Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.19 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN NGỌC THẮM

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN NGỌC THẮM

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60.18.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHÂU THỊ KHÁNH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất
đai tại Ủy ban nhân dân” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Toàn bộ nội
dung, số liệu trong luận văn là trung thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả.
Tất cả những tài liệu tham khảo và kế thừa đều đƣợc tác giả trích dẫn đầy đủ.

TÁC GIẢ

Nguyễn Ngọc Thắm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Cụm từ viết tắt

Ký hiệu viết tắt

1

Bộ luật Dân sự

2

Bộ luật Tố tụng Dân sự

3

Hội đồng xét xử


4

Luật Đất đai

5

Luật Tố tụng Hành chính

LTTHC

6

Ngƣời sử dụng đất

NSDĐ

7

Quyền sử dụng đất

QSDĐ

8

Tòa án nhân dân

TAND

9


Tranh chấp đất đai

TCĐĐ

10

Ủy ban nhân dân

UBND

BLDS
BLTTDS
HĐXX
LĐĐ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN ............................................9
1.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai...................................................................9
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................9
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp ...........................................................................9
1.1.1.2. Khái niệm tranh chấp đất đai ...............................................................9
1.1.2. Đặc điểm...................................................................................................14
1.1.3. Phân loại ...................................................................................................16
1.1.4. Nguyên nhân tranh chấp đất đai ...............................................................17
1.1.5. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp đất đai ........................................18

1.1.5.1. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.............................18
1.1.5.2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân ............................19
1.1.5.3. Giải quyết tranh chấp đất đai theo các thủ tục khác ..........................21
1.1.6. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai .................................................21
1.1.6.1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ
sở hữu ..............................................................................................................21
1.1.6.2. Nguyên tắc khuyến khích việc tự thƣơng lƣợng, hịa giải các tranh
chấp đất đai .....................................................................................................23
1.1.6.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm ổn định đời sống,
sản xuất của ngƣời sử dụng đất, kết hợp với việc thực hiện chính sách kinh tế
- xã hội của Nhà nƣớc .....................................................................................28


1.2. Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân ..............28
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân .................28
1.2.2. Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân ....29
1.2.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân .......31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...35
2.1. Quy định của pháp luật về khái niệm tranh chấp đất đai ................................35
2.2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy
ban nhân dân ..........................................................................................................38
2.3. Quy định của pháp luật về điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân .................................................................................................................53
2.3.1. Khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ
theo quy định ......................................................................................................53
2.3.2. Tranh chấp đã đƣợc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã với kết quả hịa
giải khơng thành .................................................................................................55
2.3.3. u cầu Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai ..........................67

2.3.4. Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.............................................67
2.4. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại
Ủy ban nhân dân ....................................................................................................67
2.4.1. Hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ........................68
2.4.2. Giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu .......................................................69
2.4.3. Giải quyết tranh chấp đất đai lần hai ........................................................77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................79


KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã thừa nhận
quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa. Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII năm
1991 khẳng định nền kinh tế nƣớc ta là một nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng
Xã hội chủ nghĩa. Sau đó, Hội nghị Trung ƣơng lần 2 khóa VII (tháng 3/1992) đã
khẳng định “việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử
dụng đất phải đƣợc pháp luật quy định để nông dân yên tâm sản xuất”. Trong bối
cảnh đó, khi Hiến pháp 1992 ra đời, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân nhƣng đƣợc
giao cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đồng thời, tổ chức và cá nhân
đƣợc Nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định1. Cụ thể
hóa tinh thần của Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 quy định hộ gia đình, cá nhân
đƣợc Nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp quyền sử dụng đất, tổ chức trong nƣớc có quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật2. Luật Đất đai 2003 có sự kế thừa và mở rộng hơn các quy định về

quyền thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Đến Hiến pháp 2013, Luật
Đất đai 2013 tiếp tục ghi nhận tổ chức, cá nhân (ngƣời sử dụng đất) đƣợc chuyển
quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền
sử dụng đất đƣợc pháp luật bảo hộ3. Việc thừa nhận quyền sử dụng đất đƣợc phép
tham gia vào thị trƣờng với tƣ cách là một loại hàng hóa đã làm tăng giá trị của
quyền sử dụng đất.
Việc xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực đất đai cũng nhƣ tất cả các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vì quyền sử dụng
đất là tài sản có giá trị lớn, có nhiều đặc thù do cách thức quản lý của Nhà nƣớc, trải
1

Điều 18 Hiến pháp 1992.

2

Điều 3 Luật Đất đai 1993.

3

Khoản 2 Điều 54 Hiến pháp 2013.


2

qua các thời kỳ lịch sử đặt dƣới sự điều chỉnh của các chính sách pháp luật đất đai
khác nhau, do đó, tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp phức tạp nhất trong các
loại tranh chấp, ảnh hƣởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Tranh chấp đất đai là vấn đề mang tính thời sự, diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng xấu
đến quá trình quản lý, sử dụng đất đai và tình hình ổn định chính trị - xã hội của đất
nƣớc. Thời gian gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra rất phức

tạp, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng; trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất
đai chiếm số lƣợng lớn, khoảng 70% so với các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong
cả nƣớc4. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, hàng năm Bộ nhận đƣợc
gần 10.000 lƣợt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi
trƣờng của công dân 63/63 tỉnh thành trực thuộc Trung ƣơng, trong đó, đơn thuộc
lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Theo một Dự án điều tra của Bộ Tƣ
pháp, ở các địa phƣơng, loại tranh chấp phổ biến nhất là các vụ việc tranh chấp liên
quan đến đất đai, chiếm 33,2%, trong khi tranh chấp hôn nhân, gia đình là 15,9%,
bạo lực gia đình là 11,9%, tranh chấp nhỏ giữa hàng xóm là 10,1%, đánh nhau xơ
xát 9,3%, tranh chấp khác 0,3%5.
Bên cạnh đó, cơng tác lƣu trữ dữ liệu, thông tin về đất đai chủ yếu bằng giấy
tờ, làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin đất đai của ngƣời dân. Hiện nay, chúng
ta đang thực hiện chuyển từ dữ liệu trên giấy sang dữ liệu điện tử, tuy nhiên, đa số
các thông tin về địa chính vẫn dƣới dạng dữ liệu giấy, dễ bị thất lạc, hƣ hỏng. Gây
khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất đai. Hầu nhƣ chƣa có địa phƣơng nào
xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin đất đai và hồ sơ địa chính trên giấy đầy
đủ đến từng thửa đất, ngay cả việc lập quy hoạch sử dụng đất và bản đồ địa chính
cũng chƣa hồn thành, do đó, việc tin học hóa dữ liệu dạng số ngày càng khó khăn

4

Vũ Văn Phúc & Trần Thị Minh Châu (2017), Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 338.
5

Phạm Thị Hƣơng Lan (2014), „Bàn về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban

nhân dân xã, phƣờng, thị trấn‟, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (310), trang 36.



3

hơn6. Điều này gây trở ngại trong quá trình thu thập chứng cứ để giải quyết tranh
chấp.
Từ Luật Đất đai đầu tiên của nƣớc ta là Luật Đất đai 1987, đến Luật Đất đai
1993, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013, tuy có thay đổi về phạm vi các vụ việc
tranh chấp đƣợc Ủy ban nhân dân giải quyết nhƣng đều quy định Ủy ban nhân dân
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mặc dù tranh chấp đất đai là loại tranh
chấp phức tạp. Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ các Luật Đất đai trƣớc đây, Luật Đất đai
2013 ít dành sự quan tâm đến chế định giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân
dân, mặc dù có quy định cho phép cá nhân, tổ chức lựa chọn hình thức giải quyết
tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Cụ thể, Luật Đất đai 2013 chỉ
có 02 điều khoản (Điều 202 và Điều 203) quy định về giải quyết tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân dân, sau đó Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có 04 điều khoản (từ
Điều 88 đến Điều 91) hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục hòa giải và giải quyết tranh
chấp đất đai; Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã bổ sung quy
định về thời hiệu giải quyết tranh chấp lần hai và hiệu lực thi hành quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai. Có thể thấy, cơ sở pháp lý để áp dụng giải quyết tranh
chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân còn khá ít, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân, tổ chức cũng nhƣ ngƣời có thẩm quyền trong quá trình áp dụng để giải quyết
tranh chấp đất đai, trong khi tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp phức tạp. Vì
khơng có cơ chế pháp lý chặt chẽ nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai tại Ủy
ban nhân dân thƣờng kéo dài, không thuyết phục, ảnh hƣởng đến quyền lợi của cá
nhân, tổ chức và tình hình an ninh, chính trị nơi có tranh chấp đất đai xảy ra.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân” làm đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học.
6


Đặng Anh Quân (2013), Tiếp cận thơng tin đất đai trong hồ sơ địa chính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

số 6(302), trang 73.


4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền sử dụng đất là một trong những tài sản có giá trị lớn, gắn liền với cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức, là tƣ liệu sản xuất quan trọng của mỗi quốc gia. Từ giá
trị, ý nghĩa của đất đai nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng nên việc phát sinh
tranh chấp trong quá trình xác lập quyền, nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất là điều
khó tránh khỏi. Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất
đai tại Ủy ban nhân dân là đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dƣới nhiều góc
độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu bao gồm:
- Giáo trình: Giáo trình Luật Đất đai của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Giáo trình Luật Đất đai của Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình nêu lên các vấn
đề lý luận về tranh chấp đất đai nhƣ khái niệm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất
đai.
- Sách chuyên khảo:
+ Bình luận chế định quản lý nhà nƣớc về đất đai trong Luật Đất đai 2013
của tác giả Trần Quang Huy, cuốn sách dành ra một chƣơng để phân tích các quy
định về giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc quy định trong Luật Đất đai 2013, cụ thể
phân tích, đánh giá, đề xuất, kiến nghị về thủ tục, giá trị pháp lý của việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Đất đai
2013.
+ Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sƣ của tác giả Nguyễn Minh
Hằng. Tác giả đã dành ra một chƣơng để viết về giải quyết tranh chấp đất đai theo

thủ tục hành chính, trong đó nêu ra những vấn đề chung về tranh chấp đất đai và
giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục
hành chính và đề ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.
- Luận văn, luận án:


5

+ Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - thực
tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng” năm 2016 của tác giả Lê Hoàng.
+ Luận văn thạc sĩ Luật học “Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
cấp xã - Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh” năm
2017 của tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan.
+ Luận văn thạc sĩ Luật học “tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất
đai tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” năm 2017 của tác giả Bùi Thị Minh Thúy.
+ Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai từ thực
tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai” năm 2017 của tác giả Đặng Phan Chung.
- Bài báo khoa học:
+ Nguyễn Hải An (2015), „Những khó khăn vƣớng mắc trong việc giải quyết
các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình - Ngun nhân và
giải pháp‟, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 3.
+ Sỹ Hồng Nam (2015), „Một số điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo Luật Đất
đai năm 2013‟, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2.
+ Đặng Thị Phƣợng (2014), „Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của
Tòa án theo Luật Đất đai 2013‟, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 6.
+ Nguyễn Quang Hiền (2013), „Tranh chấp đất đai - Ngun nhân và kiến
nghị‟, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 24.
+ Bùi Thị Nghĩa (2015), „Bàn về thời hiệu khởi kiện và thẩm quyền của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ một vụ án hành chính‟, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 7.
+ Phạm Thị Hƣơng Lan (2014), „Bàn về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn‟, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2.


6

+ Lƣu Quốc Thái (2015), „Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp
đất đai tại cơ quan hành chính‟, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05.
Tuy nhiên, những cơng trình này đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh Luật Đất
đai 2013 chƣa ra đời hoặc xem vấn đề tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đai là một mảng nhỏ trong quá trình nghiên cứu, chƣa có nhiều cơng trình tập
trung nghiên cứu sâu về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân. Từ các lý
do trên có thể cho phép tác giả khẳng định tính cấp thiết của đề tài và nội
dung của việc nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai, giải quyết
tranh chấp đất đai, đặc biệt là giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân,
đồng thời chú trọng phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp
luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân, từ đó nêu ra bất cập, hạn
chế cịn tồn tại trong các quy định, chỉ ra nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong
các quy định của pháp luật, cũng nhƣ trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực
tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu


Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý

luận, thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong trƣờng
hợp các bên đƣơng sự khơng có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định
tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và đƣơng sự lựa chọn Ủy ban nhân dân là cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hoàn
thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân
dân.


7



Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
- Phƣơng pháp khái quát hóa những nội dung cơ bản của từng vấn đề đƣợc
nghiên cứu trong luận văn.
- Phƣơng pháp diễn dịch đƣợc dùng để triển khai các nội dung trong Luận
văn và phƣơng pháp quy nạp để kết luận các vấn đề đƣợc giải quyết trong Luận văn.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai
2013 và các văn bản pháp luật đất đai của các giai đoạn trƣớc.
- Phƣơng pháp liệt kê đƣợc thực hiện trong quá trình thu thập các bản án,
quyết định, số liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy
ban nhân dân.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tranh

chấp đất đai và việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân. Kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật đất đai, tạo ra khung pháp lý
đầy đủ trong việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.
- Về giá trị ứng dụng: Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân, Luận văn chỉ ra những bất cập của pháp luật
trƣớc yêu cầu của thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề ra giải pháp
hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân, đồng thời
là tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích đối với các sinh viên, học viên chuyên ngành
luật, công chức làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cũng


8

nhƣ những ngƣời có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai tại
Ủy ban nhân dân.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc thiết kế gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Phần nội dung gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất
đai tại Ủy ban nhân dân.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại
Ủy ban nhân dân và kiến nghị hoàn thiện.


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai

1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp
Trong đời sống hàng ngày, con ngƣời tham gia và xác lập nhiều mối quan hệ
xã hội khác nhau, trong quá trình tham gia và xác lập vào các mối quan hệ, do mỗi
ngƣời đều có ý chí riêng “chín người mười ý”, nên trong nhiều trƣờng hợp khơng
thể đi đến ý chí thống nhất trong việc xác lập và thực hiện một giao dịch. Khi đó,
mâu thuẫn về ý chí của các bên xuất hiện, là tiền đề cho tranh chấp xảy ra khi mâu
thuẫn đến mức các bên ngăn chặn, không phối hợp trong việc xác lập và thực hiện
giao dịch, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tranh chấp nhƣ sau: tranh chấp là việc “giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào”7.
Theo tác giả, tranh chấp là sự mâu thuẫn, xung đột, khơng thống nhất ý chí
giữa các bên trong cách xác định, giải quyết một vấn đề nào đó, dẫn đến ảnh hƣởng
việc thực hiện quyền và lợi ích của các bên. Nếu chỉ dừng lại ở việc có sự mẫu
thuẫn không thống nhất trong cách xác định, giải quyết vấn đề thì đó chỉ là tranh
luận, chƣa phải là tranh chấp, tranh chấp cần có điều kiện đủ là quyền, lợi ích của
một trong các bên bị ảnh hƣởng.
1.1.1.2. Khái niệm tranh chấp đất đai
Khái niệm tranh chấp đất đai (TCĐĐ) là một khái niệm quen thuộc, tuy
nhiên, khái niệm này chỉ đƣợc ghi nhận từ Luật Đất đai 2003 (LĐĐ 2003) và đƣợc
7

Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 1024.


10

Luật Đất đai 2013 (LĐĐ 2013) kế thừa. Luật Đất đai 1987 (LĐĐ 1987), Luật Đất
đai 1993 (LĐĐ 1993) không đề cập đến khái niệm TCĐĐ, mặc dù trong các quy
định của LĐĐ 1993 vẫn sử dụng các thuật ngữ “tranh chấp về đất đai”, “tranh chấp

đất đai”, “tranh chấp về quyền sử dụng đất”.
Khoản 26 Điều 4 LĐĐ 2003 quy định “TCĐĐ là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Kế
thừa quy định trên, Khoản 4 Điều 3 LĐĐ 2013 quy định “TCĐĐ là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai”. Khái niệm này còn nhiều điểm chƣa rõ ràng về (i) chủ thể tranh chấp và (ii)
đối tƣợng tranh chấp.
Thứ nhất, về chủ thể tranh chấp, khái niệm đề cập đến TCĐĐ là tranh chấp
giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai, các bên trong quan hệ đất đai có thể
bao gồm cơ quan quản lý đất đai, ngƣời sử dụng đất, những ngƣời khác có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất (ngƣời thuê đất, ngƣời nhận chuyển
quyền sử dụng đất, ngƣời nhận thế chấp quyền sử dụng đất…). Theo nhƣ phân tích
này, tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai và ngƣời sử dụng đất nhƣ
tranh chấp về số tiền sử dụng đất mà ngƣời sử dụng đất phải nộp vào ngân sách nhà
nƣớc, tranh chấp về mục đích sử dụng đất, tranh chấp về số tiền thuê đất mà ngƣời
thuê đất phải trả cho Nhà nƣớc… cũng là một dạng TCĐĐ.
Nhƣ vậy, ngƣời sử dụng đất (NSDĐ) sẽ không có quyền giao dịch đối với
quyền sử dụng đất (QSSĐ) trong những trƣờng hợp này vì theo quy định, điều kiện
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp QSDĐ; góp vốn bằng QSDĐ phải đáp ứng các điều kiện có Giấy
chứng nhận, đất khơng có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo
đảm thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp cần
đáp ứng thêm những điều kiện nhất định. Nếu hiểu theo hƣớng này là không hợp lý,
bởi lẽ NSDĐ đã có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất nhƣng lại không đƣợc
quyền thực hiện giao dịch.


11

Thứ hai, về đối tƣợng tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của NSDĐ, tuy nhiên

khái niệm chƣa chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của NSDĐ đối với QSDĐ hay bao gồm cả
đối tƣợng liên quan đến QSDĐ nhƣ nhà, cơng trình xây dựng, tài sản gắn liền trên
đất. Bên cạnh đó, theo khái niệm này, đối tƣợng tranh chấp trong TCĐĐ là quyền
và nghĩa vụ của NSDĐ. Nhƣng, đây là tranh chấp tổng thể các quyền và nghĩa vụ
hay chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ “đơn lẻ” của NSDĐ do pháp luật đất
đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp những quyền và nghĩa vụ mà NSDĐ có
đƣợc khi tham gia vào các quan hệ pháp luật khác cho đến nay vẫn chƣa đƣợc chính
thức xác định8. Bên cạnh đó, tồn tại sự bất hợp lý ở nội dung “tranh chấp về nghĩa
vụ của NSDĐ”, bởi thông thƣờng ngƣời ta chỉ tranh chấp quyền, lợi ích hợp pháp
chứ không ai tranh chấp việc thực hiện nghĩa vụ, trừ khi nghĩa vụ đó gắn liền với
quyền lợi9.
Do có sự định nghĩa khơng rõ ràng về khái niệm “tranh chấp đất đai”, trong
thực tế khó xác định một tranh chấp là tranh chấp đất đai hay chỉ là tranh chấp liên
quan đến đất đai. Đồng thời, phát sinh nhiều cách hiểu và cách xác định khác nhau,
cùng một trƣờng hợp sẽ có ngƣời xác định là TCĐĐ và cũng có ngƣời cho rằng đó
khơng phải là TCĐĐ. Từ đó, có thể dẫn đến hệ quả NSDĐ khơng thể thực hiện
quyền của mình đối với QSDĐ, vì đất khơng có tranh chấp là một trong những điều
kiện để giao dịch đối với QSDĐ.
Phân tích quy định tại Điều 136 LĐĐ 2003, có thể nhận định rằng, khái niệm
TCĐĐ bao gồm tranh chấp QSDĐ và các tranh chấp liên quan đến QSDĐ. Cụ thể,
Điều 136 LĐĐ 2003 quy định về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ, có đề cập đến thẩm
quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất. Cụ thể, Khoản 1 quy định tranh chấp về QSDĐ mà đƣơng sự

8

Lƣu Quốc Thái (2006), „Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai 2003‟, Tạp chí Khoa học

pháp lý, số 2(33), trang 1.
9


Lƣu Quốc Thái (2015), „Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính‟,

Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 05 (90), trang 31.


12

có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết, Khoản 2 quy định
tranh chấp về QSDĐ mà đƣơng sự khơng có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khơng có
một trong các loại giấy tờ quy định theo quy định thì thuộc thẩm quyền giải quyết
của UBND. Theo cách diễn đạt của Điều 136, TCĐĐ trong bối cảnh đó đƣợc hiểu
bao gồm tranh chấp QSDĐ và tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, TCĐĐ
theo quy định của LĐĐ 2003 còn bao gồm cả các tranh chấp liên quan đến địa giới
hành chính10. Cách quy định nhƣ vậy khiến cho khái niệm tranh chấp đất đai rộng
và không rõ ràng. Có ý kiến tác giả cho rằng, việc xem TCĐĐ bao gồm tranh chấp
QSDĐ và các tranh chấp liên quan đến QSDĐ là khơng thuyết phục vì đã khơng
đƣợc chứng minh bởi một căn cứ pháp lý cụ thể nào. Xem xét toàn bộ các quy định
của pháp luật đất đai cho đến thời điểm này, có lẽ chỉ có một quy định duy nhất mà
thơng qua nội dung và cách thiết kế của nó, khái niệm TCĐĐ mới có thể đƣợc suy
diễn theo nghĩa rộng, đó là Điều 136 LĐĐ 2003 về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ11.
Đến LĐĐ 2013, tại Điều 203 quy định về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ, các
khoản của điều luật dùng thống nhất thuật ngữ “tranh chấp đất đai” thay vì dùng cả
thuật ngữ “tranh chấp quyền sử dụng đất” và “tranh chấp đất đai” nhƣ trƣớc kia.
Đối với tranh chấp về địa giới hành chính, LĐĐ 2013 dùng thuật ngữ “tranh chấp
địa giới hành chính”12 chứ khơng dùng thuật ngữ “tranh chấp đất đai liên quan đến
địa giới hành chính” nhƣ trƣớc đây. Theo tác giả, cách dùng thuật ngữ nhƣ vậy là
thống nhất, phù hợp với bối cảnh đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại
diện chủ sở hữu. Đồng thời, cần nhìn nhận TCĐĐ chính là tranh chấp về QSDĐ và

chịu sự điều chỉnh trực tiếp của LĐĐ, còn các tranh chấp khác liên quan đến đất đai
nhƣ tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp giao dịch về QSDĐ thì thuộc

10

Điều 137 LĐĐ 2003.

11

Lƣu Quốc Thái (2006), „Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai 2003‟, Tạp chí Khoa học

pháp lý, số 2(33), trang 2.
12

Khoản 4 Điều 129 LĐĐ 2013.


13

lĩnh vực dân sự và đã có pháp luật dân sự điều chỉnh, các tranh chấp này chỉ đơn
thuần là các tranh chấp dân sự có liên quan đến đất đai.
Tác giả đồng tình với ý kiến TCĐĐ ở nƣớc ta theo quy định của pháp luật
chỉ có thể hiểu là tranh chấp QSDĐ. Bởi theo tác giả này, xuất phát từ chế độ sở
hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai, NSDĐ chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai, vì
vậy, cái mà họ tranh chấp khi TCĐĐ chỉ có thể là QSDĐ; và các thuật ngữ TCĐĐ
và tranh chấp QSDĐ đã đƣợc sử dụng nhƣ những thuật ngữ thay thế nhau kể từ
LĐĐ 1987 đến nay mà khơng hề có sự phân biệt. Hơn nữa, các tranh chấp có liên
quan đến QSDĐ của NSDĐ (gồm tranh chấp tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp
đồng giao dịch QSDĐ…) cũng đã từng đƣợc định danh cụ thể trong một số văn bản
hƣớng dẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai với tên gọi là

“tranh chấp liên quan đến QSDĐ”, chứ không phải là TCĐĐ một cách chung
chung13. TCĐĐ thông qua các quy định của LĐĐ 2013 và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành thực chất là tranh chấp về quyền sử dụng đối với một diện tích đất đai nào
đó. Bởi lẽ, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của LĐĐ, quy định trong q trình tiến hành hịa
giải, UBND xã có trách nhiệm “thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên
cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất”, thành
viên Hội đồng hịa giải cịn có “đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã,
phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và q trình sử dụng đối với thửa đất đó”,
nhằm xác định ai là ngƣời thực tế đang sử dụng ổn định diện tích đất đang có trang
chấp.
Về định nghĩa “tranh chấp đất đai”, có tác giả cho rằng “TCĐĐ là tranh chấp
phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ

13

Lƣu Quốc Thái (2006), „Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai 2003‟, Tạp chí Khoa học

pháp lý, số 2(33), trang 3.


14

trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai”14. Hay “TCĐĐ là tranh chấp QSDĐ và
các tranh chấp liên quan đến QSDĐ giữa các bên tham gia quan hệ sử dụng đất15”.
Cũng có quan điểm cho rằng nên định nghĩa “TCĐĐ là tranh chấp phát sinh giữa
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá
trình quản lý và sử dụng đất”16 hay “TCĐĐ là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung
đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp
luật đất đai”17. Những định nghĩa này vẫn không giải quyết đƣợc những tồn tại của

khái niệm TCĐĐ đƣợc quy định tại LĐĐ hiện hành.
Với định nghĩa không rõ ràng của LĐĐ 2013 về TCĐĐ đã gây khó khăn
trong q trình xác định một tranh chấp có phải là TCĐĐ hay không và xác định
các quy định pháp luật đƣợc áp dụng tƣơng ứng, do đó, việc định nghĩa lại khái
niệm TCĐĐ là điều hết sức cần thiết.
1.1.2. Đặc điểm
TCĐĐ là một loại tranh chấp dân sự nên ngoài những đặc điểm riêng của
TCĐĐ, tranh chấp đất đai cũng có những đặc điểm của tranh chấp dân sự. TCĐĐ có
các đặc điểm đặc trƣng nhƣ sau:
Thứ nhất, chủ thể tranh chấp đất đai là cá nhân, tổ chức với tƣ cách là ngƣời
quản lý, ngƣời sử dụng đất18. Ngƣời quản lý là ngƣời đang thực tế chiếm hữu, sử
dụng đất. Ngƣời sử dụng đất đƣợc hiểu là đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất,
14

Nguyễn Ngọc Điệp (2009), 3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, trang

289.
15

Bùi Thị Minh Thủy (2017), „Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, trang .
16

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản Công an nhân

dân, trang 74.
17

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Tƣ pháp, trang 455.


18

Nguyễn Quang Hiền (2013), „Tranh chấp đất đai – Nguyên nhân và kiến nghị‟, Tạp chí Tịa án nhân dân,

số 24, trang 17.


15

công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai, đối tƣợng tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đối với một diện tích
đất đai, đây là một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đó là quyền quản lý và sử dụng đất, không bao
gồm quyền sở hữu đối với đất đai. Căn cứ xác lập tƣ cách chủ thể sử dụng đất: do
lịch sử để lại và đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
cấp; thơng qua giao dịch19…
Thứ ba, TCĐĐ liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý của Nhà nƣớc về
đất đai với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu đất đai20, do đó TCĐĐ không chỉ ảnh
hƣởng đến quyền lợi của đƣơng sự mà còn ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý của
Nhà nƣớc.
Thứ tư, trong TCĐĐ, NSDĐ khơng có quyền định đoạt tuyệt đối với đất
thuộc quyền sử dụng của mình nhƣ đối với các loại tài sản khác thuộc quyền sở
hữu, bởi tính chất của QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Thứ năm, TCĐĐ phát sinh có thể gây hậu quả xấu về nhiều mặt nhƣ: có thể
gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội
bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hƣởng trực
tiếp đến lợi ích khơng những của bản thân các bên tranh chấp mà cịn gây thiệt hại

đến lợi ích của Nhà nƣớc và xã hội21.
19

Nguyễn Minh Hằng (2013), Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư, Nhà xuất bản Thông tin và

Truyền thông, Hà Nội, trang 241.
20

Nguyễn Quang Hiền (2013), „Tranh chấp đất đai – Nguyên nhân và kiến nghị‟, Tạp chí Tịa án nhân dân,

số 24, trang 17.
21

Lê Hoàng (2016), „Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh

Lâm Đồng’, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 5.


16

1.1.3. Phân loại
Thứ nhất, dựa vào chủ thể tranh chấp, TCĐĐ đƣợc phân thành:
- TCĐĐ giữa các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau
(i);
- TCĐĐ có một bên chủ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định
cƣ ở nƣớc ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (ii).
Nếu các bên lựa chọn cơ quan giải quyết là UBND thì đối với nhóm (i) thuộc
thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện, tranh chấp nhóm (ii) thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh.

Thứ hai, dựa vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, TCĐĐ phân thành hai
loại:
- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, bao gồm
trƣờng hợp TCĐĐ mà đƣơng sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ 2013, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất,
trƣờng hợp tranh chấp đất đai mà đƣơng sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ 2013 nhƣng đƣơng sự lựa
chọn Tòa án nhân dân để giải quyết.
- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, trong trƣờng
hợp TCĐĐ mà đƣơng sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ 2013 và đƣơng sự lựa chọn UBND để giải
quyết.
Thứ ba, dựa vào giấy tờ về QSDĐ, TCĐĐ đƣợc phân thành hai loại:
- TCĐĐ mà đƣơng sự có các loại về QSDĐ;
- TCĐĐ mà các bên khơng có các loại giấy tờ về QSDĐ.


17

1.1.4. Nguyên nhân tranh chấp đất đai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ, có thể phân thành hai nhóm nguyên
nhân nhƣ sau:
 Nguyên nhân chủ quan:
- Hệ thống pháp luật đất đai có sự thay đổi qua từng thời kỳ, chính sách về
đất đai ở mỗi thời kỳ lại khác nhau, có khi trái ngƣợc nhau, thƣờng xuyên thay đổi,
gây khó khăn trong việc xác định căn cứ xác lập QSDĐ là hợp pháp hay không hợp
pháp. Thời kỳ đầu, pháp luật đất đai cịn sơ sài, lạc hậu, khơng giải quyết đƣợc các
yêu cầu của NSDĐ. Các quy định của pháp luật chƣa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, cịn
khá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, khơng đồng bộ, tạo nhiều cách hiểu và
áp dụng khác nhau, còn nhiều vấn đề thực tiễn chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh, dẫn

đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai
gồm một hệ thống đồ sộ, gồm nhiều văn bản quy pháp luật của Trung ƣơng và địa
phƣơng, khiến cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, nhận thức về pháp luật đất đai gặp
nhiều khó khăn.
- Cơ chế phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm
quyền về đất đai chƣa rõ ràng. Sự phối hợp giữa Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng và
hệ thống các cơ quan có liên quan tới việc quản lý và sử dụng đất nhƣ Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Khoa học và Cơng nghệ…
cịn ở mức độ nhất định; sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các sở, ban,
ngành cũng chƣa tạo đƣợc cơ chế rõ ràng dẫn đến một số vụ việc đùn đẩy trách
nhiệm giải quyết giữa các bên22.
- Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết TCĐĐ cịn thấp, chƣa am
hiểu pháp luật, khơng có trình độ chuyên môn, chủ yếu kiêm nhiệm nên việc giải
quyết tranh chấp không hiệu quả, kéo dài.

22

Nguyễn Cảnh Quý (2012), Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

chính quyền ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 141.


18

 Nguyên nhân khách quan:
- Nƣớc ta đang trong quá trình đơ thị hóa và sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thị
trƣờng, giá trị của đất đai ngày càng tăng, khiến nhiều ngƣời vì động cơ xấu mà có
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai dẫn đến phát sinh tranh chấp.
- Nhận thức của nhân dân về pháp luật đất đai còn ở mức độ thấp do trình độ
dân trí, vì vậy, họ khơng kịp thời nhận biết đƣợc quyền lợi của mình bị xâm phạm,

trải qua một thời gian dài mới phát hiện, gây khó khăn cho việc giải quyết và nhiều
trƣờng hợp là không thể khơi phục quyền lợi của họ. Vẫn cịn tồn tại các phong tục,
tập quán truyền thống, hƣơng ƣớc, luật tục về đất đai, thiếu căn cứ pháp lý đang chi
phối sinh hoạt kinh tế - xã hội nhiều địa phƣơng, nhất là ở những vùng nơng thơn,
vùng núi. Vì vậy, khi có mâu thuẫn, ngƣời dân khơng căn cứ vào pháp luật mà chỉ
căn cứ vào tập quán để giải quyết, dẫn đến mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn23.
1.1.5. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.5.1. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án đƣợc Hiến pháp và Luật Tổ
chức Tòa án ghi nhận, theo đó, TAND là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý,
bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó,
BLTTDS quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, u
cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ cơng
lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và
lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngƣời khác. Tịa án khơng đƣợc từ chối giải
quyết vụ việc dân sự nếu không rơi vào những trƣờng hợp đƣợc quyền từ chối.
23

Phan Xuân Sơn và Vũ Hồng Trang (2013), Nguyên nhân của xung đột đất đai ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 7, truy cập ngày 19 tháng năm 2018, từ cơ sở dữ liệu
/>

×