Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN MAM NON một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
6. Phạm vi và giới hạn đề tài.................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...................................................3
1.Cơ sở khoa học...................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................4
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu......................................................5
I. Đặc điểm tình hình.............................................................................................5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..........................................................................5
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu..........................................................................6
Chương 4: Kết quả hoặc hiệu quả của sáng kiến/ đề tài.....................................15
1. Hiệu quả của sáng kiến....................................................................................15
2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến/ đề
tài: Hình ảnh hoạt động của trẻ...........................................................................16
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................16
1. Kết luận:..........................................................................................................16
2. Khuyến nghị:...................................................................................................17


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển "vàng" đối với cuộc đời


mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá
nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ
em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày
càng được chú trọng. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có
nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Hoạt động trải
nghiệm tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh
hội những kiến thức mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Hoạt động
trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo
dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi giáo dục trải nhiệm như là
cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
Tham gia hoạt động trải nghiệm trẻ được sử dụng tổng hợp các giác quan
(nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp
cận lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo,
tính năng động và thích ứng của trẻ. Trẻ được trải qua q trình khám phá kiến
thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự
tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc
dạy trở nên thú vị hơn đối với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích
cực vào q trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều
được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tn thủ kỉ luật. Ngồi ra, hoạt động trải
nghiệm cịn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của lao động, biết sáng tạo khi làm ra một
sản phẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động. Đây là
con đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển tồn diện: đức, trí,
thể, mỹ, ngữ và lao động. Tất cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu
tiên của con người mới - con người hiện đại ngay từ khi lứa tuổi còn thơ.
So với các hoạt động học mô phạm, truyền thống với các hoạt động qua
trải nghiệm thì giáo dục qua hoạt động trải nghiệm đối lập với các hoạt động học
mô phạm, truyền thống là giáo viên thường truyền đạt kiến thức cho trẻ theo
kiểu một chiều. Ngược lại ở giáo dục trải nghiệm giáo viên đóng vai trị là người
thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn trẻ tham gia trực tiếp trải nghiệm thực tế
đảm bảo quá trình hoạt động tập và lĩnh hội kiến thức của trẻ một cách chủ

động, tích cực.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có mối quan hệ với những người xung quanh được
mở rộng một cách đáng kể.Vì vậy tình cảm của trẻ trở nên mn hình mn vẻ,
mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với các lứa tuổi trước. Đây cũng là giai đoạn trẻ ham
học hỏi, có nhu cầu được tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển
nhân cách và có hành vi ứng xử phù hợp với các hồn cảnh sống của mình. Mỗi
trẻ có những yếu tố cá nhân và có sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng
như hồn cảnh sống, mơi trường trải nghiệm khác nhau. Để phù hợp với các đặc
điểm tâm sinh lý trẻ, nội dung chương trình giáo dục khoa học cho trẻ ở các
trường Mầm non cũng có những thay đổi. Tuy vậy, q trình này vẫn cịn có


2
những hạn chế như ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá
đơn điệu, nhàm chán, trẻ học một cách thụ động. Bởi vậy, là một giáo viên, tơi
thiết nghĩ cần có những biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để
tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm, khám phá và tự khẳng định bản
thân mình.
Những năm qua ở Trường mầm non Vạn Phước việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ luôn được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao. Tuy
nhiên để tìm ra phương pháp, cách nào cho giáo viên có thể khai thác triệt để
mục đích giáo dục của hoạt động này cũng như nâng cao hiệu quả giáo dục của
hoạt động thì vẫn cịn nhiều khó khăn. Chính vì lẽ đó, tơi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN Vạn Phước”
2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp nâng
cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nhiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Giúp cho giáo
viên tích lũy thêm được những biện pháp, thủ thuật giáo dục trong quá trình tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Để trẻ có được những cơ hội tốt nhất để

thực hành, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức và hình thành các kĩ năng xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN Vạn Phước”
3.2 Khách thể nghiên cứu: Trẻ 4 - 5 tuổi lớp B1
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu những biện pháp đề tài đưa ra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ, phù hợp với nội dung, thì sẽ phát huy hiệu quả trong việc nần cao chất lượng
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Tìm hiểu hình thức giáo dục tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở
trường mầm non
- Tìm ra những biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có hiệu
quả nhất
- Tìm hiểu vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ.
5.2 Nghiên cứu thực trạng
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên và giữa giáo
viên với cha mẹ trẻ


3
- Nắm được tình hình thực tế địa phương, mơi trường hoạt động cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học và đồ dùng đồ chơi của trường, lớp học.
5.3 Đề xuất giải pháp
- Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi và lập kế
hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ

chơi
- Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể hằng ngày
- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động tham quan dã ngoại
- Thiết kế bộ sưu tập các trị chơi, tạo mơi trường cho trẻ trải nghiệm
- Phối hợp phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm
6. Phạm vi và giới hạn đề tài
Phạm vi áp dụng: Tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi B1 trường mầm non Vạn
Phước
Chuyển giao áp dụng: Trường mầm non Vạn Long, trường mầm non Vạn
Lương
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp tạo tình huống
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp trực quan hành động
- Phương pháp hướng dẫn, giải thích, phân tích
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.Cơ sở khoa học
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động trải nghiệm của trẻ
mầm non là quá trình trẻ hành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự
vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ
hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi
ngơn ngữ để có được những nhận thức và cảm xúc chính xác về các thuộc tính,
tính chất của sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình
thành và phát triển vốn kinh nghiệm vật lý, xã hội đồng thời hé lộ những khả
năng, năng lực tìm ẩn ở mỗi đứa trẻ.
Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ
của trẻ, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân,

với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển toàn diện. Đây là những hoạt động giáo


4
dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, với cuộc sống để trẻ được trải
nghiệm và sáng tạo.
Tuy nhiên, trẻ chưa phải là người trải nghiệm đích thực mà đứng trước
mỗi đối tượng cần được trải nghiệm, trẻ luôn cần có sự kích thích hứng thú và
sự định hướng khám phá của giáo viên để lĩnh hội được những kiến thức, tình
cảm, kỹ năng xã hội. Trẻ tuổi mầm non ln ham thích đến những chân trời mới,
thích tự tay mình làm những đồ dùng đồ chơi mới, thích được chơi các trị chơi
mới, thí nghiệm mới. Tất cả đó đều là những nguồn cảm hứng kích thích tính tò
mò, khám phá của trẻ.
David Kold đã phát triển một mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm được
quy trình hóa với các giai đoạn và thao tác được xác định rõ ràng. Mơ hình học
tập dựa vào trải nghiệm của David Kold là một chu trình tuần hồn hình xoắn ốc
gồm 4 giai đoạn. Trong đó người học thử nghiệm và điều chình các khái niệm
mới như là kết quả của hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Mơ hình
các giai đoạn học qua trải nghiệm cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Kinh nghiệm.
Giai đoạn 2: Quan sát, phản hồi. Giai đoan 3: Hình thành khái niệm. Giai đoạn
4: Thử nghiệm tích cực.
Như vậy, quy trình học tập dựa vào trải nghiệm diễn ra từ giai đoạn 1 đến
giai đoạn 4 và bắt đầu trở lại ở giai đoạn 1, tạo thành một vòng tròn khép kín.
Qúa trình học ln được tiếp diễn một cách liên tục và nhịp nhàng trên cơ sở
những kinh nghiệm, kết quả đã thu được ở bản thân trẻ. Các bước để tổ chức
hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non gồm: Lựa chọn đề
tài – Xác định mục tiêu – Xác định nội dung – Chuẩn bị môi trường – Tiến hành
hoạt động – Đánh giá kết quả. Trong quá trình trẻ được trải nghiệm, những kiến
thức kỹ năng, thái độ của trẻ sẽ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy
được tính độc lập, sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với

những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm từ
thực tiễn.
2. Cơ sở thực tiễn
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và
vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Trong rất nhiều quan
điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến
quan điểm giáo dục Montessori. Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình
trong mối quan hệ với mơi trường". Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải
"thơng qua hồn cảnh sống bên ngồi", thơng qua hoạt động tương tác trực tiếp
của trẻ với môi trường.
Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong q trình, khơng phải ở kết quả.
Nghĩa là giáo dục trải nghiệm không chỉ quan tâm đến kết quả của việc học đó
ra sao mà quan trọng hơn là trẻ học như thế nào trong quá trình học tập đó. Như
vậy, kết quả khơng phải là yếu tố quyết định tất cả về việc học mà cần quan tâm
cả q trình đi đến kết quả đó.


5
Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo
ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ
thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết
hợp với những gì mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một
kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi
nhớ những gì trẻ thấy.
Trong hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được đi đến địa điểm triến hành trải
nghiệm; được tiếp nhận những kiến thức mới mà giáo viên định hướng nhận
thức cho trẻ; được vui chơi cùng cô giáo, cùng các bạn; sử dụng ngôn ngữ để thể
hiện vốn kiến thức và tình cảm của mình; được sống trong những tình huống và
hồn cảnh thực tế để rèn luyện các kĩ năng xã hội. Và cuối cùng, trong chính bản
thân hoạt động trải nghiệm của trẻ mang hình hài tất thảy cái “mỹ” của con

người, của thế giới đồ vật, của thiên nhiên và của cả vốn ngôn ngữ Việt Nam
giàu đẹp. Chính những vẻ đẹp sống động ấy sẽ kiến tạo nên những suy nghĩ tích
cực, những tâm hồn biết yêu, biết trân quý và có năng lực sáng tạo nên cái đẹp.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I. Đặc điểm tình hình
Phịng học sạch sẽ thống mát, khang trang có đồ chơi ngồi trời, sân chơi
rộng rãi, có nhà vệ sinh khép kín, điện nước, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, đầy đủ
cho trẻ hoạt động.
Lớp học tại điểm chính, có nhiều lớp cơ và trẻ có điều kiện giao lưu học
hỏi với đồng nghiệp và các bạn khác lớp trong trường,
+ Giáo viên : 2 GV/lớp có trình độ chun mơn : ĐHSP (đạt trên chuẩn)
+ Phụ huynh: Đa số phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ,
phối hợp với giáo viên nhiệt tình .
Tuy nhiên cịn nhiều trẻ nói ngọng đớt trả lời chưa tròn câu, khả năng giao
tiếp còn hạn chế, còn rụt rè nhút nhát khi tham gia vào các họat động.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thuận lợi
Trường Mầm non Vạn Phước rộng rãi là môi trường lý tưởng cho mọi
hoạt động của cô và trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao với công
tác chuyên môn cũng như việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, nhà trường
luôn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm từ
những kiến thức thực tế phù hợp với đặc điểm của trẻ và tình hình thực tế của địa
phương, trường lớp.
Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và luôn cập nhật
những đổi mới vào cơng tác giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ. Hàng năm, bản thân tôi cũng được nhà trường tạo điều kiện tham
gia học tập chun mơn, chun đề do Phịng giáo dục đào tạo Vạn Ninh tổ chức.


6

Trẻ của lớp tơi tương đối ngoan, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn
ham học hỏi và thích khám phá. Mặt khác đa số trẻ đã được học qua lớp mẫu
giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định.
Phụ huynh của lớp tôi luôn quan tâm, chia sẻ và ủng hộ nhiệt tình trong
các hoạt động của lớp.
Khó khăn
Kinh phí nhà trường cịn hạn hẹp việc đầu tư mua sắm thêm một số trang
thiết bị và đồ dùng phục vụ cho trẻ thực hành trải nghiệm cịn ít.
Cùng một độ tuổi nhưng tính tích cực, cách tiếp nhận và mức độ hoạt
động của mỗi trẻ khác nhau khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình định
hướng và tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Đặc thù của trẻ mầm non là học bán trú, một số hoạt động trải nghiệm có
thể được tổ chức ở trường nhưng một số hoạt động cần tổ chức ngoài buổi học
của trẻ nên rất khó sắp xếp về mặt thời gian.
Công tác phối kết hợp giữa tôi và phụ huynh trong lớp để tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ cịn gặp nhiều khó khăn do cha mẹ trẻ bận đi làm.
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu
Mục tiêu của giải pháp:
Đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với chương
trình giáo dục mới hiện nay. kích thích được sự hứng thú của trẻ qua đó tăng khả
năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích, lý thú tạo cho
trẻ niềm say mê tìm hiểu
Mơ tả bản chất của giải pháp:
Biện pháp 1: Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5
tuổi và lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Để bắt đầu với đề tài này, tôi đã xác định được công việc trước tiên cần
phải làm đó là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi để từ đó có
được cơ sở cho việc đưa ra các nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
phù hợp nhất.
Trẻ 4 - 5 tuổi ngày càng ý thức mình là một thành viên trong tập thể, trẻ

rất dễ dàng sử dụng vốn từ vựng để khen, chê hay “chỉnh” những đứa trẻ khác
nhằm hướng sự chú ý của người khác vào chúng và thuyết phục các bạn cùng
chơi khác chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra.
Trẻ rất thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm để dành lại một đứa bạn hoặc
để được tham gia vào một nhóm bạn. Vậy nên, đơi khi ta có thể nghe thấy chúng
nói với nhau “mình là bạn nhé” hoặc “mình khơng chơi với bạn đâu”
Trẻ 4-5 tuổi cần nhiều khơng gian để chơi vì trị nào chúng cũng có thể chơi
được, chúng có thể tranh dành đồ chơi thậm chí cịn đánh đấm nhau để dành được
đồ chơi.


7
Trẻ thích được khám phá những điều mới lạ. Chúng tin vào những gì chúng
nhìn thấy, nghe thấy và chạm vào. Ở tuổi này trẻ cũng rất tò mò và hay đặt câu hỏi
“Tại sao?”
Từ việc tìm hiểu và nắm được các đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ đã
giúp tôi lập được kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ được dễ dàng
và đạt hiệu quả cao hơn.
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ sao cho: Kế hoạch tổ
chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp
với trẻ, với thời gian, thời điểm tổ chức hoạt động, phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất của trường lớp, địa phương. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành xây dựng kế
hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo năm học, theo tháng, theo tuần và theo
ngày. Ví dụ: Dựa vào khung chương trình mà ban giám hiệu đã xây dựng vào
đầu năm học, tôi tự xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo năm, theo
chủ đề cho trẻ lớp tôi như sau:
Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ 4 - 5 tuổi lớp B1

Chủ đề


Thời
gian tổ
chức

Tên hoạt
động

Nội dung hoạt
động

Trường mầm
non thân u

Tháng 9

Ngơi trường
bé u

Đi tham quan
các phịng
trong trường

Bé biết gì về
bản thân

Siêu thị của
Tháng 10


Tham quan

Bách hóa xanh

Cơ cùng trẻ đi
Ngơi nhà của
Gia đình của Tháng 11
dạo những khu


nhà xung
quanh trường
Chú cảnh sát Trẻ đóng vai
Tháng 11
Bé học PTGT
giao thơng tí chú cơng an
hon
giao thơng
Tham quan
Em u chú
Các nghề bé
Tháng 12
Ban chỉ huy
bộ đội
yêu
quân sự huyện
Vạn Ninh
Thực hành thí
Thực vật
Tháng 1 Bé trồng cây nghiệm quá
quanh bé
trình phát triển

của cây
Tết – Mùa
Tháng 2 Bé làm nội
Trẻ cùng cơ
xn
trợ
gói bánh tét
Thế giới động Tháng 3 Những chú
Tham quan trại
vật
vịt đáng yêu vịt

Địa điểm tổ chức
Trường MN Vạn
Phước
Bách hóa xanh
Vạn Phước
Xung quanh
trường
Trên sân trường
Ban chỉ huy quân
sự huyện Vạn
Ninh
Góc thiên nhiên
của trường
Lớp 4 – 5 tuổi B1
Trại vịt Hồ Hoa
Sơn



8
Nước hiện
tượng tự
nhiên
Quê hương,
đát nước, Bác
Hồ, tạm biệt
lớp 4 tuổi

Tháng 4

Tháng 5

Sự kì diệu
của nước

Chào mùa hè

Tực hành thí
nghiệm chất
tan, không tan
trong nước
Trẻ hát múa
văn nghệ ăn
tiệc buffet

Trường Mầm non
Vạn Phước
Trường Mầm non
Vạn Phước


Bản kế hoạch trên được xây dựng vào đầu năm học. Tuy nhiên, tôi vẫn
dành cho bản kế hoạch một sự linh hoạt và nhiều hoạt động trải nghiệm khác
sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế để không chỉ hướng trẻ đến những
chuỗi hoạt động trải nghiệm logic với nhau mà còn phải đem lại hiệu quả giáo
dục cao nhất cho trẻ.
Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự
làm đồ dùng đồ chơi
Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non nói
chung và trong lớp nói riêng theo tơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ. Đây là một hoạt động giáo dục trong chuỗi những hoạt
động trải nghiệm giúp trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm nên một sản phẩm,
hình thành và rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như tính chủ động, kiên
trì, sáng tạo…Hiện nay trong trường mầm non, việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ
dùng đồ chơi cũng đã được giáo viên chú ý, tuy nhiên chưa được đều đặn và
chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Bản thân tôi, trong công tác tổ chức
cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:
Trước tiên, tự bản thân giáo viên phải là người luôn tăng cường nâng cao
trình độ năng lực chun mơn, tự bồi dưỡng, tham quan, học hỏi, tham khảo tài
liệu, sách báo nhằm làm giàu ý tưởng, tích lũy thêm được nhiều thơng tin về đồ
chơi và kinh nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Sau đó, giáo viên là
người lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn trẻ, gợi ý và hỗ trợ trẻ hoạt động.
Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi được tôi lồng ghép trong ba
hình thức họat động đó là: hoạt động tạo hình, hoạt động góc và hoạt động theo
ý thích. Trong ba hình thức trên, tơi tâm đắc nhất là cách thức lồng ghép vào
hoạt động góc. Bởi lẽ trong đó, ngồi được tự làm đồ dùng đồ chơi trẻ còn được
tham gia vào thế giới của một xã hội thu nhỏ với các vai chơi ở góc phân vai:
người bán nguyên vật liệu, những người làm đồ dùng đồ chơi, một số bạn vẫn
tham gia nhặt lá hay cành khô ở góc thiên nhiên để tham gia vào việc cung cấp
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. Khi đó, các nhóm chơi sẽ có sự hợp tác tự

nguyện, được thỏa mãn các lựa chọn khác nhau và tự thay đổi trong cách thể
hiện với từng đồ dùng đồ chơi chúng làm ra. Bên cạnh đó, chính phương cách
cho trẻ tự tạo đồ dùng đồ chơi ngay trong quá trình chơi để tạo thêm những chi


9
tiết mới, mối quan hệ mới là cơ sở sáng tạo nên những cái mới được nảy sinh từ
hoạt động chơi
Để tổ chức trải nghiệm cho trẻ một cách có hiệu quả, trước đó có thể trao
đổi, trị chuyện với trẻ bằng một câu chuyện, câu đố, câu thơ hay một tình huống
nào đó hoặc cho trẻ chơi với đồ dùng, đồ chơi để hướng trẻ đến những vấn đề
xung quanh đồ dùng, đồ chơi mà trẻ cần làm. Tôi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mẫu
chuẩn đẹp và chuẩn bị nguồn nguyên liệu phong phú cho hoạt động của cơ và trẻ
bằng cách tự tìm kiếm, sưu tầm hay vận động sự hỗ trợ từ phụ huynh. Với
những nguồn nguyên vật liệu khác nhau, tôi tạo cho trẻ cơ hội được cầm, nắm,
nhìn, sờ, ngửi, nghe… để trẻ được tự khám phá tính chất, tự đặt câu hỏi với giáo
viên, tự đốn và tự làm thử… Đây chính là cách trải nghiệm trực tiếp để đưa trẻ
đến với lao động sáng tạo nghệ thuật và cách trân quý sản phẩm.
Tôi chú ý giới thiệu hay hướng dẫn chi tiết về đồ dùng, đồ chơi đó, giải
thích ngắn gọn, minh họa cách làm sao cho mọi trẻ đều nhìn thấy đồ dùng, đồ
chơi. Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng
đồ chơi về cảm xúc trên khn mặt, tơi trị chuyện với trẻ về khn mặt có hình
gì? Trên khn mặt có những bộ phận gì? Cách tạo nên khn mặt như thế nào
và bằng cái gì? Có thể dùng bút dạ vẽ lên mảnh giấy hình trịn, đặt mảnh giấy
lên miếng bìa đã được phết hồ, dùng kéo cắt theo đường viền, dùng dây nilong
làm tóc, tạo khn mặt già nua, mặt con gái, con trai, mặt đeo kính, kiểu mặt
méo mó, khóc nhè hay đang cười tươi xinh. Bên cạnh đó, tơi chú ý tạo cho trẻ
thói quen tự làm và giữ gìn những đồ chơi chung. Những sản phẩm dù đã làm
xong hay chưa hoàn thiện cũng cần được sắp xếp gọn gàng và đúng chỗ quy
định. Sau khi hồn thành nhiệm vụ, các nhóm sẽ tự giới thiệu về đồ dùng đồ

chơi mà cả nhóm đã làm được (bằng chất liệu gì? Làm như thế nào? Chơi trong
trị chơi gì?...) ( Hình 1: Trẻ tự tay trang trí những khung ảnh)
Điều tơi chú tâm nhất trong q trình tổ chức hoạt động làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ chính là việc thay đổi các hình thức, sử dụng hợp lí các thủ thuật
giáo dục để có bầu khơng khí tích cực, thoải mái, vui vẻ xun suốt cả q trình
hoạt động. Sau cùng, tơi ln giành riêng một góc để trưng bày những thành quả
của trẻ như những món đồ kỉ niệm về giá trị sức lao động của “tuổi nhỏ làm việc
nhỏ tùy theo sức của mình”.
Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử
nghiệm
Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ được tự tay
thực hiện, trực tiếp quan sát hiện tượng xảy ra. Điều này mang lại cho trẻ vơ
vàn hứng thú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tịi khám phá những điều mới mẻ ở
xung quanh mình. Hoạt động thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất
khơng thấy được nếu chỉ quan sát bên ngồi, tìm hiểu ngun nhân của hiện
tượng, thấy được các mối quan hệ giữa các sự vật. Không những thế, trong lĩnh
vực giáo dục bảo vệ môi trường, thử nghiệm cịn giúp trẻ nhận ra sự biến đổi
khơng ngừng trong thiên nhiên xung quanh và tìm hiểu nguyên nhân của những
biến đổi khí hậu, cố gắng vận dụng những hiểu biết đã có của mình để dự đốn


10
kết quả. Qua đó, trẻ sẽ hình thành thái độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng trong
thiên nhiên, giúp trẻ hiểu tại sao phải chăm sóc, tại sao phải hành động bảo vệ
môi trường.
Trọng tâm của hoạt động thử nghiệm được tôi tiến hành bao gồm ba bước:
Bước 1:Dự đốn điều gì có thể xảy ra: nếu chúng ta làm thế này thì sẽ…
Bước 2: Làm thử để kiểm chứng dự đốn trong những điều kiện có kiểm
sốt.
Bước 3: Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về

hành vi cần thiết để bảo vệ môi trường.
Việc được trải nghiệm thông qua hoạt động thí nghiệm là một kho tàng
khám phá thú vị đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng. Cịn
gì thú vị hơn khi trẻ được tự tay thao tác, chứng kiến và tự trải nghiệm với
những tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống. Trong đó bao
gồm những sự vật, hiện tượng mà nếu chỉ quan sát và không tiến hành thí
nghiệm thì trẻ sẽ khơng hiểu được tính chất của vạn vật. Phía sau tất cả sự tích
cực nhận thức đó chính là những bài học giáo dục cho mai này với những suy
nghĩ và hành động đúng đắn. (Hình 2: Trẻ làm thí nghiệm chất tan và chất khơng
tan trong nước)
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ
thể hằng ngày
* Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thơng qua chơi ngồi trời
Nhìn lại những năm tháng đầu đời của trẻ, ngay khi còn là một đứa bé
nằm trong nơi thì những người chăm sóc bé đều đưa bé đi dạo chơi và hít thở
khơng khí trong lành. Đến khi trẻ lớn hơn thì đây vẫn là cơ hội để trẻ được tiếp
xúc, được trải nghiệm với nhiều điều bổ ích và thú vị.
Chơi ngồi trời là khoảng thời gian u thích của trẻ nhỏ, giúp trẻ được
thỏa mãn nhu cầu vận động: chạy, nhảy, đi, tung, leo, trèo, ném… Giúp trẻ tìm
hiểu những điều cơ bản về thiên nhiên, môi trường, sự vật, hiện tượng. Trong
khung cảnh ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gió,
mây. Đây chính là những món quà mà tạo hóa ban cho con người nói chung và
cho trẻ nhỏ nói riêng để chúng được thoải mái, khoan khối trải nghiệm giữa
mênh mang khơng khí trong lành. Trong khơng gian ấy, tơi cịn cùng trẻ trị
chuyện về bầu trời, khí hậu, ơng mặt trời hay đám mây đen, vì sao lại có mưa…
đó là những bài học về cuộc sống bổ ích thú vị đối với trẻ
Với những trải nghiệm cùng thiên nhiên, tôi cũng khơng qn cùng trẻ
tìm hiểu về các loại chim và côn trùng. Những chú chim nhỏ, những con chim
bồ câu, chim sẻ luôn tạo cho trẻ những niềm vui lớn. Niềm vui lớn ấy được tìm
thấy trong hoạt động lặng lẽ quan sát loài chim đang chao lượn trên bầu trời.

Hay chỉ với một tổ kiến nhỏ, ngoài việc đảm bảo cho sự an tồn của trẻ, tơi cịn
tạo cơ hội để trẻ được quan sát những cư dân nhỏ bé của xã hội côn trùng, cùng


11
trẻ trị chuyện về những chú kiến siêng năng, ln chăm chỉ làm việc trong một
gia đình kiến hạnh phúc.
Có một điều mà nếu trước đây tôi chưa nghiên cứu hoạt động trải nghiệm
của trẻ thì tơi và các giáo viên khác đã khơng nghĩ tới đó là việc đưa trẻ đến
cùng một địa điểm nhưng vào những khoảng thời gian khác nhau. Bằng cách
này nhà giáo dục chúng ta sẽ giúp trẻ tự trải nghiệm được rằng: cùng một địa
điểm nhưng với những mốc thời gian khác nhau như sáng, chiều hay các mùa
xn, hạ, thu, đơng thì cảnh tượng thiên nhiên sẽ khác nhau. Ví dụ như mùa
xuân cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa đơng khơng khí lạnh cành lá khơ; mùa thu
lá vàng rụng, khí trời se lạnh; mùa hạ đất khơ và khí trời nóng nực, mặt trời
chiếu rọi những tia nắng chói chang. Tất cả những sự vật, sự việc hiện tượng có
trở thành phương tiện để giáo dục trẻ hay không tùy thuộc vào sự định hướng tư
duy của giáo viên đối với trẻ. Đây chính là biện pháp, là lối đi, là thủ thuật giáo
dục. Hoạt động ngồi trời có trở thành một hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục
phát triển toàn diện cho trẻ hay không tùy thuộc vào cách thức tổ chức hoạt
động của giáo viên. Bằng một số biện pháp định hướng tư duy, tơi cịn “biến”
hoạt động đi dạo trở thành cơ hội để giúp trẻ học toán. Trẻ có thể học đếm, học
so sánh số lượng, kích thước, so sánh hình dạng, đo lường... Khi đó, thiên nhiên
và cảnh vật chính là một cuốn sách lớn để trẻ được học toán bằng những trải
nghiệm với đối tượng thực tế. Trên các khoảng sân rộng sạch sẽ và có bóng cây
che mát, tơi hướng trẻ đến với các cách để tạo hình bằng những mẩu que, cành
cây nhỏ hoặc bằng phấn để yêu cầu trẻ tự vẽ những hình hình học: hình tam
giác, hình trịn, hình vng, hình thoi, hình chữ nhật…Hay từ những chiếc xơ,
chiếc bình đựng nước trong bộ sưu tập đồ chơi của trẻ cũng được tôi sử dụng để
trẻ được trải nghiệm phép đo lường, phép so sánh. Nếu trong hoạt động tạo hình

với chủ đề: “Vẽ phong cảnh thiên nhiên” thì bạn cần cho trẻ nhìn tranh mẫu,
xem ảnh, xem video về cảnh vật thiên nhiên để bổ sung vào kiến thức của trẻ.
Thế nhưng, đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời, dù là đề tài yêu cầu vẽ phong
cảnh, vẽ hoa, vẽ cây, vẽ chim và côn trùng, vẽ suối nước… thì đâu đó xung
quanh trẻ chính là cảnh thực và là cơ hội để trẻ được mặc sức tư duy, tưởng
tượng. Chỉ cần viên phấn với những mảng sân, trẻ sẽ đưa mọi thứ trẻ nhìn thấy
được vào trong các bức vẽ của mình. Với nguồn ngun liệu giàu có là được hịa
mình trải nghiệm với thiên nhiên sống động xung quanh thì sức sáng tạo của trẻ
là vơ bờ bến. Trẻ sẽ rất sung sướng và cảm thấy thật tuyệt vời khi được giao cho
nhiệm vụ chăm sóc vườn rau hoặc cây nhỏ. Trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều điều
thú vị từ thế giới tự nhiên nhỏ bé. Trẻ sẽ ln tìm cách hiểu vì sao cây cối lớn
nhanh, vì sao cây có màu xanh. Hãy để trẻ tự tay chăm sóc các lồi hoa, rau hay
những con vật quen thuộc như gà, vịt…Thiên nhiên là người bạn hiền hịa và
thân thiết của trẻ nhỏ. Bởi vậy, tơi luôn chú trọng tạo nhiều cơ hội để trẻ được
trải nghiệm, học hỏi những điều bổ ích từ thiên nhiên, được sống cùng thiên
nhiên.Từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
(Hình 3: Trẻ chăm sóc vườn rau)
* Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thơng qua hoạt động góc


12
Trẻ Mầm non học mà chơi – chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo của con trẻ. Thơng qua các hoạt động góc, các bé sẽ được hình
thành và phát triển cấu trúc tâm lý của bản thân. Hoạt động này có ảnh hưởng
quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và vui chơi là tiền đề cho hoạt động
học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Các bé chơi chủ yếu là do nhu cầu và khả năng của
bé, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực
của bé chưa đủ để làm người lớn, do đó các bé sẽ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình
thức là hoạt động góc. Các bé được tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc
phân vai, góc học tập, góc xây dựng, góc nghệ thuật tạo hình, góc thiên nhiên,

góc âm nhạc, góc thư viện…Nhờ hoạt động góc, các bé được tham gia vào xã
hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng sẽ tưởng tượng mình là người lớn
và cũng đóng một cương vị xã hội như cơ giáo, bác sĩ, chú công nhân, cô bán
hàng… Với vai trị đó, các bạn nhỏ đã tái hiện lại cuộc sống của người lớn một
cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ khơng phải thật mà
là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Ví dụ: Góc xây dựng:
Trẻ sẽ vào vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm
cụi làm công việc của người công nhân. Đồng thời, trẻ biết hợp tác với nhau để
thực hiện một cơng việc được giao. Góc phân vai: Trẻ sẽ đóng vai bác sĩ thể hiện
mình là một vị bác sĩ tốt, hết lịng chăm sóc bệnh nhân của mình. Nhưng hoạt
động của trẻ khơng nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh
nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu khi trẻ được tham gia vào xã hội của người
lớn. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm thơng qua hoạt động góc có hiệu quả thì
việc chuẩn bị dồ dùng dồ chơi cũng như trang phục cho vai chơi rất quan trọng,
vì nó tạo cho trẻ cảm giác mới lạ và hứng thú khi chơi. Trẻ rất thích các hoạt
động góc tại trường, hoạt động góc giúp trẻ hiểu và hợp tác với nhau hơn. Từ đó,
trẻ dễ dàng mơ phỏng lại xã hội của người lớn. Hơn nữa, hoạt động này cịn có
giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tồn diện trong
các lĩnh vực ngơn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Đồng
thời, là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển tồn diện nhân cách và trí
tuệ cho trẻ ở Trường Mầm non. (Hình 4: Trẻ đóng vai bác sĩ khám bệnh)
* Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các ngày lễ hội ở trường
Trong chương trình giáo dục ở các cấp học, hoạt động lễ hội, tìm hiểu về
các ngày lễ, Tết, kỷ niệm tìm hiểu về phong tục, tập quán, lịch sử dân tộc là
không thể thiếu. Vào các dịp lễ tết các cô giáo thường lồng ghép vào bài giảng
của mình theo chủ đề, sự kiện, nhằm mang lại cho trẻ sự chú ý, hứng thú nhất
định khi được tìm hiểu, học hỏi về những vấn đề phù hợp với tình hình của địa
phương ở những thời điểm có những hoạt động văn hóa truyền thống được diễn
ra. Song song với việc học kiến thức, hình thành những kỹ năng sống nhất định
trong mơi trường giáo dục, thì nhu cầu được trải nghiệm những giá trị thực tế từ

các sự kiện, lễ hội ở ngay tại trường học, là một trong những niềm vui, sự háo
hức say mê của trẻ, là ký ức tốt đẹp của tuổi thơ mỗi em học sinh.
Qua sự trải nghiệm ở trường, trẻ em được rèn luyện những vấn đề liên
quan đến cuộc sống hiện tại của mình, như tính tự tin khi giao tiếp với mọi
người lúc tham gia các trò chơi dân gian, tham gia mua sắm ở các gian hàng


13
mang dáng hình phiên chợ quê, tái hiện nét sinh hoạt ở các vùng miền trên đất
nước, và đặc biệt trẻ cũng sẽ là người được tham gia đóng vai, trải nghiệm trong
vai trò người mua, người bán.
Song song với những điều đó, là những lời ca, điệu múa của các em nhỏ
trong những hoạt động lễ hội, giúp các em có những cơ hội thể hiện tài năng,
năng khiếu, sự tự tin của mình, là những niềm tự hào khi phụ huynh học sinh
thấy con cái của mình trưởng thành dưới mái trường do thầy cơ dìu dắt, niềm vui
được lan tỏa, niềm tin được nhân đôi, khi sự trải nghiệm tuyệt vời được cảm
nhận bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Tổ chức cho trẻ tham gia các buổi
tiệc Buffet mang nhiều ý nghĩa trong đó có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng giúp trẻ
ăn ngon miệng ngồi ra hình thành cho trẻ các kỹ năng lịch sự trong văn hóa ẩm
thực tập cho trẻ ăn uống văn minh. Những sự trải nghiệm tuyệt vời đó cũng
mang lại cho trẻ nhiều bài học bổ ích, thiết thực. Việc trải nghiệm từ thực tế có
được do những người làm cơng tác giáo dục xây dựng chương trình, tạo ra sân
chơi phù hợp cho từng lứa tuổi, từng hoàn cảnh của địa phương, dựa trên các sự
kiện văn hóa của dân tộc, tại trường học, là một trong những xu hướng đổi mới
trên tất cả các quốc gia hiện nay, đồng thời cũng đang được áp dụng vào chương
trình giáo dục tại nước ta. (Hình 5: Trẻ tham gia ăn tiệc buffet)
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động
tham quan dã ngoại
Hoạt động tham quan dã ngoại nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm của
trẻ. Đây là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu vui chơi, đem

lại niềm vui, tiếng cười cho con trẻ, sự an tâm, hài lòng của các quý phụ huynh,
khẳng định màu sắc riêng của bậc học mầm non và có sức lan tỏa đến cộng
đồng. Nơi chúng ta cần hướng trẻ đến trong hoạt động tham quan dã ngoại là
những nơi có các khu vực chơi đa dạng, không gian rộng, sạch sẽ, cơ sở vật chất
đặc biệt thân thiện và điều quan trọng nhất là trong quá trình diễn ra hoạt động
phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhà trường tôi đã lên kế hoạch, trao đổi, vận động từng phụ huynh cùng
tham gia giã ngoại để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ. Và tất nhiên hoạt
động dã ngoại sẽ đươc tiến hành vào ngày nghỉ học ở trường của trẻ và ngày
nghỉ làm của phụ huynh. Mọi dự trù về kinh tế, địa điểm tham quan, phương
tiện, đồ dùng mang theo như nước uống, đồ ăn, khăn mặt của trẻ cũng được tôi
lên kế hoạch và cùng với phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho trẻ. Khi cho trẻ đến
địa điểm cần tham quan, tôi luôn quan tâm đến vị trí đứng, những đồ vật xung
quanh trẻ làm sao đảm bảo được an toàn và thoải mái khi hoạt động. Cho trẻ
quan sát trò chuyện với những người ở những nơi cần tham quan, khuyến khích
trẻ tự đặt ra các câu hỏi để người lớn trả lời. Trong những buổi tham quan, tôi
luôn tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi trong bộ sưu tập của mình. Có khi là trị
chơi vận động, có khi là trị chơi dân gian và đan xen vào đó là những hoạt động
tĩnh như ngồi, nghe hát, kể chuyện, đọc thơ… với sự thuận lợi và thành công
của hoạt động tham quan dã ngoại, kết hợp với cách tổ chức linh hoạt dựa trên
kế hoạch đặt ra, tôi nhận thấy trẻ lớp tơi rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động, các kĩ năng của trẻ tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các cháu trở nên


14
thơng minh, nhanh nhẹn hơn, đã tích cực, chủ động trong mọi hoạt động tìm tịi
và khám phá thế giới xung quanh của mình. (Hình 6: Trẻ tham quan Bách hóa
xanh)
Biện pháp 6: Thiết kế bộ sưu tập các trị chơi, tạo môi trường cho trẻ
trải nghiệm

Nếu hoạt động học tập là linh hồn của chương trình giáo dục phổ thơng
thì hoạt động vui chơi là linh hồn của chương trình giáo dục mầm non. Bởi lẽ
chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu
giáo, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Bởi chính sự “học mà chơi, chơi mà
học”, lao động theo kiểu “làm mà vui, vui mới làm”… khiến cho tâm hồn trẻ thơ
phát triển một cách hồn nhiên, phong phú. Chơi chính là cuộc sống của trẻ, tổ
chức trị chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trẻ cần chơi như ta cần ăn
cơm, uống nước hằng ngày. Chơi có mặt ở hầu hết các hoạt động, các thời điểm
sinh hoạt trong ngày của trẻ trong đó có hoạt động trải nghiệm. Với hoạt động
trải nghiệm, việc tổ chức cho trẻ chơi là điều không thể thiếu. Những trị chơi
phù hợp với hoạt động ngồi trời là trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi
với các nguyên vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi, hột, hạt, lá, nước… và những
trò chơi học tập nhằm khám phá khoa học khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với mơi
trường xung quanh. Trong đó, trị chơi vận động vừa là phương tiện để dạy trẻ
vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất một cách tích cực,thoải
mái, vừa là phương tiện để giáo dục tồn diện cho trẻ. Bên cạnh trò chơi vận
động là trò chơi dân gian. Khơng có dân tộc nào lại khơng có những trị chơi
riêng cho con em mình. Đây cũng chính là hoạt động văn hóa dân gian dành cho
trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế và
nhẹ nhàng. Trong đó, trẻ được phát triển ngôn ngữ với những bài đồng dao như
bài Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ… được phát triển vận
động và được rèn luyện kĩ năng sống. (Hình 7: Trẻ chơi lăn bóng ở sân trường)
Trên sân chơi của trường mầm non Vạn Phước, chúng tôi chú trọng mục
tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong đó có mục tiêu tạo mơi trường phong
phú đa dạng cho trẻ được vui chơi trải nghiệm nên nhà trường đã đưa tất thảy
những trò chơi vận động và dân gian để rèn luyện các kĩ năng của trẻ. Trường đã
chọn được khoảng không gian phù hợp để xây dựng khu vườn cổ tích, khu khám
phá cho trẻ vui chơi trải nghiệm. Bên cạnh đó nhà trường đã tận dụng nguồn
kinh phí để cải tạo khu vui chơi ngoài trời cho trẻ tăng cường vận động. Những

vật liệu như: dây dừa, dây thừng, tre, bánh xe…được sắp xếp tạo thành sân cát,
đường đi cao thấp, sân bóng mi ni để trẻ vui chơi. Được tham gia trải nghiệm
đối với trẻ đã là một sự thú vị vô cùng. Nhưng hơn thế, trẻ còn được chơi những
trò chơi phù hợp với hoàn cảnh, với độ tuổi và năng lực để trẻ được thỏa mãn tất
cả nhu cầu của mình thì cịn gì ham thích hơn và lí thú hơn. Chính sự ham thích
và lí thú đó là điều kiện thuận lợi, tiên quyết để trẻ tiếp thu và học tập vô vàng
kiến thức
Biện pháp 7: Phối hợp phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm


15
Gia đình là một tập hợp người quan hệ với nhau trên cơ sở huyết thống
và tình cảm sâu sắc. Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống
mà không một tổ chức nào thay thế được. Đối với trẻ thơ, đây là điều kiện thuận
lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách. Ở trường mầm non, cơng tác
phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu.
Thông qua buổi họp phụ huynh, góc phụ huynh, qua face book hay zalo để
tuyên truyền mục đích của hoạt động trải nghiệm nói riêng và trao đổi kinh
nghiệm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung. Xuất phát từ việc trẻ được
tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường khiến trẻ rất thích thú và mong
muốn được tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động trải nghiệm. Thêm
vào đó là hiệu quả của cơng tác tun truyền đã khiến cho các bậc phụ huynh
hiểu ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Các
phụ huynh đã trực tiếp tạo cơ hội và tham gia cùng trẻ vào các hoạt động trải
nghiệm. Những lần trải nghiệm của trẻ có thể là đi tham quan dạo chơi ở Công
viên để cho trẻ quan sát thế giới xung quanh, trẻ nhìn thấy các bác nhân viên
chăm sóc cây như thế nào? Cho con vật ăn ra sao? Cách di chuyển của các con
vật thế nào?... Khơng chỉ thế, các bậc phụ huynh cịn có thể cho trẻ đi chơi siêu
thị, đi du lịch, về quê… hay tận dụng chính quang cảnh nhà ở của trẻ, của
những người xung quanh cho trẻ quan sát. Trong mỗi lần trải nghiệm, từng sự

vật, sự việc cha mẹ cần hỏi trẻ để trẻ có thể nhớ lâu các tri thức mới mà trẻ đang
được quan sát và trải nghiệm thực tế. Từ đó có những trải nghiệm vận dụng vào
cuộc sống thực tế của trẻ. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng trong mọi hồn
cảnh, mọi tình huống từ các sự vật, sự việc, hiện tượng khác nhau trong cuộc
sống người giáo viên đều có thể linh hoạt tận dụng để biến đó thành những cơ
hội để thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Xét ở một khía cạnh nào đó, hoạt
động trải nghiệm của trẻ là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng thì rất có
hiệu quả, trẻ sẽ có được những bài học đạo đức và những kĩ năng sống thật thú
vị cịn những tri thức khoa học thì đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và
thật thoải mái. Tuy nhiên, người tổ chức kể cả giáo viên hay phụ huynh của trẻ
cũng không nên quá lạm dụng phương thức này mà việc tiến hành hoạt động
cần dựa vào hoàn cảnh, sức khỏe, mức độ hứng thú và kinh nghiệm của trẻ để
hoạt động đem lại hiệu quả cao. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đưa ra
nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Các hình thức, phương
pháp hay biện pháp giáo dục cần được sử dụng phối hợp với nhau một cách linh
hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hãy phát huy đối đa ưu điểm
của hoạt động giáo dục này, khắc phục những điểm hạn chếcủa hoạt động giáo
dục khác dù là tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua hoạt động tự
làm đồ dùng đồ chơi, qua hoạt độn thực hành thử nghiệm, hoạt động tham quan
dã ngoại, qua các trò chơi hay qua hoạt động trải nghiệm cùng với gia đình trẻ.
(Hình 8: Trẻ cùng gia đình đi dạo phố trong dịp Tết)
Chương 4: Kết quả hoặc hiệu quả của sáng kiến/ đề tài
1. Hiệu quả của sáng kiến
*Với trẻ: Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt. Trẻ được vui chơi và
phát huy được tính tích cực của mình, trẻ bước đầu đã có các kỹ năng hoạt


16
động theo nhóm, biết đồn kết giúp đỡ bạn khi thực hiện nhiệm vụ của thầy, cô
giáo. Trẻ trở nên có nề nếp hơn khi tham gia các hoạt động động trải nghiệm.

Trẻ được tự mình trải nghiệm, tìm tịi khám phá thiên nhiên. Qua các hoạt động
trẻ thể hiện được khả năng của bản thân một cách rõ nét. Trẻ tự khẳng định
mình, tự tin, mạnh dạn và chủ động trong thực hiện các hoạt động khác nhau.
* Với phụ huynh học sinh: Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
thực hiện thử nghiệm sáng kiến trong điều kiện thực tế của nhà trường. Tích
cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải và cùng
các thầy cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
* Với giáo viên: Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy
trẻ qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp tin
tưởng, quý mến. Giáo viên có sự chủ động, sáng tạo, có kế hoạch cụ thể, chi
tiết, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện các
hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đạt hiệu quả giáo dục cao. Tạo được
môi trường giáo dục trải nghiệm cho trẻ đa dạng, phong phú đạt kết quả, phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn tự tin cho trẻ.
2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng
kiến/ đề tài: Hình ảnh hoạt động của trẻ
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN Vạn
Phước” tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là hoạt động rất
cần thiết, nhằm hình thành tính mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, góp phần phát triển
nhận thức, tình cảm, vận động, ngôn ngữ, kĩ năng xã hội ở trẻ. Để việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài những kinh
nghiệm mà chúng tơi đã chia sẻ đó là kinh nghiệm lập kế hoạch tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ, kinh nghiệm tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi,
tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thơng qua
hoạt động ngồi trời, kinh nghiệm thiết kế bộ sưu tập các trò chơi, kinh nghiệm
tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại và kinh nghiệm phối hợp với các bậc phụ

huynh để phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm. Chúng ta cần chú ý
đến các yếu tố sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, luôn trăn trở tạo cơ
hội tốt nhất cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, sáng tạo.
- Làm tốt công tác trao đổi, tuyên truyền với các bậc phụ huynh để họ hỗ
trợ về vật chất, thời gian và cùng tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cùng
với trẻ.
- Luôn sáng tạo ra các hoạt động trải nghiệm phù hợp với trẻ, với điều
kiện của nhà trường, của các bậc phụ huynh, phù hợp với sức khỏe của trẻ


17
2. Khuyến nghị:
Để nâng cao chất lượng giáo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 - 5
tuổi tôi có một số khuyến nghị sau:
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất xây dựng
thêm cơ sở vật chất mua sắm thêm một số đồ dùng học tập cho trẻ
Đối với nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các
chuyên đề về giáo dục thực hành trải nghiệm cho giáo viên dự giờ, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau.
Tuyên truyền nội dung giáo dục và các hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mầm non trên đài báo, ti vi nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vạn Phước, ngày 26 tháng 10 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị

Người viết

Trần Thị Trinh Tú




×