Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 số 9 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 9</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Steve Jobs luôn mặc những bộ quần áo giống nhau. Một chiếc áo đen cổ lọ của Issey Miyake, chiếc quần</i>
<i>Levi 501, và đôi giày thể thao của New Balance. Dù trong các sự kiện truyền thông, ông cũng luôn mặc như</i>
<i>vậy. Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, luôn mặc áo phông xám. Einstein ln mặc cùng một kiểu</i>
<i>áo khốc. Những con người vĩ đại, nổi tiếng ấy luôn tiết kiệm thời gian chọn đồ hay chạy theo trào lưu mỗi</i>
<i>ngày để tập trung cho những việc quan trọng. Với họ, số lượng quần áo đủ để sinh hoạt là không nhiều. Họ</i>
<i>chỉ chọn những bộ quần áo hợp với mình nhất và lúc nào cũng biến những bộ quần áo của mình thành đồng</i>
<i>phục.</i>


<i>Cá tính tơi muốn nói ở đây khác với những biểu hiện của giới trẻ hiện nay như: nhuộm tóc xanh đỏ, bấm</i>
<i>khuyên lưỡi, là con trai nhưng mặc váy hoặc gắn quá nhiều thứ lên vỏ điện thoại. Những người sống tối giản</i>
<i>mà tơi đã gặp, dù họ có đồng phục hóa quần áo của mình hay khơng, dù cuộc sống có rất bình thường đi</i>
<i>chăng nữa, thì với tơi họ cũng rất cá tính. Có lẽ, bạn sẽ có cảm giác khi vứt bớt đồ cũng là vứt ln dấu ấn</i>
<i>riêng của mình. Nhưng thực tế lại ngược lại. Ví dụ với những hình ảnh của châu Âu trước đây. Bạn thấy ai</i>
<i>cũng mặc vest như nhau, đội mũ giống nhau và cùng hút thuốc lá. Tất cả mọi người hầu như đều ăn mặc</i>


<i>hoặc có đồ đạc giống nhau. Tuy nhiên, những tác phẩm văn học, những tác phẩm nghệ thuật họ làm ra có</i>
<i>tác phẩm nào là khơng có dấu ấn riêng đâu. Nếu thử ngẫm một chút, bạn sẽ thấy thứ tạo nên con người, dấu</i>
<i>ấn của chúng ta không phải là đồ vật mà là “trải nghiệm”. Và có lẽ, những người sống tối giản, coi trọng</i>
<i>trải nghiệm hơn vật chất luôn là người sống có cá tính.</i>


<i>(Lối sống tối giản của người Nhật, Sasaki Fumio)</i>
<b>Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, điểm chung trong phong cách ăn mặc của Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Einstein la</b>
gì?


<i><b>Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “những người sống tối giản, coi trọng trải nghiệm hơn vật chất ln</b></i>
<i>là người sống có cá tính”?</i>


<b>Câu 4: Anh (chị) rút ra thơng điệp gì từ văn bản trên?</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bay suy nghĩ của bản thân về những điều tuổi tre
cần thực hiện để tạo nên cá tính riêng.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


Phân tích thủ pháp đối lập tương phản trong việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu qua truyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Liên hệ với truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để so sánh về cách</i>
các tác giả phát huy giá trị của thủ pháp đối lập tương phản.


<b> HẾT </b>



<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Hai phương thức biểu đạt được sử dụng: Nghị luận, tự sự.</b>


<b>Câu 2: Điểm chung trong phong cách ăn mặc của Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Einstein la:</b>
● Họ luôn chọn những bộ quần áo phù hợp với mình.


● Họ đồng phục hóa quần áo hang ngay để tiết kiệm thời gian.


<i><b>Câu 3: Nguyên nhân tác giả lại cho rằng: “những người sống tối giản, coi trọng trải nghiệm hơn vật chất</b></i>
<i>ln là người sống có cá tính”:</i>


● Trải nghiệm giúp ta sống sâu hơn va có kinh nghiệm cảm xúc, tập trung hơn vao những công việc cần
thiết, từ đó dễ tạo nên cá tính riêng.


● Vật chất suy cho cùng cũng chỉ la hình thức, ý thức sở hữu cang cao, khao khát cang nhiều cang khiến bản
thân thêm mệt mỏi va áp lực.


<b>Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản:</b>


● Cá tính, dấu ấn bản thân luôn được tạo ra va ghi nhận với những cống hiến, những thanh tựu cụ thể chứ
không phải bằng hình thức bề ngoai.


● Trong cuộc sống cần coi trọng sự trải nghiệm vì nó mang đến những bai học thực tiễn, giúp ta vượt lên bản
thân, đón nhận bao điều mới me, có giá trị bền vững.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>



<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


● Gia tăng trải nghiệm để bồi đắp vốn sống, thử thách bản thân.


● Không ngại khám phá, mở lòng với cái mới, tiếp biến văn hóa để hình thanh nét riêng.


● Tự tin, dũng cảm chọn lối đi riêng, thể hiện chính kiến, chủ động tạo ra những cơ hội cho bản thân.
<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>


<b>Câu 2: Phân tích thủ pháp đối lập tương phản trong việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu</b>
<i><b>qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Liên hệ với truyện ngắn Chữ người tử tu của Nguyễn Tuân để</b></i>
<b>so sánh về cách các tác giả phát huy giá trị của thủ pháp đối lập tương phản.</b>


<b>a. Vài nét về tác giả, tác phẩm</b>


Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) được coi la một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới với tất cả tâm huyết, tai năng cũng như khát vọng sáng tạo chân chính va bản lĩnh dũng cảm.
<i>Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được ông sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau</i>
<i>được in riêng thanh tập Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn nay tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học</i>
Việt Nam thời kì đổi mới.


<b>b. Bàn luận về vấn đề</b>
 Lí giải:


● Đối lập – tương phản la một biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong những sáng tác theo khuynh


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hướng lãng mạn hoặc giau tính triết lí. Sự vật, hiện tượng trong những tác phẩm nay được đặt trong mối
tương quan khác biệt, mâu thuẫn để lam rõ nội dung tư tưởng hoặc hiện thực hóa ý đồ nghệ thuật của nha
văn.



● Với truyện ngắn nay, trong việc khắc họa nhân vật, thủ pháp đối lập – tương phản được thể hiện trên 2
phương diện (ngoại hình – phẩm chất, nhận thức ban đầu – nhận thức cuối cùng).


 Biểu hiện:


<i>● Giữa ngoại hình (thân hình “cao lớn với những đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, xuất hiện với “khuôn mặt</i>
<i>mệt mỏi”), hanh động (“chắp tay vái lấy vái để” đứa con khi nó xông vao đánh cha; khi đến gặp chánh án lộ</i>
<i>rõ ve “sợ sệt, lúng túng”, dù “trong gian phòng đầy bàn ghế” nhưng vẫn “tìm đến một góc tường để ngồi”;</i>
<i>khi chánh án mời ba “mới dám rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”; khi được vị</i>
<i>chánh án khun hãy li hơn, ba “hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa” va nói: “Quý tòa bắt</i>
<i>tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”; thậm chí có những suy nghĩ rất tiêu cực) va</i>
phẩm chất (giau đức hi sinh khi chấp nhận người chồng vũ phu; vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
<i>khi “nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no…”; chứng tỏ được sự từng trải, sâu sắc trong câu chuyện với</i>
Đẩu) của nhân vật người đan ba.


● Trong quá trình nhận thức của nhân vật:


- Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một người nghệ sĩ nhiều rung động, say mê trước ve đẹp trời
cho của con thuyền trên biển lúc sớm mai với những giây phút thăng hoa nhất của cảm xúc. Sau đó, hiện thực
tăm tối gắn với bi kịch gia đình ngư dân ập đến trước mắt anh va sau nay, thông qua câu chuyện của người
đan ba kể, anh cang thấm thía va hiểu sâu hơn về nhiều điều.


- Đẩu hao hứng va tin tưởng vao thiện chí của mình nên khuyên người đan ba li hôn. Nhưng câu chuyện va
những lí lẽ của ba đã thức tỉnh anh, khiến anh nhận ra những nghịch lí ma con người phải chấp nhận. Từ đó
anh thấy rằng lòng tốt, nhiệt tình la cần thiết nhưng chưa đủ; muốn giải quyết triệt để một vấn đề nhân sinh
phải xem xét mọi mối quan hệ phức tạp rang buộc va phải có giải pháp thiết thực mới giúp con người thoát
khỏi những khổ đau, tăm tối.


<b>c. Đánh giá</b>



<b>● Góp phần thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nha văn về nghệ thuật va cuộc đời.</b>


● Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; tác giả lựa chọn
ngôi kể, điểm nhìn thích hợp lam cho câu chuyện trở nên khách quan, chân thực va đầy thuyết phục.


<b>d. So sánh</b>
 Giống:


● Phát huy giá trị trong việc khắc họa nhân vật.
● Góp phần lam rõ tình huống độc đáo của tác phẩm.


● Tô đậm, củng cố quan điểm nghệ thuật của nha văn thể hiện trong tác phẩm.
 Khác:


<i><b>CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA</b></i>


● Yếu tố tương phản: ve đẹp chiếc thuyền – bi kịch gia đình ngư dân, ngoại hình va phẩm chất của nhân vật,
nhận thức trước va sau của Phùng – Đẩu.


● Góp phần lam rõ tình huống nhận thức của tác phẩm.


● Tô đậm quan điểm nghệ thuật va bai học nhân sinh sâu sắc thể hiện trong tác phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>CHỮ NGƯỜI TỬ TU</b></i>


● Yếu tố tương phản: hoan cảnh – phẩm chất, bối cảnh cho chữ – ý nghĩa việc cho chữ.
● Góp phần lam rõ tình huống hanh động – gặp gỡ bất ngờ, éo le của tác phẩm.


● Tô đậm quan điểm nghệ thuật (quan hệ tâm – tai, sáng tạo – phát hiện, giữ gìn).
● Thể hiện rõ đặc điểm của tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn.



</div>

<!--links-->

×