Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi văn thpt quốc gia 2019 số 29 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.87 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 29</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>


<i>Chữ Nhẫn có rất nhiều nghĩa: nhẫn nại, kiên nhẫn, nhẫn nhịn. Với anh, tất cả các trường nghĩa trên đều</i>
<i>đúng cả. Trong hàng triệu tấm gương những thành công tại Việt Nam hay tồn thế giới, anh chưa gặp bất cứ</i>
<i>ai khơng có đức tính này cả: Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling- tác giả của</i>
<i>bộ truyện Harry Potter – là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội, nhưng vẫn miệt</i>
<i>mài viết sách. Walt Disney từng bị đánh giá “không đủ sáng tạo” trên một bài báo và thậm chí đánh mất</i>
<i>quyền sở hữu nhân vật hoạt hình đầu tiên của mình là chú thỏ may mắn trong bộ phim Oswald the Lucky</i>
<i>Rabbit, công việc kinh doanh của ông gần như phá sản, nhưng ông không bỏ cuộc. Thầy giáo của Edison</i>
<i>từng mắng ông là “dốt tới mức khơng thể học được bất cứ cái gì”, dẫn đến việc ông nghỉ học luôn và chỉ tự</i>
<i>học ở nhà với mẹ, để rồi sau này trở thành 1 nhà phát minh vĩ đại. Những mẩu chuyện tương tự như vậy đều</i>
<i>được tìm thấy ở Steve Jobs (Apple), Howard Schultz (Starbucks)... </i>


<i>Tuy nhiên, thật đáng buồn là rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đạt chút ít thành cơng từ các vị trí</i>
<i>lãnh đạo trong CLB sinh viên của mình, hoặc chiến thắng qua vài cuộc thi nhỏ của sinh viên, các em không</i>
<i>giữ được đôi chân của mình trên mặt đất nữa. Các em khi được nhận vào một cơng việc nào đó, các em sẽ</i>


<i>rất mau chán sau vài ba tháng và cho rằng công việc này “khơng đủ thử thách” cho bản thân mình. Các em</i>
<i>đặt ra mục tiêu bản thân mình phải ở vị trí xyz nào đó trong tập đồn đa quốc gia nào đó sau một vài năm.</i>
<i>Anh rất muốn nói với các em rằng những mơ ước ấy là rất đẹp, tuy nhiên, nền tảng cho các em đến các ước</i>
<i>mơ đó thường bắt đầu bằng những bước cần mẫn rất nhỏ nhặt, nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và công</i>
<i>sức. </i>


<i>Các em cũng đừng bao giờ vội cho rằng những anh chị sếp đi trước của mình là những người già cỗi,</i>
<i>chậm tiến, và không theo kịp thời đại, vì thế các em khơng cần lắng nghe ý kiến của họ. Hãy luôn biết cúi</i>
<i>đầu và lắng nghe đôi chút. Nhẫn nại lắng nghe trong 10 phút, biết đâu các em sẽ học được những đúc kết</i>
<i>xương máu của 10 năm? Còn nếu sau 10 phút lắng nghe, các em vẫn tin rằng mình đúng hơn, hay hơn, thì</i>
<i>cũng đâu là q muộn để khi đó các em lên tiếng. </i>


(Trích bài nói chuyện của Lê Đình Hiếu, từng được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn vào danh sách
<i><b>Under 30 nhờ những đóng góp cho cộng đồng thông qua giáo dục) </b></i>
<b>Câu 1: Xác định phong cách ngơn ngữ của văn bản.</b>


<i><b>Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “nhẫn nại lắng nghe trong 10 phút, biết đâu các em sẽ học được những</b></i>
<i>đúc kết xương máu của 10 năm”?</i>


<i><b>Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Chữ Nhẫn có rất nhiều nghĩa: nhẫn nại,</b></i>
<i>kiên nhẫn, nhẫn nhịn”?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với nhận định: “Nền tảng cho chúng ta đến ước mơ thường bắt đầu bằng</b></i>
<i>những bước cần mẫn rất nhỏ nhặt, nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và công sức” hay không? Vì sao?</i>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


<i>Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc “luôn</i>
<i>biết cúi đầu và lắng nghe”.</i>



<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Phân tích vẻ đẹp của nhân vật cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ với bài thơ</i>
<i>Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy điểm đặc sắc của các tác giả khi tái hiện hình tượng người phụ nữ.</i>


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: (0,5 điểm)</b>


Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Chính luận.
<b>Câu 2: (0,5 điểm)</b>


Nguyên nhân:


• Nền tảng đến các ước mơ đó thường bắt đầu bằng những bước cần mẫn rất nhỏ nhặt: ln biết cúi đầu và
lắng nghe.


• Những người đi trước có thể là những người thầy, người hướng dẫn chúng ta bằng những kinh nghiệm mà
họ đúc kết được trong suốt q trình làm việc.


<b>Câu 3: (1,0 điểm)</b>


• Theo ý của tác giả, chữ “Nhẫn” có nhiều tầng ý nghĩa và cần nhận thức được để phát triển bản thân.


• “Nhẫn” bao gồm nhẫn nại để chịu đựng được áp lực của công việc và đối mặt với khó khăn, có sự kiên
nhẫn để khơng dễ dàng bỏ cuộc khi va vấp và nhẫn nhịn để nhìn lại bản thân, để học hỏi và tiến bộ.



<b>Câu 4: (1,0 điểm)</b>


Ý kiến trên hồn tồn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:


• Cần học hỏi từ những việc nhỏ nhặt, dần dần tích lũy kinh nghiệm và trui rèn thái độ sống hằng ngày.
• Nỗ lực sẽ giúp phát triển bản thân để có được sự trưởng thành trong nhận thức, trong nghề nghiệp.


• Nỗ lực tạo nên dũng cảm đối mặt với khó khăn và vượt qua giới hạn của chính mình và lấy đó làm bàn đạp
đạt tới ước mơ và mục đích mình đã đề ra.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>
<b>Câu 1: (2,0 điểm) </b>


Có thể nêu một số nội dung sau:


• Học hỏi để rút kinh nghiệm, có thêm nhiều bài học quý giá từ mọi người xung quanh
• Nhìn lại bản thân, lắng nghe mình muốn gì và cảm nhận sâu sắc về nó.


• Được nhắc nhở trước những rủi ro và nâng đỡ mỗi khi va vấp, được trân trọng và yêu mến vì thái độ khiêm
tốn, cầu thị.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 2: (5,0 điểm)</b>


<i><b>Phân tích vẻ đẹp của nhân vật cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt. Từ đó liên hệ với bài thơ Thương vợ</b></i>
<b>để thấy điểm đặc sắc của các tác giả khi tái hiện hình tượng người phụ nữ.</b>


<b>a. Vài nét về tác giả, tác phẩm </b>



Kim Lân (1920 – 2007) tuy viết không nhiều nhưng ở cả hai giai đoạn sáng tác của mình ơng đều có những
<i>tác phẩm hay. Ơng là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn này có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ</i>
<i>cư - tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng lấy bối cảnh nạn đói năm 1945</i>
nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hồ bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên
<b>tác phẩm và in trong tập Con chó xấu xí (1962). </b>


<b>b. Vẻ đẹp của nhân vật cụ Tứ </b>


<i><b>• Một người mẹ nghèo khổ nhưng rất mực thương con và cũng là một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,</b></i>
<i><b>bao dung và giàu lòng vị tha: Dù ngạc nhiên trước thái độ của con trai, càng ngạc nhiên trước sự xuất hiện</b></i>
của người phụ nữ lạ trong nhà mình. Nhưng khi hiểu ra vấn đề, bà sẵn sàng chấp nhận việc làm của con trong
tâm trạng vừa xót xa cho số kiếp con trai, hờn tủi cho thân mình đã khơng làm trịn bổn phận với con vừa
thương cảm cho hai đứa con. Đặc biệt, bà đã thương cho con dâu bằng tấm lòng của người phụ nữ từng chịu
cảnh cơ hàn, nghèo đói. Chấp nhận người phụ nữ nghèo khổ làm con dâu trong lúc mình cũng không nuôi
nổi bản thân là một hành động rất bao dung của bà lão.


<i><b>• Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng: Dù ai ốn xót xa như bà vẫn</b></i>
<i>động viên hai con hy vọng vào tương lai: “biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi</i>
<i>con cái chúng mày về sau”. Trong bữa cơm sau ngày cưới bà nói tồn chuyện vui, vừa ăn vừa kể chuyện</i>
<i>tương lai hạnh phúc, “toàn chuyện sung sướng về sau này” để động viên hai con, chính bà tạo nên khơng khí</i>
ấm áp cho ngơi nhà sau một thời gian dài chưa bao giờ đầm ấm, hịa hợp đến như thế.


<b>c. Đánh giá </b>


• Nhân vật được xây dựng sinh động với tâm lí tinh tế, đối thoại chắt lọc và giàu ý nghĩa, nhiều sức gợi.
• Xây dựng nhân vật, nhà văn đã thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của mình dành cho những người lao
động nghèo khổ; đặc biệt là ngợi ca những nét đẹp phẩm chất của họ.


<b>d. Liên hệ so sánh </b>


<i><b>* Giống: </b></i>


• Tuy hồn cảnh vất vả, khó khăn song phẩm chất của họ rất tốt đẹp (yêu thương người thân, giàu đức hi
sinh).


• Các tác giả đã thể hiện tình cảm sâu sắc của mình dành cho những người phụ nữ, đặc biệt là sự thơng cảm,
chia sẻ với họ.


• Hình tượng người phụ nữ đã được khắc họa bằng những hình ảnh chân thực nhưng giàu sức gợi, gây xúc
động cho người đọc.


<i><b>* Khác: </b></i>
<i><b>VỢ NHẶT </b></i>


• Xây dựng hình tượng bà cụ Tứ, nhà văn đã nhấn mạnh trong phẩm chất của nhân vật những nét đẹp sau:
giàu lòng nhân hậu, tràn đầy khát khao sống và khát khao hạnh phúc, có niềm tin và hi vọng mãnh liệt vào
tương lai tươi sáng dù trong hồn cảnh khó khăn nhất.


<i>• Từ nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “Dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai”. </i>
<i><b>THƯƠNG VỢ </b></i>


• Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xi; đảm đang, chịu thương chịu khó để
<i>“ni đủ” được cả một gia đình; giàu đức hi sinh khi cam chịu khơng một lời ốn than, vất vả bươn chải mà</i>
nào hề than kể.


• Ẩn sau hình tượng này là nỗi niềm, tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương - một người chồng yêu
thương, quý trọng, biết ơn người vợ tảo tần; sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời khi dám nhận ra những
khuyết điểm của mình để day dứt khơn ngi.



Hình tượng người phụ nữ đã được tái hiện bằng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; kết hợp nhuần nhuyễn
giữa trữ tình và trào phúng; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngơn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cị lặn lội,
sử dụng nhiều thành ngữ), ngơn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi).


</div>

<!--links-->

×