Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIETCOMBANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.09 KB, 30 trang )

1
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
VIETCOMBANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
2.1. Thực trạng về kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Ngày 31/12, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê kinh tế - xã
hội năm 2008. Theo Tổng cục thống kê, mặc dù năm 2008 kinh tế xã hội
nước ta diễn ra trong bối cảnh hình hình thế giới và trong nước có nhiều biến
động phức tạp khó lường song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục
khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ
sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế -xã hội nước ta năm 2008 từng bước
vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát
được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã
tiếp tục được giải quyết có hiệu quả.
• Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính
tăng 6,23 so với năm 2007. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay
tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều
chỉnh là tăng 7% nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng kinh tế
của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương
đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
• Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá
tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong
quý II, III những các tháng quý IV liên tục giảm. Nhưng nhìn chung giá tiêu
dùng vẫn ở mức cao, giá tiêu dùng tháng 12/2008 so với 12/2007 tăng 19,89%
và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.
• Tổng thu chi ngân sách Nhà nước năm 2008 tăng 22,3% so với năm 2007 và
bằng 118,9% dự toán năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 bằng
2
97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm.
• Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷ
đồng, bằng 43,1%GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp


nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm
2007.
Khái quát lại, năm 2008 là năm kinh tế-xã hội nước ta phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát
tăng cao, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong nước. Tuy nhiên, Đảng,
Chính phủ đã kịp thời đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đồng
thời chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm
và đồng bộ các nhóm giải pháp đó. Những kết quả quan trọng mà chúng ta
đạt được trong năm qua đã khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Chính phủ là kịp thời và phù hợp với thực tế. Vì vậy, lạm phát đã được kiềm
chế; xuất khẩu ổn định; nhập siêu chuyển biến tích cực; thu ngân sách nhà
nước tiếp tục tăng; thu hút đầu tư nước ngoài phát triển tốt; sản xuất nông
nghiệp đạt kết quả cao; đời sống dân cư ổn định. Điều này được thể hiện ở
phụ lục 2.1.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong năm qua chưa thật vững chắc,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cân đối vĩ mô chưa hợp lý; đời sống dân cư
chưa được cải thiện nhiều, giá cả những tháng cuối năm đã giảm song vẫn còn
ở mức cao nên đời sống bộ phận dân cư thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa,
vùng thiên tai đang gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế nước ta đang tiếp tục bị
tác động mạnh trước sự suy thoái của nền kinh tế toàn quốc.
2.2. Thực trạng về năng lực tài chính của Vietcombank.
2.2.1. Khái quát chung về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung
ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là ngân
hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước
ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện
trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho
Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý
quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các
nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập
lại VCB theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
NHTMCP Ngoại Thương là ngân hàng cổ phần được thành lập sau khi
cổ phần hóa, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam từ Ngân hàng
thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần theo quyết định số
138/GP-NHNN ngày 23 thàng 5 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468
ngày 2 tháng 6 năm 2008.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao
gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức
và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân
trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các
4
nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được
NHNN cho phép.
VCB có trụ sở chính đặt tại số 198 Trần Quang Khải – Quận Hoàn Kiếm
– Hà Nội. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2008, ngân hàng có 1 Hội sở
chính, 1 Sở Giao dịch, 60 chi nhánh các tỉnh và thành phố trên cả nước, 1
Trung tâm đào tạo, 2 công ty con ở trong nước, 1 công ty con ở nước ngoài, 4
công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore.
Tổng số cán bộ thực tế đến ngày 31/12/2008 là 8.994 người.

Trải qua nhiều khó khăn và thách thức, VCB đã phấn đấu không ngừng
và có quyền tự hào về những dấu ấn đạt được. Hiện nay NHNT Việt Nam
được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Với truyền
thống kinh doanh ngoại hối, NHNT luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín
nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán XNK, và
các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. NHNT Việt Nam là một trong
những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và còn là thành
viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức thanh toán viễn thông tài chính
liên ngân hàng toàn cầu Swift, Hiệp hội Ngân Hàng Châu Á, Câu lạc bộ Ngân
Hàng Châu Á Thái Bình Dương, các tổ chức thẻ quốc tế Mastercard,
Visacard, JCB, Amex…Hiện nay, NHNT Việt Nam không ngừng mở rộng có
quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, có quan hệ đại lý với hơn 1300
ngân hàng tại hơn 85 nước trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của
khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và một
đội ngũ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết, NHNT Việt Nam
luôn giữ vai trò chủ lực và luôn là lá cờ đầu trong hệ thống ngân hàng thương
mại ở Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.
5
VCB còn là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The banker” một tạp
chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là
“Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002,
2003, 2004, 2005. VCB có quyền tự hào về tất cả những dấu son đã đạt được
và đang không ngừng cố gắng để phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay và trở thành một ngân hàng
quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới.
2.2.2.Thực trạng năng lực tài chính của Vietcombank trong điều kiện
hiện nay.
2.2.2.1. Quy mô và tỷ trọng từng loại vốn.

(1) Công tác huy động vốn.
Ngay từ khi mới thành lập, Vietcombank luôn xác định công tác huy động
vốn là 1 nhiệm vụ chiến lược quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong hệ
thống chiến lược kinh doanh của mình. Chính vì thế những năm gần đây ngân
hàng luôn làm tốt công tác huy động vốn, thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra
đối với Vietcombank đảm bảo cung cấp 1 nguồn vốn dồi dào, chủ động đáp
ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. Hơn thế nữa, còn là nguồn cung ứng vốn
điều hòa thường xuyên và ổn định, góp phần nâng cao khả năng luân chuyển
và điều hòa vốn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. VCB đã sử dụng nhiều
hình thức huy động vốn như: huy động tiền gửi của dân cư bao gồm tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi của tổ chức kinh tế bằng cả VNĐ
và ngoại tệ, kết hợp việc ph công cụ nợ mà chủ yếu là kỳ phiếu với các mức
lãi suất cạnh tranh. Nhờ thế, VCB đã không ngừng tăng vốn của mình về cả
quy mô lẫn chất lượng.
6
Hiện nay, Vietcombank đã thực hiện huy động vốn tiền gửi tiết kiệm bằng cả
VNĐ và ngoại tệ dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Đây vẫn được
coi là hình thức huy động truyền thống và chủ yếu đối với ngân hàng, kết hợp việc
áp dụng một chính sách lãi suất huy động linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ,
chia thành nhiều kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đưa ra
các phương thức huy động mới, không ngừng tiếp thị, củng cố nâng cao uy tín,
hình ảnh của mình trên thị trường trong nước. Ngân hàng đã tạo được niềm tin đối
với công chúng gửi tiền, biểu hiện là vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng
lên. Điều này được thể hiện tại phụ lục 2.4 và phụ lục 2.5.
Năm 2005: tổng tiền gửi của khách hàng là 107.722.420 triệu đồng.
Năm 2006: 121.500.342 triệu đồng, tăng 13.777.922 triệu đồng (≈+12,79%).
Năm 2007: 155.252.092 triệu đồng, tăng 33.751.750 triệu đồng (≈+22,78%).
Năm 2008: 176.032.870 triệu đồng, tăng 20.780.778 triệu đồng (≈+13,39%).
Theo số liệu phụ lục 2.4, ta thấy nguồn vốn huy động của Vietcombank vẫn
tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây với mức tăng trưởng khá cao: năm

2006: tổng vốn huy động tăng +16,15%, năm 2007: +21,64%, năm 2008:
+12,92%. Tốc độ tăng khoảng 15-22%, đảm bảo vượt mức kế hoạch tổng vốn huy
động đặt ra của Vietcombank.
a) Huy động bằng tiền gửi của khách hàng.
 Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tổng tiền gửi của khách hàng trong
Vietcombank là chiếm tỷ trọng hầu hết: năm 2005 – 2008, tỷ trọng nguồn vốn huy
động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng từ : 93,26% đến 98,36%. Còn lại là nguồn vốn huy
động từ việc phát hành các giấy tờ có giá.
Và trong cơ cầu tiền gửi, xét về kỳ hạn gửi tiền thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn của các khách hàng Vietcombank có số liệu các năm tương đối là
7
đồng đều.
Năm 2005: tiền gửi không kỳ hạn chiếm 54,07%, có kỳ hạn: 41,98%.
Năm 2006: 41,09% - 52,17%
Năm 2007: 50,16% - 47,8%
Năm 2008: 35,99% - 62,37%
Nó không nghiêng hẳn về tiền gửi huy động hầu hết là tiền gửi không kỳ hạn
hay tiền gửi có kỳ hạn. Mà có năm tiền gửi không kỳ hạn chiếm đa số, mà có năm
tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số ( nhỉnh hơn một chút). Riêng năm 2008, thì tiền gửi
huy động nghiêng hẳn về tiền gửi có kỳ hạn. Có vậy là do, trong năm 2008, đã có
sự thay đổi chính sách lãi suất sao cho phù hợp với tình hình kinh tế trong năm.
Bảng 2.6 – Lãi suất huy động khách hàng của Vietcombank
trong năm 2008
Kỳ hạn
Dưới 3
tháng
3 tháng
Trên 3T đến
12T

Trên 12
tháng
Trần lãi suất 7,0% 8,0% 7,8% 8,0%
Tùy theo tình hình lãi suất trên địa bàn, mà HSC/SGD/Chi nhánh được phép
công bố và thỏa thuận mức lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng bằng
đồng Việt Nam của tổ chức kinh tế và dân cư cao hơn mức lãi suất nêu trên, song
không cao hơn lãi suất của các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn. Và yêu cầu các chi
nhánh lưu ý rà soát các hợp đồng có lãi suất huy động từ 12,75%/năm trở lên để
đàm phán với khách hàng nhằm điều chỉnh giảm lãi suất huy động theo nguyên tắc
linh hoạt vừa duy trì được mối quan hệ tiên gửi với khách hàng vừa đảm bảo chi
phí huy động hợp lý. Có lẽ chính vì thế mà Vietcombank vào năm 2008 vẫn giữ
một khối lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng mình.
 Xét về tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi theo nguồn huy động.
8
Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm chiếm 96,04% trong tổng vốn huy động.
Trong đó, tiền gửi của dân cư chiếm 91,47%, còn của tổ chức tín dụng chiếm
4,57%.
Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm chiếm 93,26% trong tổng vốn huy động. Trong
đó, tiền gửi của dân cư giảm xuống 83,92%, còn của tổ chức tín dụng tăng lên
9,34%.
Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm chiếm 97,97% trong tổng vốn huy động. Trong
đó, tiền gửi của dân cư lại giảm còn 86,65%, của tổ chức tín dụng tăng 11,32%.
Năm 2008, tiền gửi tiết kiệm chiếm 98,36% trong tổng vốn huy động. Trong
đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục giảm 86,08%, còn của tổ chức tín dụng tiếp tục
tăng lên 12,28%.
Như vậy, trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm xét về tiền gửi huy động theo thành
phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư chiếm đại đa số nguồn vốn huy động của ngân
hàng, còn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khác chỉ chiếm một phần nhỏ.
Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư đang ngày một giảm đi và
nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế ngày một tăng lên ( Năm 2005: 4,57%,

2006: 9,34%, 2007: 11,32%, 2008: 12,28%). Điều này chứng tỏ Vietcombank đã
luôn tìm cách mở rộng hơn nữa quy mô loại vốn này trong điều kiện hiện nay.
Kinh tế tăng trưởng cũng đồng nghĩa với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới,
nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Đó là cơ hội phát triển mở rộng phạm vi, quy mô của
ngành ngân hàng. Với một địa bàn thuận lợi, là một khu vực tập trung nhiều dân cư
sinh sống, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh, là
một môi trường tố cho Vietcombank trong việc cung ứng và phát triển nhiều sản
phẩm, dịch vụ phục vụ đối tượng là tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, trên địa bàn cũng
tập trung không ít những ngân hàng, chi nhánh ngân hàng khác gây sức ép trong
cạnh tranh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.
9
Quy mô vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên rõ rệt, và thấy rõ nhất là
năm 2006, vốn này đạt tới 12.170.573 triệu đồng, tăng 7.040.122 triệu đồng (≈ +
137,22%). Và các năm tiếp theo tỷ trọng vốn này vẫn tiếp tục tăng: 2007 tăng
47,4%, 2008 tăng 22,56%. Năm 2006, có sự gia tăng tỷ trọng vốn này là do sự gia
tăng của tiền gửi có kỳ hạn: tăng 283,3% , còn tiền gửi không kỳ hạn tăng 63,17%.
Cả năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức gửi vào Vietcombank cũng tăng lên là
chủ yếu 67,3%, trong khi tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng 23,32%. Điều này chứng
tỏ, năm 2006-2007, Vietcombank đã phát huy khả năng huy động vốn tiền gửi của
tổ chức kinh tế khá cao và đồng đều. Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng,
trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn ( 2006:
tiền gửi có kỳ hạn: 5,08%, tiền gửi không kỳ hạn: 4,26%; 2007 là: 7% và 4,32%).
Nhưng đến năm 2008: lại có sự thay đổi về tỷ trọng loại tiền gửi của tổ chức kinh
tế: tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng mạnh, lên đến 11.651.400
trệu đồng, tăng 4.801.242 triệu đồng (≈-70,09%), trong khi tiền gửi có kỳ hạn của
tổ chức kinh tế lại giảm xuống còn 10.334.866 triệu đồng, giảm -754.786 tiệu đồng
(≈-9,28%). Điều này khiến tỷ trọng giữa các loại tiền gửi của tổ chức bị thay đổi
(2008: tiền gửi có kỳ hạn: 5,78%, không kỳ hạn: 6,51%).
b) Huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá.
Có thể thấy lượng tiền huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá đều chiếm

tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn qua các năm và có xu hướng giảm dần. Chỉ
riêng có năm 2006, năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển một
cách thăng hoa nhất, thì hòa chung với thời cuộc, Vietcombank cũng huy động
nguồn vốn từ dân cư bằng việc phát hành các giấy tờ có giá. Và chính vì vậy, lý
giải tại sao năm 2006, việc huy động nguồn vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá lại
tăng mạnh. Năm 2006, huy động nguồn vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá lên
đến: 8.778.783 triệu đồng, tăng 4.340.757 triệu đồng (≈+97,81%). Việc tăng này
10
chủ yếu là do Vietcombank phát hành chứng chỉ tiền gửi ( tăng 4.775.965 triệu
đồng ≈+415,58%) và trái phiếu tăng vốn ( tăng 49.049 triệu đồng ≈+3,7%), tuy
nhiên việc phát hành kỳ phiếu và trái phiếu lại giảm ( giảm -484.257 triệu đồng ≈-
24,65%).
Ngoài năm 2007, thì nguồn vốn huy động bằng hình thức này của
Vietcombank qua các năm có xu hướng giảm dần ( Năm 2005: 4.438.026 triệu
đồng, 2007: 3.221.058 triệu đồng, 2008: 2.922.013 triệu đồng). Dấu hiệu này cho
thấy, huy động bằng kỳ phiếu và trái phiếu giẩm đáng kể, do trong năm,
Vietcombank đã giao chỉ tiêu cho HSC/SGD/ chi nhánh giảm nhiều việc huy động
bằng hình thức này so với năm trước, giảm vốn huy động bằng phát hành công cụ
nợ ngắn hạn là kỳ phiếu với chi phí sử dụng vốn cao, và phải nhằm thực hiện
những mục đích cụ thể, có kế hoạch rõ ràng.
Như vây, nhìn chung qua thực tế có thể thấy dầu hiệu đáng mừng là nguồn
vốn của Vietcombank tăng trưởng khá nhanh và ổn định, phần nào cho thấy khả
năng tài chính của ngân hàng đã được nâng cao. Tuy vậy, xét một cách tổng thể thì
năng lực tài chính của Vietcombank mặc dù có hơn rất nhiều các ngân hàng trong
nước, nhưng so với thị trường ngoài nước năng lực tài chính của Vietcombank vẫn
còn rất nhỏ bé và nhiều hạn chế. Dù sao đi nữa, việc cố gắng mở rộng quy mô vốn
huy động của Vietcombank như vậy cũng là một cố gắng không nhỏ.
(2) Quy mô vốn vay
Nguồn vốn vay của Vietcombank thấp hơn nhiều so với quy mô vốn huy động
của mình, bởi Vietcombank thực hiện mở rộng quy mô vốn huy động thay vì đi

vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hay vay từ NHNN với lãi suất cao và khả
năng vay được vốn là thấp, chỉ vay được khi tạm thời thiếu vốn khả dụng, hay
trong những trường hợp cần thiết. Điều này được thể hiện tại bảng 2.7 sau đây.
Bảng 2.7 – Nguồn vốn huy động bằng vốn vay
11
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Các khoản nợ Chính
phủ và NHNN
171.671
16.781.42
8
12.685.25
6
9.515.633
Vay từ các tổ chức tín
dụng khác
2.451.18
7
2.467.637 - 4.244.250
Tổng nguồn vốn vay
2.622.85
8
19.249.06
5
12.685.25
6
13.759.88

3
Đặc biệt trong năm 2007, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác là 0
đồng, làm tổng nguồn vốn vay chỉ còn 12.685.256 triệu đồng.
Nguồn vốn vay của Vietcobank huy động không đồng đều qua các năm (phụ
lục 2.8), có năm thì huy động mạnh như năm 2006, tổng nguồn vốn vay là
19.249.065 triệu đồng, tăng 16.626.207 triệu đồng (≈+633,9%). Và nguồn vay này
tăng chủ yếu là do tăng do các khoản nợ Chính phủ và NHNN tăng: 16.609.757
triệu đồng (≈+9675,34%).
Sang đến năm 2007 và 2008 thì việc huy động vốn vay lại giảm mạnh so với
năm 2006. Năm 2007 giảm -6.563.809 triệu đồng (≈-34,1%), năm 2008 tăng nhẹ
1.074.627 triệu đồng (≈+8,47%). Các khoản nợ Chính phủ và NHNN qua 2 năm
2007-2008 đều giảm, còn nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng năm 2007 giảm
mạnh giảm 100% do không thực hiện vay mượn các tổ chức tín dụng trong năm
nay, và đến năm 2008 lại thực hiện vay mượn lại các tổ chức tín dụng khác nên đã
là nguồn vốn vay tăng nhẹ 8,47%. Vietcombank đã không thực hiện vay vốn từ các
tổ chức hay NHNN mà với quy mô vốn huy động dồi dào của mình, ngân hàng đã
hoạt động kinh doanh, không phải chịu áp lực trả lãi vốn vay, tăng hiệu quả kinh
doanh của mình.
12
Tuy nhiên, với tình hình vốn vay không đồng đều qua các năm của VCB, ta
có thể thấy rằng việc định hướng cho chiến lược kinh doanh của VCB trong việc
vay vốn không được chú trọng lắm. Việc vay vốn được hay không VCB có vẻ như
không thực hiện được theo kế hoạch định ra, mà mang tính chất chiến thuật. Do
vậy mà những con số thể hiện chênh lệch vốn vay của VCB mới không đông đều
như vậy. Chắc hẳn không bao giờ VCB lại đặt ra một kế hoạch dài hạn cho cơ cấu
vốn của mình một cách không đồng đều như vậy.
(3) Quy mô vốn tự có.
Thực tế, các ngân hàng Việt Nam hiện nay có quy mô vốn nhỏ và tỷ lệ an
toàn vốn thấp đang là một điểm yếu của hệ thống ngân hàng. Số liệu thu thập đến
năm 2006 cho thấy, khối NHTM Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất, đứng đầu là

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) với 5190 tỷ đồng, sau
là ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) 4.279,1 tỷ đồng, ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam (BIDV) 3.970,9 tỷ đồng, ngân hàng Công thương Việt Nam
(Incombank) 3.328 tỷ đồng. Xét trong khu vực Châu Á, theo tạp chí The Banker,
chỉ có 3 NHTM Việt Nam lọt vào danh sách 200 NHTM hàng đầu Châu Á năm
2006: Vietcombank xếp thứ 106, Incombank xếp thứ 156, BIDV xếp thứ 182. Việt
Nam thuộc vào nhóm quốc gia và lãnh thổ có ít NHTM lọt vào danh sách 200
NHTM hàng đầu Châu Á ( trong khi Trung Quốc có 30, Ấn Độ 31, Đài Loan 39,
Phillipines 13, Indonesia 11, Thái Lan 8). Như vậy, trong khu vực Châu Á đã có
hơn 100 đối thủ cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam về vốn chưa kể đến trình độ công
nghệ và kỹ năng làm hài lòng khách hàng.
Bảng 2.9 – Nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Vốn điều lệ 4.279.12
7
4.356.737 4.429.337 12.100.86
0

×