Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biến đổi không gian cư trú của người ê đê ở buôn ma thuột từ sau 1975 đến nay (nghiên cứu trường hợp buôn alê a và buôn êa bông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ KIM CHUNG

BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Ở BUÔN MA THUỘT TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp buôn Alê A và buôn Êa Bông)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ KIM CHUNG

BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Ở BUÔN MA THUỘT TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
(Nghiên cứu trường hợp buôn Alê A và buôn Êa Bông)

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 831063001

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Hoài Giang

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Biến đổi không gian cư trú của
người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay là công trình nghiên
cứu của riêng tơi, các tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực,
kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. Tổng quan

11

1.1. Các khái niệm


11

1.1.1. Không gian văn hố bn làng

11

1.1.2. Khơng gian cư trú

13

1.2. Các quan điểm lý thuyết

13

1.3. Không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống

16

1.4. Bối cảnh tác động đến không gian cư trú của người Ê Đê từ sau 1975
đến nay

19

1.4.1. Chính sách phát triển kinh tế

19

1.4.2. Chính sách phát triển văn hóa – xã hội

22


1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu dân cư và dân tộc

23

Chương 2. Q trình biến đổi khơng gian cư trú buôn làng Ê Đê

25

2.1. Biến đổi về cơ cấu dân cư và dân tộc

25

2.1.1. Biến đổi cơ cấu dân số và cơ cấu tộc người

25

2.1.2. Biến đổi cơ cấu tơn giáo

29

2.2. Biến đổi về loại hình gia đình và kiến trúc nhà ở

32

2.2.1. Biến đổi về loại hình gia đình

32

2.2.2. Biến đổi về kiến trúc nhà ở


35

2.3. Hệ quả của biến đổi không gian cư trú

40

2.3.1. Những thay đổi trong đời sống gia đình

40

2.3.2. Những thay đổi về mặt tiếp biến văn hóa

44


Chương 3. Xu hướng và vấn đề đặt ra từ q trình biến đổi khơng gian
cư trú bn làng ÊĐê truyền thống

48

3.1. Các xu hướng biến đổi

48

3.1.1. Xu hướng bảo tồn kết hợp hiện đại hóa

48

3.1.2. Xu hướng giải thể


50

3.2. Vấn đề đặt ra từ sự biến đổi

52

3.2.1. Nhu cầu bảo tồn không gian cư trú truyền thống

52

3.2.2. Sự thay đổi quá nhanh của không gian cư trú truyền thống

54

3.2.3. Thiếu sự liên kết giữa nhà nước và cộng đồng trong vấn đề bảo tồn56
3.3. Đề xuất nhằm quy hoạch và bảo tồn

57

3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của không gian cư trú truyền thống 57
3.3.2. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng tại buôn

59

3.3.3. Một số khuyến nghị về quy hoạch và bảo tồn

62

KẾT LUẬN


67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC ẢNH

73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không gian cư trú là một trong những thành tố quan trọng có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nó vừa thể
hiện được sự thích nghi với tự nhiên của con người, vừa là nơi phản chiếu rõ
nhất những giá trị văn hóa bởi nó có tính địa điểm rất rõ rệt và đơi khi có
những nét riêng mà khơng một vùng nào có. Khơng gian cư trú của mỗi tộc
người phản ánh những nét văn hóa bản địa khác nhau, cho ta những hiểu biết
và cảm nhận chân thực về lối sống và con người nơi ấy.
Nhắc đến không gian cư trú của các tộc người thiểu số vùng cao, không
thể không nhắc đến các cộng đồng sinh sống ở vùng Tây Nguyên - mảnh đất
đầy nắng, gió, rượu cần và cồng chiêng. Trong số các tộc người Tây Nguyên,
không gian cư trú của người ÊĐê có những nét đặc trưng riêng biệt. Khi đọc
Trường ca Đam Săn – một tác phẩm dân ca bất hủ của người ÊĐê, hẳn chúng
ta sẽ rất nhớ hình ảnh “Mái nhà dài như một tiếng chiêng”. Đúng vậy, ngơi
nhà sàn dài vừa là yếu tố chính tạo nên nét đặc sắc cho không gian cư trú của
người ÊĐê, vừa là nơi sáng tạo, lưu giữ và trao truyền các giá trị truyền thống
của cộng đồng này.

Nhìn vào nhà sàn dài, ta có thể thấy rõ được những vấn đề căn bản góp
phần duy trì xã hội ÊĐê truyền thống: thế giới quan, cấu trúc và quan hệ thân
tộc, đời sống gia đình vận hành theo nguyên tắc mẫu hệ, gu nghệ thuật và
thẩm mỹ.
Từ năm 1975 đến nay, trong bối cảnh hai miền Nam - Bắc thống nhất,
cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng đi theo con đường cơng nghiệp,
hiện đại hóa, khơng gian sinh sống của người ÊĐê đã thay đổi mạnh mẽ, đặc
biệt là các buôn cư trú ở thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ của tỉnh Đắk
Lắk và Tây Nguyên. Quá trình thay đổi khơng gian cư trú của người ÊĐê ở
1


Bn Ma Thuột, do đó, có ý nghĩa điển hình nếu xét trong bối cảnh thay đổi
không gian sống của các nhóm ÊĐê ở Đắk Lắk nói riêng và các tộc người
sinh sống ở Tây Ngun nói chung. Thơng qua việc nghiên cứu nhóm điển
hình này, chúng ta vừa có thể hiểu rõ hơn những thay đổi về giá trị, quan
niệm, lối sống của người ÊĐê, vừa có thể cung cấp các tham vấn hữu ích cho
các nhà quản lý địa phương trong việc quy hoạch không gian ÊĐê cho phù
hợp với tổng thể không gian đô thị Buôn Ma Thuột.
Từ các ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn như vậy, tôi quyết định chọn đề
tài Sự biến đổi không gian cư trú của người ÊĐê ở Buôn Ma Thuột từ sau
1975 đến nay (Nghiên cứu trường hợp buôn Alê A và Êa Bơng) cho luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, tơi hướng đến ba mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, làm rõ q trình biến đổi khơng gian cư trú của bn làng
ÊĐê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay;
Thứ hai, làm rõ những thay đổi về lối sống gắn liền với không gian cư
trú.
Thứ ba, đưa ra một số ý tưởng nhằm góp phần bảo tồn khơng gian nhà

dài của người ÊĐê ở Bn Ma Thuột.
Những mục đích nghiên cứu này sẽ là những định hướng giúp tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài của mình một cách hiệu quả và chính xác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Sự biến đổi không gian cư trú
của cộng đồng người ÊĐê ở Buôn Ma Thuột từ 1975 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu

2


Phạm vi không gian: Tôi sẽ tập trung nghiên cứu buôn Alê A (phường
Ea Tam) và buôn Êa Bông (xã Cư Êbur). Cả hai buôn cùng thuộc thành phố
Buôn Ma Thuột.
Bn Alê nằm ở gần đường Y Ngơng. Vì Pháp đã lấy đất của buôn làm
khu quân sự khi trở lại Tây Nguyên nên buôn Alê đã chuyển xuống khu vực
sát đường Lê Duẩn hiện nay. Để thuận tiện hơn cho việc sản xuất và sinh
hoạt, một bộ phận dân cư của buôn đã tách ra lập buôn mới. Từ đó, bn cũ
được gọi là bn Alê A và bn mới được gọi là buôn Alê B. Theo lời kể của
những già làng ở đây, cái tên Alê có nguồn gốc từ tiếng ÊĐê. Trong tiếng
ÊĐê, chữ “lê” có nghĩa là tre xanh. Vì bn có rất nhiều rừng tre lớn nên
người dân đã đặt cho buôn cái tên là Alê A. Ở vùng Buôn Mê Thuột, Alê A là
một bn lớn, giàu có và trí thức nhất vì ở bn có có rất nhiều người làm
cơng chức, chiếm tỉ lệ cao hơn so với các buôn khác trong vùng. Có lẽ bởi
vậy mà số lượng người di cư về buôn cũng chiếm một tỉ lệ cao, tác động lớn
đến tốc độ biến đổi của buôn, biến Alê A dần trở thành buôn ÊĐê mang đậm
dáng dấp của người Kinh. Tuy nhiên, do ngày càng khan hiếm đất cả về đất ở
lẫn đất tự nhiên mà mật độ dân số lại cao nên Alê A được xếp vào buôn nghèo
của vùng Bn Mê Thuột. Thay vào đó, với vị trí là buôn cận trung tâm nên

cơ hội thay đổi cuộc sống của người dân trong buôn dần nhiều hơn và mức
sống cũng phát triển hơn theo hướng hiện đại hóa. Cho đến nay, Alê A là
bn khơng cịn một nhà sàn truyền thống nào, các hoạt động sinh hoạt văn
hóa truyền thống cũng khơng cịn diễn ra nhiều tại đây. Nhà thờ Kitô giáo và
không gian đạo Tin lành dần trở thành không gian tinh thần quan trọng nhất
đối với cả buôn làng.
Nếu Alê A là một buôn cận trung tâm thì Êa Bơng lại là một bn khá
xa trung tâm, cách trung tâm thành phố khoảng 5 ki lô mét. Êa Bông là tên
một con suối chảy qua buôn, nằm ở phía Đơng Bắc của bn ngày nay và là
3


nơi cư trú của người dân giai đoạn trước năm 1975. Êa Bơng là một bn
thuần nơng, nghề nghiệp chính của người dân trong buôn là làm nông nghiệp,
chủ yếu là đốt nương làm rẫy. Đối với họ, đất, nước và rừng là nguồn tài
ngun vơ tận để họ có thể canh tác theo các phương thức làm nông nghiệp
truyền thống. Vì vậy, mức sống của họ giai đoạn trước 1975 là mức sống
trung bình, nghèo và sinh hoạt theo hình thức tự cung tự cấp. Cho đến cuối
thập niên 1980, khi mơ hình canh tác cây cơng nghiệp được phổ biến thì
người dân mới bắt đầu trồng cà phê. Nhờ có diện tích đất sản xuất tương đối
cao nên cà phê trở thành nguồn thu nhập chính của người dân, mức thu nhập
của họ được nâng lên và mức sống cũng được cải thiện hơn, tỷ lệ hộ nghèo
cũng giảm đi đáng kể. Đời sống thay đổi, nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại cũng
thay đổi theo. Nhà sàn dài truyền thống được thay thế dần bằng nhà bê tông,
nhà cấp bốn. Hơn 50% người dân đi theo Kitơ giáo và đạo Tin lành. Bộ phận
cịn lại vẫn giữ được các tín ngưỡng và sinh hoạt truyền thống.
Bảng 1. Khái quát về các buôn được lựa chọn nghiên cứu
Tên bn
ALê A


Thơng

Êa Bơng

số
Vị trí
Dân số
Diện

Phường Ea Tam

Xã Cư Êbur

Vùng trung tâm

Vùng ngoại ô

Tổng: 365 hộ, 1561 khẩu

Tổng: 312 hộ, 1559 khẩu

Ê Đê: 197 hộ, 745 khẩu

Ê Đê: 270 hộ, 1358 khẩu

23,9 ha

159,6 ha

Công chức nhà nước, làm nông


Làm nông nghiệp kết hợp

nghiệp kết hợp buôn bán và làm thuê

làm th cơng nhật

tích
Sinh kế

4


công nhật
Tôn

70% Kitô giáo; 30% Tin lành, lương

70% Kitô giáo;

giáo

giáo và tín ngưỡng truyền thống

30% Tin lành, lương giáo
và tín ngưỡng truyền thống

Mức

Khá giả


Trung bình khá

sống
[Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả năm 2020]
Nếu nhìn vào các thơng số ở bảng 1, giữa Buôn Alê A và Êa Bông có
nhiều điểm khác nhau căn bản, do đó, có thể đại diện cho cộng đồng 33 thôn
buôn Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
Phạm vi thời gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu sự biến đổi trong
khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp chính để nghiên cứu đề tài này
như:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tôi đã tham khảo các
nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các nghiên cứu
liên quan đến biến đổi không gian cư trú tộc người ở vùng cao nói chung và ở
Tây Nguyên nói riêng. Bên cạnh đó, tơi cũng tham khảo các báo cáo tổng kết
hàng năm của thành phố Buôn Ma Thuột và của các phường Ea Tam, xã Cư
Êbur để hiểu được bối cảnh kinh tế - xã hội của sự biến đổi không gian cư trú
ở các điểm nghiên cứu.
Phương pháp điền dã dân tộc học: Dưới sự hỗ trợ trực tiếp của giáo
viên hướng dẫn, tôi đã đi thực địa ở hai buôn Alê A và Êa Bông. Tuy thời
gian thực địa không nhiều, tôi đã cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu
và tổ chức các cuộc thảo luận nhóm với người dân ở hai bn nhằm có được
5


những thơng tin cơ bản nhất về q trình biến đổi không gian cư trú ở đây từ
sau 1975 đến nay.
5. Lịch sử nghiên cứu

Môi trường sống của con người là một chủ đề quen thuộc trong các tác
phẩm nhân học. Theo quan sát của chúng tôi, các tác phẩm nhân học thường
tập trung vào hai đối tượng chính trong không gian cư trú: ngôi nhà và mái
ấm. Trong các mô tả về các dân tộc bản địa ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương,
các nhà nhân chủng học thời kỳ đầu như Lewis Henry Morgan (Morgan 1881)
hay Bronislaw Malinowski (trích dẫn bởi Collier, Rosaldo & Yanagisako
1987) xem gia đình của người bản địa là một nhóm họ hàng bị ràng buộc bởi
một không gian vật lý xác định, một lị sưởi và một ngơi nhà. Quan sát các gia
đình thượng lưu của người da đỏ Bắc Mỹ và các gia đình Trung Âu, LéviStrauss cho rằng ngơi nhà có chức năng hòa nhập và kết nối các mối quan hệ
giữa các gia đình - chẳng hạn như tạo ra các liên minh quyền lực thông qua
hôn nhân [36]. Trong khi đó, từ cuộc sống gia đình của xã hội Algeria,
Bourdieu cho rằng vật chất và hình thức cấu trúc của ngôi nhà trở thành cơ sở
cho tái sản xuất xã hội [32]. Ngoài ra, các nhà nhân học cũng quan tâm đến
các khía cạnh khác như đời sống gia đình hay vai trị của kinh tế gia đình.
Trong một nghiên cứu về cuộc sống gia đình Mã Lai, Carsten đặt lị sưởi ở
trung tâm ngơi nhà: đó là nơi gặp gỡ của các thành viên trong gia đình, chuẩn
bị bữa ăn, nơi tạo ra các mối quan hệ dòng tộc thông qua việc chuyển nhượng
và chia sẻ tài sản [33]. Khía cạnh kinh tế của gia đình được các tác giả khác
gọi là "kinh tế gia đình" [35] hoặc phương thức sản xuất nội địa [37]. Theo
Gudeman và Rivera, mơ hình kinh tế hộ gia đình cho phép các gia đình thỏa
mãn đời sống cá nhân trong khi đảm bảo sự hỗ trợ qua lại cho các hộ gia đình
khác, độc lập nhưng gắn với nhu cầu của thị trường bên ngoài [35, tr.10].

6


Trong khi, đối với không gian cư trú các dân tộc thiểu số, nghiên cứu
không gian dân cư dân tộc thiểu số, hầu hết các nhà nghiên cứu Việt Nam
thường háo hức tìm hiểu khía cạnh kiến trúc (Nguyễn Phước Bảo Dân 2005;
Lâm Nhân 2007; Chảo Văn Lâm 2015; Mai Ngọc Chừ 2015; Phú Văn Hân

2015; Vũ Thị Diệu 2016). Đối với khu vực Tây Nguyên Việt Nam, nhà ở của
các tộc người bản địa được nhắc đến trong các tác phẩm nổi tiếng của các học
giả Pháp như: Rừng người Thượng (Henri Maitre 2008), Chúng tôi ăn rừng
(G. Condominas 1997), Những vùng đất huyền ảo (Jacques Dournes 2003).
Và chủ đề này tiếp tục được nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu sau năm
1975. Họ đã nghiên cứu sâu về kết cấu, kỹ thuật, mỹ thuật, công năng,
phương hướng sử dụng và bảo tồn nhà rông của các dân tộc Nam Tây Nguyên
(Nguyễn Khắc Tụng 1991; Lưu Hùng 1994; Bùi Minh Đạo 2004; Nguyên
Ngọc 2007; Lê Hồng Lý 2015; Nguyễn Thị Phương Châm 2015; Rơ Đăm Thị
Bích Ngọc, 2017). Tất nhiên, do kiến trúc độc đáo và vai trò quan trọng của
nó trong đời sống xã hội tộc người, nhà sàn dài nói riêng và khơng gian cư trú
ÊĐê nói chung đã được nhiều học giả quan tâm.
Trong cuốn Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững
của Đỗ Hồng Kỳ đã nêu khái quát những đặc trưng quan trọng về đặc điểm,
cấu trúc và nét văn hóa đậm đà của người ÊĐê trong q trình gìn giữ và phát
triển ngôi nhà dài và truyền thống mẫu hệ [15].
Trong bài viết Cần bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào
Tây Nguyên của tác giả Tấn Vịnh đã đưa ra một số giải pháp trong công tác
bảo tồn nhà cửa truyền thống của đồng bào ÊĐê [30].
Chuyên khảo của tác giả Đặng Hoài Giang về Biến đổi khơng gian văn
hóa bn làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay trong bối cảnh
chuyển đổi cấu trúc không gian buôn làng đã cho thấy được hệ quả tất yếu
của quá trình chuyển động trong cấu trúc không gian buôn làng. Khi cấu trúc
7


không gian buôn làng thay đổi, các yếu tố văn hóa truyền thống tất yếu bị
gián đoạn, các giá trị cũ nhường chỗ cho các quan niệm, giá trị mới. Trong
bài viết này, tác giả cũng đã nhắc đến sự biến đổi không gian cư trú tộc người
ÊĐê ở một số buôn làng ở Tây Nguyên [9].

Trong chuyên khảo Người ÊĐê – một xã hội mẫu quyền của Anne De
người Pháp, tác giả đã đặc biệt chú ý đến vai trị khơng gian nhà sàn dài
truyền thống của tộc người ÊĐê. Tác giả khơng những nêu ra vai trị của nhà
sàn dài về mặt tín ngưỡng, lễ hội, tâm linh, văn hóa mà cịn chỉ ra sự biến đổi
của nhà sàn dài và những nguy cơ từ sự biến đổi đó. Theo quan điểm của tác
giả, việc người ÊĐê chuyển từ nhà sàn dài truyền thống sang nhà cá nhân
giống như việc họ đang từ bỏ một phần quan trọng trong đời sống nghi lễ và
xã hội, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ nhà sàn dài bị giải thể trong tương lai
[11].
Ngoài ra, đặc điểm của nhà sàn dài cũng như phương pháp bảo tồn nhà
sàn dài Ê Đê cũng được nhắc đến trong trong một số nghiên cứu khác: Tác
động của đơ thị hóa đến văn hóa nhà dài của người ÊĐê của Nguyễn Thị
Phương Thảo [29]; Nhà văn hóa cộng đồng ở Tây Nguyên: xây xong đóng
cửa bỏ hoang của Nguyên Bình [26]; Nhà ở và sinh hoạt trong nhà của người
ÊĐê ở Việt Nam của Nguyễn Thị Hịa [12] .
Các nghiên cứu nói trên là nguồn tham khảo rất quý giá giúp tôi thực
hiện luận văn này.
6. Một số đóng góp của luận văn
Thứ nhất, về hướng tiếp cận, nếu các nghiên cứu trước đây thường chú
trọng miêu tả các yếu tố kiến trúc, thì luận văn của tơi cố gắng nhìn sự biến
đổi khơng gian cư trú trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Buôn Ma Thuột để thấy được các chiều tác động lên không gian sống của
người ÊĐê.
8


Thứ hai, luận văn không những làm rõ khái niệm khơng gian cư trú mà
cịn vận dụng các quan điểm lý thuyết phù hợp để đánh giá và phân tích các tư
liệu dân tộc học.
Thứ ba, luận văn làm rõ các chiều cạnh biến đổi trong không gian cư

trú của người ÊĐê. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những xu hướng biến đổi
trong không gian cư trú của người ÊĐê ở Buôn Mê Thuột và đề xuất những
phương hướng cũng như kiến nghị để bảo tồn và phát huy giá trị của không
gian cư trú của người ÊĐê trong tổng thể kiến trúc đơ thị thành phố.
Với các đóng góp vừa nêu, luận văn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho
những ai quan tâm đến lĩnh vực khơng gian cư trú tộc người ở Việt Nam nói
chung và ở Tây Nguyên nói riêng. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp các
thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý địa phương trong việc hoạch định
các chính sách bảo tồn văn hoá truyền thống phù hợp cho vùng đô thị Buôn
Ma Thuột.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương và các nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan. Trong chương này tác giả sẽ làm rõ các khái
niệm cơ bản bao gồm: Khái niệm khơng gian văn hóa làng Việt truyền thống
vùng Đồng bằng; Khái niệm khơng gian văn hóa bn làng Tây Nguyên;
Khái niệm không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống. Sau đó, tác giả sẽ
chỉ ra bối cảnh tác động đến không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống
bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như sự
chuyển dịch cơ cấu dân cư dân tộc ở một số buôn làng ÊĐê ở Tây Ngun.
Chương 2: Q trình biến đổi khơng gian cư trú bn làng ÊĐê.
Chương này sẽ chỉ ra những khía cạnh biến đổi không gian cư trú - bao gồm:
Biến đổi về cơ cấu dân cư, dân tộc và tôn giáo; Biến đổi về loại hình gia đình
và kiến trúc nhà ở. Từ đó, sẽ tìm và chỉ ra hệ quả của sự biến đổi không gian
9


cư trú buôn làng ÊĐê trên nhiều mặt như thay đổi trong đời sống gia đình
cũng như thay đổi về mặt tiếp biến văn hóa.
Chương 3: Xu hướng và vấn đề đặt ra từ q trình biến đổi khơng gian
cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống. Tác giả sẽ chỉ ra những xu hướng biến đổi

chính là: Xu hướng bảo tồn kết hợp hiện đại hóa và xu hướng giải thể. Từ
những xu hướng này, tác giả sẽ nêu lên những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi và
đưa ra các đề xuất nhằm quy hoạch và bảo tồn không gian cư trú truyền thống
cho buôn làng ÊĐê.

10


Chương 1. Tổng quan
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Không gian văn hố bn làng
Trước khi tìm hiểu khái niệm khơng gian cư trú - vốn là khái niệm
trung tâm của luận văn, chúng tôi muốn làm rõ một khái niệm liên quan là
khơng gian văn hố bn làng vì khơng gian cư trú là một bộ phận không thể
thiếu của không gian văn hố bn làng. Theo Đặng Hồi Giang, khái niệm
khơng gian văn hóa bn làng hàm chỉ một thực thể khơng gian đóng vai trị
như là khơng gian sáng tạo, thực hành và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa của
cộng đồng bn làng. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng khơng gian văn hóa bn
làng cũng cịn có thể hiểu như là khơng gian văn hóa tộc người hay mơi
trường ni dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tộc người [9, tr. 62].
Về mặt cấu trúc, Đặng Hoài Giang cho rằng khơng gian văn hố bn
làng được cấu thành bởi 4 yếu tố:
Không gian sản xuất: nơi cung cấp các nguồn lợi từ tự nhiên (đất, nước,
hệ thực vật và động vật, khoáng sản ...) mà con người có quyền tiếp cận, khai
thác nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn: đất để ở và để canh tác nông nghiệp;
nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất; rừng để khai thác thực phẩm
(rau, củ, quả, thịt thú rừng) và các loại vật liệu quan trọng (gỗ, dược liệu); các
bãi chăn thả để chăn nuôi súc vật... Trong q trình tương tác và thích nghi
với khơng gian sản xuất, con người đã tích lũy tri thức về thế giới tự nhiên (tri
thức bản địa) và định hình nên các khn mẫu văn hóa: các quy định về tiếp

cận, sở hữu, chuyển nhượng đất đai và các loại tài ngun; hình thức canh tác
nơng nghiệp (lịch mùa vụ, cơng cụ sản xuất và kỹ thuật canh tác, cơ cấu cây
trồng); hình thức tiêu dùng, phân phối và trao đổi sản phẩm ...
Không gian cư trú: nơi ở của các hộ gia đình trong cộng đồng, nơi diễn
ra tồn bộ đời sống dân sự thường nhật. Nói đến khơng gian cư trú là nói đến
11


phong cách kiến trúc (mơ típ kiến trúc, vật liệu kiến trúc, cách sử dụng không
gian kiến trúc, nghệ thuật trang trí), loại hình gia đình (hạt nhân hay mở rộng)
và vô số nguyên tắc được đặt ra trong khung cảnh đời sống gia đình: hình
thức thừa kế và phân chia tài sản, chức năng giới, hình thức lựa chọn đối
tượng hôn nhân (đối tượng phối ngẫu) và cư trú sau hơn nhân, hình thức hợp
tác giữa các gia đình cùng huyết thống ...
Không gian sinh hoạt cộng đồng: nơi diễn ra các sinh hoạt chung của
cộng đồng, trong đó đáng chú ý là nhà cộng đồng (communal house) và khu
vui chơi, giải trí. Khơng gian sinh hoạt cộng đồng có chức năng thúc đẩy q
trình xã hội hóa cá nhân - giúp cá nhân nhập thân sâu hơn vào đời sống bên
ngoài, nâng cao sự gắn kết xã hội và duy trì tính liên tục văn hóa của cộng
đồng thơng qua các thực hành văn hóa được tổ chức trong một số sự kiện đặc
biệt;
Khơng gian sinh hoạt tín ngưỡng: nơi con người tổ chức các sinh hoạt
tín ngưỡng để tạo nên sự giao tiếp giữa thế giới thực mà họ đang sống với một
thế giới tuy mơ hồ nhưng được xem là có mối liên hệ mật thiết với thế giới
của họ: thế giới tâm linh. Đó là thế giới của các nhân vật siêu nhiên và của
những người thân đã khuất. Các quan niệm và sinh hoạt gắn liền với khơng
gian tín ngưỡng có chức năng điều tiết hành vi của con người. Đồng thời, nó
cũng có vai trị duy trì và trao truyền các kĩ năng, các giá trị văn hóa giữa các
thế hệ trong một cộng đồng. Vì mỗi sự kiện sinh hoạt tín ngưỡng, ngồi ý
nghĩa tinh thần, cịn là một cơ hội để các thành viên trong cộng đồng trình

diễn những gì được cho là tốt đẹp nhất, tinh túy nhất trong vốn văn hóa của họ
[9, tr. 64-65].
Như vậy, theo cách phân loại của Đặng Hồi Giang, khơng gian cư trú
là một bộ phận hữu cơ của khơng gian văn hố bn làng.

12


1.1.2. Không gian cư trú
Trong luận văn này, không gian cư trú được đặt trong bối cảnh của
không gian văn hố bn làng, và được hiểu là khu vực sinh sống của các hộ
gia đình trong một làng. Khơng gian ở bao gồm cả khía cạnh “cứng” như kiểu
gia đình, kiến trúc và cấu trúc dân tộc và những khía cạnh “mềm” liên quan
đến chúng như các quy tắc trong hôn nhân và thừa kế tài sản, tập quán hàng
ngày định hình cuộc sống của các gia đình: văn hóa ẩm thực và trang phục,
các hoạt động tôn giáo, v.v. Về cơ bản, cái mà chúng tơi gọi là “khía cạnh
mềm” là cách sống của các hộ gia đình trong một cộng đồng. Rõ ràng, cả hai
khía cạnh này có mối quan hệ tương hỗ và phụ thuộc vào nhau, do đó, một
điểm khác biệt khác của luận văn này so với các cơng trình trước đó là làm rõ
sự liên quan giữa sự thay đổi của các khía cạnh hữu hình với sự thay đổi của
các mặt vơ hình trong tồn bộ khơng gian cư trú.
1.2. Các quan điểm lý thuyết
Trước hết, luận văn này dựa vào lý thuyết tiếp biến văn hóa để làm
định hướng phân tích và giải mã tài liệu. Từ "tiếp biến văn hóa" có lẽ do nhà
nhân học Mỹ J. W. Powell sử dụng từ năm 1880 khi đề cập đến sự biến đổi
của lối sống và lối suy nghĩ của người di dân khi tiếp xúc với xã hội Mỹ. Tuy
nhiên, phải đợi đến những năm 1930 mới có các hệ thống lý thuyết về hiện
tượng gặp gỡ giữa các nền văn hóa và có định nghĩa về mặt khái niệm. Năm
1936, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội Mỹ lập ra một ủy ban để tổ chức
nghiên cứu các sự kiện tiếp biến văn hóa, trong đó có Robert Redfield, Ralph

Linton và Medville Herskovits. Trong Bản ghi nhớ nghiên cứu về tiếp biến
văn hóa (1936) có nêu ra định nghĩa: "Tiếp biến văn hóa bao gồm tất cả các
hiện tượng do việc tiếp xúc liên tục và trực tiếp giữa các nhóm cá thể có văn
hóa khác nhau, dẫn đến những biến đổi đáng kể trong các mơ thức văn hóa

13


ban đầu của một hoặc của hai nhóm này. Cũng trong bản ghi nhớ này, "tiếp
biến văn hóa" được phân biệt với:
“Biến đổi văn hóa” (culture change), thường được dùng trong nhân học
Anh. Tiếp biến văn hóa mới chỉ là một phương diện của biến đổi văn hóa vì
biến đổi văn hóa có thể là kết quả của những nguyên nhân nội tại.
“Đồng hóa văn hóa” vì đây chỉ là giai đoạn cuối của tiếp biến văn hóa
và, vì nó hàm ý sự biến mất hoàn toàn của nền văn hóa gốc và việc du nhập
hồn tồn nền văn hóa của nhóm thống trị.
“Truyền bá văn hóa”, vì truyền bá xun suốt q trình tiếp biến văn
hóa nhưng vẫn có thể có truyền bá mà khơng có tiếp xúc liên tục và trực tiếp,
và dù sao nó cũng chỉ là một phương diện của q trình tiếp biến văn hóa vốn
phức tạp hơn nhiều.
Bản Ghi nhớ cũng đưa ra một hệ thống phân loại các tiếp xúc văn hóa:
Theo các tiếp xúc diễn ra giữa tồn bộ các nhóm, hoặc giữa tồn
bộ nhóm cư dân với một nhóm của một nhóm cư dân khác (ví dụ truyền giáo,
thực dân, người di cư...).
Theo các tiếp xúc hòa hảo hay là thù địch;
Theo các tiếp xúc diễn ra giữa các nhóm có độ lớn tương đương và
giữa các nhóm có độ lớn khơng đều nhau;
Theo các tiếp xúc có các nền văn hóa có độ phức hợp lớn hay khơng;
Theo các tiếp xúc sinh ra từ thực dân hóa hay là di cư.
Sau đó có thể có các:

Tình huống "thống trị" (domination) và "bị trị" (subordination) trong
đó xảy ra tiếp biến văn hóa;

14


Tiến trình tiếp biến văn hóa tức là các thể thức "chọn lọc" các yếu tố
vay mượn hay là "phản kháng" lại sự vay mượn;
Các hình thức hội nhập các yếu tố này vào trong mơ hình văn hóa gốc;
Các cơ chế tâm lý tạo điều kiện thuận lợi hay khơng đối với tiếp biến
văn hóa;
Cuối cùng, những hệ quả có thể của tiếp biến văn hóa, bao gồm cả
những phản ứng tiêu cực, đơi khi có thể tạo ra những phong trào "chống-tiếp
biến văn hóa".
Các nhà nhân học Mỹ dùng khái niệm "khuynh hướng" vay mượn từ
ngôn ngữ học của Sapir để giải thích rằng tiếp biến văn hóa khơng bao giờ
đơn thuần là một sự cải hóa từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Sự
biến đổi của nền văn hóa gốc diễn ra bằng cách "chọn lọc" các yếu tố văn hóa
vay mượn, và sự chọn lọc này được thực hiện theo "khuynh hướng" nội tại
của nền văn hóa gốc. Herskovits đưa ra khái niệm "diễn giải và biểu đạt lại"
(réinterprétation) được định nghĩa là "tiến trình trong đó những ý nghĩa cũ
được gán cho các yếu tố mới hoặc là những giá trị mới làm thay đổi những ý
nghĩa văn hóa của các hình thức cũ”. Một quy luật chung được rút ra là các
yếu tố không phải là biểu trưng (kỹ thuật và vật chất) của một nền văn hóa thì
sẽ dễ chuyển được sang nền văn hóa khác hơn là các yếu tố biểu trưng (tôn
giáo, tư tưởng, vv.)
Để mường tượng được sự phức hợp của tiến trình xúc tiến văn hóa, H.
G. Barnett phân biệt: "hình thức" (biểu đạt hiện hữu); "chức năng" và "ý
nghĩa" của các nét văn hóa. Từ cách phân biệt này, có ba hợp thức phụ có thể
được nêu ra:


15


Hình thức mà càng "lạ lẫm" với nền văn hóa tiếp nhận thì sự chấp nhận
nó càng khó.
Hình thức dễ được chuyển giao hơn là các chức năng.
Một nét văn hóa, dù hình thức và chức năng của nó như thế nào thì nó
cũng sẽ dễ được chấp nhận và hội nhập hơn nếu nó mang một ý nghĩa phù
hợp với nền văn hóa tiếp nhận [9].
Luận văn cũng sử dụng quan điểm của Ernesto Laclau về bản sắc văn
hoá để phân tích động thái bảo tồn văn hố truyền thống của người Ê Đê
trong bối cảnh đô thị. Theo quan điểm của Ernesto Laclau, ý nghĩa của bản
sắc chỉ được khám phá một cách đầy đủ nếu bản sắc đó được tiếp xúc với
“người ngồi cuộc”. Ý tưởng ban đầu này cho rằng tiếp cận từ góc độ khác,
tiếp xúc với dân tộc Kinh cũng là cơ hội để cộng đồng Ê Đê nhận thức rõ hơn
về bản sắc của họ vì theo quan điểm của Ernesto Laclau, ý nghĩa của bản sắc
sẽ được khám phá đầy đủ nếu bản sắc đó được tiếp xúc với "người ngồi
cuộc" [Laclau 2005: 68]. Tự nhận thức có thể dẫn đến nhiều hành động khác
nhau để khẳng định bản sắc riêng của cộng đồng, và đối với người Ê Đê ở
Buôn Ma Thuột, đó là nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống trước khi “làn
sóng Việt hóa” (Kinh hóa) lấn át trên Tây Nguyên Việt Nam.
1.3. Không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống
Xét về không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống, tôi sẽ nghiên
cứu dựa theo những thành tố chính cấu thành và xây dựng lên một kiến trúc
không gian cư trú tổng thể. Cụ thể là nhà ở và loại hình gia đình truyền thống
của người ÊĐê. Đây là hai thành tố chính tạo nên sự thay đổi cả về chất và
lượng trong không gian cư trú buôn làng nơi đây.
Về nhà ở
Nơi ở truyền thống của người ÊĐê là một ngôi nhà sàn dài – sang với

chiều dài trung bình từ sáu mươi đến tám mươi mét, thậm chí có thể đạt đến
16


cả trăm mét. Nhà được xây dựng vững chãi trên các cột, mái được lợp bằng
tranh và luôn được định hướng theo trục Bắc – Nam, cửa chính được đặt ở
đầu nhà khơng phân biệt hướng. Mỗi đầu nhà có một adring gah: là một hàng
hiên lát gỗ tròn để đặt cối, chày giã thóc hàng ngày cũng như những chiếc nia,
lồng gà, bành voi… Riêng đối với nhà giàu cịn có thêm gơng mrai là những
cột gỗ to được chạm trổ. Người ta thường leo lên adring bằng cầu thang – ê
nan. Cửa nhà được làm bằng tre đan – còn gọi là bang bha, được mở bằng
cách đẩy trượt vào căn nhà chung, phòng này bao giờ cũng nằm ở phía Tây
của mặt tiền. Cửa dẫn vào các phòng riêng cũng như vậy nhưng nhỏ hơn [11,
tr. 153-154].
Dù dài bao nhiêu thì nhà sàn dài của người ÊĐê chủ yếu gồm có hai
phần: phịng chung – gah và phịng riêng – ơk. Trong đó, phịng chung chiếm
một vị trí quan trọng trong ngơi nhà. Phịng này có 3 gian, hai đơi cột trong
nhà chính là ranh giới giữa các gian, được trang trí bằng các hoa văn điêu
khắc với mơ típ chính là sừng trâu, tắc kè, rùa cùng với các hoa văn được
cách điệu hay hình học. Cột ở phía gah được gọi là kmeh knang, cịn ở phía
ơk thì kmeh kpang. Dưới chân cột phía Đơng của cặp cột thứ nhất là Kpur –
bếp lò chung, hầu như lúc nào cũng nóng kể cả vào mùa nóng. Quanh bếp là
những chiếc ghế đẩu bằng gỗ được đẽo một cách thô kệch với 4 chân. Hai bên
cột là hai tấm phản mà việc chế tạo và bày biện là dịp người chủ nhà phải tiến
hành một lễ hiến sinh quan trọng, kèm theo nhiều điều kiêng kị. Đó là nơi để
đàn ơng nghỉ ngơi vào ban ngày hoặc dùng cho khách qua đường ngủ lại. Dọc
theo chiều vách bằng tre đan ở phía Tây là chiếc ghế dài – Kpan, là chỗ ngồi
của dàn cồng chiêng. Dưới kpan người ta xếp những của cải, tài sản chung
của nhà như các nồi đồng lớn và cồng chiêng. Dọc vách phía đơng treo các
ché đầy rượu hay rỗng [11, tr. 155-156]. Có thể nói, phịng chung chính là nơi

diễn ra toàn bộ đời sống cộng đồng những người dân làng, nó chính là linh
17


hồn đại diện cho tinh thần gắn bó cộng đồng đến tận máu thịt của mỗi người
Ê Đê.
Các căn buồng riêng là phần nối dài của phòng chung, được ngăn cách
với phòng này bằng một bức vách tre mở ra một hành lang rộng, trổ ra hành
lang này là các ngăn của từng gia đình nằm ở phía đơng của hành lang, số
lượng tăng lên tùy theo nhu cầu và mức độ tăng sinh của người trong nhà.
Trong chiều dài ngơi nhà, ngăn gia đình chiếm một gian, nghĩa là khoảng
không gian giữa hai đôi cột cái, khoảng ba đến năm mét, được ngăn cách bởi
hai vách tre. Tấm vách tre theo kiểu cửa kéo, mở ra hàng lang trung tâm hiếm
khi được khép lại. Các ngăn được quét nhiều lần trong ngày, sạch sẽ và ít có
thứ gì vương vãi ở đó. Đồ đạc trong các ngăn khá đơn giản. Mỗi ngăn là
khoảng không gian riêng tư của các hộ gia đình nhỏ. [11, tr. 158-159].
Gia đình truyền thống
Gia đình truyền thống của người ÊĐê là một gia đình mẫu hệ mở rộng,
sống chung trong một mái nhà sàn, gồm nhiều gia đình nhỏ và mỗi hộ gia
đình sinh hoạt trong một căn buồng riêng của ngôi nhà. Mỗi căn buồng có
một cặp vợ chồng và con cái của họ. Chủ nhà – Posang là người đàn bà cao
tuổi nhất, thường là người chị cả chịu trách nhiệm trông nom và quản lý các
công việc trong nội bộ gia đình. Cịn chồng của bà ấy thì lo các cơng việc
ngồi phạm vi ngơi nhà [15, tr. 22].
Dù cho quy mơ của các gia đình mẫu hệ có khác nhau thế nào đi chăng
nữa thì trong số những phụ nữ trong gia đình, người chị cả ln đóng vai trị
là người mẹ và nếu người chị cả là một bà góa đã già thì con gái của bà ấy sẽ
thay mặt mẽ giữ quyền tối cao trong gia đình. Trong những quyết định quan
trọng như chia gia tài hay chia của hồi môn, người con gái trưởng này vẫn
không quên tham khảo và xin phép ý kiến của mẹ [11, tr. 285].


18


Một vai trò khác rất quan trọng của chủ nhà là quản lý gia sản mà tổ
tiên để lại. Phần gia sản này gồm những của cải có giá trị lâu dài: chum ché
hay cồng chiêng cổ, nồi đồng tạo thành cái vốn có thể định giá; mặt khác là
những động sản trong nhà như ghế dài và ván phản, mà ta biết rằng giá trị của
chúng còn hơn những đồ vật bằng gỗ rất nhiều vì đó là biểu tượng của một
cương vị tôn giáo mà chủ nhà đã đạt được và cuối cùng là các vật dụng cho
việc cúng bái như: chén đồng hoặc bát đĩa sành dùng cho lễ hiến sinh, thảng
hoặc một cây gương và một cái khiên. Những thứ này vốn được thừa hưởng
từ ông bà, được truyền một cách toàn vẹn và tự động từ người con gái của thế
hệ trên cho người con gái cả của bà ta vẫn còn ở lại trong nhà [11, tr. 279285].
Trong cấu trúc gia đình truyền thống của người Ê Đê, một thành phần
đóng vai trị khơng kém phần quan trọng so với bà chủ nhà, đó là ơng cậu –
dăm dei. Ơng cậu là anh trai hay em trai ruột hoặc anh trai hay em trai họ của
mẹ. Khi dăm dei đã lập gia đình và về ở bên nhà vợ thì vai trị lại càng quan
trọng trong gia đình nhà mẹ đẻ. Trong gia đình mẹ, dăm dei đảm nhận nhiều
vai trò như: đứng ra giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa các thành viên
trong nhà hoặc giữa người trong nhà với người ngoài, đại diện cho gia đình
của chị gái hay em gái để đi hỏi chồng cho con gái của họ. Người Ê Đê xem
dăm dei như là chỗ dựa của gia đình, dịng họ. Nếu dịng họ hay gia đình
khơng có dăm dei sẽ cảm thấy cô đơn, lẻ loi, không nơi nương tựa [9, tr. 53]
1.4. Bối cảnh tác động đến không gian cư trú của người Ê Đê từ sau 1975
đến nay
1.4.1. Chính sách phát triển kinh tế
Tây Nguyên là vùng địa lý sinh thái núi – cao nguyên phía Tây Trường
Sơn Nam của đất nước với diện tích gần 5.4 triệu ha. Với vị thế đặc biệt quan
trọng, Tây Ngun được coi là “nóc nhà Đơng Dương” và là vùng sinh thái

19


cảnh quan đầu nguồn. Bởi vậy, ngay từ sau 1975, nhà nước đã ban hành nhiều
chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên nói
chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Bn Ma Thuột với tư cách là thủ phủ của
vùng Tây Nguyên cũng trở thành đối tượng nhận được nhiều chính sách quan
trọng của nhà nước nhằm phát triển kinh tế.
Quốc hữu hóa tài nguyên đất rừng
Chính sách quốc hữu hóa tồn bộ tài ngun đất và tài nguyên rừng đã
được nhà nước tiến hành ngay sau năm 1975. Cùng với đó là chính sách rà
sốt quỹ đất của tồn bộ các tỉnh Tây Ngun. Trong đó, những mảnh đất
đang trong thời kỳ hưu canh của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, có cả
người Ê Đê đều được coi là đất hoang hóa hoặc đất rừng tự nhiên. Với mục
đích khai thác hiệu quả kho tài nguyên dồi dào ấy, nhà nước đã tiến hành
chuyển các đơn vị quân đội đang đóng quân trên địa bàn Tây Nguyên thành
các đơn vị kinh tế. Nhiều đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn đã được sử
dụng làm long cốt để xây dựng các nơng lâm trường. Chiến dịch này cũng có
sự tham gia của các binh đoàn như binh đoàn 331, 332, 333. Ban đầu các đơn
vị quân đội này được gọi là các binh đoàn làm kinh tế, sau chuyển sang dân
sự và đổi thành Liên hiệp xí nghiệp nơng, lâm, cơng nghiệp và sau này được
chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp [21, tr. 33].
Bên cạnh đó, các lâm trường quốc doanh cũng được thành lập tại Đăk
Lăk và hoạt động dưới sự quản lý của 3 liên hiệp và các lâm trường độc lập.
Diện tích đất lâm nghiệp phần lớn do các lâm trường trực thuộc Trung ương
quản lý: liên hiệp nông lâm công nghiệp Gia Nghĩa và liên hiệp nông lâm
công nghiệp Ea Súp quản lý 35/47 lâm trường; ngồi ra có hai lâm trường độc
lập và các đơn vị Ban Quản lý rừng, Vườn Quốc gia đều do bộ lâm nghiệp
quản lý. Các nông trường được thành lập trên cơ sở các đơn vị quân đội và
các đơn vị trực thuộc Bộ Nông Nghiệp. Liên hiệp 333 có 12/46 nơng trường.

20


×