Tải bản đầy đủ (.pdf) (594 trang)

Tác động của chính sách cổ tức đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.3 MB, 594 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
______________________

TRẦN VŨ THANH HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC CƠNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
_______________________

TRẦN VŨ THANH HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ CHÍ MINH

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 6034020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HÙNG SƠN

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của chính sách cổ tức đến chất
lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng Khốn TP.
HCM” là cơng trình nghiên cứu của chính tơi được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Hùng Sơn. Những số liệu sử dụng để phân tích và chạy mơ hình là
chính xác, trung thực, do chính tơi thu thập và có nguồn gốc minh bạch, rõ ràng.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Trần Vũ Thanh Hà


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1


BCTC

Báo cáo tài chính

2

FEM – Fixed Effects Model

Phương pháp đánh giá tác động cố định

3

GICS

Chuẩn phân ngành quốc tế

4

HĐQT

Hội đồng quản trị

5

HSX

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM

6


REM – Random Effects Model

Phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên

7

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

8

TGĐ

Tổng giám đốc

9

VIF

Hệ số nhân tố phóng đại phương sai


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1 Tóm tắt các thước đo cho biến phụ thuộc chất lượng lợi nhuận ............... 31
Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu ............................................ 32
Bảng 3-3 Các biến kiểm soát trong mơ hình nghiên cứu .......................................... 33

Bảng 4-1 Thống kê mơ tả các biến nghiên cứu trong mơ hình (I) ............................ 44
Bảng 4-2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mơ hình (II)........................... 45
Bảng 4-3 Thống kê mơ tả các biến nghiên cứu trong mơ hình (III) ......................... 46
Bảng 4-4 Ma trận hệ số tương quan của mơ hình (I) ................................................ 47
Bảng 4-5 Ma trận hệ số tương quan của mơ hình (II.a) ............................................ 48
Bảng 4-6 Ma trận hệ số tương quan của mơ hình (II.b) ............................................ 49
Bảng 4-7 Ma trận hệ số tương quan của mơ hình (III) ............................................. 50
Bảng 4-8 Hệ số VIF cho mơ hình (I) ........................................................................ 51
Bảng 4-9 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan LM test cho mơ hình (I) .................... 52
Bảng 4-10 Kết quả kiểm định Hausman test cho mơ hình (I) .................................. 52
Bảng 4-11 Kết quả kiểm định tự tương quan trong mơ hình (I) ............................... 53
Bảng 4-12 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi trong mơ hình (I) ...................... 54
Bảng 4-13 Kết quả ước lượng các mơ hình hồi quy ................................................. 55
Bảng 4-14 Kết quả phân tích tương quan so với kỳ vọng dấu .................................. 58


iv

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 30
Đồ thị 4-1 Chính sách cổ tức Nguyễn thu hằng và cộng sự 2014 các khoản dồn tích
tiền mặt (DIV) và chất lượng lợi nhuận đo lường thơng qua tính bền vững của lợi
nhuận (Persistent) ...................................................................................................... 39
Đồ thị 4-2 Chính sách cổ tức tiền mặt (DIV) và chất lượng lợi nhuận đo lường
thông qua chất lượng các khoản dồn tích (AAQ) ..................................................... 40
Đồ thị 4-3 Chính sách cổ tức tiền mặt (DIV) và chất lượng lợi nhuận đo lường
thơng qua chất lượng các khoản dồn tích (AQ) ........................................................ 42
Đồ thị 4-4 Chính sách cổ tức tiền mặt (DIV) và chất lượng lợi nhuận đo lường
thơng qua tính thông tin của lợi nhuận (ERC) .......................................................... 43



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 1
1.1.

Lý do nghiên cứu.............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 4


1.6.

Điểm mới của đề tài ......................................................................................... 5

1.7.

Cấu trúc luận văn.............................................................................................. 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................ 8
2.1.

Cổ tức và chính sách cổ tức.............................................................................. 8

2.1.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức............................................................. 8
2.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức ........................................................................ 9
2.1.3. Các chính sách chi trả cổ tức .......................................................................... 10
2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức ........................................................ 12
2.2.

Chất lượng lợi nhuận ...................................................................................... 13


vi

2.2.1. Khái niệm chất lượng lợi nhuận ..................................................................... 13
2.2.2. Đo lường chất lượng lợi nhuận ...................................................................... 15
2.3.


Các lý thuyết liên quan ................................................................................... 16

2.3.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymetric Information) ........................... 16
2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ............................................................... 17
2.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Oder theory) ................................ 19
2.3.4. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) ............................................................ 19
2.4.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan .............................................................. 20

2.4.1. Mơ hình đo lường chất lượng lợi nhuận......................................................... 20
2.4.2. Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng lợi nhuận ........................ 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 28
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29

3.3.

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.3.1. Biến phụ thuộc chất lượng lợi nhuận và cách đo lường................................. 30
3.3.2. Biến độc lập chính sách cổ tức tiền mặt và cách đo lường ............................ 31
3.3.3. Các biến kiểm sốt ......................................................................................... 32
3.3.4. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 39
4.1.

Thực trạng chính sách cổ tức tiền mặt và chất lượng lợi nhuận .................... 39

4.1.1. Chính sách cổ tức tiền mặt và tính bền vững của lợi nhuận (Persistent) ....... 39


vii

4.1.2. Chính sách cổ tức tiền mặt và chất lượng các khoản dồn tích (AAQ, AQ) ... 40
4.1.3. Chính sách cổ tức tiền mặt và tính thơng tin của lợi nhuận (ERC) ............... 42
4.2.

Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 44

4.2.1. Thống kê mơ tả ............................................................................................... 44
4.2.2. Phân tích tương quan ...................................................................................... 47
4.2.3. Kiểm định một số giả định cơ bản của phương pháp ước lượng ................... 51
4.2.4. Kết quả hồi quy .............................................................................................. 55
4.2.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................... 64
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 64

5.2.


Hàm ý chính sách ........................................................................................... 64

5.2.1. Về phía doanh nghiệp ..................................................................................... 64
5.2.2. Về phía các cơ quan quản lý .......................................................................... 65
5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 66

5.3.1. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 66
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................
PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................


viii

TĨM TẮT
Nghiên cứu này phân tích tác động của chính sách cổ tức tiền mặt đến chất lượng
lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017.
Nghiên cứu đã sử dụng hai nhóm biến để đo lường biến phụ thuộc chất lượng lợi
nhuận: nhóm thứ nhất, thuộc về các đặc tính của lợi nhuận (properties of earnings),
bao gồm biến tính bền vững của lợi nhuận (Persistent) và chất lượng các khoản dồn
tích (Acrual Quality); nhóm thứ hai, thuộc về phản ứng của nhà đầu tư với lợi
nhuận, là biến tính thơng tin của lợi nhuận (Earnings informativeness). Thơng qua
phân tích dữ liệu thu thập được từ 248 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán TP. HCM trong giai đoạn 2008-2017, kết quả nghiên cứu cho thấy,
chính sách cổ tức tiền mặt có tác động ngược chiều lên tính bền vững của lợi nhuận
và làm giảm chất lượng các khoản dồn tích. Kết quả này tuy không thống nhất với

nghiên cứu của (Deng và cộng sự, 2016) tại Trung Quốc, nhưng được lý giải hợp lý
cho tình huống nghiên cứu tại Việt Nam là do tình trạng chính sách cổ tức tiền mặt
nhằm thỏa mãn các nhà đầu tư ngắn hạn cũng như khó khăn mà doanh nghiệp phải
đối mặt trong quá trình huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn. Dựa trên
kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp trong việc
xây dựng chính sách cổ tức được đề xuất, bao gồm: (i) xây dựng chính sách cổ tức
hợp lý, (ii) gây dựng niềm tin của cổ đơng thơng qua chính sách cổ tức.


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả trình bày lí do chọn đề tài nghiên cứu và sự cần
thiết của việc nghiên cứu đề tài này. Từ đó, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu
của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu. Phần
cuối của chương này sẽ trình bày về điểm mới của bài nghiên cứu. Chương này sẽ
mang lại cái nhìn tổng quan cho người đọc, từ đó thấy được những nội dung và ý
tưởng chính của đề tài và sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp cận nội dung ở những
chương tiếp theo.
1.1. Lý do nghiên cứu
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008, nền kinh tế các quốc
gia trên thế giới đang dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thận trọng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để
phòng tránh rủi ro. Một trong những kênh quan trọng để nhà đầu tư tìm hiểu về các
doanh nghiệp niêm yết là thơng tin tài chính được truyền tải thơng qua báo cáo tài
chính được cập nhật hàng năm. Trong đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính quan
trọng được các nhà đầu tư quan tâm để đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng chất lượng
lợi nhuận có trung thực hay khơng, có phản ánh đúng thực trạng hoạt động của

doanh nghiệp hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bị ảnh hưởng từ quá trình
thu thập, xử lý, thiết lập, kiểm sốt thơng tin tài chính do các nhân tố bên trong công
ty như người điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, … tác động. Vì vậy, các
nhà đầu tư ngày nay khơng cịn q quan tâm đến các số liệu về lợi nhuận được các
doanh nghiệp cơng bố trên các báo cáo tài chính nữa mà bắt đầu quan tâm đến chất
lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp này. Chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng một doanh nghiệp có lợi nhuận bền vững
trong nhiều năm tương ứng với dịng tiền dương có khả năng chia cổ tức cho cổ
đơng sẽ cung cấp thơng tin hữu ích cho nhà đầu tư.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã được thực hiện nhằm xem xét liệu rằng cổ tức
có phải là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp truyền tải thông tin về sức


2

khỏe của doanh nghiệp đến thị trường hay không. Các mơ hình dự báo cổ tức truyền
thống cho thấy rằng một cổ tức tiết lộ thông tin về lợi nhuận trong tương lai (Pettit,
1972, Aharony và Swary, 1980, Asquith và Mullins, 1983, Aharony và Dotan,
1994). Sự gia tăng (hoặc suy giảm) trong cổ tức mang lại một tín hiệu tốt (hoặc xấu)
về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp (Bhattacharya, 1979, John và
Williams, 1985, Miller và Rock, 1985, Arnott và Asness, 2003, Lukose và Rao,
2004). Tuy nhiên, những nghiên cứu khác lại cho thấy rằng cổ tức có nội dung
thông tin yếu về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp (DeAngelo và cộng sự,
2006; Benartzi và cộng sự , 1997; Brav và cộng sự , 2005). Các nghiên cứu trên
đây chính yếu là kiểm tra mối liên quan giữa cổ tức và lợi nhuận. Ngoài các nghiên
cứu này, một số nghiên cứu khác tiến hành ở các thị trường phát triển cho thấy có
sự liên quan giữa cổ tức và chất lượng lợi nhuận (Caskey và Hanlon, 2005;
Hanlon và cộng sự, 2007; Chen và cộng sự, 2007; Tong và Miao, 2011; Skinner
và Soltes, 2011).
Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng có các nghiên cứu về chất lượng lợi

nhuận. Lê Quang Minh và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về các khoản dồn tích,
kết quả cho thấy khoản dồn tích có tính bền vững kém hơn dịng tiền, làm đảo chiều
lợi nhuận kế toán trong tương lai. Dương Nguyễn Thanh Tâm (2013) tìm thấy tác
động của cấc trúc nợ đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số nghiên
cứu khác được thực hiện theo hướng đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính thông qua chất lượng
lợi nhuận (Nguyễn Trọng Nguyên, 2014; Nguyễn Phương Hồng, 2016). Và hiện
tại, theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về tác động của chính sách cổ tức đến
chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn cịn khá hạn chế. Vì những lý
do trên, tác giả quyết định thực hiện luận văn nghiên cứu với đề tài “Tác động của
chính sách cổ tức đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở
Giao Dịch Chứng Khốn TP.HCM” nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về
tác động của chính sách cổ tức đến chất lượng lợi nhuận các doanh nghiệp. Việc
nghiên cứu đề tài giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng


3

của chất lượng lợi nhuận từ đó có những hoạch định dài hạn về định hướng phát
triển của doanh nghiệp cũng như thiết lập chính sách cổ tức phù hợp để từ đó nâng
vị thế của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với nhà đầu tư, hiểu được tầm quan
trọng của chất lượng lợi nhuận cũng như tác động của chính sách cổ tức góp phần
đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tiền
mặt và chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao Dịch
Chứng Khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đưa ra các hàm ý chính sách
cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách cổ tức.
Để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu trên, trong nội dung của luận văn tác
giả lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Mức độ tác động của chính sách cổ tức tiền mặt đến chất lượng lợi nhuận
của doanh nghiệp như thế nào?
(2) Các hàm ý chính sách cho các DN khi thực hiện chính sách cổ tức là gì?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tiền
mặt và chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở
Giao Dịch Chứng Khốn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 05 năm từ năm
2012 đến năm 2016. Cụ thể, trong mẫu dữ liệu không bao gồm các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ, …
Bởi vì đây là những doanh nghiệp thuộc các ngành có quy định về việc lập và trình
bày báo cáo tài chính (BCTC) khơng hồn tồn đồng nhất với các cơng ty thuộc các
ngành cịn lại trong mẫu này.


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp hỗn hợp là cách kết
hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đối với phương pháp
định tính, luận văn xem xét các nghiên cứu trước có liên quan đến phương pháp đo
lường chất lượng lợi nhuận, mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chất lượng lợi
nhuận. Sau đó, luận văn tổng quan lịch sử các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
trước đó về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tiền mặt tiền mặt và chất lượng lợi
nhuận.
Đối với phương pháp định lượng, luận văn xây dựng các mơ hình nghiên cứu và
thực hiện các phương pháp hồi quy phù hợp cho các mơ hình này.

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn có các đóng góp mang tính khoa học cũng như thực tiễn như sau:
Về ý nghĩa khoa học, luận văn đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan về tác
động của chính sách cổ tức đến chất lượng lợi nhuận trên thế giới và tại Việt Nam,
từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức bằng tiền đến
chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng
Khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, nội dung quan trọng của luận văn là
biến phụ thuộc chất lượng lợi nhuận được tiếp cận trên cơ sở kế tốn và cơ sở thị
trường; từ đó đưa ra hai nhóm biến để đo lường chất lượng lợi nhuận là nhóm thuộc
về các đặc tính của lợi nhuận bao gồm biến tính bền vững của lợi nhuận và chất
lượng các khoản dồn tích và nhóm thuộc về phản ứng của nhà đầu tư với lợi nhuận
là biến tính thông tin của lợi nhuận.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh
hưởng của chính sách cổ tức bằng tiền đến chất lượng lợi nhuận tại thị trường Việt
Nam cho các đối tượng liên quan như các nhà quản trị doanh nghiệp, kiểm tốn
viên, nhà đâu tư, cơ quan ban hành chính sách, các sở giao dịch chứng khoán, Ủy
ban chứng khoán Nhà nước…Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo
để các bên liên quan đưa ra các quyết định quan trọng một cách hiệu quả.


5

1.6. Điểm mới của đề tài
Tại Việt Nam gần đây đã có các nghiên cứu về chất lượng lợi nhuận của
doanh nghiệp, xoay quanh đó cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các
nhân tố lên chất lượng lợi nhuận, hướng nghiên cứu cũng được thực hiện theo nhiều
quan điểm khác nhau. Bài nghiên cứu của tác giả thực hiện dựa trên nghiên cứu của
(Deng và cộng sự, 2016) kết hợp hướng tiếp cận trên cơ sở kế toán và hướng tiếp
cận trên cơ sở thị trường từ đó đưa ra hai nhóm biến để đo lường chất lượng lợi
nhuận. Nhóm thứ nhất, thuộc về các đặc tính của lợi nhuận bao gồm biến tính bền

vững của lợi nhuận và chất lượng các khoản dồn tích. Nhóm thứ hai, thuộc về phản
ứng của nhà đầu tư với lợi nhuận, là biến tính thơng tin của lợi nhuận. Theo hướng
tiếp cận này thì tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động
của chính sách cổ tức tiền mặt đến chất lượng lợi nhuận. Do đó, luận văn sẽ bổ sung
thêm bằng chứng thực nghiệm cho thị trường Việt Nam về mối quan hệ giữa chính
sách cổ tức tiền mặt và chất lượng lợi nhuận.
1.7. Cấu trúc luận văn
Luận văn được tác giả thực hiện có kết cấu gồm 5 chương và trình bày theo bố cục
như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương này giới thiệu chung về bài nghiên cứu nêu lên được lý do chọn đề tài; mục
tiêu nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; cấu trúc của luận văn và điểm mới
của luận văn.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Giới thiệu các lý thuyết, khái niệm liên quan đến bài nghiên cứu cũng như tổng hợp
các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, để từ đó đưa ra lập luận về hướng nghiên cứu của chính tác giả
Chương 3: Phương pháp và mơ hình nghiên cứu.
Dựa theo nghiên cứu của (Deng và cộng sự, 2016), nghiên cứu này xây dựng 3 mơ
hình thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tiền mặt và chất
lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.


6

Chương 4: Kết quả thực nghiệm
Thông qua bộ dữ liệu thực nghiệm bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, luận văn này tiến hành ước lượng các mơ hình hồi
quy nhằm đánh giá mối quan hệ giữa chính sách cổ tức tiền mặt và chất lượng lợi
nhuận.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách:
Kết luận bài nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách


7

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Vấn đề nghiên cứu về tác động của chính sách cổ tức tiền mặt đến chất lượng
lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư quan tâm đặc biệt trong bối cảnh thị trường việt
Nam cịn kém về tính minh bạch và sự đo lường, đánh giá chất lượng lợi nhuận cịn
nhiều hạn chế. Nắm được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nêu trên, tác giả thực
hiện luận văn hướng đến đề tài “Tác động của chính sách cổ tức đến chất lượng
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán
TP.HCM”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ
tức tiền mặt và chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở
Giao Dịch Chứng Khốn Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, đưa ra các hàm ý
chính sách cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách cổ tức. Để giải
quyết hai mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả thực hiện phạm vi nghiên cứu trong giai
đoạn từ 2012 – 2016 đối với các công ty cổ phần niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng
Khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các lĩnh vực kinh doanh trừ các công ty
sáp nhập, những công ty không đầy đủ số liệu kế tốn và các cơng ty thuộc ngành
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ, … Kết quả nghiên
cứu của luận văn kỳ vọng sẽ giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực tài
chính có được một cái nhìn rộng và sâu hơn trong việc đánh giá tầm quan trọng của
chất lượng báo cáo tài chính và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.


8


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Cổ tức và chính sách cổ tức
2.1.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức
Cổ tức (dividends) được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế công ty dành để chi
trả cho các cổ đông của cơng ty cổ phần (Miller và Modigliani, 1961).
Chính sách cổ tức (dividend payouts) là chính sách ấn định mức lợi nhuận
của công ty được đem ra phân phối như thế nào, lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu
tư cho công ty hay được trả cho các cổ đông (Aharony và Swary, 1980; Asquith và
Mullis, 1983; Healy và Palepu, 1988).
Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi
nhuận tiềm năng trong tương lai, trong khi đó cổ tức cung cấp cho nhà đầu tư một
phân phối lợi nhuận hiện tại. Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm
và chính sách cổ tức được hội đồng cổ đơng trong năm trước thông qua, hội đồng
quản trị sẽ đề xuất việc trả cổ tức của cả năm và kế hoạch dự kiến trả cổ tức của
công ty trong năm tiếp theo. Như vậy, cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được
công ty cổ phần phân chia cho các chủ sở hữu của mình bằng nhiều hình thức khác
nhau như trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phần, trả cổ tức bằng tài sản
khác hay mua lại cổ phần. Trong công ty cổ phần, việc quyết định phân chia cổ tức
cho các cổ đông hết sức quan trọng bởi vì: thứ nhất, chính sách cổ tức ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của cổ đơng vì cổ tức cung cấp cho cổ đơng lợi nhuận hữu hình
thường xun; thứ hai, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của cơng
ty thơng qua việc quyết định chính sách cổ tức, cơng ty đồng thời quyết định chính
sách tài trợ dựa vào lợi nhuận giữ lại sau khi chi trả cổ tức; thứ ba, chính sách cổ tức
ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của công ty do ảnh hưởng đến nguồn tài trợ từ lợi
nhuận giữ lại vốn có chi phí sử dụng vốn thấp. Một chính sách cổ tức tốt khơng nên
đứng biệt lập mà cần hoạch định kết hợp nhịp nhàng với chính sách đầu tư và chính
sách tài trợ trong một bản kế hoạch tài chính dài hạn, trên cơ sở phân tích dịng tiền
dài hạn của cơng ty và nên được định hướng nhất quán mang tính dài hạn.



9

2.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức
Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn phương thức chi trả cổ tức khác nhau.
Việc lựa chọn phương thức chi trả cổ tức nào phụ thuộc vào lượng tiền mặt hiện có
khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng tiền mặt để tái đầu tư, hoặc
cũng có thể là nhằm phù hợp với mục tiêu nào đó của doanh nghiệp.
2.1.2.1. Phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt
Là việc chi trả bằng tiền mặt cho các cổ đông theo một tỷ lệ phần trăm trên
mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo
điều lệ hoạt động của công ty. Thông thường một cơng ty làm ăn có lãi sẽ chi trả cổ
tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt. Khoản tiền này được trích từ lợi nhuận cả
doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định của luật doanh nghiệp, theo
điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tư phát triển sản xuất.
2.1.2.2. Phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu
Là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần
thường. trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận,
thặng dư hoặc các khoản tiền của các quỹ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có
trong vốn của cổ đơng cũng như của doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. khơng có sự thay đổi nào về vốn cổ đông cũng như
tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lê và làm cho tỷ lệ vốn cổ
phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũ không đổi.
Như vậy, trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng tiền mặt rất khác nhau. Trả cổ tức
bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt, dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận giữ lại, do
đó làm giảm vốn chủ sở hữu của cổ đơng. Trong khi đó, trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ
liên quan đến việc chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận sang tài khoản vốn cổ phần
thường của các cổ đông.
2.1.2.3. Phương thức trả cổ tức bằng tài sản

Một cơng ty có sở hữu chứng khốn trong các cơng ty khác có thể phân phối
chứng khốn này cho cổ đơng của cơng ty như là cổ tức, hoặc có thể phân phối cổ


10

tức bằng sản phẩm của công ty. Mặc dù rất hiếm, nhưng cũng có thể trả cổ tức bằng
tài sản.
2.1.2.4. Phương thức trả cổ tức thông qua mua lại cổ phần
Tuy khơng hồn tồn được coi là một phương thức chi trả cổ tức nhưng thay
vì chi trả cổ tức bằng tiền mặt, đôi khi một vài doanh nghiệp sẽ tiến hành mua lại
các cổ phần đang lưu hành. Việc mua lại này có thể thực hiện bằng nhiều cách như:


Chào mua với giá cố định (hay còn gọi là giá đệm, là một mức giá thường cao
hơn thị trường).



Mua lại cổ phần ở thị trường tự do.



Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá.



Mua lại cổ phiếu mục tiêu, hay thương lượng riêng với những người nắm giữ
lượng lớn các cổ phần.





Đứng dưới góc độ các cổ đơng, việc công ty mua lại cổ phần sẽ làm tăng

mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần cho số cổ phần còn lại và làm tăng giá của cổ phần.
Đối với những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, trả cổ tức bằng tiền mặt thường
được nhà đầu tư ưa thích hơn, đơn giản vì đó là tiền thật, thu nhập thật, là minh
chứng cho tình hình tài chính doanh nghiệp được điều hòa tốt. Hơn nữa, nếu doanh
nghiệp đã bị "khó" tiền mặt mà lại thêm "nghĩa vụ" (thêm cổ phần lưu hành) thì có
thể là gánh nặng. Vậy nên, việc trả cổ tức bằng cổ phần thường chỉ được các cơng
ty mới, đang tăng trưởng mạnh, hoặc có kế hoạch phát triển và lạc quan về hiệu quả
hoạt động áp dụng.
2.1.3. Các chính sách chi trả cổ tức
Tương ứng với nhiều sự lựa chọn phương thức chi trả cổ tức, doanh nghiệp
cũng có rất nhiều chính sách cổ tức để lựa chọn sao cho phù hợp với dòng tiền, lưu
lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị. Mặc dù được xếp ưu tiên thấp hơn chính
sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn chính sách cổ tức cũng địi hỏi
được xem xét cẩn thận bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và sự
phát triển của công ty.


11

2.1.3.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi
doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất sinh
lợi mong đợi mà các cổ đơng địi hỏi. Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động
cũng đề xuất là các cơng ty tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các
công ty đang trong giai đoạn bão hịa. Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại

thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang
năm khác tùy thuộc vào cơ hội đầy tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp
thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này khơng có
nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ
động, mà bởi vì cổ tức có thể duy trì ổn định hàng năm theo hai cách: (i) Thứ nhất,
doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu
vốn cao. (ii) Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và
do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức.
Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính
sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp
theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại
mức thích hợp.
2.1.3.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối
ổn định. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm
lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng
trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hỗn cho đến khi các giám đốc tài chính cơng
bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn
hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi
nhuận và đồng thời cũng thường trì hỗn lại trong một chừng mực nào đó.
 Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả khơng đổi
Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ
tức cũng có thể dao động theo.


12

 Chính sách cho trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm
vào cuối năm
Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận

hoặc như cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả
khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trơng cậy vào
một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và khơng có nhu cầu
sử dụng ngay nguồn tiền dư ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức
thưởng cuối năm. Chính sách này có thể giúp ban quản trị có thể linh hoạt giữ lại lợi
nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận
được một mức cổ tức “đảm bảo”.
2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức
Thơng thường, chính sách cổ tức được đo lường bằng các chỉ tiêu sau đây:
Thứ nhất, chỉ tiêu cổ tức một cổ phần thường (dividend per share –
DPS) là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được hưởng từ kết
quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức một cổ phần thường được tính dựa vào phần trăm
mệnh giá cổ phần thường hoặc cũng có thể được tính như sau:

Vì cổ tức một cổ phần thường là thu nhập thực tế nhà đầu tư nhận được ngay
ở hiện tại nên chỉ tiêu này thường rất được quan tâm. Bởi vì một sự tăng lên trong
cổ tức một cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý của các nhà đầu tư và
ngược lại nếu cổ tức một cổ phần thường sụt giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu cổ tức một
cổ phần thường không phải là chỉ tiêu đo lường triệt để chính sách cổ tức vì nhà đầu
tư chỉ biết nhận được bao nhiêu tiền từ cổ tức, khơng biết cơng ty đã trích bao nhiêu
phần trăm lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức cho các cổ đơng, và cịn lại bao nhiêu
để tái đầu tư. Để khắc phục nhược điểm này, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ
chi trả cổ tức.


13

Thứ hai, chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức (dividend payout ratio) là tỷ số phản
ánh mức cổ tức mà cổ đông được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập một
cổ phần thường công ty tạo ra trong năm tài chính:


Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng phần lớn lợi nhuận
sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đơng, chỉ cịn lại một phần nhỏ lợi nhuận được
giữ lại để tái đầu tư và ngược lại.
Thứ ba, chỉ tiêu tỷ suất cổ tức (dividend yield) là tỷ lệ phần trăm giữa cổ
tức và thị giá cổ phiếu hay là tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền
phải trả để mua cổ phiếu đó.

Thu nhập của nhà đầu tư bao gồm hai phần là cổ tức và chênh lệch giá cổ
phiếu do chuyển nhượng cổ phiếu, như vậy tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà
đầu tu chỉ tính riêng cho thu nhập từ cổ tức. Tỷ suất cổ tức càng cao thể hiện rằng
nhà đầu tư có tỷ suất sinh lời từ cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấp nhà đầu tư
có thể trong chờ vào tỷ suất sinh lời từ lãi vốn của cổ phiếu. một tỷ suất cổ tức ở
mức cao (hay thấp) chưa chắc đã phản ánh được cơng ty có chi trả cổ tức cao (hay
thấp) hay khơng vì tỷ suất cổ tức còn phụ thuộc vào giá cổ phiếu trên thị trường, do
vậy chỉ tiêu này chỉ dùng để so sánh chính sách cổ tức của những cơng ty khác nhau
nhưng có những đặc điểm giống nhau về quy mơ, ngành nghề kinh doanh và có
mức giá cổ phiếu là tương đương nhau.
2.2. Chất lượng lợi nhuận
2.2.1. Khái niệm chất lượng lợi nhuận
Theo các nghiên cứu trước đây, chất lượng lợi nhuận có cấu trúc đa chiều và
có nhiều định nghĩa về nó. Theo Pratt (2000), chất lượng lợi nhuận là mức độ thu
nhập thuần được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh khác so với thu nhập
thực. Quan điểm của Ecker và các cộng sự (2006) cho rằng chất lượng lợi nhuận là


14

“sự đo lường rủi ro thông tin và định nghĩa chất lượng lợi nhuận là độ chính xác cụ
thể và vạch ra được dồn tích hiện hành dịng tiền trong năm nay, năm ngối và năm

kế tiếp”. Cịn Dechow, Ge và Schrand (2010) định nghĩa chất lượng lợi nhuận là
“Cung cấp thêm thơng tin về các tính năng của hiệu quả tài chính của một cơng ty
mà nó liên quan đến một quyết định cụ thể được thực hiện bởi một người ra quyết
định cụ thể”.
Healy và Wahlen (1999) cho rằng, một trong những phương tiện để các nhà
quản lý truyền tải thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình đến những nhà đầu tư chính là báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có một thực tế
đáng lưu ý là những nhà đầu tư thường tin và cho rằng các báo cáo này có thể giúp
họ phân biệt giữa những doanh nghiệp hoạt động tốt với doanh nghiệp hoạt động
khơng tốt. Chính nhận thức này đã tạo động lực cho những người điều hành can
thiệp vào báo cáo tài chính và chỉ cơng bố những thơng tin phù hợp với mục đích
của họ, điều này có thể đem lại những thiệt hại cho các nhà đầu tư. Những nguyên
tắc trong phương pháp kế toán hiện hành (kế tốn dồn tích) cho phép điều chỉnh các
báo cáo trong một phạm vi nhất định (nếu phù hợp) đã vơ tình giúp những nhà quản
lý có thể sử dụng những cách thức khác nhau để ghi nhận tình hình tài chính của
doanh nghiệp theo hướng có lợi. Nói cách khác, những người điều hành có đủ khả
năng và cơng cụ để biến hóa lợi nhuận trên báo cáo tài chính, làm cho việc đánh giá
của nhà đầu tư về hoạt động của doanh nghiệp bị sai lệch. Chính vì thế mà chất
lượng lợi nhuận được công bố trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngày
càng được quan tâm.
Schipper và Vincent (2003) cho rằng chất lượng lợi nhuận cần phải được
xem xét từ cả hai quan điểm: (i) thứ nhất, quan điểm chất lượng theo khuôn mẫu
của kế tốn theo FASB, đó là thích hợp và đáng tin cậy. (ii) thứ hai, chất lượng theo
quan điểm thu nhập, theo ý tưởng rằng lợi nhuận kế toán phải thực sự đại diện cho
sự thay đổi về của cải. Cấu trúc chất lượng lợi nhuận có nguồn gốc từ mối quan hệ
giữa thu nhập, biến kế tốn dồn tích và tiền mặt gồm tỷ lệ tiền từ hoạt động trên thu
nhập, thay đổi trong tổng dồn tích, ước tính trực tiếp biến kế tốn dồn tích có thể


15


điều chỉnh sử dụng các nguyên tắc cơ bản của kế tốn, ước tính trực tiếp mối quan
hệ biến kế tốn dồn tích và tiền mặt.
Francis và các tác giả (2004) xem xét chất lượng lợi nhuận dựa trên cơ sở
kế toán và dựa trên cơ sở thị trường. Dựa trên cơ sở thị trường, chất lượng lợi nhuận
bao gồm tính thích hợp, thận trong, kịp thời; được ước tính dựa vào mối quan hệ
giữa lợi nhuận kế toán với sự phản ứng lại của thị trường hoặc giá thị trường. Dựa
trên cơ sở kế toán, chất lượng lợi nhuận bao gồm chất lượng dồn tích, khả năng dự
báo, tính ổn định của thu nhập và nhất quán.
Dechow và Schrand (2004) phân tích chất lượng lợi nhuận từ khía cạnh
phân tích báo cáo tài chính, với quan điểm cho rằng chất lượng lợi nhuận cao nếu
chúng phản ánh một cách chính xác giá trị nội tại của cơng ty. Do đó, chất lượng lợi
nhuận cao phải có ba thuộc tính: phản ánh chính xác hiệu quả trong hiện tại, chỉ báo
hiệu quả trong tương lai và hữu ích trong đánh giá giá trị công ty.
Bellovary và các tác giả (2005) cho rằng chất lượng lợi nhuận phụ thuộc
vào sự trung thực của các con số được báo cáo, phản ánh “lợi nhuận thực” của cơng
ty, cũng như tính hữu dụng của những con số báo cáo này trong việc dự báo lợi
nhuận trong tương lai. Ngoài ra, chất lượng lợi nhuận cũng bị tác động bởi tính ổn
định và thời gian duy trì của lợi nhuận được báo cáo.
Đáng chú ý, một số tác giả tìm thấy kết quả đo lường chất lượng lợi nhuận
trên cơ sở kế toán giải thích mạnh hơn so với dựa trên cơ sở thị trường (Francis,
LaFond và Ohlson, 2004). Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại tìm thấy
kết quả ngược lại, đánh giá chất lượng lợi nhuận trên cơ sở thị trường giải thích
mạnh hơn đo lường dựa trên cơ sở kế toán (Perotti và Wagenhofer, 2010; Ewert
và Wagenhofer, 2011). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả ủng hộ quan điểm
xem xét chất lượng lợi nhuận trên cả hai cơ sở kế toán và thị trường.
2.2.2. Đo lường chất lượng lợi nhuận
Theo hướng tiếp cận trên cơ sở kế toán, các nghiên cứu đo lường chất lượng
lợi nhuận thường dựa trên các biến thuộc về đặc tính của lợi nhuận, như tính bền
vững của lợi nhuận (earnings Persistent), biến kế tốn dồn tích bất thường



×