Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Nguồn nhân lực ở tỉnh an giang trong thời kỳ công nghệ hóa, hiện đại hóa (1996 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.25 MB, 288 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH AN GIANG
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
(1996-2015)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH AN GIANG
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
(1996-2015)

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
: 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. VÕ VĂN SEN
2. PGS.TS. TRẦN NAM TIẾN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. NGÔ MINH OANH
2. PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
PHẢN BIỆN:
1. TS. LÊ HỮU PHƯỚC
2. PGS.TS. NGÔ MINH OANH
3. PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận
án do cá nhân tôi nghiên cứu dựa trên những tư liệu xác thực và chưa được cơng bố
ở bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4

3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................................ 5
4. Đóng góp mới của Luận án ........................................................................................ 9
5. Bố cục của Luận án .................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................... 11
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi về nguồn nhân lực ....................................... 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................................... 17
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về nguồn nhân lực,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................................... 17
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực ở các nước
và Việt Nam ..................................................................................................... 21
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực ở các vùng,
các địa phương .................................................................................................. 27
1.2.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực ở An Giang .. 29
1.3. Những vấn đề đặt ra và luận án cần tập trung nghiên cứu .................................... 33
Tiểu kết chương 1......................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ VÙNG ĐẤT AN GIANG.......................................................................... 37
2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................. 37
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ........................... 37
2.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................................ 42
2.1.3. Vai trị của nguồn nhân lực khi tiến hành
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................................... 44
2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới ................ 47
2.2.1. Nhật Bản ................................................................................................. 47
2.2.2. Trung Quốc ............................................................................................. 50
2.2.3. Hàn Quốc ................................................................................................ 52


iii

2.2.4. Singapore ................................................................................................ 55
2.3. Đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến
nguồn nhân lực ở An Giang .............................................................................. 58
2.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................... 58
2.3.2. Đặc điểm lịch sử vùng đất An Giang ...................................................... 61
2.3.3. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 64
2.3.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa – xã hội ........................................................ 68
2.4. Nguồn nhân lực ở An Giang trước khi bước vào thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (trước năm 1996) ............................................. 71
2.4.1. Bối cảnh đất nước và tình hình tỉnh An Giang trước năm 1996 ............. 71
2.4.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền An Giang đối với
nguồn nhân lực của tỉnh .................................................................................... 74
2.4.3. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang trước năm 1996 ................ 77
Tiểu kết chương 2......................................................................................................... 84
CHƯƠNG 3: NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH AN GIANG TRONG 10 NĂM
ĐẦU TIẾN HÀNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA (1996-2005) 87
3.1. Bối cảnh đất nước và tình hình tỉnh An Giang từ năm 1996 đến năm 2005 ....... 87
3.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền An Giang đối với
việc phát triển nguồn nhân lực (1996-2005) ..................................................... 89
3.3. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở An Giang trong 10 năm đầu
tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2005) ...................................... 93
3.3.1. Số lượng .................................................................................................. 93
3.3.2. Chất lượng ............................................................................................... 94
3.4. Vấn đề giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực ......................................................... 101
3.4.1. Đối với giáo dục phổ thông ................................................................... 101
3.4.2. Đối với đào tạo nghề ............................................................................. 102
3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao .................................................... 107
3.5. Vấn đề sử dụng và phát huy nguồn nhân lực ...................................................... 110
3.5.1. Sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang.................................................... 110
3.5.2. Phát huy nguồn nhân lực ở An Giang ................................................... 116

3.6. Tác động của nguồn nhân lực ở An Giang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh (1996-2005) .................................................................................................. 118


iv
Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 122
CHƯƠNG 4: NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH AN GIANG TRONG GIAI
ĐOẠN ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA (2006-2015) ..... 124
4.1. Bối cảnh đất nước và tình hình tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2015 ..... 124
4.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền An Giang đối với
việc phát triển nguồn nhân lực (2006-2015) ................................................... 126
4.3. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở An Giang (2006-2015) .................... 133
4.3.1. Số lượng ................................................................................................ 133
4.3.2. Chất lượng ............................................................................................. 135
4.3.3. Sự phân bố............................................................................................. 138
4.4. Giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực ở An Giang (2006-2015) ............................ 140
4.4.1. Giáo dục phổ thông ............................................................................... 140
4.4.2. Đào tạo nghề ......................................................................................... 142
4.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao .................................................... 152
4.4.4. Đào tạo cán bộ, công chức .................................................................... 155
4.5. Vấn đề sử dụng và phát huy nguồn nhân lực ở An Giang (2006-2015) ............. 157
4.5.1. Việc làm cho nguồn nhân lực An Giang ............................................... 157
4.5.2. Xuất khẩu lao động ............................................................................... 162
4.5.3. Vấn đề phát huy nguồn nhân lực ở An Giang ....................................... 166
4.6. Tác động của nguồn nhân lực ở An Giang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh (2006-2015) ....................................................................................... 171
Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 174
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 176
CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 186

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản .................................................................................... 211
Phụ lục 2: Một số biên bản phỏng vấn sâu ..................................................... 226
Phụ lục 3: Các bảng, biểu................................................................................ 253
Phụ lục 4: Hình ảnh ......................................................................................... 267


v

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCH

Ban Chấp hành

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CNH

Cơng nghiệp hóa



Cao đẳng

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long


ĐH

Đại học

GS

Giáo sư

HĐH

Hiện đại hóa

HS

Học sinh

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ



Lao động

LĐ-TB&XH

Lao động – Thương binh & Xã hội

NNL


Nguồn nhân lực

PGS

Phó giáo sư

SV

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân


XKLĐ

Xuất khẩu lao động


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp trình độ NNL An Giang năm 1995 ............................................. 79
Bảng 3.1: Trình độ dân trí LĐ nông thôn An Giang so với ĐBSCL
và cả nước năm 2000 ........................................................................................ 95
Bảng 3.2: Số LĐ đào tạo CMKT – nghiệp vụ ............................................................. 96
Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn của LĐ năm 2005 ....................... 98
Bảng 3.4: Tỉ lệ LĐ qua đào tạo của An Giang so với ĐBSCL và cả nước ................. 99
Bảng 3.5: Lực lượng LĐ qua đào tạo nghề ở An Giang
từ năm 2000 đến 2005 ..................................................................................... 104
Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng LĐ theo ngành của tỉnh ................................................... 111
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện chỉ tiêu LĐ – việc làm giai đoạn 2000-2005................ 112
Bảng 4.1: Số lượng đào tạo và dự trù kinh phí tính theo các năm ............................. 129
Bảng 4.2: Chế độ trợ cấp một lần để thu hút người có trình độ
sau ĐH của tỉnh An Giang năm 2012 ............................................................. 132
Bảng 4.3: Trình độ CMKT dân số An Giang từ 15 tuổi trở lên năm 2009 ................ 136
Bảng 4.4: Lực lượng LĐ qua đào tạo nghề ở An Giang
từ năm 2006 đến 2015 ..................................................................................... 146
Bảng 4.5: Tỉ suất di cư (%) ở An Giang qua hai đợt tổng điều tra dân số
năm 1999 và 2009 ........................................................................................... 161
Bảng 4.6: Số LĐ đi làm việc ở nước ngoài từ 2006-2015 ......................................... 164


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang qua các năm .......................................... 65
Biểu 2.2: Số lượng tuyển sinh vào các trường dạy nghề ở An Giang.......................... 80
Biểu 2.3: Số lượng NNL ở An Giang từ năm 1991 đến 1995 ..................................... 82
Biểu 2.4: Mức độ giảm của LĐ trong nông nghiệp
An Giang qua các giai đoạn .............................................................................. 83
Biểu 3.1: Dân số và số lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh An Giang ...................... 94
Biểu 3.2: Tỉ lệ LĐ qua đào tạo nghề của tỉnh An Giang từ 1995 đến 2005 ................ 98
Biểu 3.3: Cơ cấu cán bộ khoa học – kỹ thuật được chia theo
trình độ đào tạo năm 2001............................................................................... 100
Biểu 3.4: Tỉ lệ HS tốt nghiệp và HS khá giỏi các cấp năm học 2004-2005 .............. 102
Biểu 3.5: Số lượng HS theo hệ đào tạo công nhân kỹ thuật
ở An Giang từ năm 1996 đến năm 2005 ......................................................... 105
Biểu 3.6: Số lượng các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề và các chương trình
giao lưu văn hóa trường ĐH An Giang phối hợp tổ chức............................... 109
Biểu 3.7: Số lượng XKLĐ ở An Giang từ 2002 đến 2005 ........................................ 115
Biểu 3.8: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh An Giang
giai đoạn 2000-2004 phân theo lĩnh vực ......................................................... 117
Biểu 4.1: Dân số và lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên ở An Giang ............................. 134
Biểu 4.2: Lực lượng LĐ từ 15 tuổi trở lên phân theo khu vực .................................. 139
Biểu 4.3: Chất lượng của HS SV học nghề ở An Giang năm 2009 ........................... 145
Biểu 4.4: Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm các công việc
ở An Giang so với ĐBSCL năm 2009 ............................................................ 158
Biểu 4.5: Tỉ lệ thất nghiệp ở An Giang phân theo khu vực và giới tính .................... 159


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở mọi thời đại, con người ln đóng vai trị trung tâm nên đào tạo, bồi
dưỡng, phát huy sức mạnh trí tuệ và thể lực của con người có ý nghĩa quyết định
đối với sự thành - bại, được - mất của một quốc gia trong đấu tranh quân sự hay
trong xây dựng kinh tế. Đầu tư vào các nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính có
thể đem lại lợi ích nhanh chóng nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt. Chỉ có đầu tư vào
con người là mang tính lâu dài, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển như Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Garry Becker - người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992
khẳng định: “khơng có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào NNL”
(Dẫn theo Trần Văn Tùng, 1995, tr.13). Những con số cụ thể mà Ngân hàng thế giới
tính tốn là một minh chứng sống động. Tỷ lệ thu hồi vốn cho giáo dục tiểu học là
26%, cho cấp 2 là 17%, cho CĐ – ĐH là 14% trong khi tỷ lệ thu hồi vốn cho đầu tư
vật chất 13% (Bộ ngoại giao, 1995, tr.239).
Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, cả nước bắt tay xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa nên lại càng cần có NNL dồi dào và chất lượng. Nói như GS. Trần
Văn Giàu: “Nếu ở thế kỷ XX, Việt Nam cần và đã có con người cách mạng kiên
cường, con người chiến binh thượng đẳng, thì, vào thế kỷ XXI, Việt Nam cần và
phải có những con người xây dựng tài ba, rất mực cần mẫn, LĐ có kỹ thuật, có kỷ
luật, có năng suất cao, đồng thời là con người được trang bị tư tưởng vững vàng, lý
tưởng tốt đẹp” (Chương trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà nước, 1995, tr.412).
Trước năm 1975, Việt Nam là chiến trường thì hiện tại và tương lai, Việt Nam là
cơng trường. Dù là chiến trường hay cơng trường thì Việt Nam đều cần những
người LĐ thành thạo, chuyên nghiệp, cần mẫn. Bước vào giai đoạn CNH, HĐH,
NNL Việt Nam lại càng phải phát huy vai trị của mình để đại cuộc của đất nước
thành công.
CNH, HĐH được coi là điều kiện tiên quyết, thiết yếu để đưa Việt Nam phát
triển, sánh tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1986 đánh dấu cột



2

mốc đổi mới của Việt Nam. Mười năm sau đó, Việt Nam về cơ bản đã thốt khỏi
đói nghèo, có được một số nền tảng vững chắc đưa đất nước sang một bước tiến cao
hơn. Đảng và nhà nước xác định bước tiến đó là đi vào con đường CNH, HĐH. Hầu
như hết thảy các tỉnh thành của cả nước đều xúc tiến và thành công từng bước khi
bắt tay vào sự nghiệp lớn này.
Sự nghiệp CNH, HĐH muốn thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
nhân lực, vật lực, tài lực… Các nguồn lực khác có thể mất đi, giảm sút hoặc chuyển
sang một trạng thái khác nhưng nguồn lực con người thì khơng. Do đó, nhân lực là
yếu tố chủ quan và tối quan trọng, có vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại
khi một quốc gia tiến hành CNH, HĐH. Nếu NNL đáp ứng được yêu cầu cả về số
lượng lẫn chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và được sử dụng có hiệu quả
thì sự nghiệp CNH, HĐH sẽ đạt được kết quả tốt đẹp. NNL và CNH, HĐH có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Thực tế lịch sử đã chứng minh: sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một số nước
hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới là nhờ vào NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao.
Dân số Việt Nam khá đông, hơn 90 triệu người, đặc biệt dân số trẻ, trong độ tuổi
LĐ chiếm tỷ lệ cao là một lợi thế và cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt
Nam khi tiến hành CNH, HĐH.
Thêm vào đó, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra trên tồn cầu địi
hỏi Việt Nam phải trang bị nhiều yếu tố để bắt kịp xu thế thời đại. Trong đó, NNL
có trình độ, có chun môn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để tận dụng tốt thời cơ và
vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề
khai thác NNL, nhất là xây dựng, phát triển NNL chất lượng cao là vấn đề đã và
đang được đặt ra đối với Việt Nam.
NNL ở An Giang là một bộ phận trong NNL của Việt Nam, có nhiều nét
tương đồng với NNL của cả nước nói chung. Tuy nhiên, xét từng bình diện cụ thể
thì An Giang có những nét đặc thù riêng nên NNL và quá trình phát triển của NNL

ở An Giang cũng mang những đặc trưng riêng. Theo Quyết định số 492/QĐ-TTg


3

ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, An Giang là một trong bốn tỉnh thành1
thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Khi thành lập vùng kinh tế trọng điểm
này, Chính phủ xác định mục tiêu: “Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng
góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây
dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung
của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc” (UBND
huyện Thoại Sơn, tr.43). Chính vì sự quan tâm của Nhà nước, An Giang càng nỗ lực
hơn để góp phần đưa Việt Nam theo kịp thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL, An Giang cũng có diện mạo tương
tự diện mạo chung của vùng ĐBSCL. Mặc dù có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng
nhưng thời gian qua, ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với kỳ vọng. Nguyên
nhân chính nằm ở chỗ chất lượng NNL. Nếu chất lượng NNL thấp đang là điểm
nghẽn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì ở ĐBSCL là một trường
hợp điển hình cho cả nước. Riêng tỉnh An Giang, tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng
NNL An Giang vẫn chưa được cải thiện đáng kể, kinh tế An Giang vẫn chưa bật lên
được bao nhiêu so với các tỉnh thành khác trong vùng và trong cả nước. Năm 1996,
An Giang cùng cả nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hành trang mang theo trên
chặng đường phía trước khơng thể thiếu một NNL đảm bảo về lượng và chất. Quá
trình phát triển NNL ở An Giang diễn ra đồng thời với quá trình CNH, HĐH.
An Giang là tỉnh có số dân đơng nhất ĐBSCL và đứng thứ 6 trong số những
tỉnh đông dân của cả nước, An Giang có lợi thế lớn về số lượng NNL. Đảng bộ và
chính quyền An Giang đưa ra nhiều chương trình phát triển NNL. Tuy nhiên, NNL
đơng về số lượng có tính hai mặt, vừa là lợi thế vừa là thách thức mà thách thức lớn
nhất là vấn đề giải quyết việc làm. NNL chưa qua đào tạo hay NNL đã qua đào tạo

đều cần có việc làm phù hợp với năng lực của mình. Đào tạo và sử dụng NNL phải
song song với nhau, có mối liên hệ với nhau nhưng thực tế ở An Giang lại chưa
phản ảnh điều này. Bên cạnh đó, chất lượng NNL ở An Giang chưa đáp ứng yêu
Hiện nay, cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (7 tỉnh thành), vùng kinh
tế trọng điểm Trung bộ (5 tỉnh thành), vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ (8 tỉnh thành) và vùng kinh tế trọng
điểm vùng ĐBSCL (4 tỉnh thành). Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.
1


4

cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Từ thực tế này cho thấy, nghiên cứu “NNL ở tỉnh
An Giang trong thời kỳ CNH, HĐH (1996-2015)” là một việc làm hết sức cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
Đề tài tìm hiểu kỹ về thực tế NNL ở An Giang được đào tạo và sử dụng như
thế nào qua các giai đoạn lịch sử kể từ khi cả nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH.
Đào tạo và sử dụng là hai mặt của một vấn đề nên đề tài tìm ra mối tương quan của
hai mặt này trong phát triển NNL ở An Giang.
Trên cơ sở những cứ liệu thu thập được, đề tài phục dựng quá trình phát triển
NNL ở An Giang từ giữa thập niên 90 thế kỷ XX đến năm 2015. Bức tranh toàn
cảnh này phản ánh thực tế về nguồn lực quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp CNH,
HĐH của tỉnh An Giang. Do đó, kết quả của đề tài nhằm bổ sung tài liệu nghiên
cứu và giảng dạy về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.
Với những nghiên cứu cụ thể và những kết luận từng mảng liên quan đến
NNL, đề tài hỗ trợ nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu nhận
thức đầy đủ về NNL ở An Giang để tìm ra những biện pháp tối ưu khắc phục những
hạn chế và phát huy ưu điểm trong quá trình phát triển NNL ở An Giang trong
tương lai.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
NNL là một vấn đề có nội hàm rộng nên luận án nghiên cứu sâu các phương
diện trình độ học vấn, trình độ tay nghề, việc làm. Còn những phương diện như: đạo
đức, lối sống, thể lực của NNL, tác phong LĐ… thì luận án khơng đi vào chi tiết.
Ba nội dung có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao giá trị NNL An Giang là: phát
triển NNL về số lượng, về chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL. Do đó,
luận án xác định đối tượng nghiên cứu là NNL trên các khía cạnh: quy mơ, cơ cấu
NNL, tốc độ phát triển về số lượng lẫn chất lượng, vấn đề đào tạo, sử dụng và phát
huy NNL. Khi nghiên cứu những vấn đề xoay quanh NNL như vậy, đề tài khơng chỉ
tái hiện một q trình phát triển của NNL mà cịn cho thấy những chủ trương, chính
sách nhằm phát triển NNL của địa phương cũng như của đất nước thời gian qua.


5

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
NNL là một trong những vấn đề trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước
một cách bền vững. Mỗi tỉnh thành trên dải đất hình chữ S có đặc trưng riêng nên
việc nghiên cứu NNL của mỗi tỉnh thành sẽ góp vào bức tranh toàn cảnh NNL Việt
Nam. Luận án nghiên cứu theo chiều sâu, đi vào một trường hợp cụ thể, một địa
phương cụ thể là An Giang – một tỉnh ở ĐBSCL với địa giới hành chính ở thời
điểm hiện nay. Bản thân NNL là một phạm trù không cố định, có thể là NNL từ nơi
khác chuyển đến An Giang sinh sống và làm việc hoặc NNL có hộ khẩu ở An
Giang cũng có thể đi nơi khác. Do vậy, luận án xác định không gian địa giới tỉnh
An Giang tức là xác định nghiên cứu NNL đang sinh sống, học tập và làm việc ở
địa bàn An Giang.
Phạm vi thời gian:
Cụm từ “CNH, HĐH” được Đảng và Nhà nước Việt Nam nhắc đến từ rất

sớm trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, phải đến đại hội đảng toàn
quốc lần thứ VIII (năm 1996), khi đất nước tiến hành đổi mới được 10 năm thì
CNH, HĐH mới được đẩy mạnh, mới được chú ý đúng mức. Cũng trong năm 1996,
đại hội đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VI được tổ chức với chủ đề: “Đoàn kết thống
nhất, sức mạnh và niềm tin, tăng tốc và phát triển, trưởng thành và thắng lợi”. Do
đó, năm 1996 được tác giả chọn làm mốc khởi đầu cho luận án. Từ lúc tiến hành
CNH, HĐH đất nước đến nay, NNL ở An Giang phát triển liên tục khơng ngừng và
nó sẽ còn tiếp diễn trong tương lai nên đề tài được giới hạn đến năm 2015. Đây là
thời điểm cả nước chuẩn bị bước vào kỳ đại hội đảng lần thứ XII (nhiệm kỳ 20162020) và An Giang đã tiến hành đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X, tổng kết và đúc rút
kinh nghiệm giai đoạn phát triển trước đó của tỉnh. Trong khoảng thời gian 20 năm
(từ 1996 đến 2015), NNL ở An Giang phát triển phục vụ đắc lực cho cơng cuộc
CNH, HĐH của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
3.1. Phương pháp nghiên cứu


6

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng về NNL, phát triển NNL, về CNH, HĐH. Đề tài phác họa
NNL ở tỉnh An Giang – một vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử kinh tế - xã hội.
Hai phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử tái hiện trung thực bức tranh quá khứ
của NNL An Giang trong quá trình phát triển qua hai giai đoạn 1996-2005 và 20062015. NNL ở An Giang qua thời gian có sự khác biệt dù rằng có phần tái diễn
nhưng khơng tái diễn hồn tồn như cũ. Phương pháp lịch sử chú ý tìm ra cái khác
trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử của NNL An Giang. Cụ
thể là sự phát triển NNL An Giang giai đoạn trước và sau khi cả nước bước vào
CNH, HĐH (năm 1996), giai đoạn mới tiến hành CNH và giai đoạn đẩy mạnh CNH
có nhiều sự khác biệt. Phương pháp lịch sử giúp đề tài được nghiên cứu theo tuần tự
thời gian và đảm bảo tính đặc trưng của từng giai đoạn. Thơng qua các nguồn tư

liệu, đề tài nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của NNL ở An Giang. Đồng thời, đề
tài đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố
liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng. NNL ở An Giang trải qua
một quá trình vận động và biến đổi liên tục, hết sức cụ thể và theo một trật tự thời
gian nhất định.
Khi nghiên cứu đề tài NNL ở An Giang, phương pháp logic cần được sử
dụng để tìm ra bản chất, quy luật vận động và phát triển của NNL của tỉnh bởi việc
sử dụng phương pháp lịch sử chỉ giúp người nghiên cứu dừng lại ở việc phục dựng
quá khứ của NNL ở An Giang. Bằng phương pháp logic, người nghiên cứu rút ra
được những bài học phát triển NNL ở An Giang và nhận biết xu hướng phát triển
của NNL ở An Giang trong tương lai. Giới hạn của phương pháp lịch sử và phương
pháp logic chỉ là tương đối. Phương pháp logic nghiên cứu đề tài trong hình thức
tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung của vấn đề.
Phương pháp logic hỗ trợ đắc lực cho phương pháp lịch sử để nêu lên cái logic
khách quan của tiến trình lịch sử. Hai phương pháp này đã giúp luận án được phân
tích, diễn đạt một cách sâu sắc, toàn diện. Sử dụng nhuần nhuyễn hai phương pháp


7

này, người nghiên cứu có thể mơ tả lịch sử phát triển của NNL ở An Giang trong
thời kỳ CNH, HĐH (1996-2015). Từ đó, bản chất, quy luật phát triển của NNL ở
An Giang được vạch ra một cách chi tiết, cụ thể.
Bên cạnh hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học lịch sử, đề tài
nghiên cứu NNL ở An Giang trong thời kỳ CNH, HĐH (1996-2015) còn sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp nghiên cứu liên ngành,
phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu…
Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực để đề tài đạt được kết quả cao nhất có
thể.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: là xu hướng nghiên cứu phổ biến trong
khoa học xã hội hiện nay, đòi hỏi người nghiên cứu phải vận dụng phương pháp
nghiên cứu của các ngành khác, khơng chỉ riêng ngành chun mơn của mình. Đề
tài vận dụng cách tiếp cận liên ngành và những phương pháp nghiên cứu của các
chuyên ngành triết học, địa lý dân số, dân tộc học, kinh tế học, xã hội học... Với
phương pháp nghiên cứu của triết học, đề tài lập luận chặt chẽ về các lý thuyết
NNL, phát triển NNL, CNH – HĐH. Với phương pháp nghiên cứu của địa lý dân
số, đề tài cho phép tìm hiểu tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ so với dân số toàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu của ngành dân tộc học giúp nghiên cứu thành phần tộc
người trong lực lượng LĐ của tỉnh, đồng thời áp dụng kỹ năng thực địa điển hình
của ngành dân tộc học. Phương pháp nghiên cứu của ngành kinh tế học cho thấy tác
động của NNL ở An Giang đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phương pháp
nghiên cứu định tính của ngành xã hội học giúp đề tài có thể tiến hành điều tra,
khảo sát ảnh hưởng của sự phát triển của NNL đối với đời sống xã hội của con
người… Tất nhiên, bản thân người nghiên cứu với tư cách là cá nhân nghiên cứu
độc lập không thể là bộ bách khoa, có thể vận dụng tốt tất cả các phương pháp của
các ngành khác khi nghiên cứu. Trong khả năng có thể, người nghiên cứu cố gắng ở
mức cao nhất để thực hiện đề tài.
Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu: Bằng phương pháp điền dã, người
nghiên cứu đề tài cọ sát thực tế. Người nghiên cứu quan sát, ghi chép lại bằng văn
bản và hình ảnh những vấn đề liên quan đến NNL như: ý thức đào tạo và tự đào tạo


8

của NNL, tác phong LĐ, làm việc của người LĐ hay cách sử dụng nhân lực của
lãnh đạo… Để hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề NNL ở An Giang, người nghiên cứu tiến
hành phỏng vấn sâu. Khi thực hiện phỏng vấn sâu, người nghiên cứu phải chọn mẫu
theo nhu cầu nghiên cứu của đề tài. Mẫu được nhắm tới để nghiên cứu sâu hơn về
NNL ở An Giang là những mẫu tiêu biểu, có tính đại diện để phục vụ cho đề tài. Đó

là người làm cơng tác quản lý, sử dụng NNL, là NNL đang được đào tạo, là NNL
đang tham gia lao động, là người tham gia đào tạo NNL.
Ngoài ra, luận án thực hiện nhiều bước thống kê, phân tích dữ liệu. Trên cơ
sở đó, sự phát triển của NNL ở An Giang dựa vào kết quả thống kê trong các niên
giám thống kê của tỉnh và thể hiện các số liệu qua các bảng và biểu đồ. Các bảng
thống kê số liệu thường được dùng để trình bày những số liệu mang tính trang
trọng, tính chính xác cao, tính chính thức. Các bảng thống kê có thể dùng để tổng
hợp và so sánh số liệu của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến NNL An Giang
trong quá khứ. Trên cơ sở những số liệu thống kê được thể hiện qua các biểu đồ, đề
tài phân tích dữ liệu giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung và nắm bắt đầy đủ về
NNL ở An Giang như: quy mô, số lượng NNL An Giang, số lượng NNL qua đào
tạo hay trình độ của NNL An Giang. Do đó, nhà nghiên cứu cần phải suy nghĩ sáng
tạo cách thể hiện số liệu quan trọng bằng biểu đồ sao cho phù hợp nhất.
3.2. Nguồn tài liệu
Luận án sử dụng tài liệu từ các nguồn sau:
Nguồn tài liệu gốc, tài liệu bậc 1 được khai thác tại Chi cục lưu trữ của tỉnh
An Giang, Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang, trường ĐH An Giang và các Sở liên
quan như: Sở LĐ – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở
Giáo dục – đào tạo… Những tài liệu này bao gồm: các báo cáo, văn kiện đảng, văn
bản quy hoạch, kế hoạch, tổng kết… Bên cạnh đó, tài liệu thu thập được từ những
cuộc phỏng vấn nhân chứng cũng rất quan trọng khi thực hiện luận án.
Nguồn tài liệu đã xuất bản gồm các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước, sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên báo, tạp chí, luận văn, luận án...
được lưu tại các thư viện: Thư viện Tổng hợp Tp. HCM, Thư viện trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Tp. HCM, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện


9

tỉnh An Giang... Nhiều cơ quan, tỉnh thành trong đó có tỉnh An Giang tổ chức các

cuộc hội thảo, tọa đàm với các chủ đề liên quan đến NNL nên kỷ yếu hội thảo, tọa
đàm cũng là một nguồn tài liệu cần thiết để tham khảo. Ngoài ra, luận án cịn tham
khảo nguồn tài liệu internet, trên các website chính thống của Bộ LĐ-TB&XH,
Tổng cục thống kê, UBND tỉnh An Giang, báo An Giang...
4. Đóng góp mới của Luận án
Một là, luận án nhấn mạnh tầm quan trọng của NNL đối với sự nghiệp CNH,
HĐH của tỉnh An Giang. Nếu như trước năm 1996, vấn đề NNL chưa được tỉnh An
Giang chú ý đúng mức thì từ năm 1996 trở đi, cùng với tiến trình CNH, HĐH, An
Giang khơng có cách nào khác ngồi việc phải nhận thấy vai trị cực kỳ quan trọng
của NNL.
Hai là, phác họa toàn cảnh quá trình phát triển NNL ở tỉnh An Giang qua 2
giai đoạn lịch sử (1996-2005 và 2006-2015). Từ đó, luận án có cái nhìn đối sánh để
thấy được sự chuyển biến NNL của tỉnh theo xu hướng tích cực.
Ba là, trên cơ sở những dữ liệu tổng hợp xuyên suốt một q trình, luận án
chỉ ra những mặt tích cực và những thiếu sót, hạn chế trong cơ chế, chính sách phát
triển NNL của chính quyền An Giang khi áp dụng vào thực tiễn. Một nhà triết học
từng khẳng định tầm quan trọng của thực tiễn với câu nói: “Mọi lý thuyết chỉ là màu
xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Do đó, những chủ trương, chính sách về
NNL của tỉnh An Giang khi đưa vào thực tiễn chưa chắc đã đạt được hiệu quả cao
như mong đợi.
Bốn là, luận án đúc rút những giải pháp cơ bản để bản thân tỉnh An Giang
nghiên cứu khi phát triển NNL trong tương lai, đồng thời các tỉnh thành khác trong
cả nước có thể học hỏi. Dĩ nhiên, NNL ở mỗi địa phương có những điểm đặc trưng
riêng nên khơng nơi nào giống nơi nào. Nhưng những giải pháp mang tính gợi mở
cho sự phát triển của NNL ở tỉnh An Giang có thể được vận dụng linh hoạt sao cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm NNL ở địa phương khác.
5. Bố cục của Luận án
Luận án gồm có 5 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục. Trong đó, phần Nội dung được kết cấu thành 4 chương như sau:



10

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và tổng quan về vùng đất An Giang
Chương 3: Nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang trong 10 năm đầu tiến hành
CNH, HĐH (1996-2005)
Chương 4: Nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,
HĐH (2006-2015)


11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
NNL là vấn đề đã, đang và sẽ nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu,
giới học thuật. Không những vậy, các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách
ở các quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương cũng rất chú trọng đến nhân tố này.
Chính vì lẽ đó, nhà khoa học và nhà lãnh đạo đã gặp nhau ở điểm chung có tên gọi
“NNL”. Nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích để từ đó tìm ra cách thức
phát triển NNL, phục vụ cho sự phát triển của quốc gia. Từ giữa thế kỷ XX đến nay,
khá nhiều cơng trình, sách, tạp chí quốc tế và Việt Nam đề cập đến NNL ở nhiều
khía cạnh.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về nguồn nhân lực
Trước tiên, phải kể đến “Kế hoạch giáo dục và phát triển NNL” (Educational
planning and human resource development) được xuất bản năm 1967 bởi UNESCO.
Đây là cuốn sách phân tích khá kỹ về các vấn đề liên quan đến giáo dục và NNL.
Tác giả cuốn sách là Frederick Harbison - GS kinh tế tại ĐH Princeton, một nhà
kinh tế học LĐ được biết đến trên tồn quốc. Ơng từng đóng vai trị cố vấn của các

tổ chức UNESCO, ILO, OECD, AID, the World Bank… Chính từ những hoạt
động thực tiễn, ơng nắm rõ cơ sở đưa ra kế hoạch giáo dục. Tác giả đưa ra những ưu
tiên và lựa chọn trong việc phát triển NNL, thể hiện qua việc lên kế hoạch và xây
dựng chiến lược. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược và
coi đây là nền tảng của quá trình phát triển NNL. Lựa chọn giữa những cấp độ giáo
dục cũng là điều quan trọng để đầu tư đúng địa chỉ, trong đó cấp độ lựa chọn ưu tiên
số 1 là THCS, tiếp theo là tiểu học rồi mới đến cấp cao hơn. Lựa chọn giữa chất
lượng và số lượng NNL hay vấn đề giáo dục chính quy và đào tạo khơng chính quy
được tác giả luận giải thấu đáo.
Luận án TS năm 2008 của Tanvir Kayani “Thách thức của phát triển NNL
trước tốc độ toàn cầu hóa” (Challenges of human resource development to pace
with globalization) gói gọn trong 211 trang đã giải quyết một số mối tương quan
giữa phát triển NNL và giáo dục, phát triển NNL và quản lý, phát triển NNL và đội
ngũ giáo viên. Tanvir Kayani đi sâu vào khái niệm phát triển NNL, quy mô, ý nghĩa


12

của nó. Những thách thức và những vấn đề phát triển NNL được nêu ra như: tăng
cường giáo dục tiểu học và THCS, nâng cấp giáo dục cơ bản của lực lượng LĐ, mở
rộng và cải thiện đào tạo tại công ty, mở rộng NNL KH&CN, giáo dục và đào tạo
thích ứng với nền kinh tế thị trường… Luận án đề cập đến môi trường phát triển
NNL (human resource development climate). Môi trường phát triển NNL là một
phần không thể thiếu của các cơ quan, tổ chức.
Micheal Marquardt biên tập bộ sách “Nguồn lực con người và sự phát triển”
(Human Resources and their Development) do UNESCO phát hành gồm 2 tập, mỗi
tập trên dưới 400 trang, tập hợp bài viết của nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề
NNL. Các học giả đều ghi nhận NNL là một nguồn lực vơ giá nhưng có một thời
gian nó bị thờ ơ. Trong tập 1, hai học giả Michael J. Marquardt – ĐH George
Washington và Viwe Mtshontshi – Viện Quan hệ đối tác giữa giáo dục và kinh

doanh (Nam Phi) nói chi tiết các vấn đề quan trọng trong phát triển NNL là: vấn đề
xã hội, chính trị, kinh tế - tài chính, văn hóa. Các mối quan hệ giữa gia tăng dân số
và thay đổi môi trường, phát triển nhân lực và phát triển kinh tế, hịa bình và an
ninh, tài chính. Cũng trong tập này, Richard Torracco (ĐH Nebraska, Mỹ) viết một
chương mang tính lịch sử sâu sắc: “Lịch sử của phát triển NNL” (A History of
Human Resource Development). Richard Torracco đã nhắc đến lịch sử phát triển
NNL ở Trung Quốc, Hà Lan và Châu Phi, Nam Mỹ. Phát triển NNL là một lĩnh vực
có nguồn gốc lịch sử trên cả hai lĩnh vực giáo dục và việc làm. Tuy nhiên, tác giả lại
lý luận rằng mặc dù lĩnh vực này phát triển một cách ấn tượng kể từ chiến tranh thế
giới thứ 2, nguồn gốc lịch sử của phát triển NNL không thể bị phân chia từ lịch sử
giáo dục và đào tạo mà nó là lịch sử giáo dục và đào tạo vì việc làm. Chương này
đưa ra một quan điểm quốc tế về lịch sử phát triển NNL theo hướng đa chiều và
những cuộc thảo luận về sự phát triển NNL qua lăng kính của 8 nước/vùng lãnh thổ.
Mỗi quốc gia kể một câu chuyện khác nhau về phát triển NNL, phản ánh mục đích
và mức độ mà phát triển NNL đã đạt được trên những khía cạnh khác nhau. Tập 2
của bộ sách có một số phần đáng chú ý như: “Hậu quả của biến đổi toàn cầu đối với
phát triển NNL” của Francesco Sofo (ĐH Canberra, Úc), “Phát triển NNL và những


13

thay đổi môi trường” của PGS ĐH St. Thomas (Mỹ) N. Nissley, “NNL và tăng
trưởng kinh tế” của John P. Powelson (ĐH Colorado, Mỹ)…
Cuốn sách dày 439 trang do Nxb. Berrett-Koehler xuất bản năm 2001 “Nền
tảng của phát triển NNL” (Foundations of Human Resource Development) của hai
tác giả Richard A. Swanson và Elwood F. Holton III trình bày khá kỹ về lý thuyết
và triết lý trong phát triển NNL. Trong những quan điểm về phát triển NNL có quan
điểm về giáo dục, đào tạo NNL, về hiệu suất. Tác giả cuốn sách đưa ra thuyết phát
triển chuyên môn người LĐ thông qua phát triển và đào tạo mỗi cá nhân. Đặc biệt,
tác giả giành hẳn chương 3 của phần 1 (từ trang 27 đến trang 62) để viết “Lịch sử

phát triển NNL”. Ở buổi ban sơ của loài người, con người tiến hóa nhờ biết LĐ nên
LĐ trở thành yếu tố quan trọng đưa con người phát triển. Điều đó vẫn khơng thay
đổi trong suốt tiến trình lịch sử của lồi người. Trải qua một q trình phát triển liên
tục, đến thế kỷ XXI, khoa học công nghệ đã thay thế sức LĐ tay chân của con
người nhưng LĐ trí óc thì khơng một máy móc nào có thể thay thế được. Chính vì
vậy, khi xã hội càng phát triển thì con người càng phải LĐ và học tập.
Từ năm 1992, Othman Yeop Abdullah đến từ ĐH Utara Malaysia giải thích
mối quan hệ giữa phát triển NNL và việc trở thành một xã hội công nghiệp phát
triển qua bài “Phát triển NNL: chìa khóa hướng tới xã hội cơng nghiệp phát triển”
(Human resource development: The key towards the developed and industrialised
society) - Tạp chí quản lý của Malaysia, số 1. Xu hướng tồn cầu, thị trường và sự
thay đổi cơng nghệ, thời gian của đề án phát triển NNL là những yếu tố ảnh hưởng
đến chương trình phát triển NNL. Những nhận thức đầy đủ về phát triển NNL được
tác giả đưa ra và ông kết luận kế hoạch và sự đầu tư vào NNL là điều kiện sống còn
để duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Mối tương quan giữa phát triển NNL và CNH được Othman Yeop Abdullah
mô tả trong bài “Phát triển NNL vì sự nghiệp CNH” (Human Resource
Development for Industrialization).

Lấy minh chứng cụ thể từ trường hợp

Malaysia, bài biết cho thấy CNH làm chuyển đổi cơ cấu nhân lực, phân tích những
yếu tố cần thiết để có NNL đáp ứng yêu cầu CNH. Mặc dù NNL có tầm quan trọng
đối với nền kinh tế Malaysia nhưng nó vẫn cịn yếu ớt trong lịch sử và hiện tại. Giáo


14

dục và đào tạo nghề là những lĩnh vực cần thiết trong tiến trình phát triển NNL phục
vụ CNH. Cuối cùng, ông đưa ra kết luận phát triển NNL là một hoạt động phức tạp

vì nó địi hỏi một kế hoạch hoạt động rõ ràng giữa các tổ chức khác nhau và các
ngành công nghiệp. Và phát triển kinh tế là sự phát triển con người trên các khía
cạnh tiềm năng, kỹ năng, khả năng, tháo vát và quyết tâm.
Trong bài viết “Thuyết dựa vào nguồn lực và nguồn lực con người” (The
Resource-based theory and human resources), Marta Fossas Olalla đưa ra những lập
luận để lý giải tại sao NNL được coi là chiến lược. Trong số những nguồn lực và
năng lực, tác giả chú ý đến nguồn lực con người và những thuộc tính cốt yếu của
con người như: kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và tài năng. Những nguồn lực và năng
lực này có thể tạo thành một nguồn cho lợi thế cạnh tranh giữa các công ty. Là một
bài viết theo hướng kinh tế học, tài liệu nhắc đến việc quản lý NNL nhưng bắt đầu
bằng việc xem lại lý thuyết dựa trên nguồn lực và sẽ chú ý đến tài sản vơ hình bao
gồm NNL. Từ lý thuyết về NNL, các công ty cần nhận thức rằng nhân viên là một
nguồn lực quan trọng mà công ty phải có chế độ đãi ngộ, huấn luyện, phát huy và
phát triển.
Musa Sabo Abdullahi với bài viết “Phát triển và sử dụng NNL: một công cụ
phát triển kinh tế quốc gia” (Human Resource Development and Utilization: A Tool
for National Economic Growth) đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Địa Trung Hải
(Tập 4, số 8, năm 2013) tập trung vào hệ thống giáo dục chất lượng, chuyên nghiệp
và phù hợp. Tác giả khẳng định: Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu
tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia, đào tạo và phát triển NNL là một
phần không thể thiếu. Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển và
khả năng của NNL. Dẫn chứng trường hợp điển hình ở Nigeria, bài viết chứng tỏ:
Giáo dục như là con đường phổ biến nhất đưa người dân thoát khỏi cái nghèo. Là
những cơng nhân có kiến thức và tay nghề được đào tạo, họ có thể tìm được việc
làm với mức lương cao.
Năm 1997, tại Italy, Hội thảo về các tổ chức sử dụng LĐ ở khu vực châu ÁThái Bình Dương được Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) tổ chức, quy tụ một số tham luận
liên quan đến NNL. Đáng chú ý trong số đó là tham luận “Phát triển NNL vì khả


15


năng cạnh tranh: một ưu tiên cho nhà tuyển dụng” (Human resources development
for competitiveness: a priority for employers) của Sriyan de Silva. Tác giả tìm thấy
mối liên hệ giữa NNL tri thức (knowledge workers) và kinh tế, cũng như tác động
của NNL tri thức đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Phát triển NNL chịu ảnh hưởng
của công nghệ, bao gồm cả các cuộc cách mạng thông tin và tồn cầu hóa đang tiếp
diễn. Từ những lý luận này, tác giả đưa ra những gợi ý cho người LĐ và cả người
sử dụng LĐ. Người LĐ phải chú trọng giáo dục và đào tạo kỹ năng, coi đó là giải
pháp hành động vì ngay cả trong nền kinh tế hoàn thiện, nếu thiếu đi sự đầu tư vào
giáo dục và đào tạo thì nguy cơ thất nghiệp tăng cao. Chiến lược phát triển NNL địi
hỏi chính phủ, người LĐ và người sử dụng LĐ phải chia sẻ trách nhiệm với nhau.
Cũng tại Hội thảo này, Peng Boo Tan góp phần với “Phát triển NNL vì nền kinh tế
tiếp tục tăng trưởng: kinh nghiệm Singapore năm 1997” (Human resource
development for continued economic growth the Singapore experience 1997). Ai
cũng biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ năm 1997 – 1998 khiến hàng
loạt quốc gia điêu đứng. Singapore – một con rồng Châu Á đã vượt qua nhờ có
chính sách phát triển NNL đúng đắn. Bài viết đề cập đến 9 đặc trưng trong phát
triển NNL của Singapore. Ở phần kết luận, một mô tả ngắn về các giá trị của kinh
nghiệm phát triển NNL của Singapore là sự đúc rút quý báu đối với các nước đang
coi phát triển NNL ở Singapore là hình mẫu lý tưởng.
Chủ đề NNL khá “sốt dẻo” thời gian gần đây dưới góc độ của các chuyên gia
quản lý. Nhiều nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi và tích hợp các khái niệm về phát
triển NNL bằng cách nhìn nó từ góc độ kinh tế xã hội và cho nó khơng gian rộng
lớn hơn như: vật lý, trí tuệ, tâm lý, xã hội, chính trị, đạo đức và sự phát triển tinh
thần. Hai học giả người Pakistan Muhammad Tariq Khan, Naseer Ahmed Khan với
bài viết “Khái niệm tổng hợp về phát triển NNL (Đề xuất mơ hình mới cho phát
triển NNL)” (Integrated concept of human resource development (Proposing new
model for HRD)) đăng trên Tạp chí tâm lý học và kinh doanh Viễn Đơng (từ trang
85 đến trang 96) đã tập hợp được khá đầy đủ các góc nhìn này. Thể chất, trí tuệ,
phát triển tâm lý phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế (tài chính) và ngược lại.

Phát triển chính trị và xã hội cũng phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Do đó, phát


16

triển NNL trở nên đa chiều hơn. Tác giả nhìn nhận sự phát triển NNL dưới góc độ
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đưa ra cái nhìn tổng quát rằng: các quá trình của
phát triển NNL như là chìa khóa để mở ra cánh cửa HĐH. Trong phạm vi một bài
báo, tác giả còn tổng hợp được những cuộc điều tra nghiên cứu về LĐ trưởng thành
ở nhiều nước như: Mỹ, Peru, Ghana… Qua đó, bài báo kết luận: giáo dục và văn
hóa tạo nên cốt lõi của phát triển NNL.
Phó Giáo sư Haslinda – khoa kinh tế và quản lý của trường ĐH Putra
Malaysia trong bài “Thời kỳ bùng nổ của quản lý và phát triển NNL” (Evolving
terms of human resource management and development) đăng trên tạp chí quốc tế
Nghiên cứu Xã hội đã định nghĩa, so sánh và mối quan hệ giữa phát triển NNL và
quản lý NNL. Hai lĩnh vực này nổi lên và gây sự chú ý từ lúc nào, bắt nguồn từ đâu
được tác giả tổng hợp từ nhiều ý kiến của các nhà khoa học. Một số cho rằng nguồn
gốc của phát triển NNL có thể được xem như bắt đầu từ Mỹ trong suốt giai đoạn
cách mạng công nghiệp những năm 1880. Một số khác cho rằng trễ hơn, từ thế
chiến II hoặc thập niên 50, 60.
Lấy trường hợp điển cứu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các nhà khoa
học Jie Ke, Thomas J. Chermack, Yi-Hsuan Lee, Jie Lin góp một phần tiếng nói của
mình vào cuốn sách “Những bước tiến trong phát triển NNL” với bài viết “Phát
triển NNL quốc gia trong xã hội đang chuyển đổi ở các nước đang phát triển: Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa” (National Human Resource Development in
Transitioning Societies in the Developing World: The People’s Republic of China).
Từ sau cải cách năm 1978, NNL Trung Hoa không thể theo kịp tốc độ phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế. Kết quả là, Trung Hoa phải xem xét lại các vấn đề trong
phát triển NNL và tìm cách sáng tạo để giải quyết chúng. Bài viết này xem xét bối
cảnh lịch sử và bước chuyển nhận thức của Trung Hoa về vai trò của phát triển

NNL. Công tác phát triển NNL được sự kiểm tra, điều phối và giám sát chặt chẽ của
Nhà nước. Nhà nước còn khơi dậy và phát huy tiềm năng của NNL. Tác giả đề cập
đến chiến lược để đẩy mạnh sự đóng góp của phát triển NNL vào mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở Trung Quốc. Điều này tạo ra khả năng


×