Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển mạng điện thoại di động vinaphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 148 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội

Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngành quản trị kinh doanh

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả Quản lý đầu tư phát triển mạng
điện thoại di động Vinaphone

Ngun Thanh Dịng

Hµ néi-2008


Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội

Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngành quản trị kinh doanh

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả Quản lý đầu tư phát triển mạng
điện thoại di động Vinaphone

Ngun Thanh Dịng

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m Thu Hµ

Hµ néi-2008



Lời cảm ơn
Lời cảm ơn đầu tiên của tôi xin phép được giành cho TS. Phạm Thu Hà,
người đà tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế
và Quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các thầy cô giáo đà tham gia
giảng dậy, mang lại cho tôi những kiến thức làm tiền đề để tôi thực hiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn ban lÃnh đạo đơn vị, các đồng nghiệp đà luôn tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong thời gian đi học và làm luận văn.
Hà nội, tháng 11 năm 2008
Nguyễn Thanh Dòng


i

Mục lục

Số trang

Phần mở đầu

1

Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về quản lý dự án đầu tư

6

1.1. Dự án và Quản lý dự án đầu tư


6

B
0

1.1.1. Khái niệm về dự án

6

1.1.2. Dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

7

1.1.2.1. Dự án đầu tư

7

1.1.2.2. Quản lý dự án đầu tư

10

1.1.2.3. Quy trình triển khai thực hiện dự án

12

1.1.3. Khái niệm về đầu tư

14

1.1.3.1. Vai trò của đầu tư phát triển


14

1.1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển

17

1.1.3.3. Các giai đoạn đầu tư

19

1.1.4. Quản lý đầu tư

20

1.1.4.1. Một số khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý đầu


20

1.1.4.2. Nội dung quản lý đầu tư

22

1.1.4.3. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư

24

1.1.5. Công cụ quản lý hoạt động đầu tư


27

1.2. Giám sát, đánh giá đầu tư

28

1.3. Các đặc điểm của dự án đầu tư trong ngành bưu chính viễn thông 30
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư

31

1.5. Kết quả và hiệu quả của công tác quản lý đầu tư

32

1.5.1. Kết quả của công tác quản lý đầu tư

32

1.5.2. Hiệu quả của công tác quản lý đầu tư

33

Nguyễn Thanh Dũng

Cao häc QTKD – 2006-2008


ii


Chương 2: Phân tích thực trạng Công tác quản lý đầu tư
phát triển mạng điện thoại di động Vinaphone tại Công ty

37

Dịch vụ Viễn thông Vinaphone

2.1. Một số nét khái quát về Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone
2.1.2. Những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty
Dịch vụ Viễn Thông (Vinaphone) đạt được từ năm 2000-2007
2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường thông tin di động
2.3. Nhu cầu của thị trường đối với mạng điện thoại di dộng và các
dịch vụ gia tăng
2.4. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Đầu tư XDCB của Công ty
Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
2.4.1. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng phần
vốn tập trung
2.4.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng phần
vốn phân cấp

37
37
45
55
56

61

62


62

2.4.2.1. Thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng phần vốn phân cấp

62

2.4.2.2. Thực hiện kế hoạch đầu tư phần phân cấp

65

2.4.2.3. Các vấn đề còn tồn tại

67

2.5. Công tác tổ chức thực hiện Đầu tư Xây dựng Cơ bản tại Công ty
Dịch vụ Viễn thông-Vinaphone

68

2.5.1. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư

69

2.5.2. Triển khai thực hiện đầu tư và trình tự đấu thầu tổng quát

75

2.5.2.1. Đấu thầu


76

2.5.2.2. Thực hiện hợp đồng, thi công xây lắp và quản lý chất lượng

80

Nguyễn Thanh Dòng

Cao häc QTKD – 2006-2008


iii

xây dựng công trình
2.5.3. Quá trình kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành khai thác

82

2.5.3.1. Thực hiện quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

82

2.5.3.2. Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

84

2.5.3.3. Các vấn đề còn tồn tại

85


2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư của Công ty Dịch vụ
Viễn thông
2.7. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư của Công ty Dịch vụ Viễn
thông-Vinaphone

86

95

Chương 3: đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý đầu tư phát triển mạng điện thoại di động

98

Vinaphone

3.1. Xu hướng phát triển thông tin di động tại Việt Nam
3.2. Định hướng chiến lược phát triển mạng thông tin di động tại Việt
Nam trong giai đoạn 2010 2020
3.2.1. Dự báo về nhu cầu sử dụng điện thoại di động
3.2.2. Một số yêu cầu cụ thể đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản
tại Công ty Dịch vụ Viễn thông-Vinaphone
3.2.3. Dự kiến thị trường mục tiêu và công tác dự báo nhu cầu phát
triển dịch vụ
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển
mạng điện thoại di động Vinaphone

98
99
100

104

110

113

3.3.1. Giải pháp đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

113

3.3.2. Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch đầu tư

114

3.3.3. Giải pháp đối với công tác lập dự án đầu tư

115

Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD – 2006-2008


iv

3.3.4. Giải pháp đối với công tác đấu thầu

116

3.3.5. Giải pháp đối với công tác quản lý chi phí đầu tư


117

3.3.6. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình

118

3.3.7. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng và nâng
cao quản lý thi công xây dựng công trình
3.3.8. Giải pháp đối với công tác quyết toán vốn đầu tư
3.4. Một số kiến nghị

120
123
125

3.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước

125

3.4.2. Kiến nghị đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VNPT

126

Phần kết luận

129

Tài liệu tham khảo


131

Phụ lục
Danh mục các văn bản liên quan đến lĩnh vực ®Çu t­ XDCB

132

Ngun Thanh Dịng

Cao häc QTKD – 2006-2008


v

Danh mục các bảng
Bảng 2 - 1: Cơ cấu tổ chức của công ty dịch vụ viễn thông-Vinaphone
Bảng 2-2: thống kê CBCNV của Vinaphone tính Đến tháng 3/2008
Bảng 2-3: Thống kê một số sản phẩm dịch vụ viễn thông chính của
Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
Bảng 2 4: Thống kê thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn do Công ty
dịch vụ viễn thông (Vinaphone) quản lý tính đến hết năm 2007
Bảng 2 5: Tổng hợp kết quả s¶n xt kinh doanh cđa Vinaphone tõ
2005-2007
B¶ng 2 – 6 : Quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ khách hàng sử dụng điện
thoại Di động.
Bảng 2 7: Tương quan giữa mức độ sử dụng và thu nhập trên địa
bàn quận Đống Đa, Ba Đình và huyện Đông Anh, Sóc Sơn tại Tp. Hà
nội
Bảng 2 8: ảnh hưởng của nghề nghiệp đến việc sử dụng Điện thoại

Di động
Bảng 2 - 9: Mật độ sử dụng điện thoại di động tại Hà Nội năm 2006
Bảng 2 - 10: Giá trị các công trình đầu tư phát triển mạng viễn thông
Trên địa bàn TP.Hà Nội từ các năm 2002 2007
Bảng 2 - 11: Danh mục một số công trình bị chậm tiến độ
Bảng 2-12: Biến động về giá vật liệu thép từ tháng 12/2007 đến
04/2008
Bảng 2 13: Thống kê tiến độ các dự án phát triển mạng viễn thông
do Vinaphone thực hiện từ năm 2005 2006
Bảng 2 14: Thống kê kết quả đấu thầu các dự án của Vinaphone 2006
Bảng 3-1: Dự trù thiết bị phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao tại công
ty dịch vụ viễn thông
Bảng 3-2: Danh mục một số dự án mua sắm bị chậm tiến độ và hướng
khắc phục

Nguyễn Thanh Dòng

Sè Trang
37
40
41
46
47
57
58
59
60
64
73
74

87
89
101
124

Cao häc QTKD – 2006-2008


vi

Danh mục các biểu
Biểu 2 1: Biểu đồ minh häa doanh thu
BiĨu 2 – 2: MËt ®é sư dơng ®iƯn tho¹i di ®éng Vinaphone tõ 2006 2008
BiĨu 2-3: Tỉng số thuê bao trên 04 mạng di động công bố ngày
03/06/2008
Biểu 2 4: Phân cấp đầu tư phát triển mạng viễn thông trên địa bàn
TP.Hà Nội
Biểu 3-1: Nhu cầu phát triển thuê bao thông tin di động đến hết năm
2008
Biểu 3-2: Nhu cầu phát triển thuê bao thông tin di động đến hết năm
2011
Biểu 3-3: Nhu cầu sử dụng dịch vụ 3g tại Việt Nam
Biểu 3-4: Nhu cầu phát triển thuê bao thông tin di động đến hết năm
2013
Biểu 3-5: Thị phần số lượng thuê bao thực tại các vùng trên toàn quốc
mà 04 Doanh nghiệp đạt được tính đến ngày 19/05/2008
Biểu 3-6: Mẫu Phiếu khảo sát nhu cầu sử dụng ĐTDĐ

Số Trang
47

48
51
64
102
102
103
104
106
111

Danh mục các hình vẽ
Số Trang
6
Hình 1-1: Mô hình quản lý dự án
10
Hình 1 2: Các chức năng quản lý dự án
13
Hình 1-3: Mô hình Dự án đầu tư xây dựng công trình
19
Hình 1-4. Mô hình các giai đoạn đầu tư
28
Hình 1-5: giám sát, đánh giá đầu tư
39
Hình 2 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty dịch vụ viễn thông-Vinaphone
76
Hình 2-2: Trình tự các bước thực hiện trong công tác đấu thầu

Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD – 2006-2008



vii

Danh mục các chữ viết tắt
TT

Chữ viết tắt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

ĐTDĐ
ĐTPT
ABC
BCC
BCVT
BSC
BSS

BTS
CBCNV
CDMA
Cityphone
CNTT
DN

14

EDGE

15
16
17
18
19

FDI
GDP
GFK
Gphone
GPRS

20

GSM

21
22
23

24
25
26
27
28
29
30

GTGT
HĐQT
HLR
HomePhone
ICOR
KTKT
KTTK-TC
MMS
Mobifone
MSC

Nguyễn Thanh Dũng

Giải thích
Điện thoại di động
Đầu tư phát triển
Hệ thống chăm sóc khách hàng và quản lý cước
Hợp đồng hợp tác kinh doanh-Business Cooperation Contract
Bưu chính Viễn thông
Điều khiển trạm gốc-Base Station Controler
Hệ thống trạm gốc - Base Station Subsystem
Trạm thu/phát gốc-Base Transceiver Station

Cán bộ công nhân viên
Đa thâm nhập phân chia theo mÃ-Code Division Multiple Access
Hệ thống điện thoại vô tuyến nội thị
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Nâng cao tốc độ truyền dữ liệu- Enhanced Data rates for GSM
Evolution
Đầu tư trực tiếp nước ngoài-Foreign Direct Investment
Tổng sản lượng quốc nội-Gross Domestic Product
Công ty nghiên cứu thị trường
Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định
Dịch vụ vô tuyến gói chung-General Packet Radio Service
Hệ thống thông tin di động toàn cầu -Global System for Mobile
Communication
Giá trị gia tăng
Hội đồng quản trị
Bộ định vị thường trú
Điện thoại gia đình
Hệ số gia tăng vốn - sản lượng
Kinh tế Kỹ thuật
Ban kế toán thống kê tài chính
Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện-Multimedia Messaging Service
Công ty Thông tin Di động
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di ®éng-Mobile Services

Cao häc QTKD – 2006-2008


viii


Switching Center
31

ODA

32

OMC

33
34
35
36
37
38

QTDA
Sfone
SMS
SXKD
TKKTTC - TDT
TNHH

39

TRAU

40
41
42

43
44
45
46

TSC
TSCĐ
UBND
USD
Viettel
Vinaphone
VNPT

47

VOIP

48
49

WTO
XDCB

Nguyễn Thanh Dũng

Hỗ trợ phát triển chính thức- Official Development Assistance
Trung tâm khai thác và bảo dưỡng-Operation and Maintenance
Center
Quyết toán dự án
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn

Tin nhắn
Sản xuất kinh doanh
Thiết kế Kỹ thuật Thi công và Tổng Dự toán
Trách nhiệm hữu hạn
Bộ mà hoá và chuyển đổi tốc độ-Transcoding Rate and Adaption
Unit
Tổng Đài Transit Switching Center
Tài sản cố định
Uỷ ban nhân dân
Đô la mỹ - United States Dollar
Công ty Viễn thông quân đội
Công ty Dịch vụ Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Truyền các cuộc đàm thoại qua Internet -Voice over Internet
Protocol
Tỉ chøc mËu dÞch qc tÕ-World Trade Organization
Xây dựng cơ bản

Cao học QTKD 2006-2008


1

Phần mở đầu

1. Sự cấp thiết cần nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện các bước chuyển đổi cơ cấu quản lý và thực
hiện chính sách tự do hoá thị trường Viễn thông Việt Nam, ngành Viễn thông
Việt Nam bước đầu đà đạt được những thành tựu khả quan. Môi trường kinh
doanh từng bước được hon thiện với hành lang pháp lý được xây dựng theo

Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ và các quy định của WTO. Việc
cạnh tranh trên thị trường Viễn thông đà khép lại một giai đoạn phát triển viễn
thông theo chính sách một doanh nghiệp nhà nước và thị trường Viễn thông
Việt Nam đà cơ bản là một thị trường có sự cạnh tranh với 04 doanh nghiệp
kinh doanh viễn thông chính.
Thị trường viễn thông Việt Nam đà có sự cạnh tranh, nhu cầu thông tin
của các tầng lớp dân cư và toàn xà hội được đáp ứng tốt hơn với nhiều dịch vụ
đáp ứng với nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp, cá nhân trong nước.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT là công ty nhà
nước do Nhà nước quyết định đầu tư, thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật đối với Công ty nhà nước và có nhiệm vụ kinh doanh theo quy
hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các
hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác
trong các ngành, nghề sau: Dịch vụ viễn thông đường trục; Dịch vụ viễn thông
công nghệ thông tin; Dịch vụ truyền thông; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp
đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT; Sản xuất, kinh doanh xuất
nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông-CNTT và các dịch vụ tài chính
khác. Trong những năm qua, VNPT đà gặp rất nhiều thách thức về cạnh tranh
đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về chiến lược đầu tư và nhân lực để thích ứng
tiếp tục phát triển bền vững, xứng đáng là doanh nghiệp chủ lực của Việt nam
trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin. VNPT sẽ phải
chuẩn bị hành trang để có thể cạnh tranh với các đối thủ không chỉ trong nước
mà còn là những công ty nước ngoài. Mục tiêu của VNPT từ nay đến năm
Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD 2006-2008


2


2012 là xây dựng VNPT trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, có
trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao ngang tầm các
nước trong khu vực; kinh doanh đa ngành, trong đó BCVT và CNTT là ngành
kinh doanh chính với nhiều loại hình sở hữu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất
kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo; nâng cao năng lực
cạnh tranh, chủ động hướng ra thị trường khu vực và thế giới; phát triển nhanh
và bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu tổng doanh thu
của tập đoàn trong giai đoạn 2008-2012 dự kiến là 229.420 tỷ đồng, tốc độ
tăng bình quân 10,7%/năm, riêng năm 2010, dự kiến doanh thu của tập đoàn
đạt 55.700 tỷ đồng; trên cơ sở phấn đấu phát triển mới 21,1 triệu máy điện
thoại các loại, nâng tổng số máy điện thoại trên mạng của VNPT vào năm
2010 lên 34 triệu máy; phát triển mới thêm 5 triệu thuê bao internet, trong đó
chủ yếu là thuê bao băng rộng.
Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) là đơn vị thành viên của
VNPT được phép hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: Tổ chức, xây
dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông bao gồm
các mạng thông tin di động, nhắn tin và điện thoại thẻ; Tư vấn, khảo sát, thiết
kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin
và điện thoại thẻ toàn quốc.
Trước biến động của thị trường như đà nêu trên thì thách thức được đặt
lên vai Vinaphone ngày càng lớn hơn. Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới
trên thị trường viễn thông Việt Nam có công nghệ hiện đại, khả năng cung cấp
dịch vụ với nhiều ưu điểm vượt trội, thì việc đầu tư nâng cấp hệ thống và phát
triển đúng hướng là một yêu cầu hết sức quan trọng đồng thời để công tác đầu
tư đạt hiệu quả cao và đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các qui định của Nhà nước
về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thì bắt buộc công tác quản lý đầu
tư của đơn vị phải từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của xà hội
và doanh nghiƯp.

Ngun Thanh Dịng


Cao häc QTKD – 2006-2008


3

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài Đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển mạng điện thoại di động
Vinaphone được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành quản trị
kinh doanh.
2. Một số mục tiêu mà đề tài cần nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về đầu tư, quản lý đầu tư.
- Tìm hiểu một số kỹ năng quản lý dự án đầu tư.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư phục vụ phát
triển mạng điện thoại di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone
- Phân tích, đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong đầu tư xây dựng công
trình từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, thách thức của
Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone trong công tác quản lý đầu tư phát
triển mạng điện thoại di động.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
đầu tư phát triển mạng điện thoại di động tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone, góp phần huy động tối đa, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phòng
chống mọi hành vi tham ô lÃng phí trong quá trình sử dụng vốn đầu tư và khai
thác hết công suất các dự án đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý
luận về đầu tư, một số quy trình cơ bản trong công tác quản lý đầu tư phát
triển dịch vụ điện thoại di động. Luận văn không tập trung vào phân tích hiệu
quả dự án mà phân tích, đánh giá quá trình quản lý các dự án đầu tư tại doanh
nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn
nữa các công trình đầu tư có nghĩa là đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng

tiến độ và trong giới hạn chi phí cho phép.
Phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình triển khai các dự án đầu tư tại
Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone hiện còn tồn tại một số bất cập
trong công tác quản lý. Vì vậy, luận văn được xây dựng dựa trên tình hình
Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD 2006-2008


4

thực tế, nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư phát triển
mạng điện thoại di động tại Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone, để từ
đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư tại
các đơn vị. Luận văn tập trung vào những vấn đề quản lý đầu tư nhằm đảm
bảo thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư chứ không đi vào phân tích hiệu quả
kinh tế tài chính của một dự án cụ thể.
4. Một số phương pháp nghiên cứu:
Để có đủ cơ sở cho việc phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện về
quy trình quản lý đầu tư mạng điện thoại di động tại Công ty Dịch vụ Viễn
thông - Vinaphone, luận văn đà sử dụng một số cách thức sau:
- Khảo sát, tìm hiểu và thu thập thông tin qua những số liệu của Phòng Đầu tư
XDCB, Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Tổ chức Công ty Dịch vụ
Viễn thông Vinaphone và số liệu công bố trên mạng,
- Phương thức phân tích tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu khảo sát, quan sát
thực tế và các số liệu thống kê thu thập thông tin từ sách, tài liệu chuyên
ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở vững
vàng nhằm đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Phương pháp thống kê đánh giá các số liệu thống kê từ các nguồn: Tạp chí
của Bộ Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các

báo cáo tổng kết của các Công ty kinh doanh lĩnh vực viễn thông.
- Một số giải pháp khả thi trong lĩnh vực viễn thông và dự báo nhu cầu phát
triển dịch vụ viễn thông.
5. Cấu trúc của luận văn
Những nội dung cơ bản của luận văn gồm 03 chương sau đây:
Chương I: Cơ sở phương pháp luận về quản lý dự án đầu tư.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển mạng điện
thoại di động Vinaphone tại Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư
phát triển mạng điện thoại di động Vinaphone tại Công ty DVVT-Vinaphone
Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD 2006-2008


5

6. Đóng góp một số giải pháp hoàn thiện của đề tài
Phân tích thực trạng, những mặt đà làm được và những điểm còn hạn
chế, gây vướng mắc trong công tác quản lý đầu tư phát triển mạng điện thoại
di động Vinaphone tại Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone. Có xem xét,
phân tích đánh giá công tác quản lý đầu tư một số công trình cụ thể
Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu
tư xây dựng tại Công ty Dịch vơ ViƠn th«ng - Vinaphone.

Ngun Thanh Dịng

Cao häc QTKD – 2006-2008



6

Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về quản lý dự án đầu tư

1.1. Dự án và Quản lý dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm về dự án
Dự án là tập hợp các hoạt động cần phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu
trong một thời hạn và có tính thời điểm (thời điểm bắt đầu và thời điểm hoàn
thành dự án). Việc thực hiện dự án cần phải xem xét giới hạn ngân sách và
một cân đối kế toán độc lập với doanh nghiệp chủ đầu tư.

Chất lượng

Chi phí

Thời hạn

Hình 1-1 : Mô hình quản lý dự án

- Quản lý chất lượng dự án bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà
thầu, giám sát thi công dự án và nghiệm thu từng hạng mục của chủ đầu tư,
giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế dự án. Lập và kiểm tra thực hiện biện
pháp thi công, tiến độ thi công dự án, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi
trường trong và ngoài khu vùc xung quanh dù ¸n.
- Chi phÝ cho dù ¸n phải được tính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quả của
dự án. Việc quản lý chi phí dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứ
vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ
quan nhà n­íc cã thÈm qun ban hµnh.

Ngun Thanh Dịng


Cao häc QTKD – 2006-2008


7

- Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện từng hạng mục công việc từ đó bố
trí nhân lực thực hiện dự án cho phù hợp nhằm tránh lÃng phí và hoàn thành
đúng tiến độ triển khai dự án.
1.1.2. Dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư
1.1.2.1. Dự án đầu tư
- Dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ:
* Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch nhằm đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
* Về góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xà hội trong một thời
gian dài.
* Về góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xà hội,
làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét trên góc độ này, dự án
đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch
hoá nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ
có thể thực hiện nhiều dự án).
* Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực
hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Vai trò của dự án đầu tư.
* Đối với nhà nước và các định chế tài chính: Dự án đầu tư là cơ sở để thẩm

định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án.
* Đối với chủ đầu tư:
+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để bỏ vốn đầu tư;
+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được đầu tư hoặc được ghi vào kế hoạch
đầu tư và cấp giấy phép hoạt động;

Nguyễn Thanh Dòng

Cao häc QTKD – 2006-2008


8

+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị , xin
hưởng các khoản ưu đÃi trong đầu tư;
+ Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh
bỏ vốn đầu tư;
+ Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong
và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn;
+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và
nhà nướcViệt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp
giữa các bên tham gia liên doanh.
- Yêu cầu của dự án đầu tư:
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
* Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình
nghiên cứu tỉ mỷ, kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của
dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính
khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư, cần có sự tư vấn
của các chuyên gia tư vấn và cơ quan chuyên môn.

* Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
* Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp
với chính sách và luật pháp của nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động đầu tư.
* Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các qui định chung của các
cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các qui định về thủ tục đầu tư.
Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ qui định chung mang tính quốc
tế.
- Phân loại dự án ®Çu t­:

Ngun Thanh Dịng

Cao häc QTKD – 2006-2008


9

Có nhiều loại hình dự án đầu tư, và mỗi loại hình đều có những yêu cầu riêng
biệt đối với quá trình quản lý dự án. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu một số loại dự án
đầu tư cơ bản sau:
* Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư:
Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy
mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C. Có
hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành kinh tế nào? Dự
án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là quan
trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả.
* Theo trình tự lập (hoặc theo bước) và trình duyệt dự án: Các dự án đầu tư
được phân ra hai loại:

+ Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi. Đây là kết quả của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
(giai đoạn sơ bộ lựa chọn dự án). Nội dung của dự án tiền khả thi còn sơ bộ
chưa chi tiết. Kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá lại cơ
hội đầu tư để lựa chọn quyết định có nên chuyển sang giai đoạn tiếp theo là
nghiên cứu khả thi hay không. Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không
phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ
qua giai đoạn này.
Việc nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án không có tính khả thi,
thiếu thuyết phục (về thị trường, kỹ thuật), những dự án mà kinh phí đầu tư
quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế xà hội hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó
các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí,
hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.
+ Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên
cứu khả thi. Nghiên cứu khả thi còn được gọi là lập dự án đầu tư. Nội dung
của dự án khả thi chi tiết, mức độ chính xác cao. Nó là căn cứ để chủ đầu tư,
các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư hoặc cho phép
Nguyễn Thanh Dũng

Cao học QTKD – 2006-2008


10

đầu tư. Xét về mặt hình thức, tài liệu nghiên cứu khả thi là tập hợp hồ sơ trình
bày một cách chi tiết và có tính hệ thống vững trắc, hiện thực của một hoạt
động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xà hội theo các khía cạnh thị
trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý kinh tế - xà hội.
* Theo nguồn vốn: Dự án đầu tư bằng vốn trong nước như: Vốn ngân sách nhà

nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lÃnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước, Vốn đầu tư phát triển vủa DNNN và dự án đầu tư bằng nguồn vốn
nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI).
1.1.2.2. Quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ kỹ
thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự
án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian
nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân
sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đà định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án: Hình thành một chu trình năng
động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi
cho việc tái lập kế hoạch dự án như Hình 1-2.
Hình 1 - 2. Các chức năng quản lý dự án

Lập kế hoạch

*Thiết lập mục tiêu
* Dự tính nguồn lực
* Xây dựng kế hoạch

Giám sát, điều chỉnh
* Đo lường kết quả
* So sánh với mục tiêu
* Báo cáo
* Giải quyết các vấn đề

Nguyễn Thanh Dũng


Triển khai thực hiện

* Bố trí tiến độ thời gian
* Phân phối nguồn lực
* Phối hợp các hoạt động
* Khuyến khích động viªn

Cao häc QTKD – 2006-2008


11

- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công
việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá
trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu
diễn được dưới dạng một sơ đồ hệ thống.
- Triển khai thực hiện dự án: Đây là một quá trình phân phối nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý
tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian, lập trình cho từng công
việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí
nguồn vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
- Giám sát, điều chỉnh: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án cụ thể
như:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công công trình.
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh .
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình .
- Phân tích tiến độ hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan, thực hiện
báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong
quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát công tác đánh giá dự án giữa

kỳ và cuối kỳ cũng ®­ỵc thùc hiƯn nh»m tỉng kÕt rót kinh nghiƯm, kiÕn nghị
các pha sau của dự án.
Quá trình quản lý luôn là một quá trình tổng hợp đồng bộ, liên tục. Các
chức năng của quản lý phải được thực hiện đồng thời thì mới đem lại kết quả
tốt. Các chức năng quản lý có mối tương tác qua lại lẫn nhau. Một chức năng
thực hiện không tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác và ngược
lại.
* Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư:
Tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư
lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Đây là hình thức
quản lý dự án không do cán bộ chuyên trách quản lý dự án thuê ngoài trùc tiÕp
Ngun Thanh Dịng

Cao häc QTKD – 2006-2008


12

tham gia điều hành dựa án. Hình thức này thường được áp dụng cho các dự án
quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng
thời chủ dự án có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự
án. Để quản lý, chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên
môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án.
- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu
tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều
hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án và họ
được đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án. Chủ nhiệm
điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý,
điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện

dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư về dự án mà liên quan đến các đơn vị
thực hiện sẽ được triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án. Hình thức
này áp dụng cho những dự án quy mô lớn có tính chất phức tạp.
- Hình thức chìa khoá trao tay: Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi
chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu
toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế đến mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến
khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Đối với dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng
do Nhà nước bảo lÃnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp
dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các
trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự
án hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Hình thức tự thực hiện dự án: Được áp dụng khi chủ đầu tư có đủ khả năng
hoạt động sản xuất xây dựng (tự sản xuất, tự xây dựng) phù hợp với yêu cầu
của dự án.
1.1.2.3. Quy trình triĨn khai thùc hiƯn dù ¸n

Ngun Thanh Dịng

Cao häc QTKD – 2006-2008


13

- Dự án đầu tư xây dựng có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một
hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công
trình, việc thiết kế được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như
Hình 1-3: Mô hình dự án đầu tư xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình


Phân loại
Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Báo cáo đầu tư

- Công trình có quy mô nhỏ

- Công trình có quy mô lớn

- Sự cần thiết đầu tư

- Sự cần thiết phải đầu tư

- Nguồn vốn

- Mục tiêu xây dựng

- Thời hạn xây dựng

- Địa điểm xây dựng

- Hiệu quả

- Quy mô công suất

- Phòng chống cháy nổ

- Dự kiến quy mô đầu tư
- Hình thức đầu tư


- Sơ bộ tổng mức đầu tư
- Phương án huy động vốn
- Khả năng hoàn vốn, trả nợ

- Thiết kế BVTC và DT
- Sơ bộ hiêu quả đầu tư

Hình 1-3: Mô hình Dự án đầu tư xây dựng công trình

Nguyễn Thanh Dòng

Cao häc QTKD – 2006-2008


14

1.1.3. Khái niệm về đầu tư :
Đầu tư là sự tiêu hao các nguồn lực sẵn có ở hiện tại để tiến hành triển
khai các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu
trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên,
công sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài
sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều
kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xà hội.
Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ
quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián
tiếp và đầu tư trực tiếp.
* Đầu tư gián tiếp : Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Chẳng hạn như nhà đầu tư không thực hiện hành vi mua các cổ phiếu hoặc trái

phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đầu tư
có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lÃi trái phiếu), lợi ích
phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mÃi) nhưng không được tham gia
quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư.
* Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư
trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển
là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển
quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có
sự gia tăng giá trị tài sản. Chẳng hạn như nhà đầu tư mua một số lượng cổ
phiếu với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty,
các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
1.1.3.1. Vai trò của đầu tư phát triển
- Trên góc độ vĩ mô:

Nguyễn Thanh Dũng

Cao häc QTKD – 2006-2008


×