Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.68 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ ĐỨC THÀNH

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ ĐỨC THÀNH

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH HƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung của luận văn này là cơng trình nghiên cứu
khoa học của tác giả dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Trần Thanh Hƣơng. Nội
dung luận văn chƣa đƣợc tác giả hoặc chƣa đƣợc ai cơng bố dƣới bất kỳ hình thức
nào.
Ngƣời cam đoan

LÊ ĐỨC THÀNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
01

Bộ Luật dân sự năm 2005

BLDS 2005

02

Bộ Luật dân sự năm 2015

BLDS 2015

03

Luật Thƣơng mại năm 1997

LTM 1997

04


Luật Thƣơng mại năm 2005

LTM 2005

05

Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

06

Công Ƣớc của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng
mua bán hàng hóa Quốc tế năm 1980

Cơng ƣớc Viên 1980

07

Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thƣơng mại
quốc tế năm 2004

Bộ nguyên tắc Unidroit

08

Nhà xuất bản

09

Công ty


10

Doanh nghiệp tƣ nhân

LKDBH 2000

NXB
Cty
DNTN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 5
6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI
PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI ................................... 6
1.1. Khái niệm thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại.......................................................... 6
1.2. Bản chất và ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ....... 7
1.2.1. Bản chất của chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ....................... 7
1.2.2. Ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ........................ 8
1.2.2.1. Đối với bên vi phạm ....................................................................................... 8

1.2.2.2. Đối với bên bị vi phạm ................................................................................... 9
1.2.2.3. Đối với xã hội ............................................................................................... 10
1.3. Căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại ................................................................ 10
1.3.1. Hành vi vi phạm .............................................................................................. 11
1.3.2. Có thiệt hại thực tế .......................................................................................... 13


1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế ................... 16
1.3.4. Yếu tố lỗi ......................................................................................................... 16
1.4. Bồi thƣờng thiệt hại đối với một số hợp đồng dịch vụ thƣơng mại đặc thù ...... 18
1.4.1. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ logistics ........................... 19
1.4.2. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định ....................... 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 24
CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
................................................................................................................................... 26
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng .......... 26
2.1.1. Tình hình giải quyết các vụ án kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình
Định (từ năm 2013 đến năm 2017) ........................................................................... 26
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng .. 28
2.1.2.1. Xác định hành vi vi phạm hợp đồng ............................................................ 29
2.1.2.2. Xác định thiệt hại thực tế ............................................................................. 32
2.1.2.3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
thực tế ........................................................................................................................ 38
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
hợp đồng .................................................................................................................... 42
2.2.1. Về hành vi vi phạm và yếu tố lỗi .................................................................... 43
2.2.2. Về thiệt hại và cách tính thiệt hại .................................................................... 46
2.2.3. Một số kiến nghị khác ..................................................................................... 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 49

KẾT LUẬN ...................................................................................................................


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta thiết lập trên nền tảng pháp lý về quyền tự
do kinh doanh trong quan hệ thƣơng mại và quan hệ hợp đồng. Hợp đồng đƣợc ký
kết và có hiệu lực, đồng nghĩa với việc nghĩa vụ giữa các bên phát sinh và bắt buộc
các bên phải thực hiện theo các điều kiện cam kết trong hợp đồng. Thực tế cho thấy,
không phải lúc nào các bên cũng đạt đƣợc mục đích đặt ra khi ký kết hợp đồng và vì
lý do nào đó mà một trong các bên sẽ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
không đúng với nghĩa vụ đã cam kết và gây thiệt hại cho phía bên kia. Mỗi hành vi
vi phạm hợp đồng đều có thể gây ra những bất lợi, những tổn thất khơng đáng có
cho mỗi bên vì làm sụt giảm những khoản lợi nhuận đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu nhƣ
khơng có hành vi đó xảy ra. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khi tham gia quan hệ hợp đồng, cũng nhƣ đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của
mỗi bên trong quá trình tham gia quan hệ hợp đồng, pháp luật các nƣớc nói chung,
pháp luật về hợp đồng Việt Nam nói riêng đều dự liệu một số biện pháp giúp bên bị
thiệt hại khắc phục những hậu quả mà hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa
vụ gây ra, qua đó giúp bên bị thiệt hại bảo vệ đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.

Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời cùng với Luật Thƣơng mại 1997 và các văn
bản pháp luật liên quan bƣớc đầu đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho việc đảm
bảo quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng nói chung và hợp đồng thƣơng
mại nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự
1995 và Luật Thƣơng mại 1997 đã khơng cịn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế
trong tình hình mới. Vì vậy, Bộ luật Dân sự 2005, sau đó là BLDS năm 2015, cùng
với Luật Thƣơng mại 2005 ra đời đã cơ bản đáp ứng đƣợc sự vận động, phát triển
của nền kinh tế, tạo sự cơng bằng và bảo đảm đƣợc lợi ích giữa các chủ thể khi
tham gia vào các hợp đồng thƣơng mại. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế,


2

các quan hệ kinh doanh liên tục phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp
luật điều chỉnh về hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại, đặc biệt là các quy định pháp
luật liên quan đến vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại đã
trở nên lạc hậu. Do đó, vấn đề nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục
những tồn tại, bất cập tạo ra một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về bồi
thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại, cũng nhƣ việc vận dụng
linh hoạt các điều luật vào thực tiễn giải quyết, góp phần minh bạch hóa pháp luật
về kinh doanh thƣơng mại, thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc phát triển. Chính vì vậy,
tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật
thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại là một vấn đề
quan trọng của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật về hợp đồng thƣơng
mại nói riêng, do vậy đƣợc nhiều nhà khoa học và các học giả quan tâm nghiên cứu,
đƣợc thể hiện trong nhiều cuốn sách, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành luật
nhƣ: tác giả Dƣơng Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ (2005), “Một số ý kiến về phạt do

vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, đăng trên tạp chí khoa
học pháp lý số 1/2005 trang 26; Tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), “Về việc áp
dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thƣờng thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh
chấp hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại”, đăng trên tạp chí Tịa án tháng 5/2006;
Tác giả Nguyễn Thị Khế (2008) “Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế
tài trong thƣơng mại theo quy định của Luật Thƣơng mại”, đăng trên tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật số 1/2008; Tác giả Đỗ Văn Đại (2013) “Luật bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng Việt Nam” trong sách tham khảo, Bản án và bình luận bản án, tập 1
năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật; Tác giả Đỗ Văn Đại (2010), “Các
biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”
NXB Chính trị Quốc gia, tác giả đã đề cập đến những vấn đề pháp lý cơ bản về các
biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, đề xuất một số giải


3

pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi
phạm hợp đồng. Qua đó, đã mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu mới về vấn đề xử lý
việc thực hiện không đúng hợp đồng...
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đề cập đến các chế tài đƣợc
điều chỉnh trong pháp luật thƣơng mại Việt Nam, tuy nhiên phần lớn các tác giả chỉ
nghiên cứu chế tài thƣơng mại ở một khía cạnh nào đó nhƣ bài viết của tác giả
Dƣơng Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ chỉ đi sâu vào việc phân tích những quy định
của pháp luật hiện hành về phạt vi phạm của hợp đồng, tác giả Đỗ Văn Đại “Luật
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam” - Bản án và bình luận bản án, chỉ đi
sâu vào việc phân tích, bình luận các vụ tranh chấp thông qua các bản án đã đƣợc
giải quyết, tác giả đƣa ra những bình luận xuất phát từ lý luận, luật thực định cũng
nhƣ thực tiễn đời sống. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại”, tác giả đi sâu vào việc đánh giá
những vấn đề pháp lý liên quan cũng nhƣ thực tiễn áp dụng Luật Thƣơng mại năm

2005 quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại. Từ những
vấn đề mang tính chất lý luận chung, đến phân tích, so sánh, bình luận các quy định
của Pháp luật Việt Nam hiện hành, hậu quả pháp lý, mối liên hệ của phạt vi phạm
và bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, tác giả
nêu lên những điểm bất cập trong quy định của pháp luật cũng nhƣ quá trình áp
dụng pháp luật để giải quyết một số vụ việc liên quan đến tranh chấp thƣơng mại
trong thời gian qua, thông qua một số bản án đã đƣợc tòa án các cấp xét xử. Tác giả
đƣa ra phƣơng hƣớng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nhằm
đảm bảo bình đẳng, cơng bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong
quan hệ hợp đồng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận cũng nhƣ
thực tiễn việc áp dụng quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp


4

đồng. Qua đó tác giả đánh giá thực tiễn áp dụng, làm rõ những ƣu điểm, nhƣợc
điểm của pháp luật hiện hành và tìm hƣớng khắc phục. Đồng thời, tác giả phân tích
bình luận một số bản án của Tịa án, một số vụ việc về giải quyết các tranh chấp về
bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại trong thời gian qua, đề ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.
- Nhiệm vụ:
+ Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng, nhƣ: khái niệm, bản chất, căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại, xác định thiệt
hại thực tế xảy ra, tìm mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, làm rõ
những lý luận về các căn cứ áp dụng biện pháp bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
+ Phân tích, bình luận một số vụ việc, bản án của Tòa án liên quan về bồi

thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
+ Đề xuất, định hƣớng một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về hợp đồng nói chung cũng nhƣ chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi
phạm hợp đồng nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật Việt
Nam quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định của
BLDS 2005, BLDS 2015, Luật thƣơng mại 2005, Bộ Luật Hàng Hải 2005, Bộ Luật
Hàng Hải 2015, một số bản án của Tòa án đã giải quyết...
Phạm vi nghiên cứu:
+ Trên cơ sở những quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi
phạm hợp đồng, Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
+ Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn thông qua các bản án
của Tòa án và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp


5

đồng, Luận văn sẽ đƣa ra những ý kiến đánh giá, bình luận và những kiến nghị
nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng và cơ chế thực thi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó chú trọng phƣơng pháp kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử cụ
thể, phƣơng pháp thống kê, so sánh...
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
đƣợc chia thành 2 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1: Những vấn đề chung về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong pháp luật thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng luật, phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về
bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM
HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại
Thiệt hại đƣợc hiểu dƣới góc độ ngơn ngữ học là mất mát, hƣ hỏng nặng nề
về ngƣời và của. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội) thì thiệt hại là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài
sản của cá nhân, tổ chức đƣợc pháp luật bảo vệ”. Dƣới góc độ của Luật thực định,
theo quy định tại Điều 361 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu thiệt hại bao gồm
thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong đó, thiệt hại về vật chất là tổn
thất vật chất thực tế xác định đƣợc bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể1.
Trong Luật Thƣơng mại năm 2005, chúng ta nhận thấy Luật khơng giải thích,
khơng có quy định trực tiếp nào liên quan đến giải thích “thiệt hại” cũng nhƣ không
đƣa ra bất cứ dẫn chứng mức độ thiệt hại nhƣ thế nào thì sẽ cấu thành vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng.
Nhƣ vậy, hiểu một cách chung nhất thì “Thiệt hại có thể hiểu là sự khơng
ngun vẹn nhƣ trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên ngoài”.
Cụ thể, thiệt hại bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về
tinh thần bao gồm: tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm và thiệt hại về vật chất

bao gồm: tài sản bị mất, bị hƣ hỏng; chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn
thiệt hại cũng nhƣ những hoa lợi, lợi tức không thu đƣợc mà đáng ra thu đƣợc.
Bồi thƣờng thiệt hại đƣợc hiểu theo từ điển Luật học: bồi thƣờng thiệt hại là
việc ngƣời có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh

1

Điều 361 BLDS 2015


7

thần phải bồi hoàn cho ngƣời bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp
tổn thất tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại.2
Tiếp cận dƣới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi ngƣời trong
xã hội phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của mình mà
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Khi một ngƣời vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngƣời khác thì chính ngƣời đó phải chịu
bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả của bất lợi bằng việc
bù đắp tổn thất cho ngƣời khác đƣợc hiểu là bồi thƣờng thiệt hại.
Bồi thƣờng thiệt hại trong Luật Thƣơng mại 2005 đƣợc hiểu: “Bồi thƣờng
thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thƣờng thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực
tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm”3.
1.2. Bản chất và ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
hợp đồng

1.2.1. Bản chất của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Bản chất của chế tài bồi thƣờng thiệt hại là bù đắp, bồi hoàn lại những thiệt

hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Bên bị thiệt hại cần đƣợc đền bù toàn bộ để
có thể khơi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất của mình, hay hiểu theo cách khác là
bên đƣợc bồi thƣờng thiệt hại khơng vì việc đƣợc bồi thƣờng mà có lợi hơn trong
trƣờng hợp nghĩa vụ trong hợp đồng đƣợc thực hiện nhƣ đã thỏa thuận trƣớc đó.
Tại Điều 74 – Cơng ƣớc viên quy định: “Tiền bồi thƣờng thiệt hại này không
thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự
liệu đƣợc vào lúc ký kết hợp đồng nhƣ một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp
đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc phải biết”. Mặc dù Luật Thƣơng
mại hiện hành khơng quy định hồn tồn nhƣ Cơng ƣớc viên nhƣng về bản chất bồi
2
3

Từ điển luật học, Bộ tƣ pháp viện khoa học pháp lý, Nxb Từ điển Bách Khoa, tr. 84.
Điều 302 Luật Thƣơng mại 2005 – Bồi thƣờng thiệt hại


8

thƣờng và chỉ bồi thƣờng đƣợc xác định: “giá trị bồi thƣờng thiệt hại bao gồm giá
trị tổn thất thực tế trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có
hành vi vi phạm”4. Trong thực tiễn xét xử, khi xem xét mức bồi thƣờng thiệt hại thì
Tịa án ln xem xét tới ngun lý bồi thƣờng này để giải quyết yêu cầu bồi thƣờng.
Vì bản chất mục đích của bồi thƣờng thiệt hại là đƣa lợi ích vật chất của bên bị thiệt
hại vào vị trí mà lẽ ra họ phải có nếu phía bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình. Điều này có nghĩa là, khơng thể có trƣờng hợp là một bên bất kỳ nào lợi dụng
hoặc đƣợc hƣởng lợi mà không có căn cứ, khi thơng qua u cầu bồi thƣờng thiệt
hại.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (thƣơng nhân)
là một ngƣời sản xuất hàng hóa độc lập. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh các
thƣơng nhân phải thiết lập quan hệ hợp đồng đối với nhau để mua nguyên liệu, bán

sản phẩm và sử dụng các dịch vụ. Vì nhiều lý do khác nhau, không bao giờ các bên
trong quan hệ hợp đồng cũng thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp
đồng. Khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì có
trách nhiệm phải bồi thƣờng. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một chế tài vô
cùng quan trọng của Luật Thƣơng mại và cũng chỉ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Một khi hợp đồng thƣơng mại đã ký kết và có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng cũng
đƣợc coi là “Luật của các bên ký kết” và mặc nhiên các bên có nghĩa vụ phải thực
hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu trong các bên vi phạm nghĩa vụ
của mình thì có thể sẽ bị áp dụng các chế tài theo quy định của Luật Thƣơng mại
Việt Nam.

1.2.2. Ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
1.2.2.1. Đối với bên vi phạm
Đối với bên gây ra thiệt hại thì chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng cũng nhƣ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc coi là một biện pháp tác
động theo hƣớng bất lợi đối với lợi ích kinh tế và uy tín của họ. Chính vì vậy, hiệu
4

Khoản 2, Điều 302 Luật Thƣơng mại 2005


9

quả của biện pháp này là ở chỗ nó vừa có tác dụng răn đe, vừa làm thiệt hại đến khả
năng kinh tế của bên gây ra thiệt hại, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, cách
ứng xử của các bên khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp
luật về hợp đồng nói riêng.
Mặc dù ý nghĩa của nó là nhƣ vậy, nhƣng trên thực tế để thực hiện tốt đƣợc
mục tiêu này, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra là bên gây ra thiệt hại cần có trách nhiệm,
thiện chí và ý thức bồi thƣờng thiệt hại một cách kịp thời, thoả đáng, có nhƣ vậy thì

việc thƣơng lƣợng, đàm phán giữa các bên mới có thể diễn ra nhanh chóng, thuận
lợi và vì vậy chế định bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng mới phát huy đƣợc ý nghĩa đích thực của nó trong việc thực thi
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ dân sự, quan hệ thƣơng
mại.

1.2.2.2. Đối với bên bị vi phạm
Chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng góp phần đảm bảo cho mọi
thoả thuận, cam kết phải đƣợc thực hiện cũng nhƣ khơi phục lại tình trạng ban đầu
của một quyền dân sự bị xâm phạm đồng thời bù đắp những tổn thất vật chất mà
bên bị vi phạm đã phải gánh chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm gây ra,
qua đó tạo điều kiện để bên bị vi phạm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi
trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại đã rơi vào tình trạng làm ăn rất khó
khăn, thậm trí đứng bên bờ vực phá sản, mà hồn cảnh này là do chính hành vi vi
phạm của bên vi phạm gây ra, hành vi vi phạm dẫn tới việc hoạt động kinh doanh bị
đình trệ, doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì hoạt động bình thƣờng của mình cũng
nhƣ thiếu đi nguồn vốn đầu tƣ vào việc mở rộng sản xuất, tăng tính cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Tuy nhiên thì chế tài bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng khơng phải là các
quy tắc nhằm khơi phục thiệt hại bởi thiệt hại đã xảy ra thì khơng cịn cơ hội để
khắc phục, bù đắp đƣợc nữa. Chính vì vậy, chế tài bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp
đồng nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm


10

phạm, phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể liên quan cũng nhƣ thể
hiện chức năng ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong tƣơng lai.

1.2.2.3. Đối với xã hội

Xét về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, nếu nhƣ việc bồi thƣờng thiệt hại do
vi phạm hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc giải quyết một cách
thoả đáng và triệt để thì có thể xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng xã hội, thể hiện mọi cam kết
trong hợp đồng phải đƣợc thực hiện, ổn định trật tự trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng
và các quan hệ dân sự nói chung.
Tóm lại, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bồi thƣờng thiệt hại do
vi phạm hợp đồng, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
hợp đồng, so sánh giữa bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thƣờng
thiệt hại ngồi hợp đồng có ý nghĩa quan trọng. Qua đó nhận thấy bên cạnh những
điểm tƣơng đồng thì cũng có sự khác biệt giữa bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp
đồng và bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Những vấn đề lý luận chung về bồi
thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ cung cấp cho bên vi phạm, bên bị vi phạm
cũng nhƣ cơ quan tài phán những cơ sở lý luận cơ bản, chính xác soi rọi, tạo tiền đề
cho việc áp dụng chuẩn xác các quy phạm pháp luật cũng nhƣ căn cứ vào thực tiễn
vụ việc đƣa ra những nhận định và quyết định đúng đắn nhằm giải quyết các tranh
chấp liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng.
1.3. Căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại
Nhƣ chúng ta đã biết, một khi hợp đồng nói chung và hợp đồng thƣơng mại
nói riêng đƣợc ký kết và có hiệu lực pháp luật, các bên có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của mình. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải
chịu trƣớc bên kia. Một trong những hình thức chế tài liên quan trách nhiệm này là
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp


11

đồng trong thƣơng mại là một hình thức trách nhiệm pháp lý nên nó chỉ phát sinh

khi có những căn cứ nhất định do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của các
bên. Việc bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại đƣợc phát sinh khi
có những căn cứ đƣợc quy định tại Điều 303, Luật Thƣơng mại năm 2005: (1) có
hành vi vi phạm hợp đồng, (2) có thiệt hại thực tế, (3) hành vi vi phạm hợp đồng là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (trừ trƣờng hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294).

1.3.1. Hành vi vi phạm
Hành vi là một yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và
hành vi chính là phƣơng thức để con ngƣời duy trì đời sống của mình trong sự
tƣơng tác hữu cơ với thế giới tự nhiên và xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, khi bàn đến
khái niệm hành vi cũng có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến đƣợc tiếp cận ở một
góc độ nhất định.
Dƣới góc độ ngơn ngữ, hành vi Tiếng Anh (Behaviour) đƣợc hiểu là “Cách
thức mà con ngƣời xử sự trong những tình huống cụ thể”. Theo từ điển Tiếng Việt,
“Hành vi là cách ứng xử đƣợc biểu hiện bằng cử chỉ, hành động cụ thể”. Hoặc theo
quan điểm tâm lý học, hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn đƣợc điều
khiển bởi ý thức “Hành vi là những biểu hiện chỉ bộc lộ ra bên ngoài của hoạt động
và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích”. Dù đƣợc hiểu theo góc độ này hay
góc độ khác thì chúng ta thấy hành vi có biểu hiện là hành động và khơng hành
động, đây chính là yếu tố đặc trƣng cơ bản của hành vi trên thực tế.
Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng hành vi vi phạm hợp đồng hiểu theo
nghĩa chung nhất là hành vi của một bên đã xử sự trái với những quy định của pháp
luật hoặc trái với nội dung đã cam kết đó chính là hành vi khơng thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận, cam kết trong
hợp đồng. Theo tinh thần đó, Luật Thƣơng mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng


12


là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”5.
Nhƣ vậy, theo Luật Thƣơng mại vi phạm hợp đồng không chỉ là việc vi
phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn là vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ
những quy định của pháp luật. Bởi vì, nội dung của hợp đồng không chỉ bao gồm
những điều khoản các bên thỏa thuận mà còn bao gồm cả những điều khoản các bên
không thỏa thuận nhƣng theo quy định của pháp luật thì các bên vẫn phải thực hiện.
Đó chính là những điều khoản thƣờng lệ. Về nguyên tắc, những điều khoản này các
bên có thể đƣa vào trong hợp đồng hoặc cũng có thể khơng cần đƣa vào hợp đồng.
Nếu các bên không thỏa thuận với nhau điều khoản này thì coi nhƣ các bên mặc
nhiên cơng nhận những điều khoản đó. Nếu các bên có thỏa thuận các điều khoản
này trong hợp đồng thì khơng đƣợc thỏa thuận trái với quy định pháp luật. Nếu thỏa
thuận trái với quy định của pháp luật thì những thỏa thuận đó khơng có giá trị và
những quy định của pháp luật sẽ trở thành nội dung của hợp đồng. Do đó các bên
phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quy phạm pháp luật có liên quan.
Một trong những điều khoản mà cho dù không thỏa thuận, các bên vẫn phải
thực hiện theo quy định vốn có trong pháp luật về nội dung đó, đó là điều khoản về
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đƣợc quy định tại Điều 360,
Bộ Luật Dân sự năm 2015. “Trường hợp có thiệt hại do nghĩa vụ gây ra thì bên có
nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật có quy định khác”. Quy định này đƣợc hiểu: bên vi phạm nghĩa vụ, mà hành vi
vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Tƣơng tự, tại khoản 2, Điều 419 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Người có quyền
có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp
đồng mang lại. Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí
phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi
thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại”. Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà ở

5


Khoản 12, Điều 3 Luật Thƣơng mại 2005


13

giữa A (bên cho thuê) và B (bên thuê), có giá trị là 5 triệu đồng/năm; thời gian ghi
trên hợp đồng thuê nhà là 01 năm. Hợp đồng đã đƣợc ký kết và có hiệu lực pháp
luật. Tuy nhiên, sau 03 tháng bên B không thuê nữa (tự ý chấm dứt hợp đồng), điều
này đã làm cho bên A phải tìm ngƣời thuê mới sau thời gian 03 tháng mới có ngƣời
thuê mới. Nhƣ vậy khoản thời gian 03 tháng khơng có ngƣời th tƣơng đƣơng với
thu nhập là 15 triệu đồng, đây chính là khoản thiệt hại mà lẽ ra bên A đƣợc hƣởng
theo hợp đồng cho thuê nhà đã ký với bên B (nếu khơng có hành vi tự ý chấm dứt
hợp đồng của bên B). Do vậy, bên A có quyền địi bên B bồi thƣờng thiệt hại cho
mình vì hành vi tự ý chấm dứt hợp đồng của bên B đã làm mất đi khoản thu nhập
đáng lẽ ra bên A đƣợc hƣởng nếu hợp đồng vẫn đƣợc thực hiện.
Ở góc độ hành vi vi phạm đƣợc xem xét là cơ sở để bồi thƣờng thiệt hại thì
hành vi tự ý khơng thực hiện hợp đồng là hành vi trái pháp luật bởi theo quy định
của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải
thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa
đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”6.

1.3.2. Có thiệt hại thực tế
Dƣới góc độ ngơn ngữ, thiệt hại thực tế (Tiếng Anh “substantial damage”),
hiểu theo nghĩa chung nhất là những thiệt hại về vật chất có thể tính tốn, định hình,
định lƣợng đƣợc chứ khơng phải là thiệt hại chung chung. Chính vì vậy, thiệt hại
thực tế là tiền đề của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, bởi lẽ mục đích của quy định
về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là khơi phục lại tình trạng trƣớc khi xảy ra thiệt
hại cho bên bị thiệt hại nên trách nhiệm thƣờng gắn liền với bồi thƣờng (bằng tài
sản hoặc bằng tiền) cho những thiệt hại xảy ra. Thiệt hại phải là sự giảm sút, mất
mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục

thiệt hại. Thiệt hại phải là khách quan không đƣợc suy diễn chủ quan.
Điều 32, khoản 2 Luật Thƣơng mại 2005 quy định khoản thiệt hại do vi
phạm hợp đồng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải
6

Khoản 2, Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015 – Hiệu lực của hợp đồng


14

chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc
hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
Về ngun tắc, bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng
khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải
bồi thƣờng cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm của mình gây ra thiệt hại thực
tế cho bên bị vi phạm và chỉ bồi thƣờng phần thiệt hại thực tế đó. Bên bị vi phạm có
nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, tức là chứng minh giá trị thực tế tổn thất thực tế trực
tiếp, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra thiệt hại thực tế
cho bên bị vi phạm và chỉ bồi thƣờng phần thiệt hại thực tế đó. Bên bị vi phạm có
nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, tức là chứng minh giá trị thực tế tổn thất thực tế trực
tiếp, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực
tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm7. Để có
cơ sở cho việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, bên bị thiệt hại phải xuất trình đƣợc các
tài liệu để chứng minh. Đây là những chứng cứ pháp lý quan trọng để bên gây thiệt
hại xem xét nếu việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc giải quyết thông qua con đƣờng đàm
phán, thƣơng lƣợng. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì việc
bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại theo quy định của luật thƣơng mại thì
điều này gây cho bên bị vi phạm rất nhiều điều bất lợi và trong một số trƣờng hợp
sẽ dẫn đến bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm, bởi vì lý do nào đó họ
khơng thể chứng minh một cách đầy đủ những thiệt hại mà họ phải gánh chịu8.

Nếu nhƣ việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc giải quyết thơng qua con đƣờng Tịa
án thì bên u cầu bồi thƣờng thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tịa án
và chứng minh u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tịa án chỉ tiến hành xác
minh, thu thập chứng cứ trong một số trƣờng hợp nhất định để xác định mức độ
thiệt hại một cách khách quan nhằm đƣa ra phán quyết đúng pháp luật buộc bên vi
phạm phải bồi thƣờng cho bên bị vi phạm.

7

Theo Điều 304 Luật Thƣơng mại 2005
Dƣơng Anh Sơn – Lê Thị Bích Thọ, Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01/2005
8


15

Theo Điều 305 LTM 2005, bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, ngồi có nghĩa
vụ chứng minh mức thiệt hại, phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất
kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng do hành vi vi phạm
hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại khơng áp dụng các biện pháp
đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thƣờng thiệt hại
bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế đƣợc. Quy định này buộc bên bị thiệt hại
phải có những biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, góp phần
hạn chế thiệt hại cho mình và hạn chế thiệt hại cho bên đối tác, tránh tƣ tƣởng bàng
quan, ỷ lại cho rằng đằng nào thì bên vi phạm cũng phải bồi thƣờng tồn bộ thiệt
hại cho mình.
Theo Điều 306 LTM 2005, trong trƣờng hợp bên vi phạm hợp đồng chậm
thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó

theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng tại thời điểm thanh toán tƣơng
ứng với thời gian chậm trả, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. Vấn đề đặt ra tiền lãi trên số tiền chậm trả đó có đƣợc tính là thiệt hại
thực tế hay khơng? Nếu bên vi phạm thanh tốn chậm mà vì sự thanh tốn chậm
này bên bị vi phạm phải trả lãi quá hạn cho ngân hàng thì số “tiền lãi quá hạn” đó rõ
ràng là tổn thất thực tế của bên bị vi phạm do hành vi vi phạm gây ra. Còn trong
trƣờng hợp bên bị vi phạm khơng nợ ngân hàng, do đó mà việc chậm thanh tốn
khơng gây thiệt hại gì cho bên bị vi phạm thì tiền lãi trên số tiền chậm trả có thể
đƣợc coi là khoản lợi nhuận trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu
khơng có hành vi vi phạm. Ví dụ: nếu đƣợc thanh tốn tiền hàng hay thù lao dịch
vụ đúng hạn thì bên đƣợc nhận tiền có thể mang số tiền này đi gửi ngân hàng hoặc
cho ngƣời khác vay và sẽ đƣợc hƣởng lãi từ số tiền đó. Có lẽ xuất phát từ nhận định
trên, vì thế mà quyền yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán đƣợc Luật Thƣơng mại
2005 quy định ở một Điều riêng9.

9

Điều 306 Luật Thƣơng mại 2005


16

1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
Quan hệ nhân quả là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng
duy vật. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối quan hệ nhân
quả là mối quan hệ khách quan vốn có của bản chất sự vật. Nó tồn tại ngồi ý muốn
của con ngƣời, khơng phụ thuộc vào ta có nhận thức ra nó hay khơng10.
Tuy nhiên, ở góc độ hẹp thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại thực tế đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt
hại xảy ra. Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành

vi vi phạm đó nếu khơng có vi phạm thì thiệt hại khơng thể phát sinh. Do vậy, xét
về mặt thời gian thì hành vi vi phạm phải xảy ra trƣớc thiệt hại thực tế và trong một
khoảng thời gian nhất định.
Xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại là xác
định cơ sở khách quan của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm
hợp đồng chỉ bồi thƣờng thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi
vi phạm hợp đồng. Trong thực tế có thể có trƣờng hợp hợp đồng bị vi phạm nhƣng
không trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải bồi
thƣờng thiệt hại.
Trên thực tế, muốn áp dụng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với bên vi
phạm, bên bị vi phạm phải chứng minh đƣợc có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm hợp đồng của bên vi phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra dẫn đến việc bên
bị vi phạm phản ánh những thiệt hại nhất định.

1.3.4. Yếu tố lỗi
Trong khoa học pháp lý tồn tại quan điểm cho rằng cơ sở phát sinh trách
nhiệm pháp luật dân sự là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự và một
trong những yếu tố cấu thành dẫn đến vi phạm pháp luật dân sự đó chính là lỗi của
ngƣời vi phạm. Do vậy, lỗi chính là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi
10

Tập bài giảng Triết học Mac – Lenin, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
Quốc gia, tr. 280.


17

phạm nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy mà quy phạm trách nhiệm do có lỗi đã đƣợc
các nhà làm Luật đƣa vào Bộ Luật Dân sự. Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm
lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Theo pháp luật thƣơng mại hiện hành, lỗi trong bồi thƣờng thiệt hại do vi
phạm hợp đồng là lỗi suy đốn. Hành vi khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng,
khơng đầy đủ nhƣ trong hợp đồng nếu không thuộc trƣờng hợp miễn trách nhiệm thì
mặc nhiên bị suy đốn là có lỗi.
Theo Luật thƣơng mại 1997, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại bao gồm: (1) Có hành vi vi phạm hợp đồng, (2) Có thiệt hại về vật chất, (3) Có
mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất và (4) Có
lỗi của bên vi phạm.
Điều 303 Luật Thƣơng mại 2005 lại chỉ quy định có ba căn cứ áp dụng chế
tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mại là: (1) Có hành vi vi phạm
hợp đồng, (2) Có thiệt hạn thực tế và (3) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên ngân
trực tiếp gây ra thiệt hại (quan hệ nhân quả) mà không quy định về lỗi của bên vi
phạm. Nhƣ vậy theo Luật thƣơng mại 2005 thì lỗi của bên vi phạm hợp đồng khơng
cịn là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Tuy
nhiên, vấn đề đƣợc đặt ra là bên vi phạm hợp đồng thƣơng mại phải chịu trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi đã thỏa mãn điều kiện để chế
tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng đƣợc phát sinh hay không?
Về nguyên tắc, một ngƣời chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình nếu có lỗi, mặc dù Luật Thƣơng mại khơng quy định về lỗi của bên vi phạm
nhƣng lại quy định các trƣờng hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại
khoản 1, Điều 294, Luật Thƣơng mại 2005. Từ những trƣờng hợp miễn trách nhiệm
này, có thể suy luận rằng bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
của mình khi có lỗi. Nếu xảy ra trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm đƣơng nhiên khơng phải chịu trách nhiệm.
Cịn nếu rơi vào trƣờng hợp bất khả kháng hoặc hành vi vi phạm là do lỗi của bên


18

kia hay bên vi phạm phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

nên khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng đƣợc hợp đồng thì bên vi phạm
khơng có lỗi trong việc vi phạm và không phải chịu trách nhiệm trong những
trƣờng hợp này.
Nhƣ vậy, tuy Luật thƣơng mại không quy định lỗi của bên vi phạm là một
trong những căn cứ để áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại nhƣng trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng thƣơng mại cũng là một loại trách nhiệm dân sự nói chung, do vậy
khi LTM khơng điều chỉnh thì ta có thể áp dụng theo luật chung (tức là BLDS), theo
đó chỉ có thể áp dụng chế tài khi bên vi phạm có lỗi. Nhƣng khi áp dụng chế tài
thƣơng mại, chúng ta không cần quan tâm là lỗi của bên vi phạm là lỗi cố ý hay vơ
ý bởi điều này khơng hề có ý nghĩa gì trong việc áp dụng cụ thể các chế tài. Chỉ cần
bên vi phạm không chứng minh đƣợc là họ có căn cứ để đƣợc miễn trừ trách nhiệm
khi vi phạm hợp đồng thì tức là họ có lỗi và sẽ bị áp dụng chế tài phù hợp theo yêu
cầu của bên bị vi phạm mà khơng phụ thuộc hình thức và mức độ lỗi. Điều đó hồn
tồn phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật là một ngƣời chỉ chịu trách nhiệm
về hành vi vi phạm của mình nếu có lỗi. Hơn nữa, lỗi khi vi phạm hợp đồng thƣơng
mại là lỗi suy đoán. Một ngƣời bị coi là có lỗi khi ngƣời đó khơng chứng minh đƣợc
là mình khơng có lỗi. Vì là lỗi suy đốn nên không nhất thiết phải quy định chi tiết
về yếu tố lỗi trong khi đã có những quy định về các trƣờng hợp miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm hợp đồng.
1.4. Bồi thƣờng thiệt hại đối với một số hợp đồng dịch vụ thƣơng mại
đặc thù
Trong thực tiễn, quá trình áp dụng luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
hợp đồng trong thƣơng mại thì những vấn đề phân tích về cơ sở lý luận, pháp lý và
cả việc thực hiện trong thực tế đều phải theo những nội dung, nguyên lý chung của
chế định này mà nền tảng là pháp luật dân sự và thƣơng mại. Tùy theo quan hệ hợp
đồng thƣơng mại cụ thể mà vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng cịn có
những đặc thù riêng đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại. Ví du: Trong hợp đồng



×