Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 83 trang )


BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


B ộ TƯ PHÁP





TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








LIỄU THỊ HẠNH

THỤ• LÝ VỤ• ÁN DÂN s ự•
MỘT
• SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN




Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIÉN SỸ NGUYỄN CƠNG BÌNH

THƯ V I Ề N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỮẬT HÀ NỘI
PHỊNG D O C

HÀ NỘI 2009


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự ................ :.............. 6
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự . 6
1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự và quyền khởi kiện vụ án dân sự.......................... 6
* 1.1.2. Khái niệm thụ lý vụ án dân SỰ...K............................................................... 11
Y1.1.3. Bản chất của thụ lý vụ án dân s ự .....V..................................................................... 13

'1 1.1.4. Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự....«........................................................... 15
1.2. Sơ LƯỢC S ự PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ

TỰNG DÂN S ự VIỆT NAM VỀ THỤ LÝ v ụ AN DÂN s ự TỪ NĂM 1945 ĐÉN
NAY...............’.................................. ................................... ............................... 17
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988 ..................................................... 17
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003 ..................................................... 19
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến n ay.................................................................21
CHƯƠNG 2 ......... ........................................................................................................ 25
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT.................................................. . 25
Tổ TỤNG DÂN S ự NĂM 2004 VỀ THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự VÀ THựC TIỄN
THỰC HIỆN........ ....................................................................... .............................. 25
,2.1. THẨM QUYỀN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự .......................25
2.1.1. Thẩm quyền thụ lý vụ án dân s ự ....... X.....................................................262.1.2. Các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự .ị...................................................... 29
2.2. TRÌNH Tự, THỦ TỤC THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự ....................................... 42
^. 2.2.1. Nhận và xem xét đơn khởi kiện................................................................42'
2.2.2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện................................................... 47
2.2.3. Xác định tiền tạm ứng án phí và thơng báo cho người khởi kiện.......... 48
2.2.4. Vào sổ thụ lý vụ án dân sự ........................................................................ 50
2.2.5. Thông báo việc thụ lý vụ án dân s ự .......................................................... 52
2.3. GIẢI QƯYET CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự .. 56
2.3.1. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự...>................................................. . 56 )
2.3.2. Chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án khác giải quyết J.................. ............60
CHƯƠNG 3 ...................... ...........................................................................................63
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN s ụ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOAN THIỆN......................... 63
3 .1. THỰC TRẠNG PHAP LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ự VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN sự ............... .............................’............................. 63
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TỔ TỤNG DÂN Sự VIỆT NAM VỀ THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự ........................ 68
KẾT LUẬN.............. .................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 76



BẢNG CHỮVIÉT TẮT

Bộ luật dân sự:

BLDS

Bộ luật tố tụng dân sự:

BLTTDS

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

HĐTPT ANDTC

Luật tổ chức Tòa án nhân dân:

LTCTAND

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự:

PLTTGQCVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế:

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động:

PLTTGQCTCLĐ


Tòa án nhân dân:

TAND

Tòa án nhân dân tối cao:

TANDTC

Trách nhiệm hữu hạn:

TNHH

ủy ban nhân dân:

ƯBND

Vụ án dân sự:

VADS


LỜI NĨI ĐÀU
I

r r

f




11

• Ấ

J

_______ • Ạ

__ 1 _ • < * _ _ ____r » Ặ

A 1



. Tính câp thiêt cua việc nghiên cứu đê tài
Trước năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố

tụng dân sự như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994
(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
năm 1996 (PLTTGQCTCLĐ)... quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ
việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại và lao động. Thời kỳ đầu đổi mới của đất nước, các văn
bản pháp luật này đã phát huy tác dụng trong việc Toà án giải quyết các vụ
việc, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích
của Nhà nước và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, các văn bản
pháp luật này có nhiều hạn chế, bất cập như mới chỉ dừng lại ở việc quy định
những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể.
Hơn nữa, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhiều quy định khơng cịn

phù hợp, thậm chí mâu thuẫn, thiếu đồng bộ với các quy định của Bộ luật dân
sự (BLDS), Bộ luật lao động, Luật hơn nhân và gia đình...
Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ quốc
tế, tại kỳ họp thứ 5 ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân
(BLTTDS). Việc ban hành BLTTDS đã đánh dấu một

sự

bướcpháttriểnmới

của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật
quy định đầy đủ và có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự như các nguyên
tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; quyền và nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; thẩm
quyền của Tịa án nhân dân; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự,


hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động...
Thụ lý vụ án dân sự (VADS) là công việc đầu tiên của Tịa án trong q
trình giải quyết VADS, là cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật tổ tụng,
đặt trách nhiệm giải quyết tranh chấp dân sự đó cho Tồ án. BLTTDS năm
2004 có nhiều quy định mới về thụ lý VADS bảo đảm cho việc thụ lý giải
quyết các VADS được thuận lợi. Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các VADS cịn
có những ý kiến khác nhau trong việc thực hiện các quy định này và cịn chưa
được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đầy đủ và thống nhất.
Để góp phần làm rõ những vấn đề liên quan đến việc thụ lý VADS, tác giả
lưa chon đề tài “Thu lý vu án dân sư —M ôt số vẩn đề lỷ ln và thưc tiễn”







9/







•/





làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi BLTTDS được ban hành đã có một số cơng trình nghiên cứu
khoa học pháp lý về vấn đề thụ lý VADS, như bài “Một sổ ỷ kiến về thụ lý vụ
án dàn sứ ' của Đồn Đức Lương đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân số
10/1998; bài “Mợí số ỷ kiến về thụ lý vụ án dân s ự ' của tác giả Lê Chí Cơng
đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân số 11/1998; Luận án thạc sĩ luật học “Thụ
lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam” của Đồn Đức Lương... Trong các cơng trình nghiên cứu này các tác
giả chủ yếu mới đề cập đến thực tiễn thụ lý các VADS ở các Tịa án, tình
trạng thiếu cán bộ trong việc thụ lý xét xử các vụ án của ngành Toà án và việc
nghiên cứu cũng chỉ đặt ra đổi với các quy định của PLTTGQCVADS. Từ

khi BLTTDS được ban hành, các cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý về
vấn đề này vẫn được tiếp tục thực hiện, như bài “ vẩn đề khởi kiện và thụ lý
vụ án dãn sự ’’’ của tác giả Lê Thị Bích Lan đăng trên Tạp chí Luật học năm
2005 số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự; bài “Bàn về kiểm sát việc thụ lý vụ
án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả Phan Xuân


Tuy đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 17/2005... Tuy nhiên, mỗi cơng trình
nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết vấn đề này ở một góc độ khác nhau và cho
đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về vấn đề thụ lý
VADS.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiền cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về thụ lý
VADS; các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thụ lý VADS
và thực tiễn thi hành các quy định này tại các Toà án Việt Nam. Ngoài ra,
việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định thụ lý VADS của
pháp luật tổ tụng dân sự một số nước để đối chiếu, so sánh tham khảo.
Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung vào việc giải quyết nhiều vấn đề
khác nhau của thụ lý VADS như quyền khởi kiện VADS, khái niệm thụ lý
VADS, thẩm quyền thụ lý VADS, điều kiện thụ lý VADS, trình tự, thủ tục
thụ lý VADS và các vấn đề khác liên quan đến việc thụ lý VADS. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ
một số vấn đề cơ bản nhất về thụ lý VADS như khái niệm thụ lý VADS, các
quy định của BLTTDS về thụ lý VADS để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và
việc hoàn thiện chúng. Những vấn đề khác liên quan đến đề tài này tác giả sẽ
tiếp tục nghiên cứu sau khi có điều kiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và quan
điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngồi ra, để thực

hiện việc nghiên cứu luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như phân tích, tổng họp, so sánh, diễn giải, suy diễn lô g íc...
5. Mục
đích và nhiệm
vụ• của việc
nghiên
cứu đề tài



o
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về thụ lý


VADS, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý VADS và
thực tiễn áp dụng chúng tại các Tồ án Việt Nam, từ đó tìm ra một số giải
pháp hoàn thiện pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam về thụ lý VADS nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết VADS.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác
định trên những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thụ lý VADS như khái niệm, bản
chất, ý nghĩa của thụ lý VADS; sự phát triển của pháp luật tổ tụng dân sự
Việt Nam về thụ lý VADS.
- Phân tích, đánh giá các quy định BLTTDS về thụ lý VADS.
- Khảo sát, tìm hiểu việc thực hiện các quy định của BLTTDS về thụ lý
VADS tại các Tồ án, nhận diện những bất cập và tìm ra nguyên nhân của
chúng.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam về thụ lý VADS.
6.


Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chun biệt có tính hệ thống những
vấn đề liên quan đến việc thụ lý VADS. Trong luận văn có những điểm mới
sau đây:
- Hồn thiện khái niệm thụ lý VADS, xác định rõ bản chất và ý nghĩa
của thụ lý VADS.
- Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật về thụ lý VADS.
- Đánh giá đúng thực trạng các quy định của BLTTDS về thụ lý VADS
và thực tiễn thực hiện.
- Đe xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định
của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý VADS.


7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Trong đó, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: M ột số vấn đề lý luận về thụ lỷ vụ án dân sự
Chương 2: N ội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 về thu• lý vu• án dân sư
và thưc
tiễn thưc
hiên




Chương 3: Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
về thụ lỷ vụ án dân sự và các giải pháp hoàn thiện



CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ụ










1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA THỤ LÝ v ụ ÁN
DÂN S ự
1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự và quyền khỏi kiện vụ án dân sự






M

%/








Vụ án dân sự, quyền khởi kiện VADS và thụ lý VADS là những vấn đề
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi chủ thể của quyền khởi kiện thực hiện
quyền khởi kiện của mình thì Tồ án mới xem xét thụ lý. Vì vậy khái niệm
thụ lý VADS được xem xét gắn liền với khái niệm VADS và quyền khởi kiện
VADS.
1.1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự
Trước khi BLTTDS ra đời, theo quy định của PLTTGQCVADS,
PLTTGQCVAKT và PLTTGQCTCLĐ tồn tại 3 khái niệm vụ án dân sự, vụ
án kinh tế, vụ án lao động. Theo đó vụ án kinh tế bao gồm các tranh chấp về
hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân
có đăng ký kinh doanh; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu và các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động
và người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền
lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao
động và trong quá trình học nghề; tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể
người lao động và người sử dụng lao động về thực hiện thoả ước lao động tập
thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động cơng đồn. VADS bao gồm
những tranh chấp và những việc khơng có tranh chấp về dân sự và hôn nhân


gia đình như: tranh châp vê quyên sở hữu, hợp đơng, bơi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng hoặc những tranh chấp khác; việc xác định cơng dân mất tích
hoặc đã c h ế t...

Năm 2004 BLTTDS ra đời, khái niệm VADS được khái quát hơn.
VADS bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự) thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà án và có đương sự u cầu Tồ án giải quyết. Khái niệm
kinh tế được thay bằng khái niệm kinh doanh thương mại. Theo BLTTDS
khái niệm VADS được mở rộng rất lớn xét theo phạm vi loại việc, bởi ngoài
những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình
cịn bao gồm các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh,
thương mại và lao động. Tuy vậy, BLTTDS lại thu hẹp về nội dung loại việc
bởi VADS chỉ bao gồm những loại việc có tranh chấp [10, tr 30-31].
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng “Vụ là việc, sự việc không hay, rắc
rối cần phải giải quyết” [47, trl279J; “Dân sự (civil administration) thuộc
việc của dân để phân biệt với việc của quan” [47, tr36]. Theo Đại từ điển
tiếng Việt “Án là vụ việc phải đưa ra xét xử ở toà” [45, tr34]. “Dân sự là việc
liên quan đến dân nói chung” [45, tr 520]. Những việc liên quan đến dân gồm
những quan hệ nhân thân, tài sản, những vấn đề về hôn nhân gia đình, kinh tế,
lao động. Trong các mối quan hệ này khi các bên trong quan hệ có mâu
thuẫn, rắc rối, không thống nhất được ý kiến với nhau về quyền và lợi ích
được gọi là xảy ra tranh chấp. Tranh chấp là sự giành giật, mâu thuẫn, bất
đồng ý kiến về quyền và lợi ích giữa các chủ thể.
Như vậy ta có thể hiểu VADS là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
liên quan đến dân và phải đưa ra xét xử ở Toà án. Theo nghĩa hẹp VADS chỉ
bao gồm các tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình.
Tuy vậy về cơ bản thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và


gia đình, kinh tế và lao động là giống nhau, đều là tranh chấp giữa các cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tố tụng ngang nhau nên theo
nghĩa rộng, vụ án dân sự là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ
chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hơn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, được đưa ra Toà án giải
quyết theo quy định của pháp luật tổ tụng dân sự. Trong luận văn tác giả đề
cập đến khái niệm VADS theo nghĩa này.
Đặc trưng của VADS là có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai
bên hay nhiều bên đương sự trong mối quan hệ pháp luật. Trong quan hệ đó
một bên có quyền khởi kiện u cầu Tồ án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, u cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ là làm một việc hoặc
không được làm một việc. Nghĩa vụ này phát sinh từ những quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được pháp luật bảo
vệ. Yếu tố tranh chấp được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để xác định có
là VADS hay khơng. Và đây cũng chính là yếu tố để phân biệt giữa VADS và
việc dân sự. Theo Điều 311 BLTTDS quy định "Việc dân sự là việc cá nhân,
cơ quan, tổ chức khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu Tồ án cơng nhận
hoặc khơng cơng nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa
vụ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình
hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình
quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
Trong VADS ta có thể xác định được các bên là nguyên đơn (người có
đom khởi kiện); bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng trong
việc dân sự vì khơng có tranh chấp nên chỉ xác định được bên u cầu cịn
bên kia có thể xác định hoặc không xác định [44, tr 5]. Vì ở VADS giữa các
đương sự có tranh chấp nên thủ tục giải quyết VADS có nhiều khác biệt với
thủ tục giải quyết việc dân sự. Theo quy định của BLTTDS khi giải quyết


VADS, Toà án phải mở phiên toà với đầy đủ thành phần theo quy định của
pháp luật tố tụng. Còn khi giải quyết việc dân sự Toà án chỉ mở phiên họp.
Thời hiệu khởi kiện VADS là 2 năm trong khi thời hiệu yêu cầu giải quyết
việc dân sự là một năm và thời hạn chuẩn bị xét xử VADS dài hơn thời hạn
giải quyết việc dân sự. Khi giải quyết VADS Tồ án có thể phải ra một bản

án còn khi giải quyết việc dân sự chỉ phải ra quyết định.
Do thủ tục giải quyết VADS và thủ tục giải quyết việc dân sự có những
khác nhau cơ bản nên khi nhận đơn khởi kiện Toà án phải xác định ngay đó là
VADS hay việc dân sự để thụ lý giải quyết đúng thủ tục.
1.1.1.2. Khái niệm quyền khởi kiện vụ án dân sự
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội
được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật”(Điều 50). Trong đó quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng,
theo đó cá nhân, tổ chức được thực hiện các hành vi theo quy định của pháp
luật nhằm thoả mãn lợi ích của mình như lao động, sản xuất kinh doanh để
tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội tham gia
vào các giao dịch dân sự .v.v. Khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm hay
tranh chấp thì họ có quyền thực hiện những biện pháp mà pháp luật cho phép
để bảo vệ và một trong những biện pháp đó chính là khởi kiện vụ án. Quyền
khởi kiện phát sinh từ quyền được pháp luật bảo hộ các quyền dân sự hợp
pháp.
Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền năng tổ tụng cơ bản của cá nhân,
cơ quan, tổ chức theo qưy định của pháp luật tố tụng dãn sự yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi có tranh
chấp về quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động. Theo Điều 4 và Điều 5 BLTTDS cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền


khởi kiện VADS tại Tồ án có thâm qun đê u câu Tồ án bảo vệ qun
và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Việc thực hiện quyền
khởi kiện của đương sự phải tuân theo quy định của pháp luật về thời hiệu
khởi kiện, năng lực chủ thể, thẩm quyền của tồ án...
Khi quyền, lợi ích họp pháp bị xâm phạm chủ thể có quyền và lợi ích bị
xâm phạm có quyền tự định đoạt khởi kiện hoặc khơng khởi kiện đến Tồ án

u cầu bảo vệ. Việc khởi kiện được thực hiện bằng hình thức nộp đơn khởi
kiện tại Tồ án có thẩm quyền.
v ề ngun tắc chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu
cầu Tồ án bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng để tất cả quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm đều được bảo vệ, pháp luật quy định “Cơ quan về dân số,
gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền
hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hơn nhân và gia đình trong trường
hợp do Luật hơn nhân và gia đình quy định. Cơng đồn cấp trên của cơng
đồn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định.
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi
kiện vụ án dân sự để u cầu Tồ án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”(Điều 162 BLTTDS).
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam các đương sự hoàn toàn
tự do lựa chọn các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhà nước chính
thức xác nhận quyền khởi kiện VADS của các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu
cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật cũng ghi nhận
các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ
nữ, tổ chức cơng đồn... có quyền khởi kiện u cầu Tồ án bảo vệ quyền,
lợi ích của người khác. Việc thực hiện quyền khởi kiện VADS thể hiện bằng


cách nộp đơn khởi kiện tại Toà án, là sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý làm
phát sinh quá trình tố tụng. Khởi kiện VADS là giai đoạn đầu tiên của tố tụng
dân sự. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi Tồ án thụ lý VADS.
1.1.2. Khái niêm
thu• lý
vu• án dân sư•


*/
Khi người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp
đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền, Tồ án có trách nhiệm nhận đơn,
vào sổ theo dõi để xem xét giải quyết. Một mặt, Toà sẽ phải xác định nội
dung đương sự yêu cầu giải quyết có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
khơng; người khởi kiện có năng lực hành vi tố tụng dân sự, có quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm không, trong trường hợp người đại diện khởi kiện
thì phải tuân thủ các quy định về đại diện. Mặt khác, Tòa án phải xem xét đơn
khởi kiện có nộp trong thời hiệu khởi kiện khơng và sự việc đã được giải
quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực chưa... Khi việc khởi kiện đáp
ứng được các u cầu thì Tồ án tiến hành thụ lý VADS. Trong trường hợp
người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tồ án sẽ thơng báo để họ
biết và đi nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm
ứng án phí do đương sự nộp, Toà án sẽ vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
Theo Từ điển tiếng Việt “Thụ lý là tiếp nhận giải quyết vụ kiện” [50, tr
961]. Theo Từ điển Luật học “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một vụ việc
để xem xét và giải quyết. Theo pháp luật tố tụng dân sự, thụ lý vụ án là việc
toà dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét, giải quyết một vụ
việc để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ
quan” [46, tr 732]. Tồ án là cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Đe giải
quyết các tranh chấp này Toà án phải thụ lý. Tuy nhiên, hoạt động thụ lý của
Tồ án có phát sinh hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào việc thực hiện quyền
khởi kiện VADS của các đương sự có đúng các quy định của pháp luật


không, đổi tượng tranh chấp được xác định trên cơ sở yêu cầu của bên này
đối với bên kia có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án khơng. Tồ án chỉ
thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện hợp pháp của đương sự.
Như vậy, thụ lý vụ án dân sự là việc Tồ án có thấm quyền chấp nhận

giải quyết đơn khởi kiện của đương sự và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải
quyết theọ quy định của pháp luật tổ tụng dân sự.
Thụ lý vụ án là giai đoạn đầu tiên của q trình tố tụng dân sự do Tịa án
thực hiện. Hoạt động thụ lý gồm những công việc cụ thể sau: Tịa án nhận
đơn khởi kiện, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của đơn khởi kiện trong thời
hạn luật định; xác định nội dung tranh chấp, nội dung yêu cầu giải quyết của
người khởi kiện. Kiểm tra các điều kiện để thụ lý vụ án như thời hiệu khởi
kiện; thẩm quyền giải quyết của Toà án; sự việc chưa được giải quyết bằng
bản án, quyết định đã có hiệu lực; quyền khởi kiện của chủ thể khởi kiện.
Kiểm tra các chứng cứ nộp theo đơn khởi kiện đã đầy đủ chưa? Thơng báo
nộp tiền tạm ứng án phí; vào sổ thụ lý và ra thông báo về việc thụ lý vụ án.
Trong giai đoạn thụ lý sẽ phải xác định quan hệ tranh chấp cần giải quyết; xác
định các thành phần tham gia tố tụng như nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đây là những cơng việc rất quan trọng góp phần
rất lớn vào việc giải quyết vụ án được chính xác, đảm bảo việc bảo vệ quyền
và lợi ích của các đương sự bởi nó sẽ quyết định những quy phạm pháp luật
nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, trong quá trĩnh
giải quyết vụ án, Toà án vẫn có thể xác định lại quan hệ tranh chấp, bổ sung
thêm những người tham gia tổ tụng nếu phát hiện ra có sai sót.
Thụ lý VADS là cơ sở pháp lý để ràng buộc các chủ thể vào trong một
mối quan hệ cụ thể được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng dân sự. Trong mối
quan hệ này Toà án là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việc
thụ lý giải quyết tranh chấp và các quyết định của Tồ án có tính chất bắt


buộc đôi với các bên. Thụ lý vụ án làm phát sinh quyên và nghĩa vụ tô tụng
của các chủ thể và đặt trách nhiệm giải quyết vụ án cho Toà án. Thời điểm
thụ lý VADS cũng là thời điểm bắt đầu tính thời hạn giải quyết vụ án.
Thụ lý VADS có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác.
Toà án chỉ tiến hành hoà giải, đưa vụ án ra xét xử sau khi đã thụ lý vụ án.

Tranh chấp trong nội bộ nhân dân thường được giải quyết dứt điểm khi có cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhận trách nhiệm giải quyết. Bằng việc thụ lý
vụ án, Tồ án đã chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết
VADS.
1.1.3. Bản chất của thụ lỷ vụ án dân sự
Thụ lý VADS là một giai đoạn của tố tụng dân sự - giai đoạn đầu tiên
trong q trình Tồ án giải quyết vụ án. Thụ lý VADS thực chất là việc Toà
án chấp nhận đơn khởi kiện xem xét giải quyết. Đây là một hành động cụ thể
của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp. Khi đơn khởi kiện được nộp
đến Tòa án thì Tịa án có thể trả lại đơn, chuyển đơn đến cơ quan khác hoặc
vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Khi Tòa án đã thụ lý vụ án tức là đã xác
định trách nhiệm giải quyết tranh chấp thuộc về mình mà khơng phải thuộc
trách nhiệm của cơ quan nhà nước khác. Trong bộ máv nhà nước, mỗi cơ
quan có một chức năng cụ thể để đảm bảo các vấn đề nảy sinh trong xã hội
được giải quyết và ổn định trật tự xã hội. Toà án có chức năng giải quyết, xét
xử các tranh chấp về dân sự. Nếu khơng thụ lý vụ án thì Tồ án khơng thể
giải quyết vụ án cụ thể đó. Do vậy, để thực hiện chức năng giải quyết vụ
VADS thì trước hết VADS phải được Tồ án thụ lý. Thụ lý vụ án gồm các
hoạt động cơ bản như: nhận đơn khởi kiện, xem xét xác định các điều kiện để
thụ lý, vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết, thông báo việc thụ lý. Kiểm tra các
điều kiện thụ lý với mục đích tránh việc thụ lý nhầm khi vụ án không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà


án khác, người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện... Nếu loại trừ được ngay
từ giai đoạn này thì Tồ án sẽ bớt được việc xử lý hậu quả sau này như phải
ra quyết định đình chỉ, chuyển vụ án., mà các quyết định này thường gây khó
khăn cho Tồ án và phiền hà cho đương sự.
Thụ lý VADS xác định nội dung loại việc sẽ được giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự giải quyết các VADS mà không phải là một thủ tục khác như

tổ tụng tụng hình sự hay tố tụng hành chính hoặc thủ tục giải quyết việc dân
sự. Đồng thời các đương sự trong vụ án sẽ được xác định gồm nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các hoạt động tiếp theo của quá
trình tố tụng giải quyết VADS sẽ là yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ, lập
hồ sơ vụ án, hoà giải, đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa...
Thụ lý vụ án làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tịa án có trách nhiệm căn cứ vào
các quy phạm nội dung giải quyết tranh chấp đúng pháp luật. Đe VADS được
giải quyết đúng thời hạn và chính xác thì Tồ án phải làm tốt cơng tác thụ lý.
Nếu ngay từ đầu đã xác định chính xác quan hệ pháp luật để ghi vào sổ thụ lý
và thông báo về việc thụ lý vụ án thì các đương sự cũng dễ dàng hơn trong
việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trên cơ sở các chứng cứ do đương sự cung
cấp Tòa án ra phán quyết. Bản án, quyết định giải quyết của Tồ án có tính
chất bắt buộc mà các chủ thể khác phải tuân theo. Trong tố tụng dân sự
nguyên tắc tự định đoạt là tối cao, ngay cả khi Tòa án đã ra phán quyết các
đương sự vẫn có thể thỏa thuận việc thực hiện phán quyết đó. Theo quy định
của BLTTDS, bằng việc thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án, bước
đầu Tồ án đã có các chứng cứ, tài liệu của vụ án. Hồ sơ vụ án bao gồm đơn
khởi kiện, các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn; ý
kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) cùng các
tài liệu kèm theo chứng minh cho ý kiến của họ.


1.1.4. Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý VADS có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, xác định việc Toà án đã
nhận trách nhiệm giải quyết vụ án. Tức là đã có cơ quan có thẩm quyền nhận
trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp và quyết định giải quyết sẽ
được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Khi đã nhận
giải quyết Tòa án sẽ phải thực hiện đúng chức năng, căn cứ vào các quy định
của pháp luật để giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Tòa án phải chịu trách

nhiệm về tính chính xác của quyết định. Khi đã nhận trách nhiệm Tòa án phải
tạo điều kiện để các đương sự hịa giải các mâu thuẫn và có được quyết định
cơng bằng, chính xác. Việc Tịa án thụ lý giải quyết góp phần vào giảm bớt
mâu thuẫn trong xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Sau khi thụ lý vụ án, Toà án sẽ phải tiến hành các bước tiếp theo
của quá trình tố tụng để đảm bảo vụ án được giải quyết trong thời hạn pháp
luật quy định. Trong giai đoạn thụ lý nếu xác định đầy đủ và đúng thành phần
tham gia tố tụng, sẽ bảo đảm được quyền lợi của người dân, tránh hiểu nhầm.
Thông thường khi giải quyết vụ án các thẩm phán thường căn cứ vào các
thành phần tham gia tố tụng được xác định từ giai đoạn thụ lý để triệu tập hoà
giải, xét xử...
Thụ lý VADS là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành các hoạt động tố
tụng, giải quyết vụ án. Toà án chỉ được tiến hành hoạt động tố tụng giải quyết
VADS nếu đã thụ lý vụ án. Trong một xã hội đảm bảo pháp luật được thực thi
thì các cơ quan nhà nước chỉ thực nhiệm những hoạt động nằm trong phạm vi
chức trách. Nếu làm tốt các hoạt động thụ lý sẽ tạo tiền đề giải quyết vụ án
nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Tịa án xác định đúng quan hệ pháp luật
trong giai đoạn thụ lý sẽ góp phần rất lớn vào việc giải quyết đúng đắn vụ án;
nếu xác định sai quan hệ pháp luật cần phải giải quyết sẽ dẫn đến việc áp
dụng sai pháp luật và việc giải quyết mâu thuẫn không đúng pháp luật sẽ gây


bức xúc cho đương sự dân đên việc khiêu kiện kéo dài, mât niêm tin ở quân
chúng nhân dân.
Thụ lý vụ án là cơ sở để Tịa án tính thời hạn giải quyết VADS. Pháp
luật quy định mỗi vụ án phải được giải quyết trong một thời hạn nhất định và
căn cứ để tính thời hạn chính là từ thời điểm Tòa thụ lý vụ án. Khi đương sự
nộp đơn khởi kiện đến Tòa án, họ thường rất quan tâm đến quá trình giải
quyết vụ án, họ phải được biết Tòa đã thụ lý vụ kiện của họ chưa, thời hạn
giải quyết trong bao lâu. Do đó việc Tịa án thụ lý vụ án là căn cứ để kiểm tra

thời hạn giải quyết vụ án của Tòa án, nếu vụ án bị kéo dài quá thời hạn đương
sự có thể khiếu nại. Nếu Toà án thực hiện đúng thủ tục thụ lý vụ án, thời hạn
giải quyết vụ án được đảm bảo, khơng cịn tình trạng vụ án kéo dài, tồn đọng.
Vụ án được giải quyết nhanh chóng và chính xác sẽ tạo được niềm tin của
nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật. Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích họp
pháp của các đương sự, đảm bảo pháp luật được thực thi và góp phần bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Sau khi Toà án thụ lý vụ án các đương sự được thực hiện các biện pháp
mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ có
quyền u cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ trong vụ án mà họ
đang lưu giữ. Cùng với việc nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn có thể nộp đon
yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tiến hành thu thập tài
liệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Bị đom được đọc và sao chụp tài liệu...
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong giai đoạn tố
tụng đầu tiên, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra trong
quá trình giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn đầu, việc phát hiện kịp thời vụ án
thụ lý sai tránh được việc tiến hành các thủ tục tố tụng không cần thiết, tiết
kiệm được thời gian, tiền của.


1.2.

S ơ LƯỢC S ự PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ụ VIỆT NAM VÊ THỤ LÝ v ụ ÁN DÂN s ự













TỪ NĂM 1945 ĐÉN NAY
1.2.1. Giai đoan từ năm 1945 đến năm 1988
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử phát triển đất nước. Ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ. Bản tun ngơn khơng chỉ khẳng định độc lập dân tộc,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mà còn khẳng định các quyền dân tộc cơ bản
của con người. Từ đó, bộ máy nhà nước cách mạng cũng được khẩn trương
xây dựng. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33C/SL
về việc thành lập các Toà án quân sự cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 quy định về tổ chức các
Toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hồ chỉ rõ
ngồi các việc hình Tồ án cịn giải quyết các việc về dân sự và thương sự
(Điều 17). Do thời kỳ này đất nước mới thành lập tình hình thù trong giặc
ngồi rất nguy cấp nên mọi việc tập trung chủ yếu để trấn áp bọn phản cách
mạng bảo vệ sự an nguy của đất nước, chưa có điều kiện để soạn thảo các văn
bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật về tố tụng dân sự nói riêng nên
ngày 10 tháng 10 năm 1945 Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 47/SL cho
phép áp dụng luật lệ cũ để xét xử nhưng “không trái với nguyên tắc độc lập
của nước Việt Nam và chính thể cộng hồ” trong đó có Điều 11 quy định về
thủ tục tố tụng cho giữ tạm thời thủ tục tố tụng của chế độ cũ. Trong điều
kiện đất nước còn non trẻ, chưa thể ban hành tất cả văn bản điều chỉnh mọi
lĩnh vực, việc áp dụng luật lệ cũ là cần thiết với thời điểm lúc bấy giờ. Ngày

17/4/1946 Nhà nước ban hành sắc lệnh số 51-SL có quy định về việc kiện,
khởi tố và thụ lý vụ án tuy nhiên không quy định thụ lý như thế nào. Tiếp đó
THƯ V I Ệ N
TRƯỜNG ĐAI HỌC LỦÂT h a n ộ i

PHỊNG Đ




Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 được ban hành bãi bỏ việc áp dụng luật lệ
của chế độ cũ; sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 cải cách bộ máy tư pháp và
tố tụng, từ Điều 15 đến Điều 18 quy định về thủ tục tố tụng nhưng khơng có
điều luật nào quy định về thủ tục thụ lý VADS. Từ năm 1945 đến năm 1954
khơng có văn bản pháp luật quy định riêng về thủ tục tố tụng dân sự cũng như
thụ lý VADS. Thời kỳ này cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào giai
đoạn quyết liệt, các Toà án chỉ tập trung xét xử các vụ án hình sự, ít giải
quyết các tranh chấp dân sự. Thậm chí theo Thông tư số 12-NV-CT ngày
29/12/1946 của Bộ Tư pháp về tổ chức tư pháp trong tình hình đặc biệt “nếu vì
một lẽ gì, Tồ án thường khơng thể tiếp tục công việc xử án được, việc xét xử
những phạm pháp sẽ do quyết định của Uỷ ban bảo vệ khu mà giao cho Tồ án
qn sự. Cịn các việc hộ hoặc thương mại sẽ đình chỉ, trừ những việc cấp tốc
thì sẽ do hội thẩm chun mơn của Tồ án quân sự xét xử bằng mệnh lệnh” [41,
tr37]. Từ năm 1955 đến năm 1960 Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản
pháp luật tố tụng như Thông tư số 141/HCTP ngày 05/02/1957, Thông tư số
1507/HCTP ngày 24/8/1956 của Bộ Tư pháp và Thông tư số 69/TC ngày
31/12/1958 của Bộ Tư pháp và TANDTC sửa đổi thẩm quyền của các
TAND... nhưng các văn bản pháp luật tố tụng này chủ yếu chỉ quy định về
nguyên tắc giải quyết VADS mà chưa quy định cụ thể về thụ lý VADS.
Sau khi Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 và Luật tổ chức Toà án nhân

dân (LTCTAND) năm 1960 ra đời đã có một khối lượng đáng kể các văn bản
hướng dẫn thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt là thủ tục giải
quyết ly hôn. Theo đó, “...Đương sự có quyền đưa đơn trực tiếp đến Tồ án,
mặc dù việc bất hồ trong gia đình chưa được tổ hồ giải hoặc Uỷ ban hành
chính xã giải quyết. Khi nhận đơn Toà án phải thụ lý để giải quyết...”(Mục 3
Phần III Thông tư 03/NCPL ngày 03/3/1966 của TANDTC về trình tự giải
quyết việc ly hơn). Bên cạnh đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)


cũng có Thơng tư sơ 613-V5 ngày 04/6/1969 hướng dân vê khởi tơ vụ kiện dân
sự

. Khi có đơn khởi kiện của nhân dân hoặc có quyết định khởi tố của Viện

kiểm sát thì Tồ án có trách nhiệm thụ lý và giải quyết” [39, tr34].
Trong giai đoạn này đáng chú ý nhất phải kể đến Thông tư số 39-NCPL
ngày 21/01/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp
những việc kiện về hôn nhân và gia đình, tranh chấp về dân sự. Trong Thơng
tư này TANDTC hướng dẫn rất cụ thể việc thụ lý VADS “Khi nghiên cứu một
đơn kiện, thẩm phán cần xem xét nội dung của đơn kiện có rõ ràng khơng, vụ
kiện có thuộc thẩm quyền xét xử của Tồ án khơng, ngun đơn có đủ tư cách
đi kiện khơng. Nếu nhận thấy nội dung đơn kiện đã rõ ràng, vụ kiện thuộc
thẩm quyền của Tồ án mình và ngun đơn có đủ tư cách đi kiện, thẩm phán
phải thụ lý vụ kiện. Việc đó phải được vào sổ thụ lý ngay.. .”[39, tr33].
Tóm lại, trong giai đoạn này các văn bản pháp luật quy định về tục tố
tụng dân sự và hướng dẫn về việc thụ lý VADS rất ít. Tuy vậy, bước đầu các
văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành trong thời gian từ năm 1960
trở đi cũng đã có những quy định về thụ lý VADS.
1.2.2. Giai đoan từ năm 1989 đến năm 2003
Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tăng

cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, kế thừa và phát triển các quy định
về thủ tục tố tụng dân sự trước đó, thời gian từ năm 1989 đến năm 2003 Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố tụng dân sự như: Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động ngày 11/4/1996. Đây là những văn bản pháp luật quan
trọng có ý nghĩa rất lớn về thủ tục giải quyết các VADS trong thời kỳ này.
Đặc biệt vấn đề thụ lý vụ án cũng đã được quy định trong các văn bản pháp
luật này tạo cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết VADS.


v ề điều kiện thụ lý vụ án được quy định tại Điều 36 PLTTGQCVADS,
Điều 32 PLTTGQCVAKT, Điều 34 PLTTGQCTCLĐ. Theo đó Tồ án chỉ
thụ lý vụ án khi người khởi kiện có quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện vụ
án còn, sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực
pháp luật, sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Ngoài ra, theo
Điều 11 PLTTGQCTCLĐ, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết các tranh chấp lao
động đã qua hoà giải ở cơ sở hoặc đã được Hội đồng trọng tài lao động cấp
tỉnh giải quyết trừ những tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường
thiệt hại cho người sử dụng lao động.
v ề trình tự thủ tục thụ lý vụ án: Các văn bản pháp luật này quy định sau
khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu đơn kiện không thuộc
một trong các trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì Tồ án cần xem xét vụ án
có thuộc thẩm quyền của mình hay khơng (thẩm quyền theo loại việc, thẩm
quyền của cấp Toà án, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa
chọn của nguyên đơn). Nếu qua xem xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của
Tồ án mình thì thơng báo cho ngun đơn biết. Đối với các vụ án kinh tế và
lao động trong thời hạn bẩy ngày kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn
phải nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 33 PLTTGQCVAKT, Điều 35

PLTTGQCTCLĐ). Đối với VADS trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp
đơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 37 PLTTGQCVADS).
Tồ án chỉ thụ lý vụ án khi nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền
tạm ứng án phí. Ngày Tồ án thụ lý vụ án là ngày nguyên đơn xuất trình
chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Đối với VADS và vụ án lao động
nếu đương sự được miễn án phí thì ngày thụ lý là ngày Tồ án nhận đơn khởi
kiện; nếu đương sự được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý là ngày
Tồ án cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Ngồi ra Tồ án có thể gia hạn nộp


tiền tạm ứng án phí một tháng đối với VADS. Hết thịi hạn này mà ngun
đơn khơng nộp tiền tạm ứng án phí thì Tồ án khơng thụ lý vụ án.
Tại Mục 4 Phần I Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của
TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của
PLTTGQCVAKT cũng nêu "sau khi nhận được đơn và các tài liệu kèm theo,
nếu đơn kiện không thuộc một trong những trường hợp trả lại đơn theo quy
định tại Điều 32 Pháp lệnh thì Tồ án cần xem xét vụ án có thuộc thẩm quyền
của mình hay không. Nếu qua xem xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình
thì phải cho nguyên đơn biết và trong thời hạn bẩy ngày kể từ ngày nhận
được thông báo ngun đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tồ án chỉ vào sổ
thụ lý vụ án kể từ ngày xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí".
Như vậy các văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành trong thời
gian này đã quy định về thủ tục thụ lý các VADS, vụ án kinh tế và vụ án lao
động. Tuy nhiên các quy định cịn mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể,
chưa quy định rõ thời hạn Toà án phải xem xét giải quyết đơn nên chưa đề
cao được trách nhiệm của Toà án. Đối với những VADS Viện kiểm sát khởi
tổ, tổ chức xã hội khởi kiện pháp luật không quy định trong những trường
hợp này đương sự có phải nộp tiền tạm ứng án phí hay khơng nên khi áp dụng
cịn nhiều lúng túng, khơng thống nhất, có Tồ án u cầu đương sự nộp có
Tồ án khơng, tạo nên sự không công bằng trong giải quyết vụ án. Mặt khác,

về bản chất, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động đều bắt nguồn từ tranh
chấp dân sự nhưng thủ tục giải quyết được quy định bởi ba pháp lệnh khác
nhau, việc phân biệt thủ tục giải quyết đôi khi gặp phải khơng ít khó khăn và
nhầm lẫn.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, đòi hỏi pháp luật tố tụng dân


×