Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giải pháp đẩy mạnh 6 sigma tại công ty tnhh điện tử samsung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ĐĂNG BÌNH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 6 SIGMA
TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102
KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ĐĂNG BÌNH

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 6 SIGMA
TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG


TP.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
Chữ ký: ………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Chữ ký: ………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Chữ ký: ………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 3: TS. Phạm Quốc Trung
Chữ ký: ………………………………………………………………………
Khóa luận thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG HCM
Ngày 15 Tháng 4 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
2. TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
3. TS. Phạm Quốc Trung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2016

NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đăng Bình

Giới tính : Nam

Ngày tháng năm sinh: 8/01/1986

Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 12170851

Khóa: 2012
1. TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 6 SIGMA TẠI CÔNG TY TNHH
ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM
2. NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
- Cơ sở lý luận về 6 Sigma theo DMAIC
- Đánh giá thực trạng áp dụng 6 Sigma tại Savina trong năm 2015 về lĩnh vực đào
tạo nhân sự 6 sigma, sử dụng nhân sự và triển khai dự án 6 sigma theo DMAIC
- Đề xuất các giải pháp nâng cao áp dụng 6 Sigma theo DMAIC trong lĩnh vực đào

tạo nhân sự 6 Sigma, sử dụng nhân sự 6 Sigma, hoàn thiện việc triển khai dự án 6
Sigma theo DMAIC năm 2016
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/11/2015
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:14/3/2016
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
Tp. HCM, ngày …. Tháng …. Năm 2016

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ động
viên và hỗ trợ của các bạn bè, gia đình và thầy cơ. Tôi mong muốn gửi những lời
cảm ơn đến những người đã tham gia giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tơi hồn thành
khóa luận này.
Tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS Bùi Nguyên Hùng, người
đã trực tiếp hướng dẫn tơi từng bước thực hiện khóa luận này, giúp tơi chuẩn hóa tác
phong và phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong ngành Quản trị kinh doanh.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cơ đã nhiệt tình giảng
dạy trong suốt thời gian của khóa học, giúp tơi trang bị đủ những kiến thức, kỹ năng
để thực hiện luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô đã đọc và có những
nhận xét, phản biện q báu, giúp tơi hồn thiện Đề cương nghiên cứu.
Tơi gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo SAMSUNG Việt Nam, các

chuyên gia 6 Sigma trong bộ phận SPS đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu và phản
biện các vấn đề nêu ra.

Nguyễn Đăng Bình

iv


TĨM TẮT KHĨA LUẬN THẠC SĨ
Cơng ty TNHH điện tử SAMSUNG Việt Nam (SAVINA) là một công ty thành
viên của tập đoàn Samsung Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị
điện tử công nghệ cao. Hiện tại Savina có 1 nhà máy sản xuất điện tử với nhiều dây
chuyền sản xuất công nghệ cao và các dây chuyền phục vụ lắp ráp linh kiện điện tử .
Số lượng cơng nhân viên tính tới năm 2016 gần 1.000 người. Với quy trình sản xuất
phức tạp, sản phẩm địi hỏi cao về chất lượng cho nên Savina ln đề cao mục tiêu
tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu nhằm gia tăng sự hài lòng của
khách hàng tới những sản phẩm do Samsung tạo ra.
Khóa luận trình bày định hướng phát triển 6 Sigma tại Savina cũng như kế
hoạch thực hiện 6 Sigma trong năm 2016, căn cứ vào tình hình triển khai 6 Sigma
thực tế trong những năm qua của Savina, chiến lược phát triển 6 Sigma năm 2016
cũng như tham khảo các kinh nghiệm áp dụng 6 Sigma của các công ty đã áp dụng
thành công 6 Sigma để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh 6 Sigma tại Savina.
Để hoàn thiện chương trình đào tạo 6 Sigma tại Savina, tác giả đề xuất các giải
pháp: xây dựng chương trình đào tạo cho Đai đen, xây dựng chương trình đào tạo
cho nhà vơ địch, cải tiến chương trình đào tạo Đai xanh và kiến nghị thay đổi
phương thức đánh giá kết quả đào tạo 6 Sigma hiện tại.
Để tăng cường sử dụng nhân lực đã qua đào tạo 6 Sigma tại Savina, tác giả đề
xuất các giải pháp: đưa việc thực hiện dự án cải tiến 6 Sigma trở thành một tiêu chí
đánh giá kết quả cơng việc, xây dựng các chế độ khen thưởng và thăng tiến đối với
nhân viên tham gia thực hiện các dự án cải tiến.

Để hoàn thiện việc triển khai dự án sử dụng phương pháp DMAIC tác giả đề
xuất các giải pháp: cải tiến quy trình triển khai dự án theo phương pháp DMAIC,
nâng cao khả năng nhận biết chủ đề dự án, hoàn thiện việc triển khai giai đoạn xác
định và đo lường và nâng cao kĩ năng tạo ý tưởng thay thế trong giai đoạn cải tiến.

v


ABSTRACT
Samsung Vina Electronics Co.(SAVINA) is a member of SAMSUNG
Electronics Ltd. specializes in manufacturing appliance products and facilities.
SAVINA has a hi-tech factory which equipped hi-tech production lines serving
Electronic Assembly Products with nearly 1000 employees by the early 2016.
Thanks to high end production line, SAVINA always aims to make top quality
products.
This thesis is about strategies and details plan for development Six Sigma at
SAVINA and the details plan in 2016 based on results of applying Six Sigma at the
company in recently years and refer from companies that applied successfully Six
Sigma, also suggestions to enhance the results applying Six Sigma for SAVINA.
To ensure that the company always produces the high quality product,
SAVINA aims to design a well prepared process to ensure that the productivity
increases, the product cost decreases, increase customers’
satisfaction. Researching about Six Sigma, I decided the thesis topic “The solutions
for wide deployment Six Sigma at Samsung Vietnam Electronics Co., Ltd”. Within
this writing, I focus on the theory of Six Sigma, the theory of DMAIC, summary of
result of applying Six Sigma follow DMAIC in training the human resource, using
the human resource and decide projects in 2015. I also suggest the solution to deploy
Six Sigma with DMAIC process for training, using people effectively and projects
for 2016.
To make sure the training Six Sigma programs at SAVINA more successful, I

suggest several methods: design training programs for Black Belt, training programs
for champions, improve training programs for Green Belt, I also recommend to
make changes in current evaluation the result of Six Sigma training method.
To empower the employments trained Six Sigma at SAVINA, I am suggesting
methods: perform projects improve Six Sigma to make sure it becomes a standard to
evaluate work performance, design commending and rewarding programs for the
employees taking part in Six Sigma projects.
To enhance results of the projects following DMAIC methods, I suggest a
couple ways to improve processes perform projects applied DMAIC, enhancement
the abilities to master the project subject, perform Define and Measure steps
completely, enhance making idea skills on Improve steps.

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận này hồn tồn do tơi tự thực hiện, khơng có bất kỳ sự
sao chép kết quả nào từ các luận văn khác.
Tôi cam kết các tài liệu được sử dụng để tham khảo và trích dẫn trong khóa
luận này đều được tự thu thập hoặc dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm
vi hiểu biết của tơi.
Khóa luận này khơng nhất thiết phản ánh quan điểm chung của Trường Đại
học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh hay Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp.
Những cam kết trên của tôi là trung thực, nếu có bất cứ sự gian lận nào được
phát hiện, tơi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp Đại
Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.

Học viên thực hiện

Nguyễn Đăng Bình


vii


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ ..................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN THẠC SĨ ........................................................................................ v
ABSTRACT ............................................................................................................................. vi
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... vii
MỤC LỤC.............................................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................. xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 6 SIGMA ........................................................................ 4
1.1 Những khái niệm cơ bản về 6 Sigma ........................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm cơ bản về 6 Sigma ................................................................................. 4
1.1.1.1 Khái niệm 6 Sigma ............................................................................................ 4
1.1.1.2 Các nội dung cơ bản của 6 Sigma ................................................................. 4
1.1.1.3 Phương pháp tính hệ số 6 Sigma ...................................................................... 4
1.1.2 Các ý nghĩa và lợi ích của 6 Sigma ........................................................................ 6
1.1.2.1 Ý nghĩa của 6 Sigma đem lại cho tổ chức ......................................................... 6
1.1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng 6 Sigma ..................................................................... 6
1.2
Xây dựng 6 Sigma trong tổ chức ........................................................................... 6
1.2.1 Xây dựng khung 6 Sigma trong tổ chức ................................................................. 6
1.2.1.1Cam kết của lãnh đạo......................................................................................... 7
1.2.1.2 Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức phục vụ 6 Sigma............... 7
1.2.1.3 Nhóm hoạt động 6 Sigma .............................................................................. 9

1.2.2
Bộ máy điều hành chương trình 6 Sigma ........................................................ 10
1.3

Triển khai áp dụng 6 Sigma trong tổ chức......................................................... 10

1.3.1

Triển khai áp dụng 6 Sigma theo phương pháp DMAIC ................................ 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG 6 SIGMA TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ
SAMSUNG VINA .................................................................................................................. 15
2.1. Giới thiệu về bộ phận quản lý 6 Sigma (SPS) tại Công ty điện tử SamSung Vina
........................................................................................................................................... 15
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty điện tử SamSung Vina .............. 15
2.1.2. Giới thiệu về bộ phận SPS ................................................................................... 15
2.2. Hoạt động 6 Sigma tại Công ty điện tử SamSung Vina ....................................... 17
2.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ 6 Sigma .......................................................... 17
2.2.1.1. Đào tạo 6 Sigma tại SAVINA ........................................................................ 17

viii


2.2.1.2. Những kết quả đạt được về mặt đào tạo......................................................... 20
2.2.2. Triển khai các dự án 6 Sigma tại Samsung Vina ................................................. 20
2.2.2.1. Lựa chọn chủ đề dự án ................................................................................... 20
2.2.2.2. Triển khai các dự án cải tiến 6 Sigma ............................................................ 21
2.2.2.3. Phân loại các dự án cải tiến 6 Sigma.............................................................. 22
2.2.4. Những kết quả đạt được trong hoạt động 6 Sigma tại SAVINA năm 2015 ........ 23
2.3. Đánh giá chung về hoạt động 6 Sigma tại Công ty điện tử SamSung Vina ........ 24

2.3.1. Những thành tựu đạt được ................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 6 SIGMA TẠI CÔNG TY SAMSUNG
VINA ....................................................................................................................................... 28
3.1. Định hướng phát triển hoạt động 6 Sigma tại Công ty điện tử SamSung Vina 28
3.1.1. Chiến lược phát triển hoạt động 6 Sigma của SAVINA ...................................... 28
3.1.2. Mục tiêu triển khai 6 Sigma năm 2016 ................................................................ 30
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động 6 Sigma tại Công ty điện tử SamSung Vina
........................................................................................................................................... 32
3.2.1. Hồn thiện chương trình đào tạo 6 Sigma ........................................................... 32
3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 32
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp .................................................................................. 32
3.2.1.3. Lợi ích của giải pháp ...................................................................................... 36
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................ 36
3.2.2.Tăng cường sử dụng nhân lực đã qua đào tạo 6 Sigma ........................................ 37
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất của giải pháp ........................................................................... 37
3.2.2.2. Nội dung giải pháp ......................................................................................... 37
3.2.2.3. Lợi ích của giải pháp ...................................................................................... 40
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................ 41
3.2.3. Hoàn thiện việc triển khai dự án sử dụng phương pháp DMAIC ........................ 41
3.2.3.1. Cở sở đề xuất của giải pháp ........................................................................... 41
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp .................................................................................. 42
3.2.3.3. Lợi ích của giải pháp ...................................................................................... 48
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 52
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA TÁC GIẢ .......................................................................... 54

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách ứng viên tham gia khóa đào tạo 6 Sigma ............................................ 18
Bảng 2.2. Kế hoạch đào tạo 6 Sigma cho nhân viên ............................................................. 19
Bảng 2.3. Kết quả lựa chọn chủ đề dự án 6 Sigma năm 2015 .............................................. 21
Bảng 2.4. Tiến độ thực hiện dự án tính đến tháng 10/2015 .................................................. 22
Bảng 2.5. Kết quả các dự án Mega năm 2015 ...................................................................... 22
Bảng 2.6. Phân bổ các dự án Đai xanh tại các bộ phận trong công ty .................................. 23
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện 6 Sigma tại SAVINA năm 2015.............................................. 23
Bảng 3.1 Mục tiêu bộ phận SPS năm 2016........................................................................... 28
Bảng 3.2. Kế hoạch tổng thể triển khai 6 Sigma năm 2016 .................................................. 31
Bảng 3.3. Chương trình đào tạo 6 Sigma Đai xanh sau cải tiến ........................................... 35
Bảng 3.4. Mẫu đánh giá kết quả công việc cho nhân viên đã đào tạo 6 Sigma .................... 39

x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 3
Hình 1.1. So sánh các hệ số DPU, DPO, DPMO .................................................................... 5
Hình 1.2. Tính hiệu suất của q trình theo tỉ lệ % các quá trình riêng lẻ. ............................. 5
Hình 1.3. Tính hiệu suất q trình dựa trên số lỗi................................................................... 5
Hình 1.4. Khung 6 Sigma trong tổ chức ................................................................................. 6
Hình 1.5. Vai trò của người lãnh đạo và 6 Sigma ................................................................... 7
Hình 1.6. Phân cấp quản lý trong 6 sigma .............................................................................. 8
Hình 1.7. Lý thuyết đào tạo BB .............................................................................................. 8
Hình 1.8. Lý thuyết đào tạo GB .............................................................................................. 9
Hình 1.9. Lựa chọn chủ đề cho dự án ................................................................................... 10
Hình 1.10. Phương pháp DMAIC ......................................................................................... 11
Hình 1.11. Tổng quan về giai đoạn triển khai 6 Sigma trong tổ chức .................................. 11

Hình 1.12. Tiến trình triển khai bước xác định ..................................................................... 12
Hình 1.13. Tiến trình triển khai bước đo lường .................................................................... 13
Hình 1.14. Tiến trình triển khai bước phân tích .................................................................... 13
Hình 1.15. Tiến trình triển khai bước cải tiến ....................................................................... 14
Hình 1.16. Tiến trình triển khai bước kiểm sốt ................................................................... 14
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận SPS ................................................................................... 15
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Samsung Vina ................................................ 16
Hình 2.3. Chương trình đào tạo 6 Sigma cho nhân viên SAVINA ....................................... 17
Hình 2.4. Big Y drill down tree năm 2015............................................................................ 20
Hình 2.5. Quy trình phê duyệt dự án 6 Sigma ...................................................................... 21
Hình 2.6. Lịch trình thực hiện dự án Mega ........................................................................... 22
Hình 3.1. Cải tiến phương pháp DMAIC .............................................................................. 42
Hình 3.2. Chi phí do thất bại chất lượng ............................................................................... 43
Hình 3.3. Phương pháp xác định chủ đề dự án ..................................................................... 44
Hình 3.4. Tiến trình xác định dự án 6 Sigma ........................................................................ 44
Hình 3.5. Sơ đồ quá trình thực hiện giai đoạn Xác định ....................................................... 45

xi


Hình 3.6. Sơ đồ quá trình thực hiện giai đoạn Đo lường ...................................................... 46
Hình 3.7. Tạo ra các ý tưởng cải tiến .................................................................................... 47
Hình 3.8. Quá trình tạo ra các lựa chọn thay thế................................................................... 48

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ANOVA

APO
AQC
AQL
BB
C&E
CEO
CL
COPQ
CTQ
DMAIC
DOE
DPMO
DPO
DPU
ĐTDD
FBB
FEA
GB
GE
IE
KPI
KPIV
KPOV
LCL
LSS
MBB
MBO
NVA
QA
QCC

R&D
RTY
SAVINA
SPC
SPS
TPM
TQM
UCL
VA
VOC

Giải thích
Phân tích phương sai
Tổ chức năng suất châu Á
Hiệp hội chất lượng mỹ
Chất lượng trung bình
Đai đen
Sơ đồ nguyên nhân - kết quả
Giám đốc điều hành
Đường trung tâm
Chi phí thất bại chất lượng
Chất lượng thiết yếu
Định nghĩa, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát
Thiết kế thử nghiệm
Số khuyết tật trên một triệu cơ hội lỗi
Số khuyết tật trên cơ hội lỗi
Số lỗi trên đơn vi
Điện thoại di động
Đai đen toàn thời gian
Phân tích hiệu quả tài chính

Đai xanh
General Electric
Kỹ thuật cơng nghiệp
Chỉ số đo lường hiệu suất
Các biến đầu vào chính của q trình
Các biến đẩu ra chính của q trình
Đường cận dưới
Lean Six Sigma
Chưởng môn đai đen
Quản lý theo mục tiêu
Khơng mang lại giá trị gia tăng
Bảo đảm chất lượng
Nhóm kiểm soát chất lượng
Nghiên cứu và phát triển
Hiệu suất của tồn bộ q trình
Samsung Vina
Kiểm sốt quy trình bằng kỹ thuật thống kê
Samsung Prodution System
Duy trì hiệu suất tổng thể
Quản lý chất lượng toàn diện
Đường cận trên
Giá trị gia tăng
Lắng nghe yêu cầu của khách hàng

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành khóa luận
6 Sigma là một triết lý quản lý, tập trung vào việc loại bỏ những sai lỗi, lãng

phí và sửa chữa. 6 Sigma xác định một mục tiêu cần đạt được và phương pháp giải
quyết vấn đề để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện đáng kể hiệu
quả cuối cùng. 6 Sigma hướng dẫn cho người lao động biết cách cải thiện công việc
một cách khoa học và cơ bản, biết cách duy trì kỉ luật, hệ thống và cơ sở cho một
quyết định chắc chắn dựa trên những thống kê đơn giản. 6 Sigma cũng giúp đạt được
tối đa hiệu quả đầu tư về vốn cũng như nguồn tài năng con người.
6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê làm giảm
thiểu tỉ lệ sai sót hay khuyết tật tới mức 3,4 lỗi trên một triệu khả năng gây lỗi bằng
cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình
kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật, 6 Sigma tập trung vào thiết lập sự
thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có thể có tính định hướng
khách hàng rất cao. Chương trình 6 Sigma được xây dựng dựa trên 5 bước cơ bản:
Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải tiến và Kiểm sốt –DMAIC (Define, Measure,
Analyze, Improve, Control). Thay vì tập trung vào đề xướng chất lượng vốn ưu tiên
vào việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm, 6 Sigma hướng tập trung vào việc cải thiện quy
trình sản xuất để các khuyết tật khơng xảy ra. Việc áp dụng các chương trình 6 Sigma
sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tăng cao sự hài lòng khách hàng, giảm
thời gian dư thừa trong quy trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giúp mở rộng sản
xuất và cuối cùng là giúp doanh nghiệp tự tin trong việc ra các mục tiêu cao hơn.
Công ty Samsung Vina (SAVINA) nằm trên địa bàn quận Thủ Đức, TP HCM
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử. Lĩnh vực sản xuất của
SAVINA là một lĩnh vực sản xuất cơng nghệ cao, quy trình sản xuất phức tạp, sản
phẩm đòi hỏi cao về chất lượng trước khi đưa tới tay khách hàng. Vì vậy mà
SAVINA luôn đề cao việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách xây dựng quy
trình quản trị chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai áp dụng 6
Sigma nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
Hoạt động 6 Sigma gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơng ty
Samsung Vina và đặc biệt trong những năm 2014 trở lại đây, khi sản lượng của
SAVINA liên tục tăng cao. Khi sản lượng tăng nhanh để đảm bảo chất lượng sản
phẩm cũng như giảm các chi phí cho việc chất lượng ban lãnh đạo công ty rất chú

trọng vào 6 Sigma tại cơng ty. Theo ước tính của bộ phận SPS (Samsung Production
System) – bộ phận cải tiến của SAVINA, hiện tại năng lực của tồn bộ q trình sản
xuất của Samsung chỉ đạt khoảng 3 Sigma. Do vậy mà mục tiêu trong những năm
tiếp theo là cần phải nâng cao năng lực q trình của cơng ty lên mức Sigma cao hơn.

1


Nhằm đánh giá và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh 6 Sigma tại cơng ty
Samsung Vina, góp phần nâng cao năng lực sản xuất qua đó nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty Samsung Vina, tác giả lựa chọn đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh 6
Sigma tại Công ty điện tử Samsung Vina” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận thạc
sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về 6 Sigma, đề tài nhằm
mục đích sau:
- Đánh giá thực trạng 6 Sigma tại cơng ty Samsung Vina.
-

Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh 6 Sigma tại công ty Samsung Vina.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động 6 Sigma trong doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: nghiên cứu 6 Sigma tại Samsung Vina Electronics (SAVINA)
được đặt tại Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động 6 Sigma tại
công ty Samsung Vina từ năm 2014 - 2015 và đề ra giải pháp cho năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thập số liệu sơ cấp: tác giả thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn các nhân
viên bộ phận quản lý và đào tạo 6 Sigma (SPS) tại công ty Samsung Vina. Bao gồm
trưởng bộ phận, nhân viên và các thành viên tham gia dự án 6 sigma thành công và
không được phê duyệt.
+ Thu thập thông tin thứ cấp:
Các tài liệu liên quan về 6 Sigma.
Các tài liệu về chương đào tạo 6 Sigma tại công ty Samsung Vina.
Các số liệu thống kê hoạt động 6 Sigma từ năm 2013 tới nay và một số dự án 6
Sigma đã thực hiện trong năm 2015 tại công ty Samsung Vina.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp – so sánh
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia BB trưởng bộ phận SPS
5. Quy trình nghiên cứu

2


Đặt vấn đề

Cơ sở lý thuyết 6 Sigma, DMAIC
23/12

Thực trạng 6 Sigma tại SAVINA 2015
20/1/2016

Đánh giá chung
25/1/2016

Đào tạo nguồn
nhân lực 6 sigma:


- Quy trình
- Chương trình
- Đánh giá đào tạo.

Giới thiệu bộ phận
quản lý 6 Sigma

6 Sigma năm 2015

Triển khai các dự
án 6 sigma.

- Thành tựu
- Hạn chế
- Nguyên nhân

Hệ thống quản lý
dự án 6 sigma

- Lựa chọn chủ đề dự án
- Triển khai theo DMAIC
- Phân loại dự án: Dự án
Mega, dự án bổ trợ Mega,
dự án GB/BB

Cơ sở đề xuất
Định hướng chiến lược 6 Sigma 2016
29/1/2016


- Chiến lược
- Mục tiêu

Hồn thiện chương
trình đào tạo 6 Sigma

Nội dung
- Xây dựng chương trình đào tạo cho BB
- Xây dựng chương trình đào tạo Champion
- Cải tiến chương trình đào tạo GB
- Kiến nghị về đánh giá kết quả đào tạo

Lợi ích giải pháp
Đề xuất giải pháp cải thiện 6 Sigma
28/2/2016

Điều kiện thực hiện giải pháp
Tăng cường sử dụng
nhân lực đã qua đào
tạo 6 Sigma

Hoàn thiện triển khai
dự án sử dụng DMAIC
Kết luận
10/3/2016

Giải pháp khác:
- Duy trì cam kết lãnh
đạo
- Tổ chức 6 Sigma day


Nội dung:
- Tiêu chí đánh giá cơng việc
- Tiêu chí khen thưởng và thăng tiến

Nội dung:
- Xây dựng quy trình triển khai dự án dùng DMAIC
- Nâng cao khả năng nhận biết chủ đề dự án
- Hoàn thiện sơ đồ quy trình DM trong DMAIC
- Nâng cao kỹ năng lựa chọn thay thế I trong DMAIC

Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về 6 Sigma
Chương 2: Thực trạng 6 Sigma tại công ty Samsung Vina
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh 6 Sigma tại công ty Samsung Vina

3


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 6 SIGMA
1.1 Những khái niệm cơ bản về 6 Sigma
1.1.1 Khái niệm cơ bản về 6 Sigma
1.1.1.1 Khái niệm 6 Sigma
Theo hiệp hội chất lượng Mỹ (AQC), 6 Sigma được định nghĩa : “6 Sigma là
một hệ thống linh hoạt và toàn diện để thực hiện, duy trì và tối đa hóa sự thành công
trong kinh doanh. 6 Sigma là hệ thống dựa vào sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu

khách hàng, sử dụng các cơ sở lập luận, số liệu, phân tích thống kê và chú trọng vào
quản lý, cải tiến, thiết kế lại các quá trình kinh doanh”.
Như vậy, 6 Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng như ISO
9001 hay hệ thống chứng nhận chất lượng mà là một hệ phương pháp giúp giảm
thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình. Đối với đa số doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay, nếu áp dụng 6 sigma có nghĩa là thay vì tập trung vào các đề xuất
chất lượng như kiểm tra lỗi trên sản phẩm thì cần chuyển hướng sang tập trung vào
cải thiện quy trình sản xuất để các khuyết tật khơng xảy ra.
1.1.1.2Các nội dung cơ bản của 6 Sigma
- Thật sự tập trung vào khách hàng: mọi công ty điều cần phục vụ khách hang.
Và việc định hướng vào khách hàng được ưu tiên hàng đầu trong 6 Sigma. Thực
hiện 6 Sigma được bắt đầu bằng việc xác định các yêu cầu khách hàng, các cải tiến
6 Sigma được xác định ảnh hưởng bằng sự thỏa mãn của khách hàng.
- Dữ liệu và quản lý dữ liệu trên thực tế: Hệ thống 6 Sigma hướng tới việc xây
dựng cho tổ chức một hệ thống “ra quyết định trên dữ liệu”. Nguyên tắc thực hiện
của 6 Sigma bắt đầu bằng việc đo lường để đánh giá hiện trạng hoạt động của tổ
chức để cơng ty dựa vào đó xây dựng hệ thống quản lý một cách có hiệu quả.
- Tập trung vào quản lý và cải tiến quy trình: Quá trình là nơi hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra. 6 Sigma đều hướng vào cải tiến các quy trình cơng việc từ
giai đoạn thiết kế sản phẩm - dịch vụ cho đến khi sản phẩm tới được tay khách hàng
nhằm thỏa mãn tối đa cho khách hàng.
- Nhà quản lý cần tập trung vào các nội dung ưu tiên: Phương pháp 6 Sigma
định hướng cho các nhà quản lý tập trung vào các mục tiêu có tính trọng yếu, hướng
vào việc tìm ra các nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề gây nên lãng phí, sai hỏng,
khơng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.1.1.3 Phương pháp tính hệ số 6 Sigma
- Theo tài liệu lý thuyết 6 Sigma của SamSung thì kết quả hoạt động của cơng
việc hay q trình (Defect per Unit - DPU), thông qua chất lượng sản phẩm hay còn

4



gọi là số khuyết tật (Defect) của quá trình; độ phức tạp của quá trình (Defect per
Opportunity – DPO); Hệ số Sigma sẽ được xác định dựa trên số khuyết tật xảy ra
trên một triệu cơ hội lỗi(Defect per Million Opportunities-DPMO) như sau:

Hình 1.1. So sánh các hệ số DPU, DPO, DPMO
(Nguồn: tài liệu đào tạo 6 Sigma nội bộ của Samsung)
Để xác định cấp độ của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh người ta xác
định thơng qua các q trình ở cấp độ thấp hơn thơng qua chỉ số RTY – Hiệu suất
của tồn bộ q trình. RTY được xác định như sau:
- Nếu dữ liệu đưa ra là % lỗi hoặc sản lượng
RTY = y1 . y2 . y3 . … . yk (yk là hiệu suất của quá trình đơn lẻ thứ k)
- Nếu dữ liệu đưa ra là số lỗi: RTY = e^(-DPU)

Hình 1.2. Tính hiệu suất của q trình theo tỉ lệ % các quá trình riêng lẻ.
(Nguồn: tài liệu đào tạo 6 Sigma nội bộ của Samsung và tập Bài giảng 6 Sigma của Joseph M. Juran)

Dựa vào bảng chuyển đổi 6 Sigma, cấp độ Sigma của một quá trình sẽ xấp xỉ 2.64σ.

Hình 1.3. Tính hiệu suất q trình dựa trên số lỗi.
(Nguồn: tài liệu đào tạo 6 Sigma nội bộ của Samsung)
Cấp độ Sigma của quá trình này sẽ là 1.94 σ.

5


1.1.2 Các ý nghĩa và lợi ích của 6 Sigma
1.1.2.1 Ý nghĩa của 6 Sigma đem lại cho tổ chức
1) 6 Sigma bao gồm các phương pháp thực hành kinh doanh và các kĩ năng tốt

nhất giúp doanh nghiệp thành cơng và phát triển, đem lại các lợi ích lớn nhất cho
doanh nghiệp.
2) Có nhiều cách thức để đạt được mục tiêu 6 Sigma. Thực tế cho thấy các
công ty đã áp dụng thành cơng 6 Sigma có mơ hình cải tiến rất linh hoạt, định
hướng vào mục tiêu hoạt động của tổ chức mình và tổ chức xây dựng các dự án trên
hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình.
3) Tiềm năng từ 6 Sigma có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp dịch
vụ và hoạt động phi sản xuất như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
4) Việc áp dụng 6 Sigma thực sẽ đem lại một cuộc cách mạng trong tổ chức
của bạn tuy nhiên cũng có những rủi ro. Bất kì một mức độ 6 Sigma nào, dù là 2
Sigma, 3 Sigma hay 4 Sigma đều cần có sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và tiền
bạc.
1.1.2.2 Lợi ích của việc áp dụng 6 Sigma
6 Sigma giúp giảm chi phí sản xuất.
6 Sigma giúp giảm chi phí quản lý.
6 Sigma góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
6 Sigma làm giảm thời gian chu trình hoạt động sản xuất.
6 Sigma giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn.
6 Sigma giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn.
6 Sigma góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty
6 Sigma cũng vượt trội về yếu tố con người không kém những ưu thế về mặt
kỹ thuật.
1.2

Xây dựng 6 Sigma trong tổ chức

1.2.1 Xây dựng khung 6 Sigma trong tổ chức

Hình 1.4. Khung 6 Sigma trong tổ chức
(Nguồn: S.H. Park ,p30,2003)


6


Bản chất của khung 6 Sigma là chuẩn hóa chiến lược cải tiến theo quy trình
DMAIC. Chiến lược cải tiến được dựa trên kế hoạch đào tạo, các hoạt động của
nhóm dự án, hệ thống đo lường. Cam kết của lãnh đạo và các bên liên quan (lao
động, chủ sở hữu, nhà cung cấp, khách hàng) cũng là một trong yếu tố cấu thành
nên khung 6 Sigma cho tổ chức. Cả năm yếu tố này đều hỗ trợ cho chiến lực cải tiến
và các dự án cải tiến.
1.2.1.1Cam kết của lãnh đạo
Vai trò của người lãnh đạo thể hiện chủ yếu qua 3 điểm sau: xây dựng định
hướng chiến lược, thiết kế q trình kinh doanh, duy trì tính hiệu quả và hiệu lực
của hệ thống quản lý.

Hình 1.5. Vai trị của người lãnh đạo và 6 Sigma
(Nguồn: Phan Chí

Anh,2002)

1.2.1.2 Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức phục vụ 6 Sigma
Một trong những đặc điểm quan trọng của 6 Sigma là thiết lập cho tổ chức một
cơ sở hạ tầng đảm bảo nguồn nhân lực cho các dự án cải tiến. Có bốn khóa đào tạo
nhân lực phục vụ cho các dự án cải tiến tương ứng với bốn cấp độ quản lý trong dự
án cải tiến được lấy ý tưởng từ các môn võ thuật: Nhà vô địch và các nhà tài trợ
(Champion), Chưởng môn Đai đen (MBB), Đai đen (BB), Đai Xanh (GB).

7



Champion
Master Black
Black
Belt
Green
Belt

Black
Belt
Green
Belt

Black
Belt
Green
Belt

Green
Belt

Hình 1.6. Phân cấp quản lý trong 6 sigma
Nhà vơ địch và các nhà tài trợ : Đó là các giám đốc điều hành các hoạt động
đang đặt trọng tâm cải tiến. Họ phải hiểu biết về 6 Sigma, phối hợp các hoạt động
cải tiến trong phạm vi của mình.
Chưởng mơn Đai đen : Là cấp độ cao nhất, tinh thơng nghiệp vụ doanh
nghiệp, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành trực tiếp về mặt kĩ thuật, đào tạo cho các
Đai đen dưới quyền về thực hành cải tiến.
Đai đen : Là những cá nhân chủ chốt thực hiện cơng việc dưới sự điều hành
của MBB. Chương trình đào tạo cho Đai đen thường là bốn học phần, mỗi học phần
thực hiện trong một tháng. Chương trình đào tạo BB theo Thomas Pyzdek(2003)

dựa nguồn Hoerl, Roger W. (2001), ‘‘Six Sigma Black Belts: What Do They Need
to Know?’’ có các nội dung:

Hình 1.7. Lý thuyết đào tạo BB

8


Đai xanh : Là những chủ nhiệm (trưởng nhóm) dự án, chịu trách nhiệm vận hành dự
án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cơng việc. Chương trình đào tạo GB kéo dài 1
tuần, theo nguồn BB trên, có các nội dung:

Hình 1.8. Lý thuyết đào tạo GB
1.2.1.3Nhóm hoạt động 6 Sigma
Theo S.H. Park, p41, (2003) các hoạt động của nhóm hoạt động (Project team
activities) có thể thực hiện theo bảy bước (seven-Step) dưới đây:
1. Tổ chức nhóm 6 Sigma, thiết lập định hướng phát triển 6 Sigma cho công ty
2. Bắt đầu đào tạo 6 Sigma cho các nhà vô địch và nhà tài trợ
3. Chọn lựa các khu vực áp dụng 6 Sigma
4. Bắt đầu đào tạo các cho Đai xanh và Đai đen
5. Tuyên bố vấn đề chất lượng thiết yếu cho các khu vực liên quan. Bổ nhiệm
một vài Đai đen làm chủ nhiệm dự án toàn thời gian và yêu cầu họ giải quyết một số
vấn đề chất lượng thiết yếu.
6. Thúc đẩy cơ sở cho 6 Sigma như kiểm sốt quy trình bằng thống kê (SPC),
kỹ năng quản lý dữ liệu hệ thống.
7. Thiết kế “6 Sigma day” trong mỗi tháng để tiến hành kiểm tra hoạt động của
nhóm dự án cũng như tổng kết lại các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện dự
án.
Chủ đề của các dự án được lựa chọn dựa trên mục tiêu quản lý của công ty, các
vấn đề chất lượng thiết yếu của các bộ phận. Để giải quyết vấn đề chất lượng thiết


9


yếu của một bộ phận có thể chia nhỏ thành nhiều các dự án con. Chủ đề của các dự
án con có thể lựa chọn dựa trên một q trình cụ thể mà nó ảnh hưởng tới vấn đề
chất lượng thiết yếu của bộ phận. Theo hình 1.9 ta có thể lựa chọn chủ để cho quá
trình CTQ1( chất lượng thiết yếu).

Hình 1.9. Lựa chọn chủ đề cho dự án
(Nguồn: S.H.Park, p45, 2003)

1.2.2 Bộ máy điều hành chương trình 6 Sigma
Trong hệ thống 6 Sigma chúng ta quan tâm đến vai trò của Ban chỉ đạo, các cá
nhân chuyên trách với tên gọi là Chưởng môn Đai đen, Đai đen, Đai xanh.
Ban chỉ đạo 6 Sigma: đóng vai trị như một hội đồng khoa học của tổ chức để
thảo luận và lựa chọn các khu vực trọng điểm cần cải tiến, lập kế hoạch dự án, theo
dõi, giám sát, đánh giá kết quả dự án. Thành viên của ban chỉ đạo phải là những
người có chun mơn cao, nắm được công việc và đã được đào tạo tốt về 6 Sigma.
Nhà tài trợ hay Nhà vô địch: là các giám đốc doanh nghiệp hoặc là nhà quản
lý của khu vực cải tiến.
Thủ lĩnh thực hiện 6 Sigma: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo 6 Sigma, hỗ
trợ nhóm triển khai 6 Sigma đối với hoạt động của họ trong việc lựa chọn dự án,
xem xét đánh giá dự án.
Huấn luyện viên 6 Sigma: chịu trách nhiệm đào tạo các thành viên của nhóm
6 Sigma về các cơng cụ cũng như phương pháp luận DMAIC.
Trưởng nhóm cải tiến hay chủ nhiệm dự án: là người nhận trách nhiệm đầu
tiên về công việc và kết quả của dự án 6 Sigma trong một q trình.
Thành viên nhóm: là người trực tiếp sử dụng các cơng cụ 6 Sigma và các quy
trình áp dụng theo phương pháp DMAIC. Họ phải có trình độ nhất định và chia theo

ba cấp độ: Chưởng môn Đai đen, Đai đen, Đai xanh.
1.3

Triển khai áp dụng 6 Sigma trong tổ chức
Phương pháp DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình 6 Sigma.

10


Hình 1.10. Phương pháp DMAIC
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)

1.3.1 Triển khai áp dụng 6 Sigma theo phương pháp DMAIC
Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn chúng ta nghiên cứu về 6 Sigma, xem tính
cần thiết của 6 Sigma với tổ chức và tiến hành đào tạo nhân lực.
Giai đoạn triển khai: áp dụng phương pháp DMAIC để thực hành cải tiến.
- Bước 1: Đánh giá thực trạng, xem xét toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh
đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không?
- Bước 2: Phân tích ngun nhân các vấn đề để tìm ra ngun nhân gốc rễ gây
ra sự bất hợp lý, không ổn định trong quá trình.
- Bước 3: Dựa trên kết quả phân tích chúng ta xây dựng các giải pháp để khắc
phục vấn đề.
- Bước 4: Các giải pháp được triển khai để khắc phục các lỗi chất lượng hoặc
các điểm bất hợp lý trong quy trình.
- Bước 5: Với các giải pháp hợp lý đã được kiểm nghiệm, chúng ta cần tiêu
chuẩn hóa chúng, biến thành các quy trình hướng dẫn của hệ thống quản lý.

Hình 1.11. Tổng quan về giai đoạn triển khai 6 Sigma trong tổ chức
(Nguồn: Phan Chí Anh,2002)


11


×