Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.85 KB, 58 trang )

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
3.1. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
3.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHN
O
&PTNT) Việt Nam được
thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ), đến nay NHN
O
&PTNT Việt Nam đã trở thành Ngân hàng thương mại hàng
đầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam, đồng thời là
Ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam.
Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành
lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHN
O
&PTNT Việt Nam theo
Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHN
o
&PTNT Việt
Nam. Sở giao dịch là đơn vị hạch toàn phụ thuộc, đại diện theo ủy quyền của
NHN
O
&PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng có liên quan đến các chi
nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHN
O
&PTNT Việt Nam, thực hiện một phần các hoạt


động của NHN
O
&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với
NHN
O
&PTNT Việt Nam đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội. Trong nhiều
năm liền, Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,
hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả.
Cùng với sự phát triển các dịch vụ, sản phẩm gắn liến với nhiều tiện ích, Sở giao
dịch còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện về các quy trình quản lý dịch vụ
theo hướng đơn giản hóa thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ giữ vững danh
hiệu và vị thế của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Hà Nội.
Ngân hàng đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở giao dịch thành một Ngân hàng đa
năng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Sở giao dịch
cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung ứng các dịch vụ
đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng, được xây dựng trên nền tảng công nghệ
hiện đại với các tiện ích hoàn hảo, giá cả cạnh tranh cùng với sự phục vụ nhiệt tình, chu
đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo
ủy quyền của NHN
O
&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với
NHN
O

&PTNT Việt Nam và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
 Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHN
O
&PTNT
Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
 Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHN
O
&PTNT Việt
Nam.
 Huy động vốn.
 Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Sở giao dịch có 4 điểm giao dịch
chính là Phòng kế toán tại trung tâm và 3 Phòng giao dịch, ngoài ra còn có
15 điểm kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc Đá
quý NHN
O
&PTNT Việt Nam là các đại lý huy động vốn của Sở giao dịch.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức
huy động vốn khác theo quy định của NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc
NHN
O
&PTNT Việt Nam cho phép.
 Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước.
 Cho vay.
 Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
 Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
 Phối hợp với các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện cho vay đồng tài trợ
và thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Gồm:
 Cung ứng các phương tiện thanh toán.
 Thực hiện các nhiệm dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
 Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
 Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và của NHNO&PTNT Việt Nam.
 Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc
tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối thao
chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHN
O
&PTNT Việt
Nam.
 Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật
các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ
thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận
ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHN
O
&PTNT Việt Nam cho phép.
 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của

NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình
thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHN
O
&PTNT Việt
Nam cho phép.
 Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của
NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột
xuất của Tổng giám đốc NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở
chính NHN
O
&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập
huấn nghiệp vụ luận văn cho cán bộ thuộc Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc
NHN
O
&PTNT Việt Nam giao cho.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam.
Hệ thống các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở giao dịch bao gồm: Phòng Kế
toán ngân quỹ, Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Phòng Tín dụng, Phòng
Kiểm tra nội bộ, Phòng Tổ chức hành chính nhân sự, Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng
hợp, Phòng điện toán, Phòng Tiếp thị nguồn vốn- sản phẩm- dịch vụ mới và ba phòng giao
dịch là Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Kim
Liên.
MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH
NHN
O
&PTNT VIỆT NAM
GIÁM ĐỐC
SỞ GIAO DỊCH
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Tín dụng
Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Kế toán ngân quỹ
Hành chính nhân sự
Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tiếp thị nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ mới
Điện toán
Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định số 367/SGD-HCSN
ngày 25/06/2004, quy định về các chức năng nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ và quy trình
điều hành hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động cùng với cơ

cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, bên cạnh đó là những danh mục sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa
dạng, phong phú, Sở giao dịch đang từng bước khẳng định vị thế và vai trò to lớn của mình
trên thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược: An toàn, lợi
nhuận, tăng trưởng.
3.2. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng tại Sở
giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3.2.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được vai trò quan trọng đó, những
năm qua Sở giao dịch đã rất chú trọng và làm tốt công tác này.
3.2.1.1. Phân tích quy mô tổng vốn huy động
Bảng 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
VHĐ
(Tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt
đối
(Tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (%) g
i
(Tỷ
đồng)
δ

i
Δ
i
t
i
T
i
a
i
A
i
2003 3810 - - - 100 - - -
2004 6380 2570 2570 167.5 167.5 67.5 67.5 38.1
2005 6488 108 2678 101.7 170.3 1.7 70.3 63.8
2006 8221 1733 4411 126.7 215.8 26.7 115.8 64.88
2007 10990 2769 7180 133.7 288.5 33.7 188.5 82.21
2008 15035 4045 11225 136.8 394.6 36.8 294.6 109.9
Bình quân
8487.33 2245 - 131.6 - 31.6 - -
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam
thời kỳ 2003-2008))
Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, tổng nguồn
vốn huy động bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 8487.33 tỷ dịch nói riêng phát
triển hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, NHN
O
&PTNT Việt Nam đã đề ra các giải pháp điều
hành hoạt động kinh doanh và chỉ đạo, tạo điều kiện cho Sở giao dịch thực hiện tốt Đề án
phát triển kinh doanh. Việc triển khai thực hiện Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và

kế toán khách hàng do WB tài trợ đã tạo điều kiện cho Sở giao dịch phát triển các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, nâng cao năng suất lao động chất lượng phục vụ khách
hàng. Tuy năm 2004 cũng xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
như: hậu quả của dịch cúm gia cầm, giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, sự
cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi liên tục nâng lãi suất huy động vốn để thu hút
nguồn tiền gửi… nhưng Sở giao dịch vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở mức
cao.
Năm 2005 nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt
8.4%, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 38.2% GDP. Tuy nhiên, nền
kinh tế vĩ mô cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gà, sự tăng giá của các mặt hàng chủ lực,
thị trường bất động sản trầm lắng, bên cạnh đó là cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng…
đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của toàn ngân hàng cũng như của
Sở giao dịch. Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 6488 tỷ đồng, tăng 1.7% so với
năm 2004, tương ứng với 108 tỷ đồng và tăng 70.3% so với năm 2003, bằng 85.4% chỉ
tiêu kế hoạch huy động vốn đề ra. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng liên hoàn đạt
63.8 tỷ đồng. Đây là năm mà vốn huy động của Sở giao dịch đạt tốc độ tăng liên hoàn
thấp nhất trong giai đoạn 2003-2008.
Trong các năm 2006-2007, nền kinh tế ổn định, GDP hàng năm ở mức cao cộng với
sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Tổng vốn huy động liên tục tăng và đạt tốc độ phát triển ổn định,
năm 2006 đạt 8221 tỷ đồng, tăng 26.7% so với năm 2005, năm 2007 đạt 10990 tỷ đồng,
tăng 2769 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng là 33.7%.
Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài
chính keo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. GDP trong nước là 6.23%, thấp
hơn so với năm 2007 (8.5%). Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷ giá giữa đồng Việt
Nam và ngoại tệ tăng cao gây ra rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước những nguy cơ và thách thức đó,
Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động
mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy có nhiều khó
khăn do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhưng trong năm 2008, Sở giao dịch đã hoàn

thành xuất sắc công tác huy động vốn. Tổng vốn huy động năm 2008 tại Sở giao dịch đạt
15035 tỷ đồng, tăng 4045 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ phát triển của năm 2008 so với
năm 2007 là 136.8%, tương ứng với tốc độ tăng là 36.8%. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ
tăng liên hoàn 109.9 tỷ đồng.
Nhìn chung, tổng vốn huy động của Sở giao dịch thời kì 2003-2008 liên tục tăng khá
cao và duy trì được sự ổn định qua các năm. Có được thành công đó là do Sở giao dịch đã
áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao vốn huy động như:
• Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sở giao
dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của tổ chức,
tăng cường nguồn tiền gửi dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mại,
nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với thị trường. Ngoài ra Sở cũng tăng
cường quảng bá thông tin trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quảng cáo nhằm tuyên
truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giao
dịch. Hiện nay Sở có 15 loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đang triển khai.
• Sở giao dịch cũng triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các tổ chức
tín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn như: Ngân hàng An Bình, NHCP Quốc tế, HSBC. Sở
cũng nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc Nhà nước để tập
trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngày 16/7/2008,
Sở giao dịch Agribank đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa. Sở cũng là đơn vị
đầu tiên trong hệ thống Agribank được giao nhiệm vụ triển khai sản phẩm này. Với ưu thế
tiết kiệm chi phí, thời gian, tính an toàn, hiệu quả và phạm vi sử dụng trên diện rộng, thẻ
tín dụng quốc tế Visa của Agribank là phương tiện đa năng, thanh toán hiện đại, văn minh,
phổ biến trên toàn cầu. Trong hệ thống hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, sở giao
dịch Agribank là đơn vị luôn đi đầu về ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, tiện
ích mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong những năm qua,
Sở giao dịch không ngừng đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện quản trị tốt
nguồn nhân lực và triển khai cá phương thức thanh toán hiện đại tiên tiến phù hợp với
thông lệ và chuẩn mực quốc tế như thanh toán điện tử, phát hành và thanh toán thẻ.
• Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn như VietSo
Pertro, các dự án ODA, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng

khoán Bảo Việt, triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản.
• Sở giao dịch đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện công tác quản lý
gắn với sử dụng tốt các công cụ điều hành, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng
dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các mặt hoạt động, tăng cường mở rộng thị trường, thị
phần. Đặc biệt là công tác phát triển dịch vụ, sản phẩm mới. Trong năm 2008, Sở giao dịch
đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về phát triển dịch vụ, sản phẩm. Các
dịch vụ, sản phẩm được áp dụng triển khai kịp thời, có hiệu quả, rộng rãi tới các thành
phần dân cư và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thực hiện vai trò là đơn vị đầu
mối thực hiện thí điểm các dịch vụ sản phẩm mới của Agribank, bên cạnh các sản phẩm
hiện có, Sở giao dịch đã thử nghiệm và triển khai áp dụng kịp thời, có hiệu quả các dịch vụ
sản phẩm mới như SMS Banking, Vn Topup, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ ghi nợ quốc tế,
giao dịch Thẻ ghi nợ nội địa qua thiết bị POS, thành lập Đại lý nhận lệnh chứng khoán.
Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ
2003-2008
3.2.1.2. Phân tích cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt
Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
Vốn huy động (Tỷ đồng) Tỷ trọng VHĐ (%)
Tổng VHĐ Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ
2003 3810 2819 991 74 26
2004 6380 5150 1230 80.72 19.28
2005 6488 5236 1252 80.7 19.3
2006 8221 6463 1758 78.62 21.38
2007 10990 9012 1978 82 18
2008 15035 12089 2946 80.47 19.53
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Kết quả tính toán cho ta thấy nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ có xu hướng tăng lên qua
các năm. Trong đó tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế, năm 2003,
tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 74% trong tổng vốn huy động thì đến năm
2007, tỷ trọng này là 82% và sang năm 2008 là 80.47% trong tổng vốn. Biểu đồ 2 cho thấy
rõ sự chênh lệch giữa tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ và ngoại tệ .
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa vốn huy động từ đồng nội tệ
và ngoại tệ. Trước hết là do lãi suất huy động tiền đồng cao hơn gần 3 lần số với huy động
ngoại tệ, nếu như lãi suất trung bình tiền gửi VNĐ trên dưới 17%/năm thì lãi suất huy động
USD cao nhất cũng chỉ khoảng 6%/năm, chính điều đó đã không hấp dẫn các tổ chức và cá
nhân gửi tiền USD. Hơn nữa, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường lên xuống thất thường, lãi suất
tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế biến động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý
của người gửi tiền.
Xét riêng về đồng nội tệ, nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
huy động và tăng liên tục qua các năm. Nếu như trong năm 2003, vốn huy động nội tệ là
2819 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 74% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2008, vốn
nội tệ đã đạt 15035 tỷ đồng, chiếm 80.47% trong tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng
liên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệ luôn đạt ở mức cao. Theo như bảng 2, ta thấy, tốc
độ tăng liên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệ năm 2004 là cao nhất (82.69%), tăng
2570 tỷ đồng so với năm 2003. Thực tế, năm 2004, nền kinh tế phát triển ổn định với tốc
độ tăng trưởng GDP đạt 7.7%, tỷ giá ổn định, lãi suất huy động bằng đồng nội tệ ở mức
cao, cùng với đó là việc Sở giao dịch thực hiện mở hàng loạt các tài khoản mới, phát hành
số lượng lớn thẻ ATM… khiến vốn huy động bằng nội tệ của Sở giao dịch tăng mạnh. Năm
2005, tốc độ tăng liên hoàn của vốn nội tệ là thấp nhất (1.67%), trong năm này, thị trường
tiền tệ Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của việc biến động thị trường ngoại hối thế giới
khi lãi suất USD trên thị trường có những diễn biến rất phức tạp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
đã 8 lần tăng lãi suất cơ bản từ 2.25% thời điểm đầu năm 2005 lên mức 4.25% vào thời
điểm cuối năm làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường trong nước tăng
liên tục. Chính vì thế, Sở giao dịch đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, cả
về đồng nội tệ và ngoại tệ, nguồn vốn huy động năm 2005 chỉ đạt 85.4% kế hoạch đề ra.

Năm 2008 tuy nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Sở giao dịch vẫn hoàn thành tốt công tác huy động
vốn. Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ là 12089 tỷ đồng, tăng 3077 tỷ đồng so với
năm 2007, tốc độ tăng liên hoàn là 34.14%, một con số ấn tượng trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế.
Song song với sự biến động của việc huy động đồng nội tệ, đồng ngoại tệ cũng tăng
liên tục qua các năm. Năm 2003, vốn huy động ngoại tệ là 991 tỷ đồng, chiếm 26% tổng
vốn huy động, đến năm 2008, con số này là 2946 tỷ đồng, chiếm 19.54% tổng vốn huy
động, có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất trong thời kỳ 2003-2008 (48.94%). Sở dĩ năm 2008
vốn ngoại tệ tăng cao là do lạm phát cao, dự trữ tiền đồng trở nên thiếu hấp dẫn, người dân
chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ, hơn nữa lãi suất huy động vốn ngoại tệ trong năm
2008 tăng trong khi lãi suất huy động nội tệ giảm, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi nội tệ
với USD không lớn như trước nữa mà chỉ ở mức 4%-6%, trong khi tỷ giá lại có xu hướng
tăng. Những nguyên nhân trên đã khiến người gửi tiền chuyển dần từ VNĐ sang USD.
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt
Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lượng tăng tuyệt đối liên
hoàn của VHĐ (Tỷ đồng) - 2570 108 1733 2769 4045
Theo nội tệ - 2331 86 1227 2549 3077
Theo ngoại tệ - 239 22 506 220 968
Tốc độ tăng liên hoàn của
VHĐ (%)
- 67.5 1.7 26.7 33.7 36.8
Theo nội tệ - 82.69 1.67 23.43 39.44 34.14
Theo ngoại tệ - 24.12 1.79 40.42 12.51 48.94

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động
Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị:Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
Vốn huy động (Tỷ đồng) Tỷ trọng VHĐ (%)
Tổng VHĐ TCKT TCTD Dân cư TCKT TCTD Dân cư
2003 3810 2580 1230 67.72 32.28
2004 6380 4807 1573 75.34 24.66
2005 6488 4666 1822 71.92 28.08
2006 8221 5721 2500 69.59 30.41
2007 10990 8131 2859 73.99 26.01
2008 15035 11125 3910 74 26
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Bảng 3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lượng tăng, giảm tuyệt đối
liên hoàn của VHĐ (Tỷ
đồng)
- 2570 108 1733 2769 4045
TCKT-TCTD - 2227 -141 1055 2410 2994
Dân cư - 343 249 678 359 1051
Tốc độ tăng, giảm liên hoàn
của VHĐ (%)
- 67.5 1.7 26.7 33.7 36.8

TCKT-TCTD - 86.32 -2.93 22.61 42.13 36.82
Dân cư - 27.89 15.83 37.21 14.36 36.76
Qua số liệu và kết quả tính toán ở bảng 3, ta có thể thấy rằng nếu xét theo đối tượng
huy động vốn thì nguồn vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam tập trung
chủ yếu ở tiền gửi của các TCKT-TCTD. Trong thời kỳ 2003-2008, vốn huy động từ các
TCKT-TCTD chiếm tỷ trọng lớn, thấp nhất là trên 67% tổng vốn huy động, cao nhất là trên
75% tổng vốn huy động.
Cụ thể, năm 2003, vốn huy động từ các TCKT-TCTD là 2580 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 67.72% tổng vốn huy động thì đến năm 2008, con số này đã là 11125 tỷ đồng, chiếm
74% tổng vốn huy động. Duy chỉ có năm 2005 vốn huy động từ các TCKT-TCTD giảm so
với năm 2004, nếu như năm 2004 là 4807 tỷ đồng thì sang năm 2005, nguồn tiền gửi từ các
TCKT-TCTD chỉ đạt 4666 tỷ đồng, giảm 2.93%. Trong khi đó, cũng trong năm này, vốn
huy động từ dân cư vẫn có tốc độ tăng liên hoàn là 15.83%. Nguyên nhân là do trong
năm 2005, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến lãi suất trên thị
trường rất phức tạp, tiền gửi của các TCKT-TCTD lại tập trung ở một số khách hàng
lớn, tính ổn định chưa cao.
Qua các bảng và biểu đồ, ta cũng thấy rằng cơ cấu vốn huy động theo đối tượng
chưa hợp lý khi vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp, vốn huy động từ các tổ chức
lại quá nhiều, tốc độ tăng, giảm liên hoàn của vốn huy động từ các đối tượng trên không ổn
định, khi tăng nhiều, khi tăng ít và có khi lại giảm. Đây là một trong những thách thức đối
với Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. Sở giao dịch cần thực hiện nhiều biện pháp để
cơ cấu vốn huy động được hợp lý và ổn định.
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm

Vốn huy động (Tỷ đồng) Tỷ trọng VHĐ (%)
Tổng VHĐ Có kỳ hạn
Không
kỳ hạn
Có kỳ hạn
Không
kỳ hạn
2003 3810 2628 1182 68.98 31.02
2004 6380 4149 2231 65.03 34.97
2005 6488 4009 2479 61.79 38.21
2006 8221 4730 3491 57.54 42.46
2007 10990 5384 5606 49 51
2008 15035 8559 6476 56.93 43.07
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Kết quả tính toán trong bảng và quan sát biểu đồ cho thấy tỷ trọng vốn có kỳ hạn và
không có kỳ hạn trong thời kỳ 2003-2005 có sự chiếm ưu thế rõ rệt của vốn có kỳ hạn với
tỷ trọng luôn trên 60%, nhưng kể từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng vốn có kỳ hạn có xu
hướng giảm, chỉ chiếm khoảng trên 50% trong tổng vốn huy động. Đặc biệt, trong năm
2007, tỷ trọng vốn có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng 49%, ít hơn vốn huy động không kỳ hạn.
Đây là một tín hiệu cho thấy sự phát triển trong hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch
bởi đối với một ngân hàng thương mại, tiền gửi không kỳ hạn càng cao thì ngân hàng đó
càng có lợi thế về chi phí vốn. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn vốn huy động
an toàn với lãi suất thấp hơn so với huy động có kỳ hạn, đem lại lợi nhuận cao, chính điều
này đã đem lại cho Sở giao dịch những lợi thế hơn hẳn các chi nhánh khác trong hệ thống.
Xét riêng về nguồn vốn có kỳ hạn, các số liệu trong bảng 4 và 4.1 cho thấy tiền gửi
có kỳ hạn tại Sở giao dịch tăng qua các năm. Năm 2003, tiền gửi có kỳ hạn là 2628 tỷ đồng
thì đến năm 2008 con số này là 8559 tỷ đồng, tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn khá cao,
từ trên 13% đến gần 60%. Duy chỉ có năm 2005, năm mà tình hình kinh tế trong nước cũng
như thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi liên tục của lãi suất huy động nên

tiền gửi có kỳ hạn tại Sở giao dịch giảm 4.34% so với năm 2004, tương ứng với lượng
giảm tuyệt đối là 140 tỷ đồng.
Về tiền gửi không có kỳ hạn, đây là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, đem lại
lợi nhuận cao, là công cụ cạnh tranh chính của Sở giao dịch. Nguồn vốn không kỳ hạn
tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong thời kỳ 2003-2008, biểu hiện qua các số liệu trong
bảng 4 và 4.1. Năm 2004, vốn không kỳ hạn là 2231 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34.97% trong
tổng vốn và có lượng tăng tuyệt đối là 1049 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 88.75% so
với năm 2003 thì đến năm 2007, vốn không kỳ hạn của Sở giao dịch đạt 5606 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 51% và có tốc độ tăng 60.58% so với năm 2006. Sang năm 2008, vốn huy
động không kỳ hạn đạt 6476 tỷ đồng, tăng 870 tỷ đồng so với năm 2007, và chiếm tỷ trọng
43.07% trong tổng vốn huy động. Đây là nguồn vốn ổn định giúp Sở giao dịch có thể đảm bảo
an toàn và cân đối nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao lợi
nhuận.
Bảng 4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lượng tăng, giảm tuyệt đối
liên hoàn của VHĐ (Tỷ
đồng)
- 2570 108 1733 2769 4045
Có kỳ hạn - 1521 -140 721 654 3175
Không kỳ hạn - 1049 248 1012 2115 870
Tốc độ tăng, giảm liên hoàn
của VHĐ (%)
- 67.5 1.7 26.7 33.7 36.8
Có kỳ hạn - 57.88 -4.34 17.98 13.83 58.97
Không kỳ hạn - 88.75 11.11 40.82 60.58 15.52
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam

giai đoạn 2003-2008
3.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ chủ yếu
là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với các khách hàng
có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi. Vốn tín dụng đã góp phần đắc
lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và trong toàn nền kinh tế,
góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong kinh doanh
tín dụng, Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ngoài việc đẩy mạnh công tác huy động
vốn và tăng trưởng nguồn vốn cũng luôn chú trọng và đề cao hoạt động sử dụng vốn. Sở
giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam xác định công tác đầu tư tín dụng là một trong những
nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu vì nó đem lại nguồn thu lớn, phải gắn liền giữa hiệu quả cho
vay và an toàn vốn. Thực hiện chủ trương đó, Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp và chính
sách thích hợp, đem lại hiệu quả cao trong công tác sử dụng vốn.
Phân tích quy mô doanh số cho vay
Bảng 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
DSCV
(Tỷ
đồng)
Lượng tăng, giảm
tuyệt đối
(Tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng, giảm
(%)
g

i
(Tỷ
đồng)
δ
i
Δ
i
t
i
T
i
a
i
A
i
2003 1297 - - - 100 - - -
2004 1803 506 506 145.8 145.8 45.8 45.8 12.97
2005 1596 -207 299 88.5 123.1 -11.5 23.1 18.03
2006 3060 1464 1763 191.7 235.9 91.7 135.9 15.96
2007 4960 1900 3663 162.1 382.4 62.1 282.4 30.6
2008 7773 2813 6476 156.7 599.3 56.7 499.3 49.6
Bình quân
3414.8 1295.2 - 143.1 - 43.1 - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD NHNo&PTNT VN 2003-2008)
Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, doanh số cho
vay bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 3414.8 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân
hàng năm là 143.1% và tốc độ tăng trung bình hàng năm là 43.1%, tương ứng với 1295.2
tỷ đồng. Qua số liệu ở bảng 5 và biểu đồ 5, ta thấy doanh số cho vay của Sở giao dịch
NHN
O

&PTNT Việt Nam liên tục tăng và duy trì được sự ổn định qua các năm, ngoại trừ
năm 2005 doanh số cho vay có giảm. Cụ thể:
Doanh số cho vay của Sở giao dịch năm 2003 chỉ đạt 1297 tỷ đồng thì đến năm
2008, doanh số cho vay của Sở giao dịch là 7773 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong cả thời
kỳ, tăng 43.1 % so với năm 2007. Năm 2004, tốc độ phát triển doanh số cho vay của Sở
giao dịch là 145.8% so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng là 45.8% thì đến năm
2006, tốc độ phát triển là 191.7% so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 91.7%, là
năm có sự thay đổi mạnh nhất. Tuy nhiên, trong năm 2005, doanh số cho vay tại Sở giao
dịch giảm 207 tỷ đồng so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2005, giá cả thị
trường thế giới và trong nước có nhiều biến động, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng
tăng, giá hàng tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp đề nghị vay
cũng tăng trong khi nguồn vốn huy động lại không tăng, dẫn đến việc phải hạn chế đáp
ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong các năm 2006-2008, doanh số cho vay tăng
cao và ổn định là do một số nguyên nhân cụ thể qua các năm như sau:
Năm 2006, doanh số cho vay tăng là do Sở giao dịch giải ngân cho vay doanh nghiệp
nội ngành theo chỉ định của Trung ương, còn lại là cho vay doanh nghiệp mới và nâng hạn
mức cho vay đối với một số khách hàng truyền thống được đánh giá là có tín nhiệm.
Năm 2007-2008, Sở giao dịch tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ và ngoài việc
ký kết các hợp đồng hợp tác và thiết lập cho vay đối với các công ty chứng khoán, Sở giao
dịch còn thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều doanh ngiệp mới, nâng cao hạn mức tín dụng
với một số doanh nghiệp có quan hệ lâu dài. Chính những hoạt động này đã làm doanh số
cho vay của Sở giao dịch thời kỳ 2006-2008 tăng cao và ổn định.
Nhìn chung trong cả thời kỳ 2003-2008, doanh số cho vay của Sở giao dịch
NHN
O
&PTNT Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng, phản ánh hoạt động có hiệu
quả trong công tác cho vay của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam.
Biểu đồ 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHN

O
&PTNT Việt Nam thời
kỳ 2003-2008.
Phân tích cơ cấu doanh số cho vay
 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay
Bảng 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT
Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số cho vay (Tỷ đồng) Tỷ trọng DSCV (%)
Tổng số Ngắn hạn
Trung và dài
hạn
Ngắn hạn
Trung và dài
hạn
2003 1297 763 534 58.83 41.17
2004 1803 1002 801 55.57 44.43
2005 1596 935 661 58.58 41.42
2006 3060 2359 701 77.09 22.91
2007 4960 4136 824 83.39 16.61
2008 7773 6558 1215 84.37 15.63
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD NHNo&PTNT VN 2003-2008)
Kết quả tính toán trong bảng 6, và biểu đồ 6 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của
Sở giao dịch thời kỳ 2003-2008 chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn
và tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2003,
doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58.83% thì đến năm 2008, tỷ trọng doanh số

cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam đã là 84.37%.
Về cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam có
xu hướng tăng qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch là
763 tỷ đồng thì năm 2008, con số này là 6558 tỷ đồng. Ở thời kỳ này, qua bảng 6.1 ta thấy,
doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là có tốc độ tăng lớn nhất, tăng 152.3% so với năm
2005, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 1424 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn xét về mặt giá trị thì có tăng cụ thể
tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn luôn ổn định nhưng tỷ trọng thì lại có xu
hướng giảm dần theo thời gian. Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta có thể thấy rõ xu hướng
thay đổi của cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn so với doanh số cho vay ngắn hạn.
Năm 2003, doanh số cho vay trung và dài hạn là 534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41.17% thì
đến năm 2008, con số này là 1215 tỷ đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 15.36% trong tổng
doanh số cho vay và có tốc độ tăng 47.45% so với năm 2007, tương ứng với lượng tăng
tuyệt đối liên hoàn 391 tỷ đồng. Đây là tốc độ tăng cao nhất của doanh số cho vay trung và
dài hạn trong thời kỳ 2003-2008.
Như vậy ta thấy rằng trong những năm 2003-2005, doanh số cho vay trung và dài
hạn của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam có tỷ trọng cao, chiếm trên 40% tổng doanh
số cho vay, đây là một yếu tố gây rủi ro rất lớn và có nguy cơ gây thiếu an toàn tới toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Từ năm 2006-2008, Sở giao dịch đã có những biện pháp hiệu quả thay
đổi cơ cấu cho vay, do đó tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm và cơ cấu
doanh số cho vay được cân đối. Năm 2006, doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm
22.91% và đến năm 2008 con số này là 15.63%. So với tỷ trọng doanh số cho vay trung và
dài hạn trung bình của các ngân hàng thương mại là 50% thì từ năm 2006 trở lại đây, Sở
giao dịch NHN

O
&PTNT Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc cân đối doanh số cho
vay ngắn hạn với trung hạn và dài hạn.
Biểu đồ 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lượng tăng, giảm tuyệt đối
liên hoàn của DSCV (Tỷ
đồng)
- 506 -207 1464 1900 2813
Ngắn hạn - 239 -67 1424 1777 2422
Trung và dài hạn - 267 -140 40 123 391
Tốc độ tăng, giảm liên hoàn
của DSCV (%)
- 45.8 -11.5 91.7 62.1 56.7
Ngắn hạn - 31.32 -6.69 152.3 75.33 58.56
Trung và dài hạn - 50 -17.48 6.05 17.55 47.45
 Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay
Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu

Năm
Doanh số cho vay (Tỷ đồng) Tỷ trọng DSCV (%)
Tổng số DNNN DNNQD HGĐ DNNN DNNQD HGĐ
2003 1297 847 348 102 65.3 26.83 7.87
2004 1803 1162 442 199 64.45 24.51 11.04
2005 1596 1015 449 132 63.6 28.13 8.27
2006 3060 1446 1392 222 47.25 45.49 7.26
2007 4960 1456 2204 1300 29.35 44.44 26.21
2008 7773 1994 4183 1596 25.65 53.81 20.53
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Qua kết quả tính toán ở bảng 7 và qua biểu đồ 7 ta có thể thấy rằng doanh số cho vay
của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả
các công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi
phối) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chiếm tỷ trọng chủ yếu, doanh số cho vay hộ
gia đình, cá nhân chỉ chiếm một số lượng nhỏ. Trong các năm 2003-2006, doanh số cho
vay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 90% tổng doanh
số cho vay, doanh số cho vay hộ gia đình cá nhân có tỷ trọng chưa đến 10%, trong những
năm 2007-2008, doanh số cho vay cá nhân hộ gia đình có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ
trọng trên 20%. Xu hướng trên là do Sở giao dịch thực hiện theo định hướng chung của cả
hệ thống ngân hàng mở rộng cho hộ gia đình, cá nhân vay tiêu dùng.
Ta thấy trong các năm 2003-2005, cơ cấu doanh số cho vay không hợp lý khi doanh
số cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi cho vay đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân còn hạn chế. Cụ thể trong
năm 2003, doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước là 847 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63.5%,
năm 2005 con số này là 1015 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 63.6%. Điều này có nghĩa là trong
giai đoạn này, cơ cấu cho vay của Sở giao dịch còn nhiều bất cập, không hợp lý và ẩn chứa
nhiều rủi ro khi Sở giao dịch chỉ tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước mà

×