Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.76 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN NHAN NHƯ NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH- 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN NHAN NHƯ NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH. PHẠM ĐỨC CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH- 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Nhan Như Ngọc


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ĐBSCL

đồng bằng sông Cửu Long


LienVietPostBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

NH PTN ĐBSCL

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NH TMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

TCTD

Tổ chức tín dụng

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 23
Bảng 3.1: Diện tích và dân số của vùng nghiên cứu 5 huyện.................................. 25
Bảng 3.2: Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn năm 2012 .................................. 27
Bảng 3.3: Dư nợ cho vay theo Nghị định 41 .......................................................... 27
Bảng 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ được mã hóa lại ........................................ 34
Bảng 4.2: Tổng tài sản của hộ chia theo 6 mức độ ................................................. 35
Bảng 4.3: Kinh nghiệm làm nông của hộ được mã hóa lại ..................................... 35
Bảng 4.4: Hạn mức vay và thời hạn vay trung bình phân theo TCTD .................... 38
Bảng 4.5: Lý do hộ khơng có nhu cầu vay từ các TCTD chính thức ...................... 39
Bảng 4.6: Thu nhập nơng nghiệp ........................................................................... 42
Bảng 4.7: Thu nhập phi nông nghiệp ..................................................................... 43
Bảng 4.8: Tổng thu nhập ....................................................................................... 43
Bảng 4.9: Thu nhập tích lũy................................................................................... 44
Bảng 4.10: So sánh các hộ tiếp cận và khơng tiếp cận được tín dụng ..................... 45
Bảng 4.11: Sự am hiểu thủ tục vay vốn tại các TCTD chính thức của nơng hộ ...... 47
Bảng 4.12: Trung bình món vay của hộ mẫu.......................................................... 47
Bảng 4.13: Nguồn để thanh toán khi đến kỳ hạn trả nợ .......................................... 48
Bảng 4.14: Thời gian giải ngân trung bình ............................................................. 49
Bảng 4.15: Kỳ vọng của nơng dân khi tiếp cận tín dụng chính thức ....................... 50
Bảng 4.16: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mơ hình: ............................ 51
Bảng 4.17: Độ phù hợp của mơ hình gốc khơng có biến THUNHAP ..................... 52
Bảng 4.18: Độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu có thêm biến THU NHAP .......... 52
Bảng 4.19: Phân loại dự báo của mơ hình gốc khơng có biến THUNHAP ............. 53

Bảng 4.20: Phân loại dự báo của mơ hình nghiên cứu có biến THUNHAP ............ 53
Bảng 4.21: Các biến trong mơ hình ....................................................................... 54
Bảng 4.22: Mơ phỏng xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ .............. 61
Bảng 4.23: Dự báo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ .......................... 63


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Lãi suất tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng ........................................... 13
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (Nguồn: www.lichsuvietnam.info) ..... 25
Hình 4.1: Số liệu điều tra về nhu cầu vay vốn của nông hộ tỉnh An Giang ............. 40


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... III
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... IV
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1 Giới thiệu: ........................................................................................................ 1
1.2 Nêu vấn đề và lý do nghiên cứu: ..................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 3
1.3.1 Mục tiêu chung:........................................................................................... 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 4
1.4.2 Phạm vi không gian: .................................................................................... 4
1.4.3 Phạm vi thời gian: ....................................................................................... 4
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: ............................. 5
1.5.1 Tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ các nước:.................................... 5
1.5.2 Tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Việt Nam: ............................... 7
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu: .................................................................................. 8
1.7 Cấu trúc của luận văn: .................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 10
2.1 Giới thiệu: ...................................................................................................... 10
2.2 Khái quát về thị trường tín dụng nơng thơn: ............................................... 10
2.3 Thơng tin bất cân xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng: ...... 12
2.4 Phương pháp để đo lường mức độ nơng hộ tiếp cận tín dụng: .................... 13
2.5 Mơ hình nghiên cứu:...................................................................................... 15


vi

2.5.2.1 Định nghĩa các biến và giả thuyết nghiên cứu:..................................... 16
2.5.2.2 Tổng hợp các biến và giả thuyết nghiên cứu: ....................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24
3.1 Giới thiệu: ...................................................................................................... 24
3.2 Mô tả địa bàn nghiên cứu: ............................................................................ 24
3.3 Sơ lược về các TCTD chính thức trên địa tỉnh An Giang: .......................... 26
3.3.1 Agribank An Giang: .................................................................................. 26
3.3.2 Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân: ............................................................. 27
3.3.3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần: .............................................................. 28
3.4 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu: ................................................... 29
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp: ......................................................................................... 29
3.4.2 Dữ liệu sơ cấp: .......................................................................................... 29

3.4.3 Phương pháp điều tra:................................................................................ 29
3.4 Mẫu và phương pháp lấy mẫu: ..................................................................... 29
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu: ............................................................................ 29
3.4.2 Kích thước mẫu: ........................................................................................ 30
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu: ................................................................... 30
3.5.1 Xử lý dữ liệu: ............................................................................................ 30
3.5.2 Phân tích dữ liệu:....................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33
4.1 Giới thiệu: ...................................................................................................... 33
4.2 Kết quả điều tra thực nghiệm qua thống kê mô tả: ..................................... 33
4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả các biến:............................................................. 33
4.2.2 So sánh đặc điểm hộ tiếp cận được với tín dụng và không tiếp cận được: .. 45
4.2.3 Ý kiến của các hộ nông dân về vấn đề vay vốn từ các TCTD chính thức: .. 46
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ:
.............................................................................................................................. 50
4.3.1 Phân tích mơ hình dựa trên phần mềm SPSS: ............................................ 51
4.3.1.1 Phân tích các kiểm định:...................................................................... 51
4.3.1.2 Thảo luận kết quả hồi quy: .................................................................. 55
4.3.2 Mơ hình đầu ra (output): ............................................................................ 60
4.3.3 Vận dụng mơ hình cho mục đích dự báo khả năng tiếp cận tín dụng: ......... 63


vii

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................... 64
5.1 Giới thiệu: ...................................................................................................... 64
5.2 Kết luận:......................................................................................................... 64
5.3 Hàm ý quản trị: ............................................................................................. 65
5.3.1 Đối với nhân tố Tổng tài sản của hộ: ......................................................... 66
5.3.2 Đối với nhân tố Thành viên các tổ chức đoàn thể: ..................................... 67

5.3.3 Đối với nhân tố Nhu cầu vay vốn từ các TCTD: ........................................ 69
5.3.4 Đối với nhân tố Người bảo lãnh:................................................................ 70
5.3.5 Đối với nhân tố Thu nhập tích lũy: ............................................................ 70
5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM ............................................... 75
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ................................................. 77
PHỤ LỤC 3: CHI TIẾT TỔNG THU NHẬP .................................................... 81
PHỤ LỤC 4: KỲ VỌNG CỦA NÔNG HỘ ........................................................ 82
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY .................................................................... 83
PHỤ LỤC 6: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA ....................................................... 89


1

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu:
An Giang là tỉnh đứng thứ 10 về diện tích đất so với các tỉnh khác ở ĐBSCL
nhưng lại có số dân đơng nhất vùng, trong đó phần lớn dân cư tập trung ở vùng
nông thôn với hơn 70% dân số tỉnh. Thu nhập bình quân theo đầu người của vùng
nơng thơn nơi đây cịn rất thấp. Vì vậy, người dân nơi đây rất cần vốn để đầu tư
phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Đề tài nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
tỉnh An Giang với mục tiêu là xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ, qua đó đề ra các hàm ý quản trị nhằm
giúp nông dân nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, khơi thơng
dịng chảy tín dụng về nơng thơn, góp phần đưa kinh tế gia đình, kinh tế nơng thơn
phát triển.
1.2 Nêu vấn đề và lý do nghiên cứu:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011, dân số nước ta hơn 88 triệu

người, trong đó có tới 60,4 triệu người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 68,06%
tổng số dân. Trong tổng diện tích 353.667 km2 cả nước thì đất nông nghiệp là
279.399 km2, chiếm tới 79%. Mặc dù sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất là đất đai và
người lao động, nhưng đóng góp của khu vực nông nghiệp nông thôn vào tăng
trưởng kinh tế chỉ dao động quanh mức 20% GDP trong những năm gần đây, giảm
từ trên 40% GDP của thời kỳ trước khi đổi mới.
Có nhiều ngun nhân giải thích cho sự sụt giảm này, song chủ yếu vẫn là do
khu vực nông nghiệp nông thôn chưa được đầu tư tương xứng và chuyển dịch cơ
cấu lao động không theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, trong các yếu
tố tăng trưởng chủ yếu là lao động, đất đai, vốn, công nghệ,…thì nền nơng nghiệp
nước ta đã và đang chỉ dựa vào hai yếu tố đầu tiên là lao động và đất đai.


2

Theo báo cáo chính thức, vốn đầu tư cho nơng nghiệp hàng năm chiếm tỷ lệ
khoảng 7% trên tổng vốn đầu tư tồn xã hội và cịn rất thấp so với phần vốn đầu tư
dành cho công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Khu vực nông nghiệp nông thôn đang
rất cần nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, như máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,
phương tiện vận tải, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,…
Nguyên nhân cơ bản của vấn đề khát vốn là do thu nhập của người nơng dân cịn
thấp, đại đa số hộ nghèo lại ở vùng nông thôn. Thu nhập không đủ trang trải chi tiêu
nên không thể tái đầu tư sản xuất. Đây chính là cái vịng lẩn quẩn của nghèo đói. Vì
vậy, khu vực nơng nghiệp nơng thôn đang rất khát các nguồn vốn mà chủ yếu là
vốn tín dụng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, mức sống và cải thiện các
điều kiện văn hoá - xã hội,...
Cho nên, để tạo điều kiện cho nơng dân phát triển kinh tế, góp phần xóa đói
giảm nghèo thì ngồi việc giúp nơng dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, việc hỗ trợ nguồn vốn cũng là khâu quan trọng cần được quan tâm.
Ngày 12/04/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐCP về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nông thôn đã mở ra nhiều cơ
hội cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết cơn khát vốn của nông dân. Nhưng thực tế,
nông dân muốn tiếp cận được nguồn vốn này cũng không phải dễ dàng.
Người dân nông thôn An Giang cũng không ngoại lệ, khi mà phần lớn dân cư
tập trung ở vùng nông thôn với hơn 70% dân số cả tỉnh và tổng diện tích đất nơng
nghiệp hơn 297.000 ha nhưng thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia
theo nguồn thu, trong đó thu từ nơng, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chỉ được
377.900 đồng. Vì vậy, người dân nơi đây rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất
nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của mình.
Để khơi thơng dịng chảy tín dụng về nơng thơn, giúp nơng dân tiếp cận
được nguồn vốn chính thức, đồng thời giúp các TCTD trên địa bàn tỉnh khai thác tốt


3

phân khúc tín dụng nơng thơn thì việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ mang tính cấp bách và lâu dài.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ tỉnh An Giang nhằm giúp nông
dân nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, góp phần đưa kinh tế gia
đình, kinh tế nơng thơn phát triển.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
1.3.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh An Giang;
qua đó đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức cho hộ nơng dân nhằm cải thiện thu nhập cũng như đời sống của người dân
trên địa bàn.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
-


Mục tiêu 1: Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

tín dụng chính thức của hộ nơng dân.
-

Mục tiêu 2: Đo lường và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

tiếp cận tín dụng chính thức trong thực tế của nông hộ ở An Giang.
-

Mục tiêu 3: Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng

chính thức của nơng hộ.


4

1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông
dân, mà cụ thể là tiếp cận tín dụng của các TCTD chính thức trên địa bàn tỉnh An
Giang, như:
-

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thơn Việt Nam

-

Các Ngân hàng TMCP


-

Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân.
Chủ thể nghiên cứu: là các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An

Giang.
1.4.2 Phạm vi không gian:
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên địa bàn nghiên cứu chỉ giới hạn ở
năm huyện của tỉnh An Giang là Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, và Chợ
Mới.
1.4.3 Phạm vi thời gian:
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013.
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2013 qua báo cáo
chính thức của các cơ quan, ban ngành, các TCTD trên địa bàn.
Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu là số liệu tác giả điều tra khảo sát hộ
nông dân từ tháng 04/2013 đến tháng 06/2013.


5

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1.5.1 Tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ các nước:
Cơng trình nghiên cứu của Sarap K. (1990) xem xét các yếu tố quyết định
việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân quy mơ nhỏ ở nông thôn Ấn Độ
cho thấy sự tồn tại của TCTD không đảm bảo rằng nông dân sản xuất quy mô nhỏ
sẽ được hưởng lợi từ họ. Do sức mạnh thương lượng thấp của các hộ nông dân quy
mô nhỏ so với hộ nông dân quy mô sản xuất lớn, các thủ tục quan liêu và rườm rà,
và chính sách cho vay của các Tổ chức tài chính căn cứ trên tài sản, cùng với hành
vi tham nhũng của các quan chức, đặc biệt là trong hợp tác xã, tạo nên sự bất lợi đối

với người nghèo nông thôn. Kết quả ước lượng của mơ hình probit cho thấy việc sở
hữu đất đai diện tích nhỏ, tình trạng mù chữ và học vấn thấp cũng có ảnh hưởng xấu
đến tiếp cận các TCTD chính thức của hộ nơng dân nhỏ. Các yếu tố này cũng góp
phần làm tăng cao chi phí giao dịch đối với khu vực cho vay chính thức và làm
chậm trễ trong việc giải ngân tín dụng. Chi phí giao dịch cao hơn khơng chỉ làm
tăng lãi suất mà còn ngăn chặn các khách hàng vay nhỏ tiềm năng tiếp cận các
TCTD.
Dzadze P. và cs (2012) nghiên cứu xác định các yếu tố làm giới hạn tiếp cận
tín dụng chính thức của hộ nơng dân sản xuất nhỏ ở huyện Abura Asebu
Kwamankese khu vực trung tâm của Ghana; sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và mơ hình hồi quy binary logistic để phân tích dữ liệu định lượng được thu thập.
Kết quả cho thấy rằng tham gia chương trình khuyến nơng, trình độ học vấn và thói
quen tiết kiệm đã có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến việc tiếp cận tín dụng chính
thức của hộ nông dân.
Một nghiên cứu khác cũng ở thị trường tín dụng nơng thơn Ghana do Owusu
A. G. và cs (2010) thực hiện đã xác định chi phí cao, tỷ lệ lãi suất, thiếu tài sản thế
chấp, đổi mới không đầy đủ, và tỷ lệ nợ quá hạn cao là những yếu tố chính làm cản
trở hiệu quả của thị trường tín dụng nơng thơn ở Ghana. Một phát hiện quan trọng là


6

thiếu tài sản thế chấp đã làm giảm đáng kể khả năng vay vốn từ thị trường chính
thức.
Nghiên cứu của Davis R. J. và cs (1998) sử dụng mơ hình hồi quy logistic để
xác định các yếu tố quyết định tiếp cận tài chính nơng thơn của người nơng dân ở
Romania cho kết quả như sau: Diện tích đất canh tác tăng thêm 1 hecta thì sẽ làm
tăng khả năng có được khoản tín dụng lên 11%. Thu nhập phi nơng nghiệp, ví dụ
như kinh doanh nhỏ (khơng tính việc bán các sản phẩm nơng nghiệp) có thể làm
tăng cơ hội có được khoản vay lên 2,7 lần. Giá trị tài sản cao và nguồn thu nhập phi

nông nghiệp ổn định hấp dẫn ngân hàng hơn vì rủi ro thấp. Mức thu nhập nơng
nghiệp hợp lý cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính
thức. Một trong những nhân tố chính cản trở người nơng dân tiếp cận tín dụng chính
thức là thiếu tài sản thế chấp.
Báo cáo nghiên cứu của Mohamed K. (2003) về tiếp cận tín dụng chính thức
và bán chính thức của nông hộ quy mô nhỏ và ngư dân thủ công ở Zanzibar, sử
dụng phần mềm STATA 7 để phân tích mơ hình hồi quy logistic, cho thấy: Tuổi
của người chủ hộ có quan hệ nghịch chiều với tiếp cận tín dụng chính thức và bán
chính thức. Giới tính chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng, phụ nữ có
khả năng tiếp cận thấp hơn nam giới. Tình trạng hơn nhân của chủ hộ khơng có ý
nghĩa trong mơ hình này. Trình độ học vấn hay số năm được giáo dục chính thống
của chủ hộ có quan hệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng. Có mối quan hệ giữa
mức thu nhập với tiếp cận tín dụng chính thức và bán chính thức, những người có
thu nhập thấp có nhiều cơ hội hơn để có được khoản vay. Am hiểu về các dịch vụ
tín dụng cũng làm tăng khả năng tiếp cận nó. Quy mơ đất đai có ảnh hưởng tích cực
đến tiếp cận tín dụng.
Yehuala S. (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
chính thức của người nơng dân sản xuất quy mô nhỏ ở Ethiopia, sử dụng phương
pháp thống kê mơ tả và mơ hình logit để phân tích dữ liệu định lượng, phát hiện ra


7

rằng việc tiếp cận tín dụng đối với nữ chủ hộ vẫn còn hạn chế và sự khác biệt giữa
sự giàu nghèo trong việc tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức cũng có ý nghĩa
thống kê. Nơng dân thừa nhận cho vay theo nhóm giải quyết các vấn đề yêu cầu về
tài sản thế chấp, kiểm soát lạm dụng vốn vay và giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Tham gia
chương trình khuyến nơng mở rộng, kinh nghiệm trong sử dụng tín dụng từ các
nguồn chính thức, tổng diện tích đất canh tác, tài sản thế chấp và hình thành nhóm
vay đóng vai trị quan trọng trong việc tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức.

1.5.2 Tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở Việt Nam:
Trong nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân:
Trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội” của Nguyễn Quốc Oánh
và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), cho thấy hai tiêu chí để đánh giá khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân là (1) khả năng nhận được các
khoản vay, bao gồm các nhân tố như độ tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, hộ đã vay tín
dụng khơng chính thức và thủ tục vay vốn tín dụng chính thức; và (2) hạn mức tín
dụng mà hộ nơng dân nhận được từ các TCTD, gồm có trình độ học vấn của chủ hộ,
diện tích đất sử dụng, thu nhập bình quân hàng năm của hộ, tài sản thế chấp và mục
đích vay vốn.
Nguyễn Quốc Nghi (2011) nghiên cứu “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức của hộ nghèo” ở tỉnh Đông Tháp cho thấy tuổi của chủ hộ, số lao động
trong hộ, trình độ học vấn (trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất
của lao động trong hộ), tham gia hội đoàn thể, Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
và tổng tài sản của hộ tương quan thuận với khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức của hộ nghèo; riêng nhân tố tổng thu nhập của hộ tác động nghịch chiều với
khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo.
Barslund M. & cs (2007) với nghiên cứu về tín dụng chính thức và phi chính
thức của nơng thôn bốn tỉnh Long An, Quảng Nam, Hà Tây và Phú Thọ cho thấy
các yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình ở nơng thôn là


8

tuổi của chủ hộ, số đất sở hữu, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, số người
trưởng thành (từ 15 đến 65 tuổi), số người phụ thuộc (dưới 15 và trên 65), chi phí
cho thức ăn chăn ni, tổng tài sản, khoảng cách đến trung tâm tỉnh, sổ đỏ, thơng
tin, đã có vay hỗ trợ, lịch sử tín dụng.
Duy V. Q. (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận của cá
nhân và tiếp cận theo nhóm hộ gia đình ở nơng thơn đối với tín dụng chính thức ở

ĐBSCL, sử dụng mơ hình lựa chọn hai bước của Heckman, kết quả cho thấy nguồn
vốn tự có của hộ, tình trạng hơn nhân, kích cỡ gia đình, khoảng cách đến trung tâm
ảnh hưởng đến cả khả năng và quy mơ khoản tín dụng được u cầu.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Nghiên cứu luận văn có ý nghĩa đối với nông hộ, các TCTD cũng như các cơ
quan hữu quan trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
-

Đối với hộ nông dân: giúp hộ nhận biết các nhân tố nào ảnh hưởng đến

khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của mình, qua đó có thể nâng cao được khả
năng trong việc tìm đến nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để đầu tư sản xuất và
phát triển kinh tế gia đình.
-

Đối với các TCTD: căn cứ trên nhu cầu, khả năng thực tế và nguyện

vọng của nông hộ, các TCTD có thể điều chỉnh chính sách tín dụng nông nghiệp
nông thôn phù hợp hơn để khai thác tốt phân khúc này, một phân khúc vốn có tỷ lệ
nợ quá hạn thấp, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho đơn vị.
-

Đối với các cơ quan hữu quan: có chính sách hỗ trợ cho hộ nơng dân về

thủ tục hành chánh, thủ tục vay vốn, lãi suất vay, …giúp nơng dân giảm chi phí giao
dịch, chi phí sản xuất, qua đó góp phần cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao đời sống
cho người dân nông thôn.


9


1.7 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có năm chương. Chương 1 là phần giới thiệu khái quát về đề
tài nghiên cứu. Chương 2 nêu cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn. Chương 4 tổng kết lại
kết quả nghiên cứu thực nghiệm và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5 là phần
kết luận của luận văn, đồng thời đưa ra các hàm ý quản trị cho các bên có liên quan,
cũng như nêu lên các hạn chế của luận văn.


10

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu:
Theo lý thuyết Thông tin bất cân xứng của Stiglits E. J. và cs (1981), có hạn
chế trong thị trường tín dụng nên sẽ có một số người không vay được mặc dù họ
chấp nhận trả lãi suất cao hơn. Diagne A. và cs (2000) đưa ra phương pháp mới để
đo lường mức độ nông hộ tiếp cận tín dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ
nơng dân để tìm ra giới hạn tín dụng của hộ đối với nguồn tín dụng nhất định. Đồng
thời ơng cũng cho rằng người cho vay sẽ lựa chọn giới hạn tín dụng đối với người
vay cụ thể. Giới hạn tín dụng là số tiền tối đa mà người cho vay sẵn sàng cho vay
trong khuôn khổ số tiền anh ta sẵn có. Vì vậy, giới hạn tín dụng là một hàm của sự
đánh giá chủ quan của người cho vay về khả năng vỡ nợ và về các đặc tính khác của
người vay. Do đó, tìm ra giới hạn tín dụng của một hộ gia đình từ bất kỳ nguồn
cung tín dụng nào là cách đo lường tốt nhất đối với mức độ tiếp cận nguồn tín dụng
đó. Căn cứ vào hai nghiên cứu trên đã lý giải vì sao các đề tài về tiếp cận tín dụng
trên thế giới đều lựa chọn mơ hình nghiên cứu khác nhau với các biến độc lập khác
nhau. Sau khi tham khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
luận văn dựa trên mơ hình nghiên cứu của Dzadze P. và cs (2012) để kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở tỉnh An

Giang. Đồng thời, nghiên cứu có đưa thêm biến tổng thu nhập tích lũy vào mơ hình
căn cứ trên thực tế q trình nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia.
2.2 Khái qt về thị trường tín dụng nơng thơn:
Đặc trưng của hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là tình trạng
“lưỡng thể tài chính” (financial dualism) tức là khu vực tài chính chính thức và khu
vực tài chính phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau (Phạm
Vũ Lửa Hạ, 2003, tr. 336).
Các tổ chức tài chính chính thức được chính phủ ủy quyền và phải tuân theo


11

các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng. Tín dụng chính thức là tín dụng
xuất phát từ khu vực chính thức, bao gồm các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng
tư nhân, các công ty bảo hiểm, các cơng ty tài chính, các hiệp hội tín dụng,...
(Joanna Ledgerwood, 2006, tr. 27).
Tín dụng nơng thơn lý tưởng nhất là xuất phát từ khu vực chính thức, tức là
từ các ngân hàng thương mại, những định chế tài chính chuyên biệt như các ngân
hàng phát triển nông thôn (Sarap K., 1990).
So với khu vực chính thức, khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm hấp
dẫn được người nghèo ở nông thôn như gần gũi với nông hộ, hoạt động rất linh hoạt
và các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương thích với khả năng của
từng khách hàng, thủ tục giao dịch đơn giản gọn nhẹ, quy tắc dễ hiểu và dễ thực
hiện, quan hệ chủ yếu dựa vào chữ tín nên yêu cầu tài sản thế chấp khơng cao. Tuy
nhiên, tín dụng phi chính thức có nhiều nhược điểm, rõ nhất là lãi suất rất cao, cao
hơn lãi suất từ khu vực chính thức từ 5 đến 30 lần, thậm chí cịn cao hơn. Tín dụng
của những người cho vay tiền ở địa phương đơi khi cịn đi kèm theo những ràng
buộc như phải mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng, …
Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc mặc dù được
xác định là đối tượng cho vay của các TCTD chính thức nhưng nhiều người dân

nơng thơn, nhất là người nghèo ở những vùng xa xôi, vẫn bị từ chối cho vay, khơng
thể tiếp cận được tín dụng chính thức. Theo các nghiên cứu này vấn đề mấu chốt là
các TCTD chính thức khơng thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao
khi cho vay ở nông thôn do người vay thường gặp bất trắc khó lường ảnh hưởng
xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh,…trong
khi họ thiếu tài sản thế chấp và không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật ni. Kết
quả là các TCTD chính thức sẽ hạn chế cho vay ở nông thôn.


12

2.3 Thơng tin bất cân xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng:
Nghiên cứu của Stiglitz E. J. và Weiss A. (1981) đã giải thích sự hạn chế
trong thị trường tín dụng như sau:
Theo kinh tế cơ bản, nếu nhu cầu vượt quá cung, giá cả sẽ tăng lên, do đó
giảm nhu cầu hoặc tăng nguồn cung cho đến khi cung và cầu đạt trạng thái cân
bằng. Tuy nhiên, ở thị trường tín dụng, giá cả (lãi suất) đã khơng thực hiện chức
năng của nó để điều chỉnh thị trường trở về vị trí cân bằng do hiện tượng thông tin
bất cân xứng hay thông tin không hồn hảo (imperfect information). Trong lĩnh vực
tín dụng, thơng tin bất cân xứng ngụ ý rằng các TCTD không hiểu rõ mức độ rủi ro
của người vay như chính bản thân họ cho nên không thể phân biệt giữa người vay
rủi ro và người vay an tồn. Nếu khơng phân biệt được, điều tự nhiên là các TCTD
sẽ yêu cầu mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra.
Song, việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm lợi nhuận của các TCTD do sự
chọn lựa sai lầm của chính các TCTD và động cơ lệch lạc của người vay.
Việc tăng lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các TCTD theo
hai hướng đối nghịch nhau. Một mặt, lãi suất tăng sẽ làm tăng lợi nhuận nếu các yếu
tố khác không đổi. Mặt khác, lãi suất tăng lại có thể làm giảm lợi nhuận của các
TCTD do ảnh hưởng của sự chọn lựa sai lầm. Trong thực tế, các dự án đầu tư càng
rủi ro thì khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Do đó, khi lãi suất tăng, khách

hàng với dự án ít rủi ro sẽ khơng vay vì khả năng sinh lợi của dự án khó đủ để trả
nợ. Vì vậy, nếu các TCTD tăng lãi suất thì chỉ có khách hàng rủi ro cao chấp nhận
vay nên rủi ro của các TCTD sẽ tăng. Hiện tượng này được gọi là sự chọn lựa sai
lầm, nghĩa là nếu tăng lãi suất thì các TCTD chỉ chọn được những người vay rủi ro
hơn. Chọn lựa sai lầm sẽ làm giảm lợi nhuận của các TCTD vì rủi ro cao hơn đồng
nghĩa với xác suất trả nợ của khách hàng thấp đi và việc trích lập dự phịng rủi ro
cũng tăng cao.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của lãi suất cũng sẽ làm thay đổi cách lựa chọn dự


13

án đầu tư của người vay. Lãi suất tăng sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn vì với lãi suất
cao các dự án có khả năng sinh lợi thấp dễ bị rơi vào tình trạng lỗ và phá sản. Do
đó, sau khi vay vốn, người vay sẽ có xu hướng thực hiện các dự án rủi ro hơn nếu
phải trả lãi suất cao hơn. Đây chính là động cơ lệch lạc của người vay. Hiện tượng
này cũng làm tăng rủi ro ngồi tầm kiểm sốt và do đó làm giảm lợi nhuận của các
TCTD.
Lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng

r෡∗

Lãi suất

Hình 2.1: Lãi suất tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng
Vì vậy, lãi suất cân bằng của thị trường tín dụng khơng hàm ý giá cả cân

bằng theo nghĩa truyền thống ở các thị trường khác. Tồn tại một lãi suất ‫ݎ‬෡∗ mà tại

đó lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng đạt tối đa. Tại ‫ݎ‬෡∗ , nhu cầu tín dụng cao hơn

cung tín dụng. Mặc dù cung khơng bằng cầu tại ‫ݎ‬෡∗ , nhưng lại là lãi suất cân bằng

trên thị trường tín dụng. Khi vượt qua ‫ݎ‬෡∗ , lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm do rủi ro
cao, dẫn đến hạn chế tín dụng. Điều này giải thích vì sao nhiều người cùng làm đơn
xin vay nhưng chỉ một số người được vay, cịn số khác thì không vay được mặc dù
họ chấp nhận trả lãi suất cao hơn.
2.4 Phương pháp để đo lường mức độ nông hộ tiếp cận tín dụng:
Tiến sĩ Đại học Michigan Mỹ Diagne A. đồng nghiên cứu với giáo sư tiến sĩ
Đại học Bonn Đức Zeller M. (2000) lần đầu tiên đưa ra phương pháp đo lường mức


14

độ nơng hộ tiếp cận tín dụng là phỏng vấn trực tiếp hộ nơng dân để tìm ra giới hạn
tín dụng của hộ.
Giới hạn tín dụng khơng phải là mức tối đa mà người cho vay có thể cho
vay, mà là mức tối đa mà người cho vay sẵn sàng cho vay.
Chính xác hơn, người cho vay sẽ chọn cặp (bmax , Rl(.)) trong đó bmax là số
tiền tối đa mà anh ta sẵn sàng cho vay, và Rl là hàm trả nợ, Rl: [0 , bmax] →R quy
định cụ thể bao nhiêu, khi nào, và trong những điều kiện gì anh ta muốn được hồn
trả cho bất kỳ khoản cho vay nhất định b ϵ [0 , bmax]. Người cho vay sau đó để
người vay tiềm năng chọn số tiền tối ưu b* ϵ [0 , bmax] để vay. Nói cách khác, người
cho vay chào hợp đồng (bmax , Rl(.)) cho người vay vốn chấp nhận hoặc từ chối yêu
cầu của mình bằng sự lựa chọn b* ϵ [0 , bmax]. Hợp đồng được chấp nhận nếu b* >0,
và bị từ chối nếu b* = 0. Một khi khoản vay được giải ngân, người vay chọn thời
điểm và số tiền trả nợ thực tế Rb. Mặc nhiên là 0 ≤ Rb ≤ Rl(b*). Tất nhiên, trong sự
lựa chọn bmax, người cho vay tự giới hạn mình trong khoảng số tiền tối đa mà anh ta

có thể cho vay đối với bất kỳ người vay nào, ܾ௠௔௫
(trang 12).


Lưu ý rằng sự lựa chọn tối ưu của người cho vay về giới hạn tín dụng bmax là
một hàm của số tiền tối đa mà anh ta có thể cho vay. Nó cũng là một hàm của sự
đánh giá chủ quan của người cho vay về khả năng vỡ nợ và các đặc tính khác của
người vay. Tuy nhiên, hàm này khơng phải là một hàm cung tín dụng theo nghĩa
truyền thống vì ở đây bên cho vay tự chọn giá (lãi suất cho vay) chứ khơng phải là
chấp nhận giá, nó đại diện cho những gì người cho vay sẵn sàng cho vay với những
mức lãi suất khác nhau. Tương tự như vậy, lãi suất tối ưu r được lựa chọn bởi người
cho vay dựa trên đánh giá chủ quan của người cho vay về khả năng vỡ nợ, và về các
đặc tính khác của người vay. Mặt khác, hàm xác định lựa chọn tối ưu của người vay
về mức vay b* khơng phải là một hàm cầu tín dụng truyền thống, mà là những gì
người đi vay sẵn sàng vay ở những mức lãi suất khác nhau. Do đó, như được chỉ ra


15

bởi Stiglitz và Weiss (1981), người cho vay không thể sử dụng lãi suất như một
cách để hạn chế tín dụng.
Người được cho là tiếp cận một loại tín dụng nhất định khi giới hạn tín dụng
bmax>0; và người ta cải thiện tiếp cận của mình đối với loại tín dụng đó bằng cách
tăng bmax cho loại tín dụng đó. Một người có thể khơng có tiếp cận tín dụng nhưng
khơng bị hạn chế tín dụng. Nghĩa là họ khơng có bất cứ khoản vay nào do khơng
cần hay khơng thích việc vay mượn. Do đó, giới hạn tín dụng bmax của một người
vay tiềm năng là một biến ngẫu nhiên có giá trị được xác định bởi các sự kiện, một
vài trong số các sự kiện đó dưới sự kiểm soát của người vay, số khác dưới sự kiểm
soát của người cho vay, và vẫn còn những sự kiện khác nằm ngồi sự kiểm sốt của
cả hai.
Tóm lại, bất kỳ người vay tiềm năng nào cũng có một giới hạn tín dụng do
bất đối xứng thơng tin giữa người đi vay và người cho vay, và việc thiếu cơ chế
thực thi hợp đồng vay hiệu quả. Vì vậy, tìm ra giới hạn tín dụng của một hộ gia đình

từ bất kỳ nguồn cung tín dụng nào là cách đo lường tốt nhất đối với mức độ tiếp cận
nguồn tín dụng đó.
2.5 Mơ hình nghiên cứu:
Sau khi tham khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
luận văn kế thừa mơ hình nghiên cứu của Dzadze P. và cs (2012) để kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở tỉnh An Giang.
Mơ hình của Dzadze P. và cs (2012) gồm 11 biến độc lập; đó là: giới tính của
chủ hộ, kinh nghiệm làm nơng, tham gia khuyến nơng, thói quen tiết kiệm, khoảng
cách đến ngân hàng, quy mô nông trại, thành viên tổ chức nông dân, nhu cầu tín
dụng, trình độ học vấn, có người bảo lãnh bằng lương, và biến cuối cùng là lịch sử
tín dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tham gia chương trình


16

khuyến nơng, trình độ học vấn và thói quen tiết kiệm đã có ảnh hưởng tích cực đáng
kể đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân ở Ghana.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Davis R. J. và cs (1998) cịn cho thấy thu
nhập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nơng dân ở Romania.
Thu nhập phi nơng nghiệp, ví dụ như kinh doanh nhỏ (khơng tính việc bán các sản
phẩm nơng nghiệp) có thể làm tăng cơ hội có được khoản vay lên 2,7 lần. Nguồn
thu nhập phi nông nghiệp ổn định và mức thu nhập nông nghiệp hợp lý đóng vai trị
quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), cho thấy những hộ nông dân có
thu nhập bình qn hàng năm cao hơn vay được nhiều vốn tín dụng chính thức hơn
so với những hộ có thu nhập thấp. Đồng thời, qua kinh nghiệm thực tế công tác, tác
giả nhận thấy thu nhập của khách hàng vay có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của họ.
Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia (Phụ lục 1), biến thu nhập được đưa
thêm vào mơ hình nghiên cứu.

Vì vậy, mơ hình nghiên cứu của luận văn như sau:
log ቈ

PሺY=1ሻ
቉ = ࢼ૙ +ࢼ૚ GIOITINH +ࢼ૛ HOCVAN +ࢼ૜ KNGHIEM + ࢼ૝ TAISAN+ࢼ૞ TIETKIEM +
PሺY=0ሻ

+ ࢼ૟ KHNONG + ࢼૠ KHCACH + ࢼૡ HOIDOAN+ࢼૢ NHUCAUVAY+ࢼ૚૙ LICHSUTD+
+ ࢼ૚૚ BAOLANH + ࢼ૚૛ ‫܂‬۶‫ۼ܃‬۶‫۾ۯ‬

2.5.2.1 Định nghĩa các biến và giả thuyết nghiên cứu:
(Y) Biến phụ thuộc:
Y là biến phụ thuộc dạng nhị phân, có hai giá trị 0 và 1, với 0 là nơng hộ
khơng tiếp cận được tín dụng chính thức và 1 là tiếp cận được với nguồn tín dụng
chính thức. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán


×