Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử văn thpt quốc gia 2019 số 4 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.81 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 04</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


(…)Trong một bài viết trên CNN, Jay Parini, giảng viên Đại học Middlebury, Mỹ, cho rằng trong suốt
hai tuần tìm kiếm và cứu nạn ở hang Tham Luang, các thợ lặn không chỉ thể hiện sự can đảm tuyệt vời mà
còn cả những kỹ năng đáng kinh ngạc. Khó có thể tưởng tượng được mức độ khó khan của cơng việc giải
cứu, khi các hoạt động phải tiến hành sâu dưới lòng đất, trong những ngách hang vô cùng hẹp đầy vách đá
lởm chởm, dòng nước chảy xiết và nước đục đến mức gần như khơng thấy gì. Bảy nước bao gồm Anh, Mỹ,
Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar, Lào đã cử các chuyên gia đầy kinh nghiệm tới trợ giúp Thái
Lan, khiến số người tham gia chiến dịch giải cứu lên đến hơn 1.000 người. Nỗ lực này cho thấy thế giới vào
một thời điểm nào đó hồn tồn có thể hợp tác tích cực vì mục tiêu chung. Trong hang Tham Luang khơng
có sự phân biệt màu da, quốc tịch, tơn giáo hay giới tính, cũng khơng có sự nghi ngờ về chun mơn của
nhau. Dù vẫn cịn rào cản ngơn ngữ, đội cứu hộ đã làm việc một cách đoàn kết và đầy tình người, để hướng
tới mục tiêu cuối cùng là đưa các thiếu niên trở về cùng với bố mẹ. Theo Parini, việc tất cả đặt lợi ích của
những đứa trẻ lên đầu tiên là điều đáng ngưỡng mộ. Ai cũng từng mắc lỗi và đơi khi hang nghìn người phải
nỗ lực để bù đắp cho lỗi lầm đó. Dư luận Thái Lan và quốc tế hầu như không trách móc những đứa trẻ đi vào
hang Tham Luang trong mùa mưa, mở đầu cho một trong những chiến dịch cứu nạn quy mô nhất thế giới.


Mọi người dường như chỉ lo lắng cho sự an toàn của các em và chờ đợi từng cậu bé xuất hiện mà không q
bận tâm đến chi phí giải cứu, bởi lẽ đó họ hiểu rằng giá trị mạng sống không thể đo đếm bằng tiền. Dư luận
cũng bày tỏ sự biết ơn đối với Saman Gunan, thợ lặn Thái Lan hy sinh hôm 6/7 do thiếu ôxy khi đang trên
đường ra khỏi hang Tham Luang. Việc anh sẵn sang đánh cược cả mạng sống vì nhóm thiếu niên là dấu ấn
đáng nhớ trong quá trình giải cứu, thể hiện long dung cảm chân chính, hồn tồn khơng vụ lợi (…)


(Sức mạnh tình người trong cuộc giải cứu các thiếu niên Thái Lan mắc kẹt, Ánh Ngọc, trích từ

/>


<b>Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên.</b>


<b>Câu 2: Vì sao Parini cho rằng: “khó có thể tưởng tượng được mức độ khó khan của cơng việc giải cứu”?</b>
<b>Câu 3: Nêu nội dung của đoạn văn bản trên.</b>


<b>Câu 4: Anh (chị) rút ra thơng điệp gì từ văn bản trên?</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ đoạn văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của long
nhân ái trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>
Phân tích đoạn thơ sau:


<i>“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa</i>
<i>Kìa em xiêm áo tự bao giờ</i>


<i>Khèn lên man điệu nàng e ấp</i>
<i>Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ</i>


<i>Người đi Châu Mộc chiều sương ấy</i>
<i>Có thấy hồn lau nẻo bến bờ</i>


<i>Có nhớ dáng người trên độc mộc</i>
<i>Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”</i>


<i>(Tây Tiến, Quang Dũng)</i>
Hãy liên hệ so sánh cách khắc họa khung cảnh thiên nhiên của đoạn thơ trên với khổ thở sau:


<i>“Gió theo lối gió, mây đường mây,</i>
<i>Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…</i>
<i>Thuyền ai đậu bến song trăng đó,</i>
<i>Có chở trăng về kịp tối nay?”</i>


<i>(Đây thơn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)</i>
<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên: nghị luận, tự sự.(0.5đ)</b>


<b>Câu 2: Khó có thể tưởng tượng được mức độ khó khan của cơng việc giải cứu vì cơng việc giải cứu các thiếu</b>
niên Thái Lan mắc kẹt diễn ra trong điều kiện: sâu dưới lòng đất, trong những ngách hang vơ cùng hẹp đầy
vách đá lởm chởm, dịng nước chảy xiết và nước đục đến mức gần như khơng thể nhìn thấy gì. (0.5đ)


<b>Câu 3: Nội dung của văn bản:</b>


 Hành trình đầy khó khan, thử thách của hơn 1.000 nười (Thái Lan và các nước khác)nhằm tìm kiếm
và cứu nạn các thiếu niên bị mắc kẹt ở hang Tham Luang – Thái Lan trong suốt hai tuần.



 Sức mạnh của tinh thần đoàn kết và long nhân đạo của nhân dân Thái Lan và thế giới trong cuộc giải
cứu các thiếu niên bị mắc kẹt.


 Bày tỏ thái độ ngợi ca của tác giả trước sự giúp đỡ của ạn bè quốc tế đới với chiến dịch giải cứu ở
Thái Lan. Đồng thời, thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với Saman Gunan – người đã hi sinh trong khi
làm nhiệm vụ cứu nạn. (1.0đ)


<b>Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản trên:</b>


 Con người ai cũng có thể mắc sai lầm, điều quan trọng là hãy bao dung với những lỗi lầm đó.


 Sống yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ những con người gặp hồn cảnh khó khăn; đồn kết với những
người xung quanh để tạo nên sức mạnh tập thể.(1.0đ)


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Lòng nhân ái giúp những ngời đang gặp khó khăn có thêm lịng tin vào người khác, vào cuộc sống.
 Lịng nhân ái giúp con người xích lại gần nhau hơn.


 Sống yêu thương là chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính mình, giúp chúng ta sống tốt và
hồn thiện mình từng ngày.


<b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b>


<b>Câu 2: Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến. So sánh cách khắc họa khung cảnh thiên nhiên của</b>
<b>đoạn thơ trên với khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ.</b>



<b>a. Vài nét về tác giả, tác phẩm</b>


Quang Dũng (1921 – 1988) là một người tài hoa. Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào
hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn. Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông
cũ), Quang Dũng nhớ lại những kỷ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu
<i>có tên là Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ơ (1986)</i>


<b>b. Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến</b>


 <b>Kỉ niệm đêm liên hoan: Được khắc họa với những nét tiêu biểu: ánh đuốc sáng rực rỡ, âm thanh</b>
rộn rang trong nhạc khèn lên man điệu cùng vũ điệu nhịp nhàng e ấp bao điều chưa ngỏ của các
cô gái. Chỉ một phút dừng chân với rừng đêm mở hội mà dường như bao nhiêu khốc liệt, gian lao
đã trở thành dĩ vãng. Cả núi rừng và lòng người đang cùng hòa ca say sưa trong “hội đuốc hoa”
này.


 <b>Chặng đường qua Châu Mộc: Vẻ đẹp thơ mộng, mơ màng trong chiều sương của những bông</b>
lau chập chờn, lay động, những ông hoa dập dềnh trên dịng nước lũ quyến luyến, tình tứ. Nổi lên
trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người trên con thuyền độc
mộc tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn làm cho bức tranh thiên nhiên nhiên thêm thơ
mộng, mềm mại, đẹp mơ màng.


<b>c. Đánh giá</b>


 Bức tranh khung cảnh trữ tình được khắc họa theo lối gợi nhiều hơn tả đã hịa lẫn cùng tình cảm
người đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. Cảnh vật như đang đong đầy trong những
yêu thương lưu luyến, giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và những người
lính nói chung.


 Kết hợp hài hịa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngơn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc
với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt.



<b>d. Liên hệ so sánh</b>
 <b>Giống:</b>


 Trong khung cảnh thiên nhiên có hình ảnh của một vùng song nước đầy trữ tình, thơ mộng.


 Cảnh được khắc họa từ dịng hồi niệm, từ đó cảm nhận được tình cảm lưu luyến của thi nhân với
vùng đất từng gắn bó.


 Hình ảnh giàu sức gợi, đậm chất lãng mạn; sử dụng những câu hỏi tu từ mang đầy cảm xúc.


 <b>Khác:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TÂY TIẾN</b>


 Khung cảnh vùng sơng nước đan cài trong hình ảnh đêm hội núi rừng đầy ấn tượng.


 Khung cảnh tạo cho chủ thể trữ tình cảm xúc phong phú: vừa bừng lên vừa lắng xuống, vừa đầy
hứng khởi vừa mang mác bâng khuâng.


 Câu hỏi tu từ được sử dụng để khơi gợi kỷ niệm, giọng thơ vừa nhẹ nhàng tha thiết vừa rộn rã
tươi vui.


<b>ĐÂY THÔN VĨ DẠ</b>


 Khung cảnh mang đậm cái hồn của xứ Huế thơ mộng, trầm mặc.


 Khung cảnh in đậm dấu ấn cảm xúc của chủ thể trữ tình: đầy khao khát nhưng cũng lắm buồn đau
trong mặc cảm chia lìa.



 Câu hỏi tu từ, giọng thơ nhiều giục giã để tô đậm nỗi băn khoăn, khắc khoải; hình tượng thơ đa
nghĩa.


</div>

<!--links-->

×