Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Diện và hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 75 trang )

B ộ T ư PHÁP

e ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN s ự NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2006


BỘ T ư PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LUẬT HÀ N Ộ I

PHAN THỊ KIM CHI

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ• LUẬT
DÂN s ự• NĂM 2005

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số : 60. 38.30

LUẬN
• VĂN THẠC
• SỸ LUẬT


• HỌC


THƯ VIỆ N
TRƯỜNGĐAI HOCLUẬTHÀNĨI
PHONG GV --'ÍQ Ị ----

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T iến sỹ P h ù n g T ru n g T ập

HÀ NỘI - NÁM 2006


Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu cơng tác
thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô, sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp ý kiến của
bạn bè, đồng nghiệp tơi đã hồn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học.
Qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đ ại học Luật Hà Nội,
các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức, kinh nghiệm quỷ báu trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy
giáo T iến sỹ P h ù n g T ru n g T ậ p - Người đã dành nhiều thời gian ,
cơng sức và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn này.
Cảm ơĩi gia đình đã hỗ trợ, nâng đỡ, động viên tơi trong suốt
thời gian học tập. Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ trong
thời gian tơi hồn thành khóa học này .

Trân trọng!



MỤC LỤC
Trơ/ìiỊ
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
6
1.1. Khái niệm cliện thừa kế
6
1.2. Khái niệm hàng thừa kế
10
1.3. Tiến trình phát triển của pháp luật về diện và hàng thừa kế ở Việt Nam I I
Chưong 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ
HÀNG THỪA KẾ
30
2.1. Diện thừa kế
30
2.1.1. Căn cứ xác định diện thừa kế
30
2.1.2. Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyồn hưởng
di sản, người bị truất quyền thừa kế theo quy định trong BỌ luậl
Dân sự năm 2005
40
2.2. Hàng thừa kế
46
2.2.1. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế theo quy định của Bộ luAl
Dân sự năm 2005
46
2.2.2. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng
53
2.3. Thừa k ế thế vị theo Bộ luật dânsự năm 2005

54
2.3.1. Khái niệm thừa kế thế vị
54
2.3.2. Bản chất của thừa kế thế vị
54
Chương 3: THỤC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỂ VIỆC XÁC
ĐỊNH DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÊ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN MỘT VÀI Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNIl DIỆN
VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO lỉộ LUẬT DÂN s ụ NÃM 2005
58
3.1. Thưc trạng giải quyết tranh chấp về việc xác định diện và hàng
tại Toà án nhân dân
58
3.2.
Một vài ý kiến hoàn thiện các quy định diện và hàng thừa kế
theo Bố luật Dân sự năm 2005
64
3.2.1. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (điều 679
Bộ luật Dân sự năm 2005)
64
3.2.2. Về thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dânsự năm 2005)
65
3.2.3.
3-2.4.

Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế
Cần ban hành quy định của pháp luật vềnhững người thừa kế
được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại
KẾT LUẬN
DANII MỤC TÀI LIỆU TIIAM KHẢO


66
67
68
70


LỜI NĨI ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế các quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân cũng địi hỏi được pháp luật bảo hộ ở mức độ cao hơn. Sự vũng
mạnh của quốc gia không chỉ dựa trên sự phát triển của nền kinh tế nùi còn
được đánh giá trên sơ sở pháp luật bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân như thế nào? Do vậy, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện lốt nhất cho
công dân thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và toàn diện.
Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động của
nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong các giao lưu
dân sự. Chính v ì vậy, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cíìn thiêl
trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Điều này được minh
chứng từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay luôn bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân được ghi nhận tại Hiến
pháp 1992. Từ đó đến nay, quy định pháp luật về thừa kế nước ta khơng ngừng
hồn thiện và mở rộng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng
như việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế ngày càng hiệu quả hơn.
Chế định thừa kế ở nước ta hiện nay được quy cĩịnli khá đáy đủ trong Bộ
luật Dân sự nhưng chưa thể dự liệu hết được những trường hợp, tình huống
xảy ra trên thực tiễn. Số lượng các vụ án tồn dọng chưa được giải quyết trên
phạm vi toàn quốc hàng năm tăng cao. Trong đó có những tranh chấp kéo dài,
qua nhiều lần xét xử nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm được. Số vụ việc
tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các tranh chấp dân sự và có

tính phức tạp. Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nham
pháp luật thừa kế và nhũng quy định pháp luật khác có liên quan clến thừa kê
chưa thật sự dồng bộ, thống nhâì... Ngồi ra, những sai sót của Tịa áii thường


xảy ra trong việc xác định người thừa kế llieo pháp lụột, người không dưực
quyền hưởng di sản, người thừa kế thế vị... đã gây ra ảnh hưởng nhất định tới
quan hệ thừa kế, đơi khi cịn xâm phạm đến quyền thừa kế theo pháp luật của
cơng dân.
Vì vậy, vấn đề quan trọng đưực đặt ra khi giải quyết tranh chấp về thừa
kế là phải xác định đúng tư cách đương sự tham gia các vụ án, Bởi lẽ, thực tế
nhiều năm qua các cấp tòa án chưa đánh giá đấy đủ tính chất quan trọng của
việc xác định tư cách của đương sự mà chủ yếu tập trung vào nội dung giai
quyết vụ án nên nhiều trường hợp việc đó liên quan đến nội dung giải quyết vụ
án, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự. Có nhũng trường hợp người
con dâu, con rể kiện đòi chia thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với lý do
họ là người thừa kế đương nhiên của người chồng, người vợ đã chết. Trong
trường hợp này, có tịa án đã chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của họ với tư
cách ngun đơn, trong khi đó khơng hể đề cập đến thừa kế thế vị của người
con của người đã chết mà đặt những người con này vào tư cách những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là khơng chính xác. Hoặc có những trường
hợp khi thấy người thừa kế từ chối nhận hoặc nhường quyền hưởng di sản cho
người khác thì tịa án đã bỏ họ ra ngồi vụ án, khơng xếp họ tham gia vào tố
tụng với tư cách nào...
Một vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết
tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác định
được những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họ
với người để lại di sản, Bởi lẽ, không phải tất cả những người thuộc diện
hưởng di sản đều được hưởng thừa kế cùng một lúc, mà tùy vào mối quan hệ
của họ với người để lại di sản nhu' thế nào sẽ được UU tiên hương đi sản Ihco

một trình tự do pháp luật quy định. Nếu thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý
chí của người để lại di san thì việc xác định những người thuộc diện hưởng
thừa kế chỉ xảy-ra khi di san dược chia theo pháp luậl. Vấn dồ xác (.lịnh "Diệu


và hàng thừa kế" được pháp luật quy định khá hồn thiện nhưng khơng tránh
khỏi những sai sót trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế khi xảy ra tranh chấp
trên thực tế.
Với ý nghĩa quan trọng như vạy, sự cần thiết của việc nghiên cứu chế
định về quyền thừa kế mà cụ thể là diện và hàng thừa kế có ý nghĩa sâu sắc
trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Trên cơ sở say mê, yêu thích, tác giả
đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp với mục đích đi sâu phân lích
những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế hiện hành.
2. Tinh hình nghiên cứu dề tài
Từ trước đến nay, có một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
về chế định quyền thừa kế như “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ năm 1945 đến nay” của TS. Phùng Trung Tập; “Bình luận khoa học về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Điện; “Hỏi
đáp về pháp luật thừa kế” của PGS.TS Đinh Văn Thanh - Trần Hữu Biền...
Ngoài ra cịn có nhiều bài viết về đề tài này được đăng tải trên các tạp chí Luật
học, Nhà nước và pháp luật, Tòa án nhân dân, Dân chủ và pháp luật...
Những ý kiến về hướng hồn thiện điíng đắn của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu đã được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh các quy phạm về pháp
luật thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu
trên có phạm vi rộng, mang tính tồn diện, bao qt cả chế định pháp luật về
thừa kế. Nhưng’ với đê tài "Diện và hàng thừa k ế theo quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2005” tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ bản
chất và các quy định về quyền thừa kế với mục đích giúp cho mọi người hiểu
rõ hơn về diện và hàng thừa kế theo pháp luật để thực hiện quyền mà Nhà
nước trao cho họ.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn dề lý luận và bủn chất quy định của
pliáp luật về quyền thừa kế nhằm làm sáng tỏ điện và hàng thừa kế. Khi


nghiên cứu đề tài, tác giả dã tham kháo các quy định của pháp luật nước ta ve
chế định thừa kế qua các thời kỳ, cũng như pháp luật thừa kế một số nước, các
sách chuyên khảo và những tài liệu chuyên ngành liên quan đến vấn đề này.
4. Phượng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu là phương thức đánh giá, xem xét để làm sáng
tỏ vấn đề cần nghiên cứu và luôn gắn liền với đối tượng nghiên cứu. Trên cơ
sở áp dụng phương pháp phân tích nội dung diện và hàng thừa kế, đề tài còn
sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh chế định này trong tùng giai đoạn phát triển của lịch sử cũng như của
một số nước để thấy được sự kế thừa, phát triển của pháp luật thừa kế và phản
ánh nó đúng với tồn tại xã hội hiện nay.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm:
- Xác định yếu tố và nội dung cấu thành các khái niệm diện và hàng
thừa kế, nghiên cứu cơ sở cho việc xác định đúng, chính xác những người
thuộc diện thừa kế theo pháp luật và hưởng theo thứ tự ưu tiên do pháp luật
quy định.
- Trong quá trình nghiên cứu, rút ra những vấn đề vướng mắc còn tồn
tại khi áp dụng quy định của pháp luật về quyền thừa kế trên thực tế.
- Đề xuất những ý kiến hoàn thiện và phương hướng, cách thức khắc
phục.
6.

Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn


Đề tài liến quan đêìi lĩnh vực thừa kê từ trước đến nay đã có những cơng
trình nghiên cứu mang tính chất tồn diện. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề về
thừa kế trong phạm vi hẹp sẽ có giá trị trong việc nhìn nhận và đề xuất những
vướng mắc mà pháp luật về thừa kế cịn bỏ ngõ hoặc đã có quy định nhưng
chưa phù hợp trên thực tế. Ngoài ra, vấn dề sinli con theo phương pháp khoa
học hiện đại đườc áp dụng rất nhiều trên thực tế nhưng pháp luật còn chưa quy


định cụ thể về vấn đề này. Do vậy, một sô trường hợp tranh chấp về diện và
hàng thừa kế liên quan đến những cá nhân được sinh ra từ phương pháp khoa
học này sẽ khơng có cơ sở pháp lý dể áp dụng. Xã hội ngày càng phát triển
nôn các quan hệ xã hội cũng trở nên đa dạng và phức tạp. Với phạm vi một đề
tài tốt nghiệp, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sâu về diện và hàng thừa kế,
tác giả nêu nhũng vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và một vài ý kiến góp
phần hồn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam.
7. C ư cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về diện và hàng thừa kế
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế
Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp về xác định diện và hàng
thừa kế tại Tịa án nhân dân - Một vài ý kiến hồn thiện các quy định diện và
hàng thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2005.


Chương 1
K H Á I QUÁT CHUNG VỂ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÊ

Ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người, cùng vớiquan hệ


sở hữu,

quan hệ thừa kế đã manh nha xuất hiện như một tất yếu khách quanvà có

mối

liên hệ ràng buộc với nhau.
Thừa kế di sản là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá
nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Vậy thừa kế
là một trong những phương thức xác lập quyền sở hữu tài sản. Phương thức đó
được đặc trưng bằng các mối liên hệ giữa người để lại di sản và người hưởng
di sản. Trong mối quan hệ này, người để lại di sản là người có tài sản và.là chủ
sở hữu của tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất khi họ cịn sống. Vì thế khi cỉiêì
đi, để khối di sạn đó được sử dụng đúng như ý chí của người để lại di sản hoặc
đảm bảo bổn phận của họ với gia đình của mình thì di sản có thể được định
đoạt theo hai hình thức: Thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Pháp luật thừa kế ở nước ta luôn tôn trọng quyền tự do định đoạt lài sản
của người lập di chúc và chỉ định người thừa kế. Nếu thừa kế theo di chúc là
sự chuyển dịch tài sản theo ý chí của người để lại di sản khi người đó cịn sống
chỉ định trong di chúc (có thể là cá nhân, tổ chức) thì thừa kế theo phấp luật
chỉ là cá nhân được pháp luật quy định trong số những người có mối quan hệ
với người để lại di sản. Vậy những trường hợp nào được pháp luật quy định
thuộc diện hưởng thừa kế của người để lại di sản?
1.1. Khái niệm diện thừa kế theo pháp luật
Một trong những vấn đề chính yếu của thừa kế theo pháp luật là việc
xác định phạm vi những người có quyền thừa kế theo pháp luật. Tính đến thời
điểm hiện nay, pháp luật thừa kế của nước ta chưa từng có quy định thế nào là
diện thừa kế. Tuy nhiên, cíin cứ vào những người thừa kế trong các hàng thừa
kế, việc xác định diện thừa kế theo pháp luật cũng được làm rõ vì diện thừa kế



theo pháp luật phỉ được đặt ra trong trình tự thừa kế theo pháp luật, v ề diện
thừa kế, qua các chế độ xã hội khác nhau nhưng cùng có một điểm chưng !à
do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân chi phối.
Mặt khác, phạm vi nliũììg người có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp qua các thời kỳ lịch sử của một quốc
gia nhất định. Căn cứ vào quan điểm lập pháp và do quan điểm lập pháp chi
phối mà phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy
định ở diện rộng, hẹp khác nhau. Ở nước ta, trước năm 1945, dưới chế độ tlìực
dân, phong kiến với ý thức bảo vệ chế độ tư hữu tài sản nhằm duy trì sự bóc
lột của mình, giai cấp thống trị đề cao quyền tư hữu và xem đó là quyền thiêng
liêng, ln được quan tủm nhằm duy trì gia dinh nội tộc, do dó quan hộ Imycl
thơng ln được đề cao và quan trọng nhất trong việc xác định những người
có quyền thừa kế theo pháp luật. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp
luật được xác định trên quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng được coi trọng như
một đức tin để bảo vệ tài sản của cha mẹ để lại theo quan niệm cha truyền,
con nối.
Dưới chế độ dân chủ, nhân dân ở nước ta kể từ năm 1945 đến nay, diện
thừa kế ngày càng được mở rộng xét theo quan hệ huyết thống. Pháp luật thừa

kế của Nhà nước ta đã xố bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong việc
xác dịnh diện thừa kế theo pháp luật. Quan hệ bình đảng giữa vợ và chồng,
giữa các con trong gia đình đã được pháp luật quy định nhằm loại bỏ tư tưởng
gia trưởng, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của người vợ
góa và người con gái đã kết hơn, người vợ góa dù đã kết hơn với người khác
vẫn thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chồng đã chết. Đây là một quy định
có tính cách mạng, nó khơng những làm thay đổi quan hệ trong xã hội mà còn
thay đổi tận gốc tư tưởng “xuất -giá (ong phu”, đồng thời bảo vệ trực tiếp
quyền thừa kế của người vợ góa, mà trước đó người vợ góa đã kết hơn khơng
thể có được quyền này. Các ngun tắc cơ bán trong việc xác định cỉiẽn tlùra



kế theo pháp luật được dựa trên cơ sở Hiến định. Điều 9 Hiến pháp năm 1946
quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Theo
những nguyên tắc chung được quy định trong sắc lệnh số 97-SL ngày
22/5/1950, theo những hướng dẫn trong các Thông tư số 1742-BNC ngày
18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà
án nhân dân Tối cao ghi nhận quyền bình đảng của vợ, chồng trong gia đình,
quyền bình đẳng giữa nam, nữ trong việc hưởng di sản; các con của người để
lại di sản không phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi hay khơng có
năng lực hành vi dân sự đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật và họ được thừa
kế tại hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng phần di sản ngang nhau. Nếu pháp
luũt của chế độ phong kiến luôn coi dọng quan hộ huyốl lliống, quan họ miòi
dưỡng và lấy đó làm căn cứ để quy định phạm vi những ngưịi thừa kế theo
pháp luật, thì pháp luật thừa kế của chế độ dân chủ, nhân dân ở nước ta cịn
coi trọng quan hệ hơn nhân và theo đó diện thừa kế theo pháp luật còn bao
gồm vợ, chồng của người để lại di sản. Đặc biệt, kể từ khi Pháp lệnh Thừa kế
ngày 30/8/1990 và Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, diện thừa kế theo
pháp luật đã được mở rộng theo quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ. Diện
thừa k ế theo pháp luật còn được mở lộng hơn nữa khi Bộ luật Dân sự năm
2005 được ban hành. Căn cứ vào quy định các hàng lliừa kế tại Điều 676 Bộ
luật Dân sự năm 2005, diện những người thừa k ế theo pháp luật đã được mở
rộng hơn so với quy định về diện thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ
luật Dân sự năm 1995. Bể trên có các cụ nội, ngoại; ông bà nội, ngoại; bố, mẹ,
chú, bác, cơ, dì, cậu ruột của người để lại di sản; ngang bậc có vợ, chổng; anh,
chị, em ruột .của người để lại di sản; bề dưới có các cháu, các chắt và các cháu
ruột mà người để lại di sản là chú, bác, cơ, dì, cậu ruột.
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người thừa kế
theo pháp luật chỉ là cá nhân và phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh la và còn sống sau thòi điểm mở thừa kể nhưng đẵ thành OĩãT'



trước khi người để lại di sản chết, v ề nguyên tắc, di sản phải được di chuyến
cho người còn s ố n g , d o v â y người sin h ra m à khơng CỊI1 s ố n g thì k h ơ n g th u ộ c
diện thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề xác định khái niệm sinh ra vù
còn sống trên lliực tiễn phái dược quy định rõ, bửi nó ảnh hưưiig rất 1ÓII dến kỷ
phần thừa kế của những người khác. Hiện tại, Bộ luật Dân sự hiện hành chua
có quy định cụ thể về vấn đề trên nên hầu hết trên thực tế, khi giải quyết vấn
đề này thì áp dụng Nghị Định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính
Phủ về đăng ký hộ tịch. Theo quy định tại Nghị Định 83 này thì đứa trẻ sinh ra
và CỊI1 sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử. Do vậy một đứa
trẻ được xem như sinh ra và cịn sống sau 24 giờ.
Ngồi ra, theo Khoản 3 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấin dúi khi
người đó 'chết”. Tuy nhiên, người đã thành thai trước khi người để lại di sản
chết và sinh ra cịn sống thì thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Để xác định
phạm vi những'người có quyền hưởng di sản thì phải căn cứ trên ba mối quan
hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni dưỡng. Những người
này có mối quan hệ gần gũi, thân thuộc nhất đối vói người để lại di sản. Tuy
nhiên, không phải tất cả những người này đều được quyền hưởng di sản của
người chết để lại. Nếu những người trong phạm vi những người thừa kế di sản
có hành Ỷi vi phạm pháp luật theo Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì họ
sẽ khơng có quyền hưởng di sản.
Việc xác định diện thừa kế theo pháp luật là việc rất quan trọng bởi đó
là cơ sở để xác định những người có quyền hưởng di sản thừa kế, người khơng
có quyền hưởng di sản và đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể khác trong
mối quan hệ thừa kế. Mặl khác, việc xác định đúng những trường hợp thuộc
diện thừa kế theo pháp luật sẽ ngăn chặn được những hành vi lừa dối, trái pháp
luật nhằm chiếm đoạt tài sản của những người khác.



Pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh của một chế độ xã hội nên chế
định thừa kế cũng mang tính chất lịch sử qua từng thời kỳ nhất định. Xi
phát từ đặc điểm này và như pln trơn dã nhận định: Cách xác định diện (liừa
kế của nước ta qua từng thời kỳ khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung ỉà do
cu an hệ hôn nhân, quan hệ ni dưỡng và quan hệ gia đình chi phối. Tuy
nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội thì quan điểm lập pháp
cũng khơng giống nhau nên những quy định về việc xác định diện thừa kế
theo pháp luật cũng ở mức độ rộng, hẹp khác nhau. Qua những phân tích về
diện thừa kế theo pháp luật, có thể nhận định: Diện thừa kế theo pháp luật là
phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật
mà khi còn sống người để lại di sản có mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn
nhân, quan hệ nuôi dưỡng với những người trong phạm vi thuộc một hoặc các
mối quan hệ đó.
1.2. Khái niệm hàng thừa kê theo pliáp luật
Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có khả năng được
hưởng di sản thừa kế dược chia theo pháp luật. Nhu' vậy, không phải mọi cá
nhân thuộc diện thừa kế theo pháp luật đều được hưởng di sản thừa kế mà việc
hưởng di sản thừa kế luôn được xác định theo trình tự hàng, v ề hàng thừa kế,
theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, do
Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 1999, tại trang 64, hàng thừa kế
tược hiểu là "Nhóm người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người d ể lại
ỉi sản". Tuy vậy, về hàng thừa kế theo pháp luật, cho đến nay chưa có học giả
*s

lào ở nước ta dưa ra được khái niệm đẩy đủ về nó. Trên thực tế cịn tồn tại
ìhững quan điểm chỉ dựa vào luật thực định hay dựa theo những quy định
)háp luật của một số

1111'ó'c


clể nhận định và dưa ra những ý kiến riêng vồ viộc

lác định số lượng hàng thừa kế, người thừa kế trong cùng một hàng và trình tự
(hia di sản thừa kế theo hàng. Hàng thừa kế và trình tự hưởng thừa kế theo
làng được xác định trôn các mối quan hệ hôn Iibr.il, huyết thống và nuôi


dưỡng giữa người để lại di sản khi còn sống với những người thuộc diện thừa
kế và được pháp luật quy định hưởng di sản thừa kế theo một trật tự tuyệt dối.
Như vậy, hàng thừa kế là thứ tự nhũng người thuộc diện thừa kế dược
hưởng di sản theo trình tự tuyệt đối trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa;
tùy thuộc vào mức độ thân thích với người để lại di sản, khơng phân biệt giới
tính, độ tuổi, địa vị xã hội; không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân
sự và những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản
ngang nhau.
Trong quan hệ thừa kế, có nhiều người thuộc diện thừa kế theo quy định
cửa pháp luật nhưng không phải tất cả những người đó đều được hưởng di sản
cùng một lúc. Căn cứ vào diện thừa kế và mức độ gần gũi với người để lại di
sản mà người thừa kế được hưởng di sản theo trình tự nhất định. Việc chia
hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế cùng
hàng được hưởng phán di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị
truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Trong
từng giai đoạn lịch sử, pháp luật quy định về hàng thừa kế cũng khác nhau.
Điều này tùy thuộc vào quan điểm lập pháp của từng thời kỳ, từng quốc gia
mà tác động đến việc quy định số lượng hàng thừa kế. Theo pháp luật thực
định của nước ta thì số lượng hàng thừa kế được chia thành ba hàng và cơ sử
để ghi nhận những người trong cùng một hàng thừa kế là tùy thuộc vào mức
độ gần gũi, thân thích với người chết để lại di sản.

1.3.

Tiến trình phát triển của pháp luật về diện và hàng thừa kế 0

Việt Nam


Giai đoạn trước 1945:

Ở nước ta, pháp luật thừa kế dựa hẳn trên cơ sở đạo đức và chính tư
tưởng đạo đức thống trị trong từng thời kỳ đã ảnh hưởng đến việc quy định
diện pháp luật thừa kế.


Giai đoạn này nước ta còn chịu tác động của những tư tưởng phong kicn
lạc hậu và chịu sự thống trị của bọn thực dân Pháp xâm lược nên pháp luật
thời kỳ này mang đậm tính chất thực dân, phong kiến, trọng nam khinh nữ.
Pháp luật bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng thống trị qua từng ihừi
kỳ nên diện và hàng thừa kế giai đoạn này cũng chịu những tác động nhất định.
* Về diện thừa kế:

Dưới thời phong kiến, đặc biệt pháp luật thời Lê, Nguyễn chế độ thừa
kế được xây dựng dựa trên ba quy tắc chủ yếu đó là: tín ngưỡng và việc thừ
cúng tổ tiên; chế độ gia đình phụ quyền và chữ hiếu. Ngay trong quan hệ gia
đình thì quan hệ huyết thống được coi trọng cịn quan hệ hơn nhân bị xem
nhẹ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế định thừa kế.
Mặc dù vậy, pháp luật thừa kế của nhà Lê đặc biệt là Bộ Quốc triều Hình luật
đã thể hiện rõ sự tiến bộ đó là con trai và con gái có quyền thừa kế ngang nhau
trong di sản thường, đối với di sản thờ cúng thì có sự phân biệt giữa con trai và
con gái.

Diện thừa kế theo pháp luật thời Lê bao gồm: con cháu, cha mẹ, vự
chồng. Nếu người để lại di sản khơng có con cháu thì di sản mới được chia
cho cha mẹ. Ngồi ra, pháp luật cịn phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng
hầu, những người này khơng được coi là dịng dõi chính thức của người để lại
di sản, vì vậy sẽ được hưởng phần di sản kém hơn con vợ chính (Điều 388
Quốc triều Hình luật).
Do quan hệ hơn nhân khơng được coi trọng so với quan hệ huyết thống
nên về nguyên tắc vợ, chổng không phải là người thừa kế của nhau theo quy
định của pháp luật nhà Lê. Tuy nhiên, nếu khơng có con cháu thì chia cho cha
mẹ nhưng để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chổng góa, plp luật
cho phép người vợ góa, chổng góa được hưởng một phần điền sản của người
chổng hoặc người vợ. Nếu người vợ góa cải giá (hoặc người chổng cũng vậy)


thì phải trả lại điền sản dó cho họ hàng người chồng (Điều 376 Quốc triều
Hình luật).
Với những quy định như vậy, ta thấy rõ bản chất của chế độ phong kiên
là coi trọng quan hệ huyết thống trong việc dịch chuyển di sản để đảm bảo và
duy trì sự phát triển của dịng họ. Ngồi ra, trong Quốc triều Hình luật và Bộ
luật Gia Long cũng quy định con nuôi được quyền hưởng di sản của người
nhận nuôi, nhưng mối liên hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ còn tuỳ
thuộc vào từng trường hợp quy định của pháp luật mà người con ni dó có
quyền được hượng thừa kế của cha mẹ ruột hay không.
Theo quy định trong Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì diện thừa
kế theo pháp luật bao gồm: các con đẻ, con nuôi, các cháu, cha mẹ, ông bà
nội, các cụ nội, anh, chị, em ruột của người để lại di sản. Ngun tắc khơng
phân biệt giới tính trong quan hệ thừa kế giữa cha mẹ, và con cái được chính
thức cơng nhận (Điều 332 Dân luật Trung kỳ, Điều 337 Dân luật Bắc kỳ).
Việc di chuyển


tà i

sản bằng con đường thừa kế là biện pháp bảo đảm

CO'

sở

tinh tế cho sự tồn tại lâu dài của gia đình và dịng họ.
Do vậy, Iiếu khơng có thân thuộc bên họ nội thì di sản về tay những
Egười thân thuộc bên họ ngoại của người để lại di sản và chia tương ứng như

bên họ nội được hưởng (Điều 336 Dân luật Trung kỳ). Theo luật của chế độ
tằực dân phong kiến thì diện thừa kế cịn bao gồm con ngoại hơn của người dể
ki di sản được khai nhận hợp lệ. Những người con được sinh ra khi cha hay
niẹ còn độc thân có quyền thừa kế như con ngoại hơn. Nhưng con không
thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người mẹ đẻ đã tái giá qua dời. Trong
quan hệ hơn nhân, người vợ chính được hưởng tồn bộ di sản của chổng nếu
khơng cịn ai thân thuộc bơn chồng. Ngược lại, vợ lliứ khơng thuộc diện thừa
kế của chổng.
Tóm lại, diện thừa kế thời phong kiến llieo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ
qiyền thừa kế của những người thuộc họ nội của người để lại di sản. Tất cả


đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, vai trò của người vợ bao giò'
cũng bị đẩy xuống hàng thứ yếu và quan hệ huyết thống ngoại tộc chỉ tluực
xét đến khi khơng cịn người thân thuộc trong quan hệ huyết thống nội lộc.

* Vê hàng thừa kế:
Với diện- những người thừa kế trong thời kỳ này được quy định như

phân tích trên thì hàng thừa kế cũng có sự bất bình đẳng trong việc sắp xếp thứ
tự được hưởng thừa kế.
Trong thời kỳ thực dân phong kiến, vị trí của người vợ khơng được xem
trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu nên khơng có sự bình đẳng giữa vợ và
chồng trong quan hệ hôn nhân. Tư tưởng duy trì và bảo vệ sự tồn tại của gia
đình, dịng tộc được đặt lên hàng đầu nên ch ế định thừa k ế luôn bảo vệ cỊuyền

hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc.
Do vậy, thứ tự ưu tiên hưởng di sản được quy định như sau:
- Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẻ). Các
con bao giờ cũng được thừa kế đầu tiên, nếu khơng cịn con thì cháu của người
dể lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà.

- Thứ tự thứ hai: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha muôi, mẹ nuôi của người để lại di
sản (trong trường hợp khơng cịn con cháu).
- Thứ tự thứ ba: Ông nội, bà nội. Nếu ơng, bà nội khơng cịn thì các cụ
nơi của người để lại di sản được hưởng.
- Thứ tự thứ tư: Anh, chị, em ruột. Nếui anh, chị, em ruột chết trước thì
con của anh, chị, em ruột được hưởng và chầu của anh, chị, em ruột sẽ được
hưởng di sản nếu con của anh, chị, em ruột cũing đã chết.
- Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ingoại của người để lại di sản chỉ
íuợc hưởng sau khi dã Xíic định bên họ nội kliơng cịn ai thừa k ế hoặc có

ihưng đều là người bị coi là không xứng đáng hưởng di sản.
Với thứ tự nhũng người dược chỉ định thừa kế theo hàng như vậy, ta
hấy khơng có bóng dáng của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước.


Theo quy định của pháp luật thì người vợ góa chỉ là người thừa kế cuối cùng
của người chồng khi khơng cịn thân thuộc nào khác bên họ nội cửa người

chồng. Xét trong xã hội phong kiến, quy định này khó mà thực thi bởi lẽ xã
hội thừa nhận chế độ đa thê và Uong gia đình thường có rất nhiều con, thử hỏi
thứ tự hưởng di sản bao giờ mới đến lượt người vợ góa?
• Giai đoạn 1945- 1981:
Đây là giai đoạn nước ta vừa mới giành lại độc lập và thành lạp nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa nên có nhiều quy định mới. Cuộc Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân
tộc. Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được ban hành, đánh tlấu bước ngoặc tluiy dổi của hệ tư tưởng trọng nam
khinh nữ thống trị trong suốt thời gian dài. Thời gian này đất nước vừa thoát
khỏi chiến tranh và xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp. Vì vậy, pháp luật thừa kế giai đoạn này đã nhiều lần thay đổi. Sở dĩ tồn
tại vấn đề này là do có sự thay đổi hê tư tưởng thống trị nên trong giai đoạn
đầu tuy pháp luật có nhiều điểm tiên bộ hơn so vói thời kỳ phong kiến nhưng
vẫn cịn tồn tại những quan điểm lạc hậu. Trong quá trình xây dựng, củng cô'
đất nước, dần dần những quy định cũ sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu kém và địi hỏi
phải có sự thay thế của pháp luật. Giai đoạn này Hiến pháp 1959 ra đời thay
thế cho Hiến pháp 1946 đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong hộ thống pháp
luật nước ta.
* Về diện thừa kế:

Ngược lại bản chất pháp luật phong kiến, pháp luật của nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ đã xố bỏ tàn tích trọng nam khinh nữ, “Người đàn bà
ngang quyền dàn ông trên mọi phương diện’” (Điều 9 Hiến pluíp 1946). Quy
định này là ngiiyên lắc chi phối quyền thừa k;ế của vợ như các con khi chồim
chết trước. Tuy nhiên, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới thành lộp


nên pháp luật thừa kế vãn áp dụng theo chế độ cũ trừ các điều khoan trái vói
nguyên tắc độc lập dân chủ sẽ bị bãi bỏ.

Ở chế độ mới, vợ chổng có quyền hưởng di sản của nhau theo pháp luật.
Điều này được ghi nhận tại Điều 10, 11 sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950
(sau đây gọi tắt-là sắc lệnh số 97) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quy định diện
thừa kế bao gồm: con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản. Với quy
định này ta thấy diện thừa kế ở chế độ mới bước đầu được xác định theo quan
hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân. Mặc dù phạm vi diện thừa kế di sản chỉ
gồm những ngựời có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản nhưng đây là
một bước tiến, đặt nền móng cho việc xác định diện thừa kế trong chế độ mới.
Tuy nhiên, diện thừa kế với phạm vi hẹp tại sắc lệnh số 97-SL đã khơng
cịn phù hợp với thực tế khi xã hội phát triển lên mức cao hơn. Vì thế, Bộ Tư
pháp ban hành Thông tư 1742-BNC ngày 18/9/1956 (sau đây gọi tắt là Thông
tư 1742) với diện thừa kế bao gồm: “Vợ, chồng, các con đẻ, các con nuôi, các
cháu, các chắt, cha mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác”.
Với quy định mở rộng cho “những người thừa kế khác” tại Thơng tư 1742 thì
khó mà xác định ai trong số những người thừa kế khác đó trên thực tiễn, Thực
chất, các văn bản pháp luật này hẩu hết mang tính giải pháp kịp thời chứ chưa
mang ý nghĩa lâu dài. Do vậy, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc xác
định phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì các văn bản
tiên khơng thể giải quyết thoả đáng. Vì vậy, đến Thơng tư 594-NCPL ngày
27/8/1968 của Tịa án nhân dân Tối cao (sau đây gọi tắt là Thông tư 594) diện
thừa kế mở rộng hơn gồm: “Vợ goá (cả vợ cả, vợ lẻ); con đẻ và con nuôi; bố
đẻ, mẹ đẻ hoặc'bố nuôi, mẹ nuôi; ông bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột; anh,
chị, em nuôi của người để lại di sản. Trong giai doạn này, những người khác
như: chú, bác, cơ, dì, cậu, cháu họ, anh chị em họ, các cụ nội, các cụ ngoại
đều không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Tại


Thông tư 594, lần đầu tiên ghi nhận các anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi
được hưởng thừa kế của người để lại di sản.
* Về hàng thừa kế:

Hàng thừa kế llieo pháp luật lần đđu tiên được ghi nhận một cách gián
tiếp tại Điều 10, Điều 11 của sắc lệnh 97-SL. Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt
rõ ràng giữa các hàng thừa kế và thứ tự ưu tiên được hưởng di sản của người
chết gồm: Ngưội vợ góa hoặc chồng góa và các con đẻ, con ni của người để
lại di sản. sắc lệnh số 97-SL chỉ ghi nhộn một hàng thừa kế theo pháp luật và
thừa kế thế vị. Các cháu của người để lại di sản là những người thừa kế thế vị
trong những trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà nội, ngoại. Sự
tiến bộ của sắc lệnh số 97-SL thể hiện ở chỗ pháp luật đã coi hơn nhân gia
đình là một căn cứ xác định quyền thừa kế của vợ hoặc chồng khi một bên

chết trước. Tuy vậy, những quy định trong sắc lệnh số 97-SL chưa giải quyết
được đầy đủ các quan hệ thừa kế trong xã hội.
Từng bước khắc phục những vướng mắc mà sắc lệnh số 97-SL gặp phải
trên thực tế, Bộ Tư Pháp ban hành Thông tư 1742 quy định hai hàng thừa kế
bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ hoặc chồng và các con (các cháu) của
người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai: Bố, mẹ của người chết (sau hàng cha mẹ đến
các hàng thừa kế khác).
Thơng tư 1742 cịn quy định trong trường hợp cha hoặc mẹ của các
cháu chết trước ông bà thì các cháu được thừa kế kế vị. Mặc dù đã quy định
trực tiếp so với Sắc lệnh số 97-SL về hàng thừa kế nhưng Thông tư 1742 đã
gặp vướng mắc do quy định không rõ ràng về “các hàng thừa kế khác”. Quyền
thừa kế của người vợ hoặc chổng tuy ngang vói các con của người chết nhưng
khi người chết khơng có con thì vợ hoặc chồng chỉ được hưởng một nửa di sản
thừa kế của người chồng hoặc người vợ chết trước, nửa còn lại thuộc về cha,
THỮ VIÊN
ÌR Ư O N G Đ A I H O C LlĨÂT HA NOI

PHÒNG GV


7 0 ',

\


mẹ hoặc những người thuộc hàng thừa kế khác của người chết, v ề ngun tắc
thì khơng thể tồn tại hai hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản.
Tương tự như vậy nhưng pháp luật Nhạt Bản quy định lõ ràng hơn. Pháp
luật Nhật Bản không xếp vợ vào một hàng thừa kế cụ thể nào. Trong trường

hợp nếu vợ (chồng) và người thân trực hệ bề dưới là những người thừa kế thì
mỗi bên hưởng 1/2. Pháp luật Nhạt bản đã quy định cụ thể và không bị chổng
chéo hai hàng thừa kế hưởng một lúc như Thơng tư 1742.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thống nhất đó, Tịa án nhân dân Tối
cao đã ban hành Thơng tư 594-NCPL xác định hai hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẻ góa) hoặc chổng góa,
các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi của người chết.
- Hàng thừa kê thứ hai: Anh, chị, em ruột và anh, chị, em nuôi, ông bà
nội và ông bà ngoại của người chết.
So với Thông tư 1742, bố mẹ thuộc hàng thừa kế thứ hai thì Thơng tư
594 đã quy định bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ
nhất cùng với vợ, con của người để lại di sản. Lần đầu tiên từ khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời, pháp luật đã quy định người có quan hệ huyết
thống trực hệ bề trên là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và những người
có quan hệ huyết thống cùng bậc ià anh, chị, em ruột được hưởng di sản của
người chết. Ngồi ra, quan hệ ni dưỡng cũng được ghi nhận cụ thể, đặc biệt
là khái niệm “anh, chị, em nuôi”.
ở hàng thứ nhất theo Thông tư 594 quy định “bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ
nuôi” được hiểủ là khi một người được nhận làm con nuôi của người khác thì

mối quan hệ huyết thống với gia đình cha mẹ đẻ bị chấm dứt. Người đang là
con nuôi của người khác và cha mẹ đẻ không thuộc hàng thừa kế của nhau và
anh, chị, em ruột của người con ni đó cũng vậy. Điều này trái với các quy
tắc đạo đức và ngăn cản việc cho con đi làm con ni của người khác trừ
những trường hợp có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.




Giai đoạn 1981 - 1990:

Thời kỳ này nước ta xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan
liêu bao cấp nên hầu như nền kinh tế bị đình trệ, khơng phát triển được. Đại
hội Đảng tồn quốc lẩn thứ 6 của Đảng đã nhìn nhận được sai lẩm nên đã chủ
trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiểu thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này được
xem là cột mốc đánh dấu bước ngoặc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, Thông tư 594 không
thể bảo đảm quyền thừa kế của công dân lâu dài được và Thông Tư 81TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân Tối cao (sau đây gọi tắt là
Thông tư 81) được ban hành, thể hiện nhiều điểm tiến bộ và là cơ sở để giải
quyết những tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này.
* Về diện thừa kế:

Về cơ bản, Thông tư 81 vẫn kế thừa những quy định của Thông tư 594
và diện thừa kế khồng có gì thay đổi nhưng được bổ sung thêm con riêng và
cha kế, mẹ kế thuộc diện thừa kế của nhau. Có thể nói quy tắc này được rút ra
từ thực tiễn con nuôi thực tế của đời sống gia đình Việt Nam. Thế nhưng, theo
Thơng tư 81 thì con ni khơng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ
đẻ và anh, chị, em ruột.
Thông tư 81 là văn bản của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn đường

lối giải quyết tranh chấp về thừa kế phát sinh trong bối cảnh xã hội chưa có
pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế tập trung, quan liêu bao
cấp, di sản của công dân hầu như chỉ là tài sản sinh hoạt, tiêu dùng hàng
ngày. Do vậy, diện thừa kế theo pháp luật thời kỳ này chỉ là một giải pháp
tình thế và chưạ phản ánh thực tế của đời sống xã hội.
* Về hàng thừa kế:
Thông tư 81 được ban hành hướng dẫn hai hàng thừa kế theo pháp luật
như sau:


- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa (vọ cả góa, vợ lẻ góa) hoặc chổng
góa, các con đẻ và con ni, bố đẻ, mẹ đẻ hc bố ni, mẹ nuôi.

- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội.ông ngoại, bà ngoại, anh chị em
ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ ;hác cha và anh chị em nuôi.
Về cơ bản hàng thừa kế ở Thông tư 81 lhông thay đổi về số lượng và kế
thừa Thông tư 594 và các văn bản trước đó. ớ hàng thừa kế thứ hai quy định
“anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ kháccha”. Quy định này phù hợp với
khung cảnh xã hội lúc bấy giờ, bởi dó là chế ilộ đa thê do xã hội cũ để lại. Vì
thế, trong gia đình, có thể có các anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha là lẽ đương nhiên. Do vây, Thông tư 81 ỉ)ổ sung những người này trong
hàng thừa kế thứ hai là hợp vói đạo đức gia đìili và xã hội lúc bấy giờ.
Thơng tư 81 không chỉ ghi nhận con riêng của vợ hoặc chồng được
hưởng di sản thừa kế của cha kế, mẹ kế, mà còn quy định nếu giữa những
người này thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc ni dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thl được thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất và các

con của những người này cũng được thừa kế kế vị. Đây là điểm tiến bộ nhằm
thắt chặt mối quan hệ giữa những người con riêng với cha kế, mẹ kế trong gia
đình. Mặc dù vậy, nếu xảy ra tranh chấp trên thực tế thì rất khó có cơ sở xác

định như thế nào được gọi là chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ coti.
Bên cạnh đó, Thơng tư 81 lần đầu tiên quy định những người thuộc diện
thừa kế di sản nhưng có hành vi xãm phạm đêh người để lại di sản thì khơng
được hưởng thừa kế. Đặc biệt hơn, Thơng tư 81 cịn bảo vệ quyén lợi của cha
mẹ, con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhung không đủ khả năng iao
động khi di chúc của người để lại di sản không cho họ hưởng. Những người

này thuộc diện người được hưởng di sản khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Ngồi ra, Thơng tư 8 I cịn quy định trong trường hợp những người liiừa
kê lẫn nhau chết trong cùng một tliừi điểm hoặc khơng Lhể xác định ai clict
trước thì khơng ai được thừa kế của ai, di sản cùa người nào sẽ chia cho người


thừa kế của người đó. Mặt khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chung
trong gia đình, người nào có dóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển
khối tài sản chung thì khi bố mẹ, ơng bà chết được trích chia một phần tương
xứng với cơng sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung.
Nhìn chung, Thơng tư 81 có nhiều điểm phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho
công tác xét xử của ngành Toà án dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
*

Giai đoạn 1990-1995:

Đây là những năm dầu của thời kỳ đổi mới nên xã hội có những bước
chuyển mình. Hiến pháp năm 1992 ra đời đã góp phần củng cố và xây dựng
hệ thống các văn bản pháp luật khác một cách hoàn chỉnh hơn nhằm đáp ứng

những đòi hổi của thời kỳ đổi mới. Trong giai đoạn này, Thơng tư 81 đã
khơng cịn phù hợp để điều chỉnh những tranh chấp phát sinh trên thực tiễn.
Do vậy, Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 được ban hành (sau đây gọi tắt là

Pháp lệnh Thừa kế 1990).
* Về diện thừa kế:

Với đa dạng thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, mối quan hệ thừa
kế cũng ở mức độ đa dạng, phức tạp hơn. Vì thế, Thơng tư 81 đã không đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn quyền thừa kế của
cơng dân trong thời kỳ đổi mới, kế thừa những quy định của Thống tư 81,
Pháp lệnh Thừa kế 1990 quy định thêm diện thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ
ngoại, chú, bác, cơ, dì, cậu ruột của người để lại di sản và cháu của người để
lại di sản mà người chết là chú, bác, cơ, dì, cậu ruột. Bản chất của Pháp lệnh
Thừa kế 1990 mang tính truyền thống về quan hệ gia dinh, trong đó, lợi ích
của mỗi thành viên gia đình, dịng tộc ln được coi trọng và đảm bảo khi mà
sở hữu tư nhân ngày càng phong phú về chủng loại và lăng vổ giá trị.
* Vê hàng thừa kế:
Pháp lệnh Thừa kế 1990 được ban hành, ghi nhận ba hàng thừa kế tại
Điều 25 của Pháp lệnh, bao gồm:


×