Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi văn thpt quốc gia 2019 số 34 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.69 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 34</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Theo từ điển, ngoan có nghĩa là “có nết tốt, dễ bảo, biết nghe lời người trên”. Đọc câu giải nghĩa — đặc</i>
<i><b>biệt là cụm từ “dễ bảo, biết nghe lời ”, bất giác tôi liên tưởng đến tựa bộ phim Sự im lặng của bầy cừu. Và</b></i>
<i>nghĩ: nên chăng chúng ta bớt dạy trẻ em ngoan?! Bởi lẽ, “nết tốt” thì ln cần, nhưng “dễ bảo và biết nghe</i>
<i>lời người trên” là dạy các em rập khuôn và thụ động. Thời gian gần đây, nạn bạo hành trong học sinh (cả</i>
<i>vấn đề tự tử) gia tăng, nhiều trường hợp học sinh đánh nhau và vơ tư quay clip đăng lên mạng. Nhìn một</i>
<i>cách kỹ hơn, ta sẽ thấy khía cạnh khác của việc học sinh chửi thề, ẩu đả thực chất là cách các em muốn tự</i>
<i>thể hiện mình. Các em muốn vượt thốt ra các khn khổ để chứng minh mình đã lớn, có chính kiến, khơng</i>
<i>muốn mình cứ ngoan như những “con cừu”. Trong hơn 20 năm đi dạy, tôi từng chứng kiến rất nhiều học</i>
<i>sinh bị phạt dưới cờ, trong phịng giám thị vì chưa ngoan. Cứ thế, ngoan trở thành thước đo cho mọi hành</i>
<i>động trong trường, ở nhà. Trẻ con dần dần mất quyền được chạy nhảy, chơi đùa, được tranh luận. Phải</i>
<i>chăng tuổi thơ của các con cũng dần dần bị đánh cắp? Theo xu hướng của xã hội hiện nay, kỹ năng sống, sự</i>
<i>năng động, mạnh mẽ, sáng tạo đang là đòi hỏi bức thiết. Thế nên, xin nhà trường, thầy cô và cả cha mẹ nên</i>
<i>để trẻ tự do thể hiện, sáng tạo và chứng tỏ khả năng. Xin đừng bắt trẻ cứ ngoan!</i>



<i>(Xin đừng bắt trẻ cứ “ngoan ”!, Thy Lê)</i>
<b>Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, vì sao dạo gần đây nạn bạo lực học đường, chửi thề lại tăng cao?</b>
<b>Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản trên.</b>


<i><b>Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Theo xu hướng của xã hội hiện nay, kỹ năng sống, sự</b></i>
<i>năng động, mạnh mẽ, sáng tạo đang là địi hỏi bức thiết ” khơng? Vì sao?</i>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về một số biện pháp hợp lí
trong việc giáo dục trẻ em.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Cảm nhận hình tượng tiếng đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Từ đó liên hệ</i>
<i>với bức thư pháp mà nhân vật Huấn Cao đã viết cho nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người</i>
<i>tử tù của Nguyễn Tuân để thấy nét đặc sắc của các nhà văn khi khắc họa hình tượng nghệ thuật.</i>


<b> HẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, dạo gần đây nạn bạo lực học đường, chửi thề lại tăng cao vì các em muốn tự thể hiện</b>
mình cũng như muốn vượt thốt ra các khn khổ để chứng minh mình đã lớn, có chính kiến, khơng muốn


mình cứ ngoan như những “con cừu”.


<b>Câu 3: Tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản:</b>


 Tác giả đã phê phán cách hiểu sai/ áp đặt máy móc quan điểm “trẻ ngoan” sẽ gây ra nhiều tác hại
nghiêm trọng.


 Từ đó, tác giả khẳng định để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại thì vấn đề giáo dục trẻ em
phải hướng đến việc dạy kỹ năng sống, khuyến khích sự năng động, mạnh mẽ, sáng tạo của các em.


<b>Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:</b>


 Xã hội đang phát triển nên con người cũng cần tiến bộ để bắt kịp xu hướng thời đại.
 Cần rèn luyện được bản lĩnh, tính tự lập để đối mặt với va vấp, thử thách trong cuộc sống.


 Sự ù lì, rập khn sẽ làm bản thân bị trì trệ, dễ dàng bị đào thải; chỉ có sự năng động, linh hoạt, sáng
tạo mới để có thể giải quyết được những khó khăn, vượt qua trở ngại.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


 Chú ý giáo dục về nhiều mặt, không chỉ tập trung chú ý về mặt trí tuệ mà quên đi những mặt khác.
 Cho trẻ một không gian tự do vừa phải, đảm bảo dung hòa được định hướng của người lớn và cá tính
riêng của trẻ.


 Chấp nhận, thơng cảm cho những bồng bột, sai sót; khơng trừng phạt q đáng, khơng ép buộc hoặc
so sánh thiếu hợp lí.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>



<i><b>Câu 2: Cảm nhận hình tượng tiếng đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Từ đó liên hệ với bức thư</b></i>
<i>pháp mà nhân vật Huấn Cao đã viết cho nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù để thấy</i>
nét đặc săc của các nhà văn khi khắc họa hình tượng nghệ thuật.


<b>a) Vài nét về tác giả, tác phẩm</b>


Thanh Thảo sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, có
tiếng nói thơ riêng được công chúng chú ý. Nhà thơ được coi là một cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt.
Ngưỡng mộ trước nhân cách và và đau đớn cho số phận bất hạnh, cái chết đầy oan khuất, bi phẫn của Lor-ca,
<i>người nghệ sĩ tài hoa Tây Ban Nha, Thanh Thảo đã viết bài thơ này. Tác phẩm được trích trong tập thơ Khối</i>
<i>vng ru-bích (1985).</i>


<b>b) Bàn luận về vấn đề</b>


 <i><b>Biểu trưng cho người nghệ sĩ Tây Ban Nha: Tiếng đàn ghi ta là gương mặt, là cuộc đời, là tài năng</b></i>
<i>và phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của Lor-ca. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước ” như gợi ra trước mắt</i>
người đọc liên tưởng đến số phận thật mong manh của người nghệ sĩ. Khi giây phút bi phẫn kinh hoàng đến
với Lor-ca, tiếng đàn liên tục được chuyển đổi cảm giác khi bao nhiêu thanh âm vỡ ra thành màu sắc, thành
hình khối, thành dịng máu chảy rịng rịng đau xót khơn ngi nhưng cũng là cái đẹp, là tình yêu sự sống


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dâng tràn khơng gì dập tắt nổi. Tiếng đàn cũng có nỗi đau của mình, cũng chịu sự bất hạnh như chính người
đã sáng tạo ra nó. Vì vậy mà Lor-ca khi đi vào cõi khác trong dáng vẻ nghệ sĩ của mình, đàn ghi ta thêm lần
nữa biến màu, được “hóa sinh” để trở thành con thuyền đưa chính ông về cõi vĩnh hằng.


 <i><b>Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa những người nghệ sĩ cách tân: Lor-ca có một câu thơ nổi tiếng:</b></i>
<i>“Khi tơi chết hãy chơn tơi với cây đàn ghi ta ” trích từ bài thơ Ghi nhớ. Cái chết bi thảm của người nghệ sĩ và</i>
cây đàn kì diệu này đã khơi nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo viết bài thơ. Thanh Thảo muốn phục sinh thời
khắc bi tráng ấy, đồng thời bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau xót qua việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật
Lor-ca gắn với một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: tiếng đàn ghi ta. Hơn thế, Thanh Thảo cũng đã thể hiện


được sự đồng cảm sâu sắc của mình dành cho người nghệ sĩ Tây Ban Nha khi thấu hiểu được thông điệp đầy
ý nghĩa mà Lor- ca gửi gắm qua lời thơ như di chúc của mình để tái hiện rất thành cơng và ấn tượng qua bài
thơ này.


<b>c) Đánh giá</b>


 Hình tượng này đã được nhà thơ khắc họa với những hình ảnh biểu tượng đầy ám ảnh, gợi cảm.


 Tính nhạc tràn đầy; thể thơ tự do mang màu sắc thơ tượng trưng nên ngôn từ thơ cô đúc nhưng giàu
sức gợi, đậm tính ước lệ, logic liên kết bị xóa mờ tạo ra hiệu quả lạ hóa, kích thích liên tưởng của người cũng
như gây được những ấn tượng xúc động mạnh mẽ.


<b>d) Liên hệ so sánh</b>
 Giống:


 Đều là những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu trưng, thể hiện được vẻ đẹp nhân cách của
người nghệ sĩ.


 Gắn bó với người nghệ sĩ trong những phút giây nghiệt ngã nhất của số phận cũng như thăng hoa nhất
của sự sáng tạo.


 Khác:


<i><b>TIẾNG ĐÀN</b></i>


 Là một hình tượng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ, đầy ám ảnh, gợi cảm và gây những ấn tượng xúc
động mạnh mẽ.


 Tiếng đàn ghi ta được miêu tả theo lối tượng trưng nên liên tục chuyển đổi cảm giác, khi vỡ ra thành
màu sắc, lúc thành hình khối, lúc chuyển động ấn tượng với cảm xúc...



<i><b>BỨC THƯ PHÁP</b></i>


 Là một hình tượng lồng ghép vào tình tiết “cảnh cho chữ” của tác phẩm, góp phần làm rõ tính chất
“xưa nay chưa từng có” của cảnh tượng này.


 Hình tượng được miêu tả theo lối tả thực, dù chỉ xuất hiện thoáng qua song vẫn góp phần nêu bật chủ
đề của tác phẩm.


 Hình tượng được khắc họa bằng thủ pháp đối lập tương phản, đặt trong sự đối sánh với khung cảnh
buồng giam chật hẹp dơ bẩn để làm sáng lên vẻ đẹp của thiên lương.


</div>

<!--links-->

×