Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi ung thư thanh quản giai đoạn T1N0M0 tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 6 trang )

ĐẦU VÀ CỔ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI
UNG THƯ THANH QUẢN GIAI ĐOẠN T1N0M0
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
ĐÀM TRỌNG NGHĨA1, BÙI THANH HÙNG2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính (CLVT) và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ung thư
thanh quản (UTTQ) T1N0M0.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 41 bệnh nhân UTTQ T1N0M0 từ 01/2014 đến 01/2018
tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Kết quả: UTTQ đều ở thanh môn. Đa số UTTQ tổn thương dạng sùi (85,3%). Lát cắt rìa có 4,8% BN có
MBH dương tính. 70,7% bệnh nhân được phẫu thuật mở khí quản chủ động và nội soi cắt thanh quản.
Biến chứng chảy máu và tràn khí dưới da chiếm 2,4%. Tỷ lệ tái phát và di căn vùng đều là 2,4%.
Kết luận: Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt thanh quản cho thấy kết quả khả quan với tỷ lệ biến chứng
và di căn thấp.
ABSTRACT
Assess the results of endoscopic surgery forthe treatment of laryngological cancer T1N0M0
at Hanoi Oncology Hospital
Objective: To study clinical, CT Scanner features of laryngeal carcinoma T1N0M0 and result of surgery.
Method: Performing cross sectional study on 41 patients diagnosis with T1N0M0 and cutting of the larynx
section from 01/2014 to 01/2018 at Hanoi Oncology Hospital.
Result: The laryngeal cancer is all in the glottis and tumor in the vocal. Most laryngeal cancer lesions in the
form of the larynx (85.3%).Cutting edge having 4.8% of patients with positive pathohistography. 70.7% of
patients are actively administered tracheoscopic and endoscopic laryngoscopy. Complications of bleeding and
subcutaneous gasesaccounted for 2.4%. The incidence of relapse and regional metamigrations is 2.4%.
Conclusion: Laparoscopic surgical methods of laryngoscopy indicate a possible outcome with a low rate of
complications and metamigrations.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thanh quản là một khối u ác tính xuất
phát chủ yếu từ lớp biểu mô thanh quản. Đây là loại


ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính
hay gặp nhất và đứng hàng thứ hai trong các khối u
ác tính đường hơ hấp, sau ung thư phổi. Ở Việt
Nam, trong số các ung thư vùng đầu cổ, ung thư
thanh quản đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm mũi
họng[1,2,3]. Ung thư thanh quản gặp ở nam giới nhiều
hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau ở từng nước,
Việt Nam khoảng 10/1[4,5], đa phần ung thư thanh
quản xuất phát từ vùng thanh mơn (90%). Nhóm tuổi
hay gặp nhất từ 40 tuổi đến 70 tuổi. Thuốc lá và
1
2

rượu được xem như là yếu tố nguy cơ chính của
ung thư thanh quản[6,7]. Điều trị ung thư thanh quản
hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và tia xạ, trong đó
phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng. Đối với ung
thư thanh quản giai đoạn sớm hiện nay ở Việt Nam,
điều trị chủ yếu là phẫu thuật với xu hướng phẫu
thuật bảo tồn chức năng của thanh quản, bao gồm
chức năng phát âm và chức năng nuốt. Tuy nhiên,
việc điều trị phẫu thuật ln gặp mẫu thuẫn giữa
mục tiêu lấy hết bệnh tích và khả năng giữ được
chức năng của thanh quản. Nhiều phương pháp
phẫu thuật bảo tồn thanh quản khác nhau đã được
nghiên cứu và phát triển và phẫu thuật nội soi cũng

TS.BS. Khoa Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
ThS.BS. Khoa Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội


64

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
là một hướng đi có nhiều ưu điểm vượt trội. Từ năm
2011 đến nay, Khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện Ung
Bướu Hà Nội đã tiến hành phẫu thuật cắt thanh
quản bảo tồn với những bệnh nhân UTTQ giai đoạn
sớm, mang lại kết quả rất tốt về bảo tồn chức năng
thanh quản, kết quả về ung thư học, ít biến chứng.
Để đánh giá một cách đầy đủ hơn về phương pháp
phẫu thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi ung thư
thanh quản giai đoạn T1N0M0 tại Bệnh viện Ung
Bướu Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi
tính ung thư thanh quản giai đoạn T1N0M0.

Yếu tố nguy cơ
Bảng 1. Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ

Tần số

Tỉ lệ %

Hút thuốc


27

65,9

Uống rượu

14

34,1

Hút thuốc và uống rượu

13

31,7

U nhú (Papilloma)

2

4,9

Loạn sản, bạch sản

2

4,9

Tia xạ


0

0

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội cắt thanh
quản tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 2014-2018.

Phần lớn bệnh nhân có yếu tố nguy cơ là hút
thuốc lá (65,9%) và uống rượu (34,1%) và cả 2 là
31,7%.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vị trí và hình thái tổn thương trên nội soi

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTQ giai
đoạn T1N0M0 và điều trị phẫu thuật nội soi thanh
quản.
Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Được chẩn đoán UTTQ giai đoạn T1 tầng
thanh môn (qua lâm sàng, nội soi, CLVT), phù hợp
chỉ định và được phẫu thuật nội soi.
+ Kết quả giải mô bệnh học là ung thư thanh
quản biểu mơ vảy.

Bảng 2. Vị trí và hình thái tổn thương khi nội soi
(n = 41)
Nội dung


n

%

1/3 Trước

19

46,3

1/3 Giữa

22

53,7

1/3 Sau

8

19,5

Mép trước

7

17,1

n


%

Vị trí tổn thương khi nội soi

Hình thái tổn thương khi nội soi

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

U sùi

35

85,3

Từ 01/2014 đến 01/2018 tại bệnh viện Ung
Bướu Hà Nội.

Bạch sản/TNĐ

3

7,3

U dạng polyp

1

2,4

U dạng nhú


2

4,8

Phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu
thuận tiện 41 bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Xử lý và phân tích số liệu
Mơ tả tần suất, tỷ lệ phần trăm và mối liên quan,
tương quan bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng và CLVT
Tuổi, giới
Tổng số 41 bệnh nhân được chẩn đoán xác
định UTTQ giai đoạn T1N0M0 và điều trị phẫu thuật
nội soi tham gia vào nghiên cứu. Trong đó, nam giới
chiếm 92,7% và độ tuổi trung bình của bệnh nhân là
56 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 51-60 chiếm
48,8%.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Khi soi phóng đại bằng nội soi cho thấy tổn
thương ung thư khu trú ở dây thanh với 53,7% ở 1/3
giữa chiếm tỉ lệ lớn nhất và u sùi là hình thái tổn
thương chủ yếu trong UTTQ (85,3%) và u sùi tổn
thương dạng bạch sản trên nền thâm nhiễm đỏ
(7,3%).

Vị trí tổn thương trên CLVT
Bảng 3. Vị trí tổn thương trên CLVT (n = 41)
Vị trí

n

%

Thanh mơn

41

100

Vị trí khác

0

0

41

100

Tổng

Vị trí tổn thương u trên CLVT đều ở thanh mơn,
khơng có dấu hiệu xâm lấn sang vị trí khác.

65



ĐẦU VÀ CỔ
Phân độ tổn thương theo TNM
Bảng 4. Phân độ tổn thương trước mổ (n = 41)
Phân độ

n

%

T1aNoMo

34

82,9

T1bNoMo

7

17,1

Đa phần UTTQ là T1aNoMo (82,9%), chỉ 7
trường hợp T1b (17,1%)

sau phẫu thuật và thời gian nằm viện trung bình lần
lượt trung bình là 8 ngày,12 ngày; 15 ngày,10 ngày.
Đánh giá khả năng phát âm, 100% có giọng nói hiểu
được rõ lời.

Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật và tái phát
Bảng 9. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật và tái phát
di căn (n = 41)
Nội dung

n

%

Kết quả phẫu thuật

Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật

Xạ trị

4

9.8

Không xạ trị

37

91.2

Di căn hạch

2


4,8

Tái phát tại chỗ

2

4,8

Bảng 5. Phương pháp phẫu thuật và (n = 41)
Phương pháp phẫu thuật

n

%

Mở khí quản + nội soi vi phẫu

29

70,7

Nội soi vi phẫu

12

29,1

Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật nội soi vi
phẫu thanh quản có mở khí quản (70,7%).

Kết quả mơ học lát cắt rìa sau mổ
Bảng 6. Kết quả mơ học lát cắt rìa sau mổ

Có 9,8% bệnh nhân được điều trị tiếp bằng
xạ trị.
Có 4,8% tái phát tại chỗ sau 8 tháng, 4,8% di
căn hạch cổ cùng bên và chưa phát hiện trường hợp
nào di căn xa.

Kết quả mơ học lát cắt rìa

n

%

BÀN LUẬN

Âm tính

39

95,2

Đặc điểm lâm sàng và cắt lớp vi tính.

Dương tính

2

4,8


Phần lớn kết quả mơ học lát cắt rìa âm tính
(95,2%), có 4,8% trường hợp có kết quả mơ bệnh
học lát cắt rìa sau mổ dương tính.
Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 7. Biến chứng sau phẫu thuật (n = 41)
Biến chứng sau phẫu thuật

n

%



2

4,8

Khơng

39

95,2

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp (4,8%)
bao gồm 1 trường hợp chảy máu và 1 trường hợp
tràn khí dưới da.
Đánh giá chức năng và thời gian nằm viện
Bảng 8. Đánh giá chức năng và thời gian nằm viện
Đánh giá chức năng và thời gian nằm viện


Ngày

Thời gian cho ăn thử bằng miệng

8,5 ± 2,7

Thời gian rút sonde ăn

11,8 ± 5,3

Thời gian rút canuyn

15,1 ± 7,3

Thời gian nằm viện

10,3 ± 8,0

Sau phẫu thuật, thời gian cho ăn thử bằng
miệng, thời gian rút sonde ăn, thời gian rút canuyn
66

Tái phát di căn

Trong 41 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tơi
thấy tuổi mắc trung bình của bệnh nhân là 56 trong
đó nhóm tuổi từ 51 - 60 chiếm tới 48,8%. Bệnh nhân
nam chiếm đa số, chỉ có 3 bệnh nhân là nữ với tỉ lệ
12,7/1. Kết quả này phù họp với nghiên cứu khác

của các tác giả trong nước như Bùi Thế Anh[1],…
Các công bố trước đây cho thấy UTTQ có liên quan
chặt chẽ tới thói quen hút thuốc và uống rượu.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 65,9% bệnh
nhân có tiền sử hút thuốc, 34,1% có tiền sử uống
rượu và 31,7% có tiền sử vừa hút thuốc vừa uống
rượu. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm
Văn Hữu[9].
Khi nội soi cho thấy khối u ở vị trí 1/3 giữa dây
thanh chiếm 53,7%. Việc dùng ống cứng chỉ cho
chúng ta cái từ phía trên xuống, chỉ quan sát được ở
một khoảng cách nhất định, nên chủ yếu đánh giá
được tổn thương thượng thanh môn và thanh môn,
hạn chế đánh giá tổn thương hạ thanh môn, buồng
Morgani và mép trước nểu chân sụn nắp lồi nhiều
vào lòng thanh quản.Tuy nhiên lại đánh giá về sự di
động của dây thanh rất tốt.
Qua thăm khám bằng nội soi, chúng tôi gặp đa
số tổn thương đại thể khối u UTTQ ở dạng sùi
(85,3%) và các dạng khác (14,7%). Hình thái u thâm
nhiễm cũng là thể khó chẩn đốn, chúng tơi khơng
gặp trưịng hợp nào trong số các bệnh nhân UTTQ.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
Phạm Văn Hữu cũng phát hiện có 83,33% sổ bệnh
nhân UTTQ có hình ảnh tổn thương dạng u sùi.
Ngồi ra nhóm nghiên cứu cịn gặp một số hình thái
tổn thương khác như: bạch sản/ TNĐ (3 trường

họp), u dạng polyp (1 trường họp) và u dạng nhú
(1 trường họp). Kết quả này cho thấy cần phải làm
mô bệnh học với tất cả các u lành tính dây thanh để
tránh bỏ sót tổn thương ác tính[9].
Việc phân độ tổn thương tại chỗ hiện nay cần
phối hợp nhiều phương pháp thăm khám khác nhau.
Kết hợp thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp
CLVT, chúng tơi nhận thấy có 34 bệnh nhân (82,9%)
có UTTQ T1a; có 7 bệnh nhân (17,1%) ở giai đoạn
Tlb. Nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Toàn cho thấy,
dù khám trên lâm sàng có hiệu quả nhất định trong
chẩn đoán giai đoạn T của khối u UTTQ nhưng vẫn
cần phải dựa vào thơng tin từ hình ảnh CLVT.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Toàn, 11 bệnh
nhân được đánh giá là T1 trên lâm sàng, sau khi
đượckiểm tra chụp CLVT thấy chỉ có 9 trường hợp
là đúng (81,8%). Cịn 1 trường hợp đã chuyển sang
giai đoạn T2 thậm chí có một bệnh nhân sang giai
đoạn T3 do ở bệnh nhân này tổn thương đã xâm lấn
vào khoang cạnh thanh môn cho dù di động dây
thanh vẫn bình thưịng và đã thay đổi hẳn phương
pháp điều trị. Từ chỗ chỉ định cắt dây thanh trên
lâm sàng, qua đánh giá CLVT bệnh nhân phải cắt bỏ
thanh quản tồn phần[3]. Sự khơng phù hợp này có
thể được giải thích, qua thăm khám lâm sàng và nội
soi chúng ta chỉ quan sát được bề mặt của tổn
thương, sự di động của thanh quản, không thể đánh
giá được sự xâm nhập sâu của khối u vì vậy chụp
CLVT với những lớp cắt mỏng, và sự tái tạo chính
xác khơng gian 3 chiều để đánh giá mức độ xâm lấn

của khối u, giúp chúng ta đánh giá được sự lan tràn
của bệnh đúng với giai đoạn của khối u. Tuy nhiên
trong nghiên cứu của chúng tôi, phân độ T trên lâm
sàng phù hợp với hình ảnh CLVT.
Mơ bệnh học lát cắt rìa và hạch: Chúng tơi tiến
hành cắt lại các mảnh tổ chức vùng rìa để làm mơ
bệnh học. Phẫu thuật viên chỉ có thể đánh giá sự
xâm lấn của khối u ở mức đại thể mà không thể
đánh giá được ở mức vi thể, nhất là những tổn
thương vi xâm nhập vì vậy một nguyên tắc cơ bản
trong phẫu thuật ung thư nói chung, ung thư thanh
quản và ung thư hạ họng nói riêng là sau khi phẫu
thuật lấy bỏ bệnh tích ung thư cần phải sinh thiết
xung quanh diện cắt còn lại (hay vùng rìa) để làm
giải phẫu bệnh giúp xác định phẫu thuật đã lấy hết
bệnh tích ở mức độ vi thể hay cịn sót lại bệnh tích.
Trong nghiên cứu này chúng tơi chỉ gặp 2 BN có kết
quả dương tính của diện cắt, các trường hợp cịn lại
có đều kết quả mơ học vùng rìa âm tính. Hai bệnh
nhân này chúng tơi chỉ định xạ trị hậu phẫu bổ trợ.
Điều này cho thấy khả năng lấy hết tổn thương ung
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

thư của phương pháp nội soi đối với giai đoạn T1 là
rất cao. Đồng thời các xét nghiệm mô bệnh học này
hỗ trợ đắc lực cho quá trình phẫu thuật cũng như áp
dụng phưong pháp điều trị bổ sung bằng tia xạ hoặc
hóa chất sau mổ, kịp thời khắc phục các thiểu sót
trong phẫu thuật. Ở giai đoạn sớm hơn của UTTQ
như T1, các phẫu thuật dễ dàng hơn trong việc loại

bỏ khối u và khả năng tái phát ung thư do cắt cịn
sót tổ chức ung thư thấp. Tuy nhiên, việc kiểm tra
sót tổ chức ác tính bằng mơ bệnh học lát cắt rìa vẫn
hết sức hũư ích để kéo dài cuộc sổng người bệnh.
Kết quả phẫu thuật
Các bệnh nhân tham gia trong nghiên cứu này
đều được tiến hành phẫu thuật cắt thanh quản qua
nội soi. Trong số 41 bệnh nhân được phẫu thuật, có
29 bệnh nhân được mở khí quản chủ động. Đây là
những bệnh nhân trên hình ảnh soi thanh quản, u
khá lớn và/ hoặc lan qua mép trước nên chúng tôi
chủ động mở khí quản và gây mê qua canuyn để
phẫu trường rộng rãi và dự phòng tai biến sau mổ
như chảy máu, khó thở… Trong nghiên cứu của
chúng tơi, các bệnh nhân đều ở giai đoạn T1 và trên
thăm khám lâm sàng và CLVT đều khơng phát hiện
có hạch di căn hay nghi ngờ. Vì vậy chúng tơi khơng
tiến hành vét hạch đối với các bệnh nhân này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ gặp 1
trường hợp biến chứng là chảy máu sau mổ vào
ngày thứ 6 và 1 trường hợp tràn khí dưới da mức độ
nhẹ và đã được xử trí. Nguyên nhân là do trong quả
trình phẫu thuật vùng mép trước chúng tôi đã sử
dụng dao điện nhiều, gây tổn thương sâu, khi bong
giả mạc dễ chảy máu. Biến chứng chảy máu là biến
chứng nguy hiểm, chảy máu có thể gây máu tràn
vào đường thở, bệnh nhân tử vong nếu khơng được
xử trí đúng và kịp thời. Chính vì biến chứng này, địi
hỏi cơ sở phải có hệ thống theo dõi tốt, các nhân
viên y tế phải được làm quen. Bệnh nhân tràn khí

dưới da cũng chỉ gặp ở dưới da vùng cổ quanh chân
canuyn. Bệnh nhân được theo dõi sát và không thấy
triệu chứng tăng lên và hết sau 2 ngày. Các biến
chứng khác như khó thở, nhiễm trùng, viêm phổi,
dị,… đều khơng xuất hiện. Xuất hiện biến chứng
sau phẫu thuật khơng chỉ phụ thuộc vào tính chất,
giai đoạn bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, mà
còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp và phương tiện
phẫu thuật. Phạm Văn Hữu tiến hành phẫu thuật
UTTQ giai đoạn Tis, trong nghiên cứu này không
gặp trường hợp chảy máu, tuy nhiên gặp 5 trường
hợp khó thở do phù nề vùng diện cắt làm hẹp khe
thanh mơn phải tiến hành mở khí quản[9]. Nghiên
cứu hồi cứu của Ganly và cộng sự (2009) trên 150
bệnh nhân cắt bán phần thanh quản do UTTQ bởi
ung thư tế bào vẩy được phẫu thuật từ 1984 đến
1998 cho thấy tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật lên tới
11% tổng số bệnh nhân phẫu thuật. Tỉ lệ biến chứng
67


ĐẦU VÀ CỔ
cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình chiếu xạ trước
phẫu thuật tại chỗ gây nên tổn thương, hình thành
lỗ rị...[8].
Chức năng nuốt: chúng tơi cho bệnh nhân ăn
thử rất sớm, thời gian bắt đầu cho ăn thử bằng
miệng trong phạm vi 5-13 ngày, với thời gian trung
bình là 8,5 ngày, thời gian rút sonde ăn trên nhóm
bệnh nhân này trung bình là 11,8 ngày; với thời gian

ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất lên tới 18 ngày. Nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu
khác trên bệnh nhân UTTQ như 34 bệnh nhân trong
nghiên cứu của Lawson: thời gian nuốt chất đặc sau
phẫu thuật là 9 ngày, uống nước là 12 ngày[10], trong
nghiên cứu của Yu và cộng sự trên139 bệnh nhân
thì thời gian rút sonde ăn trung bình là 15 ngày[11].
Điều này có thể được giải thích là do bệnh nhân của
chúng tơi đều được phẫu thuật nội soi nên thời gian
hồi phục sẽ ngắn hơn và khả năng hồi phục sẽ tốt
hơn.Thời gian rút canuyn: sau phẫu thuật trung bình
dài 15,1 ngày với phạm vi dao động từ 8 - 41 ngày.
Ngắn hơn so với một số tác giả Lawson là 14 ngày
với cùng giai đoạn phẫu thuật UTTQ[10]. Yu và cộng
sự nghiên cứu trên 139 bệnh nhân UTTQ giai đoạn
TI và T2 được phẫu thuật theo phương pháp Tucker.
Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân có thể rút canuyn
với thời gian trung bình 10 ngày[11]. Việc rút canuyn
sớm giúp bệnh nhân sớm hồi phục phản xạ ho, khả
năng nói. Do vậy, để rút ngắn thời gian đặt canuyn
cần kết hợp nhiều yếu tố, đem lại sự phục hồi chức
năng sớm cho người bệnh. Có một số trường hợp
cần tia xạ bổ sung sau mổ, chúng tơi chủ trương lưu
lại canuyn đề phịng khó thở do thanh quản bị phù
nề trong q trình tia xạ. Đây là những trường hợp
khơng tính vào nhóm khó rút canuyn. Chức năng
phát âm: đa phần các bệnh nhân có được giọng nói
thỏa đáng, phát âm có thể hiểu được lời qua phỏng
vấn trực tiếp và đàm thoại điện thoại. Các bệnh nhân
này có thể hịa nhập tốt với cuộc sống. Điều này

cũng phù hợp với nghiên cứu trên 139 bệnh nhân
UTTQ của Yu và cộng sự: có 121 bệnh nhân (87%)
có giọng nói thỏa đáng, 18 bệnh nhân (13%) có
giọng nói trung bình.
Thời gian nằm viện: thời gian nằm viện trung
bình của nhóm bệnh nhân UTTQ là 10,1 ngày với
phạm vi từ 8-17 ngày. Thời gian này ngắn hơn khá
nhiều so với các nghiên cứu khác trên thế giới như
nhóm bệnh nhân UTTQ của Lawson có thời gian
điều trị trung bình là 16 ngày[10]. Điều này được giải
thích do bệnh nhân của chúng tơi hồi phục rất tốt
sau mổ. Khi các chức năng của bệnh nhân như ăn
và thở tốt, chúng tôi cho bệnh nhân ra viện.
Trong 41 bệnh nhân được phẫu thuật chúng tôi
cho xạ trị sau phẫu thuật 4 trường hợp, trong đó có
2 trường hợp MBH lát cắt rìa dương tính. Những
trường hợp cịn lại tùy thuộc vào đánh giá của phẫu
68

thuật viên trong lúc mổ mà quyết định có tia xạ hay
khơng. Chỉ định xạ trị phối hợp sau mổ theo chúng
tôi là một chỉ định khó khăn, chưa có tiêu chí rõ ràng,
nhất là khi hạch cổ đều âm tính và mơ bệnh học
vùng rìa cũng âm tính. Những trường hợp này chủ
yếu chúng tôi dựa vào mức độ tổn thương tại chỗ,
khi khối u lớn, khối u thâm nhiễm sâu, để chỉ định
phối hợp tia xạ sau mổ. Trong 41 bệnh nhân theo
đánh giá sơ bộ của chúng tơi thì khơng có bệnh
nhân nào có di căn xa. Chỉ có 2 trường hợp tái phát
sau phẫu thuật 8 tháng, chúng tôi đã tiến hành phẫu

thuật cắt thanh quản bán phần NVH và cho tia xạ
sau phẫu thuật. Có 2 trường hợp di căn hạch cổ
cùng bên sau 6 tháng, chúng tôi đã nội soi để đánh
giá và bấm sinh thiết nhưng khơng thấy dấu hiện tái
phát khối u vì vậy chúng tôi chỉ quyết định NVH chức
năng bên di căn, sau đó cho xạ trị phối hợp và theo
dõi sát bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng và CLVT: bệnh gặp chủ yếu
ở nam giới tuổi trung niên, liên quan nhiều đến 2 yếu
tố nguy cơ là hút thuốc và uống rượu. Kết quả nội
soi cho thấy UTTQ đều ở thanh môn. Trên CLVT
thấy 100% khối u ở dây thanh. Đa số UTTQ có tổn
thương dạng sùi (85,3%). Khơng phát hiện được
dấu hiệu hạch trên lâm sàng và CLVT.
Kết quả phẫu thuật: khả năng lấy hết bệnh tích
cao với tỉ lệ lắt cắt rìa âm tính là 95,2%, ít gặp biến
chứng và thời gian hồi phục ngắn, bảo tồn được tối
đa chức năng thanh quản, tỉ lệ tái phát thấp.
Như vậy, phẫu thuật nội soi là phương pháp an
toàn và mang lại hiệu quả rất lớn trong điều trị ung
thư thanh quản giai đoạn sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thế Anh (2005). “Đối chiếu biểu hiện của
Galectin-3 với đặc điểm lâm sàng và mô bệnh
học của ung thư thanh quản-hạ họng”. Luận văn
Bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
2. Đỗ Xuân Anh (2007). “Nghiên cứu hình thái học
u biểu mô dây thanh”. Luận văn thạc sỹ y học,
ĐHY Hà Nội.

3. Nguyễn Vĩnh Toàn (2007). “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính của tổn
thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu
thuật”. Luận văn Bác sỹ nội trú bệnh viên.
ĐHY Hà Nội.
4. Nguyễn Khắc Hùng (2003). “Bệnh giọng thanh
quản và một số yếu tố nguy cơ ở giáo viên tiểu
học huyện Đại Từ-Tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn
thạc sỹ y học, ĐHY Hà Nội.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
5. Ngô Ngọc Liễn (2000). Ung Thư Thanh Quản.
Giản yếu tai mũi họng. Tập III. NXB Y học Hà
Nội.
6. Silver.C.E (1981). “Historical Aspects” .Surgery
for cancer of the Larynx and relatedstructures
.pp1-9.
7. Silver.C.E (1981). “Conservation Surgery for
Glottic Carcinoma” .Surgery for cancer of
theLarynx and related structures. Edited by Carl
E.Silver,M.D ,p83-113 P483 – 533.
8. Ganly I, Patel SG, Matsuo J, et al., (2009),
“Analysis of postoperative complications of open
partial laryngectomy”. Head & Neck.3 1(3): 338 45.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


9. Phạm Văn Hữu, (2008), “Nghiên cứu hình thái
lâm sàng, nội soi và đối chiếu với kết quả phẫu
thuật của ung thư thanh quản giai đoạn sớm”.
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại
học Y Hà Nội.
10. Lawson G, Jamart J, Remade M (2001),
Improving the functionaloutcome of Tucker's
reconstructive laryngectomy. Head &Neck.
23(10):871 - 8.
11. Yup, Antoine G, Bruno G (2005), ‘‘Partial vertical
laryngectomywith
epiglottis
reconstructionTucker technique”. Lin Chuang Er BiY anH ouK
eZ aZ hi. 19(9):389 - 91, 393.

69



×