Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 số 8 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 8</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Có một lần, tôi cắm trại trên đồi cao cùng một nhóm bạn. Chúng tôi đốt lửa trại và có hai người mang</i>
<i>trống và đàn guitar ra. Họ nói: “Chúng tôi sẽ hát, nhưng giờ tất cả hãy để điện thoại và máy tính vào đây!”.</i>
<i>Nói rồi, cậu ấy chìa ra cái túi đựng đàn mở ngỏ. Cả đám miễn cưỡng để mớ màn hình lấp lánh vào. Đêm ấy,</i>
<i>chúng tôi nghe hát và trò chuyện đến gần ba giờ sáng mới về lều ngủ. Tiếng hát như sương khuya, như cỏ</i>
<i>rung động, thư thả tự nhiên và nhỏ từng giọt cồn say vào những lon bia cả bọn uống. Không có màn hình di</i>
<i>động nào phát sáng (vì đã úp hết xuống thùng đàn), không có tiếng nhạc chuông cắt ngang, không có chụp</i>
<i>ảnh và quay phim, cũng chẳng ghi âm bất cứ thứ gì. Tôi bị xúc động vì cả một đêm nhìn lửa cháy và thầm thì</i>
<i>trò chuyện. Tôi say mèm và ngủ thiếp đi trong tiếng kêu của ễnh ương, dế mèn bên căn lều nhỏ. […]</i>


<i>Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ đêm cắm trại đó. Nó in đậm trong tim, trong sự rung động của âm thanh</i>
<i>mà tôi nuốt trọn. Chẳng có sự đa nhiệm nào tồn tại. Chúng tôi không thể nghe thấy bạn hát khi đang kiểm</i>
<i>tra tin nhắn, không thể nghe ễnh ương kêu khi đang bận giật mình vì tiếng “ting” bé nhỏ vô vị của âm báo,</i>
<i>chẳng thể nào nhớ lửa đã nóng, sương đã giá lạnh trên đầu nếu cả bọn đang mải cầm điện thoại quay phim</i>
<i>người hát. Tệ hơn, chúng tôi sẽ không biết bạn ca sĩ đang hát gì nữa vì đang mê mải thao tác trên màn hình</i>


<i>sáng lấp lánh.</i>


<i>Mắt người kỳ diệu hơn bất kỳ chiếc camera nào. Tai người hoàn hảo hơn bất kỳ chế độ ghi âm phức tạp</i>
<i>nào. Nhưng hơn hết, chúng ta đa nhiệm vì quá vội vàng, gấp gáp và tham lam. Ta tưởng mình có thể quán</i>
<i>xuyến cả thế giới trong một nốt nhạc. Ta tưởng mình ghi trọn mọi khoảnh khắc bằng cách lăm lăm điện</i>
<i>thoại trong tay và phớt lờ những giác quan khác.[…]</i>


<i>Ta phóng đại sự mù lòa lên như một tính năng: Đa nhiệm!</i>
<i>(Ta có bi quan không?, Khải Đơn)</i>


<b>Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.</b>


<b>Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến tác giả luôn xúc động khi nhớ về những kỉ niệm trong đêm cắm trại?</b>
<b>Câu 3: Xác định nội dung của văn bản.</b>


<i><b>Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với ý kiến: “Mắt người kỳ diệu hơn bất kỳ chiếc camera nào. Tai người hoàn</b></i>
<i>hảo hơn bất kỳ chế độ ghi âm phức tạp nào” hay không? Vì sao?</i>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc không
phụ thuộc, dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ điện tử.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh</i>
Châu) khi nhìn thấy chiếc thuyền ngoài xa và chưng kiến bi kịch gia đình ngư dân. Từ đó liên hệ với diễn
<i>biến tâm trạng, hành động của nhân vật viên quản ngục ở cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù</i>
của Nguyễn Tuân để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.



<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.</b>


<b>Câu 2: Nguyên nhân khiến tác giả luôn xúc động khi nhớ về những kỉ niệm trong đêm cắm trại: Những</b>
người bạn có những trải nghiệm sống động, được giao cảm thật sự, không còn khoảng cách bởi sự chen
ngang của những thiết bị công nghệ điện tử.


<b>Câu 3: Nội dung của văn bản:</b>


● Kể lại kỉ niệm đầy thú vị, ý nghĩa trong đêm cắm trại trên đồi cao với những người bạn.


● Trình bày quan điểm: Nếu lệ thuộc vào các thiết bị điện tử, con người sẽ dần trở nên vô cảm, xa cách, giác
quan kém tinh nhạy, cuộc sống mất đi hết sự thú vị.


<b>Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau:</b>


● Thiết bị chỉ có thể lưu trữ, thu phát nhưng không thể dẫn truyền cảm xúc.


● Mọi âm thanh, hình ảnh chỉ có ý nghĩa khi được giác quan nắm bắt và cảm nhận.


● Không có thiết bị nào tinh nhạy, khiến mọi hình ảnh và âm thanh của cuộc sống trở nên sống động và chân
thực như đôi mắt, đôi tai của con người.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>



<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


● Có được niềm vui khi phát hiện khám phá cuộc sống đầy sinh động, thú vị nhờ giác quan tinh nhạy.


● Con người sẽ bớt vô cảm, có thêm nhiều thời gian dành cho nhau, những khoảng cách giữa người với
người sẽ không còn.


● Nhận thức được bài học giản đơn nhưng giá trị: thiết thực bị công nghệ chỉ là phương tiện hỗ trợ, không
thay thế được tất cả.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>


<b>Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Phùng. Từ đó liên hệ với diễn biến tâm</b>
<b>trạng, hành động của nhân vật viên quản ngục để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai</b>
<b>tác giả.</b>


<b>a. Vài nét về tác giả, tác phẩm</b>


Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới với tất cả tâm huyết, tài năng cũng như khát vọng sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm.
<i>Truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa được ơng sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau</i>
<i>được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học</i>
Việt Nam thời kì đổi mới.


<b>b. Bàn luận về vấn đề</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>● Sau mấy ngày không tìm ra góc ảnh đẹp, ưng ý. Cuối cùng anh đã chụp được khoảnh khắc trời cho nơi</b>
vùng biển hoang sơ này, đó là một tác phẩm đích thực của một tâm huyết lao động nghệ thuật công phu. Tấm
hình chiếc thuyền ngoài xa là thành tựu cả đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc quý giá một đi không trở lại, một
khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê sáng tạo. Anh đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình


như được gột rửa, trở nên thât trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.


● Ở một không gian gần hơn, thật hơn, Phùng chứng kiến tận mắt một sự thật nghiệt ngã diễn ra trong một
gia đình ngư dân. Từ đó Phùng rơi vào trạng thái tâm lí lưỡng phân, chưa hết tự hào, choáng ngợp trước vẻ
đẹp toàn bích của nghệ thuật thì đã phải ngỡ ngàng, trăn trở biết bao nhiêu vì sau vẻ đẹp ấy là cuộc sống tù
đọng, quẩn quanh, bế tắc trong đói nghèo, lạc hậu, bạo hành của những người ngư dân.


● Anh đã không thể chịu được bao điều ngang trái xảy ra trước mắt nên đã can thiệp vào câu chuyện gia đình
họ. Một người nhạy cảm như Phùng tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc
thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Do vậy, việc anh vứt máy ảnh xông ra can thiệp chính vừa
là phản ứng tất yếu của một người tốt, có trách nhiệm khi chứng kiến điều ác xảy ra cũng vừa khẳng định anh
là một người nghệ sĩ sẵn sàng quên đi nghệ thuật để hết lòng vì cuộc đời.


<b>c. Đánh giá</b>


<b>● Xét vai trò trong cốt truyện, Phùng chính là kiểu nhân vật tư tưởng, loại nhân vật mang bóng dáng của nhà</b>
văn, thể hiện sự trăn trở của nhà văn về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ và về
cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách.


● Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; tác giả lựa chọn
ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên khách quan, chân thực và đầy thuyết phục.


<b>d. Liên hệ so sánh</b>
 Giống:


● Đều là những người có niềm đam mê đặc biệt với cái đẹp, có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức sau cuộc
gặp gỡ tình cờ, đặc biệt.


● Tính cách được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong tình huống đặc biệt.



● Ít nhiều mang hình bóng của tác giả trong tác phẩm, góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả.
 Khác:


<i><b>NHÂN VẬT PHÙNG</b></i>


● Là một người nghệ sĩ có trách nhiệm với nghề và giàu lòng trắc ẩn.
● Miêu tả chủ yếu nhấn mạnh vào tâm trạng, cảm xúc.


● Tính cách được thể hiện trong tình huống nhận thức độc đáo.
● Tên nhân vật khơi gợi nhiều ý nghĩa thú vị.


<i><b>NHÂN VẬT VIÊN QUẢN NGỤC</b></i>


● Tồn tại trong hai mặt đối lập: con người bổn phận và con người nghệ sĩ.


● Miêu tả chủ yếu nhấn mạnh vào hành động, góp phần tô đậm vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.


</div>

<!--links-->

×