Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 8 | Lớp 12, Sinh học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.43 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

21 - Ôn tập di truyền và biến dị cấp phân tử - Đề 4
<b>Bài 1. Okazaki ở tế bào vi khuẩn dài:</b>


<b>A. 500-1000 nucleotit</b> <b>B. 3000-4000 nucleotit</b>
<b>C. 1000-2000 nucleotit</b> <b>D. 5000 nucleotit</b>
<b>Bài 2. Mã di truyền có tính thối hóa là do:</b>


<b>A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền.</b>
<b>B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin</b>
<b>C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit</b>
<b>D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit</b>


<b>Bài 3. Ở sinh vật nhân thực, sự điều hòa sinh hoạt động gen diễn ra ở mức độ</b>
1-Trước phiên mã


2- Phiên mã
3- Sau phiên mã


4- Dịch mã


<b>A. 2,3,4</b> <b>B. 1,3,4</b> <b>C. 1,2,3</b> <b>D. 1,2,3,4</b>


<b>Bài 4. Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực gồm có:</b>
<b>A. Vùng điều hịa đầu gen- vùng mã hóa liên tục</b>


<b>B. Vùng điều hịa đầu gen- vùng mã hóa liên tục- vùng kết thúc.</b>
<b>C. Vùng điều hịa đầu gen- vùng mã hóa khơng liên tục.</b>


<b>D. Vùng điều hịa đầu gen- vùng mã hóa khơng liên tục- vùng kết thúc.</b>


<b>Bài 5. Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A + G)/(T + X) = 0,4 thì trên sợi bổ sung tỉ </b>


lệ đó là :


<b>A. 0,6</b> <b>B. 2,5</b> <b>C. 0,52</b> <b>D. 0,32</b>


<b>Bài 6. Đột biến điểm gồm các dạng:</b>
<b>A. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit</b>


<b>B. mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit</b>
<b>C. mất, thêm hoặc đảo một cặp nuclêôtit</b>


<b>D. Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit</b>
<b>Bài 7. Thể khảm được tạo nên do:</b>


<b>A. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình</b>
<b>B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử</b>
<b>C. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô</b>


<b>D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong </b>
một mô


<b>Bài 8. Đột biến gen là:</b>


<b>A. Sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.</b>
<b>B. Các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.</b>


<b>C. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST.</b>
<b>D. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. ức chế q trình phiên mã</b>



<b>B. mang thơng tin di truyền mã hóa các axit amin</b>
<b>C. Mang tín hiệu khởi động q trình dịch mã</b>
<b>D. Mang tín hiệu chấm dứt quá trình dịch mã.</b>
<b>Bài 10. Đột biến tiền phôi là:</b>


<b>A. Đột biến xảy ra trong phôi.</b>


<b>B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 → 8 tế bào.</b>
<b>C. Đột biến xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển của phôi.</b>


<b>D. Đột biến xảy ra khi phôi có sự phân hóa thành các cơ quan.</b>
<b>Bài 11. Thể đột biến là:</b>


<b>A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.</b>
<b>B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.</b>


<b>C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình.</b>
<b>D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.</b>


<b>Bài 12. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:</b>


(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên
mARN.


(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribơxơm hồn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribơxơm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.


(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit
amin đứng liền sau axit amin mở đầu).



(5) Ribôxôm dịch đi một cơđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.


Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi
pôlipeptit là:


<b>A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).</b> <b>B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).</b>
<b>C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).</b> <b>D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).</b>
<b>Bài 13. Diễn biến cơ bản trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit xảy ra trong 1 tế bào nhân </b>
thực là:


1-phiên mã


2-mêtionin bị cắt ra khỏi chuỗi polypepit
3-gắn riboxom vào ARN


4-cắt các intron ra khỏi ARN
5-chuỗi polipeptit được kéo dài


Trình tự đúng là :


<b>A. 4- 1- 3- 2 - 5.</b> <b>B. 1- 3- 2- 5- 4.</b> <b>C. 1- 4- 3- 5- 2.</b> <b>D. 4- 1- 2- 3- 5.</b>
<b>Bài 14. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là :</b>


<b>A. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.</b>
<b>B. A liên kết X ; G liên kết T.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bài 15. Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:</b>
3’TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5’



Nếu đột biến thay thế nuclêơtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) trong chuỗi
polipeptit do gen đột biến tổng hợp là


<b>A. 6 aa.</b> <b>B. 7 aa.</b> <b>C. 4 aa.</b> <b>D. 5 aa.</b>


<b>Bài 16. Gen B có 900 nuclêơtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ </b> <i>A T</i> 1,5
<i>G X</i>


 <sub></sub>


 . Gen B bị đột biến dạng
thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là


<b>A. 3599.</b> <b>B. 3600.</b> <b>C. 3899.</b> <b>D. 3601.</b>


<b>Bài 17. Gen B dài 5100 A</b>0 <sub>bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 3 lần, môi trường nội </sub>


bào đã cung cấp 21014 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng


<b>A. mất một cặp nuclêôtit.</b> <b>B. thêm một cặp nuclêôtit.</b>
<b>C. thay thế một cặp nuclêôtit.</b> <b>D. mất hai cặp nuclêơtit.</b>


<b>Bài 18. Một gen có khối lượng 900 000 đ.v.C. Gen bị đột biến làm bộ ba thứ 301 chuyển thành </b>
bộ ba kết thúc. Đoạn gen nằm trước vị trí đột biến có thể tổng hợp được chuỗi pơlipeptit có số
axit amin là


<b>A. 299.</b> <b>B. 298.</b> <b>C. 301.</b> <b>D. 300.</b>


<b>Bài 19. Dạng nào dưới đây không phải là đột biến điểm?</b>
<b>A. Mất một cặp nuclêôtit trên gen.</b>



<b>B. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trên gen.</b>
<b>C. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen.</b>


<b>D. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.</b>


<b>Bài 20. Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không </b>
đúng?


<b>A. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây </b>
đột biến.


<b>B. Trong q trình nhân đơi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến </b>
gen.


<b>C. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hố ở mơi trường hay do các tác nhân </b>
sinh học.


<b>D. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong q trình nhân đơi ADN.</b>
<b>Bài 21. Hiện tượng nào sau đây là đột biến?</b>


<b>A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.</b>


<b>B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.</b>
<b>C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.</b>
<b>D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.</b>


<b>Bài 22. Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường </b>
nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bài 23. Hố chất gây đột biến nhân tạo 5–Brơm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng</b>
<b>A. thay thế cặp A–T bằng cặp G–X.</b> <b>B. thay thế cặp G–X bằng cặp X–G.</b>


<b>C. thay thế cặp A–T bằng cặp T–A.</b> <b>D. thay thế cặp G–X bằng cặp A–T.</b>


<b>Bài 24. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không</b>
làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?


<b>A. Thêm 1 cặp nuclêơtit ở bộ ba mã hố thứ năm của gen.</b>
<b>B. Mất 3 cặp nuclêơtit ở bộ ba mã hố thứ năm của gen.</b>
<b>C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.</b>


<b>D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của </b>
gen.


<b>Bài 25. Phát biểu nào dưới đây là khơng đúng:</b>


<b>A. Trong q trình giải mã ribôxôm dịch chuyển trên mARN từ đầu 3’ đến 5’ và chuỗi </b>
pơlipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbơxin
<b>B. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pơlipeptit phản ánh đúng trình tự của các mã bộ ba </b>
trên mã ARN


<b>C. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương </b>
ứng gắn chính xác vào chuỗi pôlipeptit


<b>D. Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc, q trình sinh tổng hợp prơtêin sẽ dừng lại, chuỗi </b>
pơlipeptit sẽ được giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribơxơm trở
lại tế bào chất dưới dạng 2 tiểu phần lớn và bé


<b>Bài 26. Quá trình phiên mã tạo ra ?</b>



<b>A. tARN</b> <b>B. mARN</b> <b>C. rARN</b> <b>D. tARN, mARN, rARN</b>


<b>Bài 27. Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự các bộ ba như sau:</b>
3’…….TXX ATG XGG TXG AGT GGG……5’


……. 6 7 8 9 10 11


Đột biến làm thay cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba thứ 10 làm nuclêôtit trên mạch gốc là G bị thay
đổi bởi T, khi đoạn gen này tổng hợp nên phân tử mARN thì tại bộ ba thứ 10 tham gia giải mã
thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?


<b>A. Axit amin thứ 10 bị thay đổi bởi một axít amin khác.</b>
<b>B. Axit amin ở vị trí thứ 10 không bị thay đổi.</b>


<b>C. Mã bộ ba thứ 10 không mã hố axit amin.</b>


<b>D. Q trình tổng hợp prơtêin sẽ bắt đầu ở vị trí thứ 10.</b>


<b>Bài 28. Đột biến thay thế nuclêơtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây </b>
ra hậu quả nghiêm trọng nhất?


<b>A. 5’…XTA…3’.</b> <b>B. 5’…XAG…3’.</b>


<b>C. 5’…XAT…3’.</b> <b>D. 5’…TTA…3’.</b>


<b>Bài 29. Gen A có 4800 liên kết hiđrơ, có số nuclêơtít loại G = 2A. Gen A đột biến thành gen a </b>
có 4801 liên kết hiđrơ nhưng chiều dài khơng đổi. Số nuclêơtít từng loại của gen a là


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.</b>


<b>B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.</b>


<b>C. Đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh </b>
vật.


<b>D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.</b>


<b>Bài 31. Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình ngun phân của tế bào sinh dưỡng khơng có</b>
khả năng


<b>A. di truyền qua sinh sản vơ tính.</b> <b>B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.</b>
<b>C. di truyền qua sinh sản hữu tính.</b> <b>D. tạo thể khảm.</b>


<b>Bài 32. Đột biến gen</b>


<b>A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản </b>
hữu tính.


<b>B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.</b>
<b>C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản </b>
hữu tính.


<b>D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một </b>
phần cơ thể.


<b>Bài 33. Hố chất gây đột biến 5–BU (5–brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế </b>
cặp A–T thành cặp G–X. Q trình thay thế được mơ tả theo sơ đồ:


<b>A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X.</b> <b>B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.</b>
<b>C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X.</b> <b>D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.</b>


<b>Bài 34. Gen D có 3600 liên kết hiđrơ và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số </b>
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A–T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd
nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này
nhân đôi là:


<b>A. A = T = 1800; G = X = 1200.</b> <b>B. A = T = 899; G = X = 600.</b>
<b>C. A = T = 1799; G = X = 1200.</b> <b>D. A = T = 1199; G = X = 1800.</b>


<b>Bài 35. Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng </b>
không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?


<b>A. Thêm một cặp nuclêôtit.</b> <b>B. Mất một cặp nuclêơtit.</b>
<b>C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.</b> <b>D. Thay thế một cặp nuclêôtit.</b>


<b>Bài 36. Trong môi trường khơng có lactơzơ, các gen cấu trúc trong Opêrơn Lac khơng dịch mã </b>
vì gen điều hồ quy định tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin này


<b>A. liên kết với vùng vận hành, ngăn cản quá trình phiên mã nên các gen cấu trúc không hoạt </b>
động.


<b>B. liên kết với vùng khởi động, ngăn cản quá trình phiên mã nên các gen cấu trúc không hoạt </b>
động.


<b>C. không thể liên kết với vùng vận hành, do đó ARN pơlimeraza liên kết với vùng khởi động để</b>
tiến hành phiên mã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Bài 37. Nhận định nào sau đây là đúng khi đề cập tới cấu trúc của gen?</b>
<b>A. Vùng điều hồ nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc q trình phiên mã.</b>


<b>B. Vùng điều hồ nằm ở đầu 5’của mạch mang mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và </b>


kiểm sốt q trình phiên mã.


<b>C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và </b>
kiểm sốt q trình phiên mã.


<b>D. Vùng điều hồ nằm ở giữa gen mang thơng tin mã hố cho các axit amin quy định các tính </b>
trạng.


<b>Bài 38. Trong q trình điều hoà hoạt động của opêron lac gen điều hoà</b>
<b>A. chỉ phiên mã và giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.</b>


<b>B. chỉ phiên mã và giải mã khi khơng có mặt của chất cảm ứng lactơzơ</b>


<b>C. phiên mã và giải mã khi có mặt hoặc khơng có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.</b>
<b>D. chỉ phiên mã, không giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactơzơ.</b>


<b>Bài 39. Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN xảy ra ngay sau khi</b>
<b>A. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ nhất của riboxom.</b>


<b>B. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ hai của riboxom.</b>
<b>C. Một liên kết peptit được hình thành</b>


<b>D. Một phân tử tARN được tách ra</b>


<b>Bài 40. Cho biết các bộ ba đối mã tương ứng với các loại axit amin như sau: AXX: triptôphan </b>
GAA: lơxin UGG: thrêônin. XGG: alanin UUX: lizin.


Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau:
...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan...



Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pơlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba
ribônuclêotit là:


<b>A. ...UUXXGGUGGGAAAXX....</b> <b>B. ...AAGGXXAXXXUUUGG...</b>
<b>C. ...UAAAAGGXXAXXXUU...</b> <b>D. ...AUGAAGGXXAXXXUU...</b>
<b>ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT</b>


<b>Câu 1: C</b>


Trong quá trình nhân đơi ADN, vì enzyme ADN polymeraza chỉ tổng hợp ADN theo chiều từ 5'
→ 3' nên mạch mã gốc có chiều 3' → 5' được tổng hợp liên tục, còn mạch bổ sung được tổng
hợp thành từng đoạn ngắn Okazaki, sau đó được nối lại với nhau nhờ enzyme nối ligaza.
Các đoạn Okazaki ở tế bào vi khuẩn dài 1000-2000 nucleotide


<b>Câu 2: B</b>


Có tổng số 64 bộ ba nhưng chỉ có hơn 20 loại acid amine → có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1
acid amine → mã di truyền có tính thối hóa


<b>Câu 3: D</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định một chuỗi polypeptide hoặc một phân tử
ARN.


Gen gồm 3 vùng, lần lượt theo trình tự là: vùng điều hịa - mã hóa - kết thúc.
+ Vùng điều hịa: mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt phiên mã.


+ Vùng mã hóa: mang thơng tin quy định mã hóa chuỗi polypeptide.
+ Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc.



<b>Câu 5: B</b>


Tỷ lệ ( A +G)/(T +X) = 0,4. Liên kết bổ sung A - T, G - X.
Trên mạch bổ sung tỷ lệ đó là 1/ 0,4 = 2,5.


<b>Câu 6: B</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một cặp nucleotide (đột biến
điểm).


Các dạng đột biến điểm: mất cặp nucleotide, thêm cặp nucleotide, thay thế cặp nucleotide.
<b>Câu 7: D</b>


Thể khảm là do đột biến tế bào sinh dưỡng, xảy ra trong nguyên phân.


Đột biến xoma nếu là đột biến trội sẽ biểu hiện thành kiểu hình, nhân lên trong một mơ nào đó
hình thành thể khảm.


<b>Câu 8: D</b>


Đột biến gen là những biến đổi liên quan tới cấu trúc của gen, có thể liên quan tới 1 cặp hoặc 1
số cặp nucleotide. Đột biến gen là đột biến ở cấp độ phân tử.


A. Sai. Biến đổi VCDT ở cấp độ tế bào là đột biến NST.
B. Sai. Biến dị tổ hợp.


<b>C. Sai. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST là đột biến NST. </b>
<b>Câu 9: B</b>


Gen cấu trúc tính từ đầu 3' của gen gồm các vùng: vùng điều hịa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.


Vùng điều hịa: mang thơng tin khởi động q trình dịch mã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Câu 10: B</b>


Đột biến tiền phôi là những đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai
đoạn từ 2 → 8 tế bào. (Tham khảo thêm phần đột biến gen: Tính chất biểu hiện của đột biến gen
<b>- SGK Sinh học 12 CB) </b>


<b>Câu 11: C</b>


Đột biến là những biến đổi trong VCDT,ở cấp độ phân tử có đột biến gen; ở cấp độ tế bào có đột
biến NST.


Thể đột biến là những cơ thể đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
<b>Câu 12: A</b>


Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi
polypeptide là:


(3) Tiểu đơn vị bé của riboxome gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.


(1) Bộ ba đỗi mã của phức hợp Met-tARN gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN
(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxome kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxome hoàn chỉnh.
(4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tARN


(6) HÌnh thành liên kết peptide giữa acid amine mở đầu và aa1.
(5) Riboxome dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5' → 3'.
Trình tự đúng sẽ là: 3 → 1 → 2 → 4 → 6 → 5.


<b>Câu 13: C</b>



Diễn biến cơ bản trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide xảy ra trong tế bào nhân thực là:
phiên mã → cắt intron ra khỏi ARN → gắn riboxome vào ARN → chuỗi polypeptide được kéo
dài → methyonine bị cắt ra khỏi chuỗi polypepitde.


<b>Câu 14: C</b>


Trong cơ chế dịch mã, nguyên tắc bổ sung thể hiện ở việc anticodon trên tARN hình thành liên
kết bổ sung tạm thời với codon trên mARN.


Nguyên tắc bổ sung A-U, G-X.
<b>Câu 15: A</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Khi phiên mã ra mARN: AXT → UGA - mã kết thúc. Quá trình phiên mã sẽ dừng lại ở bộ ba
thứ 7.


Vì vậy: chuỗi polypeptide do gen đột biến tổng hợp sẽ có 6 acid amine.
<b>Câu 16: A</b>


Gen B có 900 A
A/G = 1,5 → G = 600


Tổng số liên kết Hidro gen B = 900 × 2 + 600× 3 =3600


Đột biến thay thế G-X bằng 1 cặp A-T. Gen b sẽ ít hơn gen B 1 liên kết
Số liên kết Hidro bằng: 3600 - 1 = 3599


<b>Câu 17: B</b>


Tổng nucleotide của gen B = ( 5100 : 3,4) × 2 = 3000 nucleotide


Gen b nhân đôi 3 lần, môi trường cung cấp 21014 nucleotide.
Số nucleotide của gen b : 21014 : 7 = 3002


Gen b nhiều hơn gen B 2 nucleotide. ĐB thêm 1 cặp nucleotide
<b>Câu 18: D</b>


Tổng số nuleotide của gen là : 900000 : 300 = 3000 → Số bộ ba = 3000:2:3 = 500 bộ ba.
Gen bị đột biến ở nucleotide thứ 301 chuyển thành mã kết thúc.


Đoạn gen nằm trước sẽ tổng hợp chuỗi polipeptide là 301 - 1 = 300
<b>Câu 19: D</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới các cặp nucleotide.
Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp nucleotide.


Dạng đột biến điểm: mất cặp nucleotide, thêm cặp nucleotide, thay thế cặp nucleotide.
D. Sai, mất hoặc thêm một số cặp nucleotide trên gen.


<b>Câu 20: A</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

B, C, D. Đúng. Nguyên nhân đột biến gen, do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (với các bazo nito
hiếm) và do các tác nhân lý, hóa, sinh.


<b>Câu 21: A</b>


Đột biến là những biến đổi về CVDT, trong đó những cá thể mang đột biến biểu hiện kiểu hình
gọi là thể đột biến.



A. Bạch tạng là bệnh ở người do đột biến gen lặn trên NST thường làm mất khả năng tổng hợp
sắc tố Melanin.


Cây sồi rụng lá là thường biến


C. số lượng hồng cầu trong máu người tăng lên khi đi lên núi cao là thường biến.
D. Một số lồi thú thay đổi màu sắc và độ dày lơng theo mùa là thường biến.
<b>Câu 22: D</b>


Gen A có tổng N=(4080:3,4)x2 = 2400
gen a nhân đôi 1 lần, MT cung cấp 1398 nu
Gen a ít hơn gen A 1 cặp nucleotide.
Đột biến dạng mất 1 cặp nucleotide.
<b>Câu 23: A</b>


Hóa chất 5Bu có khả năng vừa liên kết với A, vừa liên kết với G.


Trong q trình nhân đơi có hóa chất 5Bu sẽ dẫn tới đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
<b>Câu 24: D</b>


Dạng đột biến có thể làm thay đổi thành phần 1 acid amine, nhưng không thay đổi số lượng acid
amine trong chuỗi polypeptide tương ứng là dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotide, thay thế cặp
nucletoide không làm thay đổi tổng số lượng bộ ba, chỉ biến đổi acid amine ở vị trí xảy ra đột
biến.


Đột biến mất và thêm cặp nucleotide thường làm dịch chuyển khung dịch mã từ vị trí xảy ra đột
biến, thay đổi tồn bộ acid amine từ vị trí xảy ra đột biến.


<b>Câu 25: A</b>



Phát biểu khơng đúng: Trong q trình giải mã, riboxome dịch chuyển trên mARN từ đầu 5' →
3' chứ k phải từ đầu 3' → 5'.


Mạch mã gốc của ADN dùng phiên mã có chiều 3; → 5'; chiều của phân tử ARN có chiều từ 5'
→ 3' → Riboxome di chuyển trên mARN có chiều 5' → 3'.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Quá trình phiên mã là quá trình chuyển thơng tin di truyền từ ADN sang ARN.
Phiên mã có thể tạo ra tARN, mARN, rARN.


<b>Câu 27: C</b>
<b>Câu 28: C</b>
<b>Câu 29: C</b>
gen A có
2A +3G=4800
G=2A


Giải ra ta có: A = 600; G = 1200.


Chiều dài không đổi suy ra là đột biến thay thế cặp nu


Số liên kết Hidro tăng lên 1, là loại ĐB thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Số nu từng loại của gen ĐB: A = T =599; G = X =1201


<b>Câu 30: D</b>


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến điểm là những đột biến liên quan
tới một cặp nucleotide.


A. Đúng. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong cấu trúc của gen.
B. Đúng. Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.



C. Đúng. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh
vật.


D. Sai. Đột biến NST mới làm thay đổi vị trí gen trên NST, cịn đột biến gen chỉ làm xuất hiện
alen mới.


<b>Câu 31: C</b>


Tế bào sinh dưỡng là tế bào khơng tại giao tử do đó khơgn tham gia vào q trình sinh sản hữu
tính


=> đột biến dù là trội hay lặn thì nó cũng sẽ không được di truyền qua sinh sản hữu tính
<b>Câu 32: C</b>


A sai. đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng khơng si truyền
qua sinh sản hữu tính


B sai: Đột biến gen mang tính ngẫu nhiên, khơng định hướng
C đúng: đột biến giao tử


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

5BU là chất đồng đẳng của Timin.
A-T → A-5BU → 5BU-G → G-X.
<b>Câu 34: C</b>


ta có hệ : A+G=0,5N
A=0,3N


2A+3G=3600
=> A=900;G=600



=> gen d có : A=899;G=600


=> tế bào chứa Dd có số Nu mỗi loại là : A=899+900=1799
G=600+600=1200


=> tế bào nguyên phân cần cung cấp số Nu mỗi loại là :
A=T=1799


G=X=1200
<b>Câu 35: D</b>


Đột biến gen gồm các dạng : mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nucleotide.


Trong đó các đột biến mất và thêm cặp làm thay đổi số lượng nucleotide của gen.


Đột biến thay thế một cặp nucleotide không làm thay đổi số lượng nucleotide của gen nhưng làm
thay đổi số lượng liên kết hidro.


+ nếu cặp A - T thay thế cặp G - X thì số liên kết hidro giảm đi 1.
+ nếu cặp G - X thay thế cặp A - T thì số liên kết hidro tăng lên 1.
<b>Câu 36: A</b>


Trong q trình điều hịa Operol Lac:


Khi mơi trường khơng có Lactozo, protein ức chế do gen điều hòa R dịch mã ra sẽ liên kết vào
vùng vận hành (O), làm ARN pol không trượt qua được, ngăn cản q trình phiên mã.


Khi mơi trường có Lactozo, Lactozo sẽ liên kết với Protein làm Protein bị bất hoạt và không gắn
vào vùng vận hành O được nên quá trình phiên mã diễn ra....



<b>Câu 37: C</b>


Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hoặc một phân tử
ARN.


Tính từ mạch mã gốc của gen: từ đầu 3' của gen, trình tự các vùng là: Vùng điều hịa - vùng mã
hóa - vùng kết thúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

B. Sai. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' mạch mã gốc của gen.
C. Đúng.


D. Vùng nằm ở giữa gen là vùng mã hóa, mang thơng tin mã hóa cho các acid amine, quy định
các tính trạng.


<b>Câu 38: C</b>


Operon chứa các gen cầu trúc thì phiên mã khi có mặt lactoz[ và khơng phiên mã khi khơng có
mặt lac


cịn operon điều hịa thì khơng chịu ảnh hưởng của Lactoz[
<b>Câu 39: C</b>


Sự dịch chuyển của riboxome trên mARN xảy ra ngay sau khi một liên kết peptide hình thành
giữa 2 acid amine. tARN sẽ ra vị trí E và rời khỏi phức hệ, riboxome dịch chuyển làm tARN
mang acid amine sẽ dịch chuyển từ vị trí A sang vị trí P.


<b>Câu 40: B</b>


</div>


<!--links-->

×