởng sáng ngời.


 Được khắc họa với giọng điệu mang đậm âm hưởng anh hùng ca, bút pháp lí tưởng hóa và hình ảnh
vừa chân thực vừa mang tính ước lệ.


 <b>Khác:</b>
<i><b>TÂY TIẾN</b></i>


 Người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp có xuất thân từ học sinh sinh viên, được khắc họa với 3
nét tiêu biểu, mang vẻ đẹp hào hoa lãng mạn rất riêng.


 Biện pháp nói giảm nói tránh làm vợi bớt những đau thương mất mát; giọng thơ linh hoạt phù hợp với
từng nội dung thể hiện; thể thơ thất ngôn và hệ thống từ Hán Việt được sử dụng làm tăng thêm tính trang
trọng cho hình tượng trung tâm.


<i><b>THUẬT HOÀI</b></i>


 <i>Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp của chàng trai thời Trần với tư thế hiên ngang “hồnh sóc giang sơn” gắn</i>


với vẻ đẹp mang tầm vũ trụ được đặt trong hình ảnh đội quân đầy sức mạnh, sục sơi khí thế.


 Vẻ đẹp ấy thống nhất với lí tưởng cao cả thể hiện qua khát vọng lập cơng danh để đền nợ nước, thỏa
chí làm trai.


 Hình ảnh thơ hồnh tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí
hướng của người anh hùng; ngơn ngữ thơ cơ đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.


</div>

<!--links-->

×