Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Day hoc tich hop trong dao tạo nghe modun banh nuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ LIÊN ANH

DẠY HỌC TÍCH HỢP
MƠ ĐUN BÁNH NƯỚNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
TẠI TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH
PHỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Tp. Hồ Chí Minh, 07/2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ LIÊN ANH

DẠY HỌC TÍCH HỢP
MƠ ĐUN BÁNH NƯỚNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
TẠI TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH
PHỐ
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn KTCN
MÃ SỐ: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TOÀN



Tp. Hồ Chí Minh, 07/2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm
2020
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Liên Anh


LỜI CẢM ƠN
Kết quả của sự thành công trong quá trình học tập bao giờ cũng gắn liền với sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt quá trình nghiên cứu
tác giả xin cám ơn sự giúp đỡ của các Thầy Cô trong khoa Sư phạm kỹ thuật và các
anh chị em học viên trong lớp
Đặt biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tồn, Thầy đã
tận tình hướng dẫn và dùng tâm huyết của mình cùng nhiều góp ý quý báu để truyền
đạt vốn kiến thức để tác giả hoàn thành tốt đề tài này. Tác giả kính chúc các Thầy Cơ,
các anh chị em học viên được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Do thời gian và năng lực có hạn, việc sai sót là khơng thể tránh khỏi. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp q báu từ các Thầy Cơ, để đề tài được hồn thiện tốt
hơn, từ đó làm cơ sở để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm
2020

Tác giả

Trần Thị Liên Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn....................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN
BÁNH NƯỚNG...........................................................................................................5
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................5
1.1.1. Trên thế giới..................................................................................................5
1.1.2. Tại Việt Nam.................................................................................................7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................9
1.2.1. Tích hợp........................................................................................................9
1.2.2. Dạy học tích hợp:........................................................................................10
1.3. MƠ ĐUN VÀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN.........................................................11
1.3.1. Mơ đun........................................................................................................11
1.3.2. Năng lực thực hiện......................................................................................12
1.4. DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP...........................................................14
1.4.1. Bản chất của dạy học tích hợp.....................................................................14
1.4.2. Đặc điểm dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp...............................15
1.5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP...............16
1.5.1. Dạy học giải quyết vấn đề...........................................................................16

1.5.2. Dạy học định hướng hoạt động....................................................................17
1.5.3. Dạy học nhóm:............................................................................................21
1.6. CỞ SỞ PHÁP LÝ..............................................................................................21
1.7. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP....................................................................22


1.7.1. Điều kiện tổ chức dạy học tích....................................................................22
1.7.2. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp..............................................................27
1.7.3. Các bước thiết kế bài học tích hợp..............................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................31
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN BÁNH
NƯỚNG TẠI TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ....................32
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG
THÀNH PHỐ...........................................................................................................32
2.1.1. Lịch sử phát triển của nhà trường................................................................32
2.1.2.Các ngành nghề............................................................................................33
2.2. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN BÁNH NƯỚNG.........................................................33
2.2.1. Đặc điểm của mô đun Bánh nướng..............................................................33
2.2.2. Vị trí, mục tiêu và nội dung chương trình mơ đun Bánh nướng..................33
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN BÁNH NƯỚNG TẠI TRƯỜNG
NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ...............................................................37
2.3.1. Công cụ khảo sát.........................................................................................37
2.3.2. Kết quả khảo sát..........................................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................53
Chương 3: DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN BÁNH NƯỚNG TẠI
TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ.............................................54
3.1. PHÂN TÍCH MƠ ĐUN BÁNH NƯỚNG.........................................................54
3.1.1. Xác định mục tiêu mô đun Bánh nướng......................................................54
3.1.1.1. Kiến thức...............................................................................................54
3.1.1.2. Kỹ năng.................................................................................................54

3.1.1.3. Thái độ..................................................................................................54
3.1.2. Xác định kỹ năng trong nội dung của mô đun Bánh nướng.........................54
3.2. VẬN DỤNG XÂY DỰNG BÀI HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN BÁNH
NƯỚNG................................................................................................................... 55
3.2.1. Giáo án bài “ CHOCOLATE COOKIE”......................................................55


3.2.2. Giáo án bài “CHEESE TART”....................................................................66
3.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ...........................................................................76
3.3.1. Mục đích TN...............................................................................................76
3.3.2. Đối tượng TN..............................................................................................76
3.3.3. Thời gian – địa điểm TN..............................................................................76
3.3.4. Phương pháp TN........................................................................................76
3.3.5. Tiến trình TN...............................................................................................76
3.3.6. Kết quả thực nghiệm....................................................................................76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

2

DH

Dạy học

3

MES

Modules of employable skills

4

ĐC

Đối chứng

5

GV

Giáo viên

6

GQVĐ


Giải quyết vấn đề

7

HV

Học viên

8

ND

Nội dung

9

NLTH

Năng lực thực hiện

10

CBT

Competecy Based Training

11

PPDH


Phương pháp dạy học

12

QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Bộ Lao động- thƣơng binh Xã hội

13

CB CNV

Cán bộ công nhân viên

14

SPDN

Sư phạm dạy nghề

15

TCDN

Tổng cục dạy nghề

16

UBND TPHCM


Uỷ ban nhân dân thành phố hồ chí minh

17

ILO

International Labour Organization

18

THCVĐ

Tình huống có vấn đề

19

THHT

Tình huống học tập

20

TN

Thực nghiệm

21

TL


Tỉ lệ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự hỗ trợ của tài liệu học tập đối với mô đun Bánh nướng.........................38
Bảng 2.2: Mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học..............................39
Bảng 2.3: Thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học..................................................40
Bảng 2.4: Mức độ đáp ứng của dụng cụ và trang thiết bị............................................41
Bảng 2.5: Cảm nhận của HV sau khi học xong mô đun Bánh nướng..........................42
Bảng 2.6: Mức độ đáp ứng mục tiêu mơ đun Bánh nướng..........................................44
Bảng 2.7: Hình thức kiểm tra kết quả của HV.............................................................44
Bảng 2.8: Sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học............................................45
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng phương tiện dạy học trong mô đun Bánh nướng...........46
Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng của thiết bị với mô đun Bánh nướng..............................47
Bảng 2.11: Sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun Bánh nướng................48
Bảng 2.12: Sự đáp ứng về kỹ năng nghề nghiệp của mô đun Bánh nướng..................49
Bảng 2.13: Thái độ làm việc của một người thợ hiện nay...........................................50
Bảng 2.14: Sự đáp ứng về của mô đun Bánh nướng với doanh nghiệp/khách sạn......51
Bảng 3.1: Mức độ tiếp thu kiến thức của HV..............................................................77
Bảng 3.2: Sự phù hợp tài liệu học tập, dụng cụ thực hành...........................................78
Bảng 3.3: Thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học của HV....................................78
Bảng 3.4: Mức độ tự tin của HV sau khi học xong......................................................79
Bảng 3.5: Sự phù hợp nội dung bài học với mục tiêu..................................................80
Bảng 3.6: Hoạt động của GV, HV trong từng tiểu kỹ năng..........................................81
Bảng 3.7: Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mơ đun...............................82
Bảng 3.8: Tính khả thi việc áp dụng quy trình vào dạy học tích hợp mô đun Bánh nướng
..................................................................................................................................... 83
Bảng 3.9: Điểm đánh giá GV dạy lớp Bánh K28 và Bánh K29...................................83
Bảng 3.10: Kết quả điểm cuối đợt học........................................................................84

Bảng 3.11: Phân phối tần số điểm số...........................................................................84
Bảng 3.12: Tần suất hội tụ...........................................................................................87



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự hỗ của tài liệu học tập đối với mô đun Bánh nướng...........................39
Biểu đồ 2.2: Mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học..........................40
Biểu đồ 2.3: Thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học..............................................41
Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng về dụng cụ và trang thiết bị..........................................42
Biểu đồ 2.5: Cảm nhận của HV sau khi học xong mô đun Bánh nướng......................43
Biểu đồ 2.6: Mức độ đáp ứng mục tiêu mơ đun Bánh nướng......................................44
Biểu đồ 2.7: Hình thức kiểm tra kết quả của HV.........................................................45
Biểu đồ 2.8: Sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học.......................................46
Biểu đồ 2.9: Tình hình sử dụng phương tiện dạy học trong mô đun Bánh nướng.......47
Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng của thiết bị với mô đun Bánh nướng..........................48
Biểu đồ 2.11: Sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun Bánh nướng............49
Biểu đồ 2.12: Sự đáp ứng về kỹ năng nghề nghiệp của mô đun Bánh nướng..............50
Biểu đồ 2.13: Thái độ làm việc của một người thợ hiện nay.......................................51
Biểu đồ 2.14: Sự đáp ứng về của mô đun Bánh nướng với doanh nghiệp/khách sạn
..................................................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.1: Mức độ tiếp thu kiến thức của HV..........................................................77
Biểu đồ 3.2: Sự phù hợp tài liệu học tập, dụng cụ thực hành.......................................78
Biểu đồ 3.3: Thời gian chuẩn bị bài trước mỗi buổi học của HV................................79
Biểu đồ 3.4: Mức độ tự tin của SV sau khi học xong..................................................80
Biểu đồ 3.5: Sự phù hợp nội dung bài học với mục tiêu..............................................81
Biểu đồ 3.6: Hoạt động của GV, HV trong từng tiểu kỹ năng......................................82
Biểu đồ 3.7: Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun...........................82
Biểu đồ 3.8: Tính khả thi việc áp dụng quy trình vào dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng.......83
Biểu đồ 3.9: Tần số điểm số........................................................................................85

Biểu đồ 3.10: Tần suất hội tụ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..........................87


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc năng lực thực hiện.........................................................................13
Hình 1.2: Sơ đồ tìm giải pháp dạy học giải quyết vấn đề............................................17
Hình 1.3: Các giai đoạn của dạy học định hướng hoạt động.......................................18
Hình 1.4: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp..............................................................27
Hình 1.5: Các bước biên soạn giáo án tích hợp...........................................................27
Hình 1.6: Hoạt động của GV và HS trong từng tiểu kĩ năng.......................................28
Hình 1.7: Các bước thiết kế bài học tích hợp...............................................................29


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt nam ta sau nhiều năm chiến tranh với mong muốn xây dựng nền
kinh tế phát triển để bắt kịp với các cường quốc năm châu. Việc“ra sức phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” là mục tiêu mà Đảng và nhà
nước đã đề ra nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hố – hiện đại hố để xây dựng nước ta
thành một nước cơng nghiệp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cao,có cơ
sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,…
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách
thức mới. Đầu tư vốn, chứ không phải năng suất lao động đã trở thành nguồn lực
chính của tăng trưởng kinh tế. Đây không phải là một mơ hình bền vững để tiếp tục
duy trì tăng trưởng kinh tế cao. Mặc dù quy mô lực lượng lao động vẫn tiếp tục gia
tăng, dân số trẻ của Việt Nam đang giảm. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam không thể
chỉ dựa vào quy mô của lực lượng lao động để tiếp tục những thành cơng đã có, mà
cịn phải tập trung nỗ lực để làm cho lực lượng lao động trở nên có năng suất cao
hơn. Mặc dù thành tựu về biết đọc, viết và tính tốn của người lao động Việt Nam
rất ấn tượng, nhiều công ty vẫn nói rằng họ gặp trở ngại đáng kể trong hoạt động do

khó tìm được những người lao động có kỹ năng phù hợp. Phần lớn người sử dụng
lao động nói rằng tuyển dụng lao động là cơng việc khó khăn vì các ứng viên khơng
có kỹ năng phù hợp (“thiếu hụt kỹ năng”), hoặc vì sự khan hiếm người lao động
trong một số ngành nghề (“thiếu hụt người lao động có tay nghề” trong các ngành
cụ thể). Người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn ln tìm kiếm người lao động
nhưng họ khơng thể tìm thấy người lao động phù hợp với những kỹ năng cần thiết.
[9]
Mục tiêu nghị quyết 29-NQ/TW: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung
đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ
thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực
kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.Vì vậy việc đào

1


tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đang trở thành một vấn đề cấp bách”. Hiện
nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã trở thành một vấn đề cấp thiết.
Trong nhiều năm gần đây, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nhất định, tuy nhiên việc đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề
và trình độ là một điều rất khó khăn. Tiếp cận những phương pháp đổi mới trên thế
giới, Tổng cục dạy nghề đã và đang phát triển: xây dựng chương trình theo mơ đun,
tiếp cận năng lực....
Ngày 09/6/2008, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban
hành được hơn 160 bộ chương trình khung cho từng nghề được xây dựng theo mô
đun định hướng năng lực. Đã có nhiều nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây
dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để
hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng

kiến thức, kỹ năng người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
một cách máy móc là vấn đề cần quan tâm và đổi mới nhưng hiện tại việc tổ chức
vẫn chưa thành cơng, ngun nhân chính là do đội ngũ giảng viên chưa được huấn
luyện, chưa hiểu rõ được bản chất và chưa đủ năng lực để thực hiện việc dạy học
theo chương trình mơ đun.
Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy nghề ở nhiều trường đều quen thuộc
với những phương pháp dạy học theo chương trình đào tạo truyền thống, hoặc dạy lí
thuyết, hoặc dạy thực hành. Việc để thực hiện dạy học các mơ đun theo phương
thức tích hợp là một khó khăn, muốn vận hành q trình dạy và học mơ đun theo
hướng tích hợp đạt kết quả thì bản thân người giáo viên vừa phải làm chủ kiến thức
lí thuyết, chuyển hóa được kiến thức ấy vào chính kĩ năng hành nghề tương ứng,
vừa cần có năng lực thực hiện ở trình độ cao. Chính những điều đó sẽ làm cơ sở tổ
chức bài học thực hành theo phương pháp tích hợp, tổ chức các hoạt động dạy học
phù hợp, đảm bảo, phát huy cho người học lĩnh hội những kiến thức chun mơn,
phát triển kĩ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất về tâm lí đạo đức để thực
hiện những công việc theo tiêu chuẩn quy định..

2


Hiên nay vẫn cịn chương trình dạy nghề truyền thống được thiết kế riêng lẻ
giữa lý thuyết và thực hành nên còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá kết quả học tập
trong đào tạo nghề mới dừng lại dưới hình thức đánh giá sự thực hiện từng kỹ năng
chứ chưa thực sự gắn với trình độ cơng nghệ và tổ chức sản xuất trong thực tiễn.
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
có nói "Tôi tin bức tranh giáo dục nghề nghiệp 10 năm tới chắc chắn sẽ sáng hơn.
Nhưng sáng hơn nhiều hay ít cịn phụ thuộc hành động của chúng ta".
Chính vì thế, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học tích hợp mơ đun Bánh
nướng trình độ sơ cấp tại trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố" để nghiên
cứu, đề xuất giải pháp với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực

cho xã hội nói chung và lĩnh vực đào tạo nghề làm bánh nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng trình độ sơ cấp cho học viên
trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng trình độ sơ
cấp cho học viên trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố.
- Khảo sát thực trạng dạy học mơ đun Bánh nướng trình độ sơ cấp tại Trường
Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố.
- Đề xuất dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng trình độ sơ cấp tại Trường
Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố.
- Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả sau khi vận dụng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật làm Bánh Âu tại trường Nghiệp vụ nhà
hàng Thành phố.

3


4.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng trình độ sơ cấp tại trường Nghiệp vụ
nhà hàng Thành phố.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu dạy học tích hợp mô đun Bánh nướng như tác giả đã đề xuất thì sẽ nâng
cao được chất lượng dạy và học.
6.


Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các

nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng về dạy
học mô đun Bánh nướng và khả năng vận dụng dạy học theo phương pháp tích hợp
mơ đun Bánh nướng cho học viên tại trường Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố.
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giáo án được biên soạn theo phương
pháp dạy học tích hợp cho học viên để minh chứng cho giả thuyết khoa học được
đề ra và tính khả thi của việc thực hiện dạy học.
6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo
sát và thực nghiệm
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học tích hợp
Chương 2: Cơ sở thực tiễn dạy học tích hợp mơ đun Bánh nướng tại trường
Nghiệp vụ nhà hàng Thành phố
Chương 3: Dạy học tích hợp mô đun Bánh nướng tại trường Nghiệp vụ nhà
hàng Thành phố.

4


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC
TÍCH HỢP MÔ ĐUN BÁNH NƯỚNG
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Trên thế giới
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các môn khoa học thường nghiên cứu một đối
tượng cụ thể, độc lập. Tuy nhiên sang thế kỷ XX một môn khoa học không thể phát
triển độc lập mà phải có sự phối hợp để cùng nhau phát triển, vậy nên dạy học tích
hợp đang dần là xu hướng mà các nhà giảng dạy cần quan tâm và vận dụng trong
giảng dạy để phù hợp với sự phát triển của tri thức.
Chủ trương của tiếp cận năng lực là giúp người học không cần ghi nhớ,không
cần học thuộc mà cịn phải biết làm thơng qua các hoạt động cụ thể nhằm giải quyết
các tình huống do cuộc sống đặt ra qua việc vận dụng những tri thức đã được học.
Nói cách khác phải gắn với thực tế xã hội hiện nay.
Khả năng để tiếp cận được năng lực của người học là một trong những điều rất
quan trọng, điều đó nhằm phát triển năng lực tiềm năng của mỗi người.
Giáo dục dựa trên năng lực (Competency based education) xuất hiện đầu tiên ở
Mỹ. Đạo luật Nông nghiệp Morrill Land 1862 cung cấp nền tảng đầu tiên cho khái
niệm nền giáo dục ứng dụng dựa trên nhu cầu của các nông trại và nông dân, những
người không thể theo học đại học và cao đẳng danh tiếng của miền Đông nước Mỹ.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, việc sản xuất nơng trại được máy móc hóa
dẫn đến việc xây dựng các trường cao đẳng nông nghiệp ở vùng nông thôn, cung
cấp cơ hội đào tạo nghề cho nông dân tương lai, trợ giúp cho các hoạt động và quản
lý nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn của Mỹ. Một trong những nước đi đầu sử
dụng mô đun sớm nhất là ở Mỹ trong việc đào tạo công nhân tạo sự thuận tiện trong
các dây chuyền làm việc ô tô của các hãng General Motor và Ford vào những năm
hai mươi của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kiểu Taylor (vốn thống trị
thời bấy giờ), người học được làm quen với với mục tiêu công việc, được học với
nội dụng vừa đủ với những trang thiết bị phù hợp với cơng việc vì vậy công nhân
được đào tạo trong thời gian 2 - 3 ngày đáp ứng u cầu do chính cơng ty đưa ra.


Các chương trình giảng dạy nhấn mạnh vào đào tạo hơn là dạy và học theo
lối truyền thống. Mục tiêu là hướng tới đánh giá việc khả năng vận dụng kiến thức

được học của học sinh vào các tình huống cơng việc thực tế. Mơ hình giáo dục này
phát triển mạnh mẽ vào những năm 70 ở Mỹ và sau đó lan rộng ra quốc gia khác.
Những cơ sở về hoạt động học tập mang lại hiệu quả và tính tích cực cho
người học dựa trên nghiên cứu tâm lí học hành động tại Đức về dạy học cũng đã
được nêu ra. “Handlungsorientierung” là một trong những nghiên cứu này, nghiên
cứu này đã góp phần hình thành nên ở người dạy cách thức để hướng người học
hoạt động theo con đường đạt được mục đích chiếm lĩnh tri thức khoa học. Một số
nước phươngTây để tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo đã phát triển phương
pháp này
Năm 1989 Lillian Katz and Sylvia Chard nước Anh đã thực hiện phương
pháp tiếp cận dự án, nhằm mục đích cho trẻ em lựa chọn một chủ đề, nghiên cứu và
tìm hiểu để cuối cùng là giải quyết các vấn đề và tình huống khó phát sinh.
.Ơng Ross J. Todd đã tiến hành nhiều nghiên cứu với học sinh trung học Úc
về tác dụng của giảng dạy tích hợp các kỹ năng thơng tin đồng thời hướng dẫn tích
hợp kỹ năng về thơng tin có thể ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh và thái độ
của họ ở trường học.
Năm 2007, tác giả Pat Grant và Kathy Paige xuất bản cuốn “Curriculum
integration: A trial”. Một số chương trình giảng dạy tích hợp đã được nhiều nhà giáo
dục đã soạn thảo: Lake (2004) và Venville & Dawson (2004), ... Việc nghiên cứu về
kiểm tra tích hợp trong thực tế vẫn cịn tương đối hiếm (Hargreaves et al, 1996 được
trích dẫn trong Wallace, Rennie, Malone & Venville, 2000).
Hai tổ chức UNESCO và ILO khơng chỉ khuyến khích, tạo điều kiện cho
việc phát triển các nhóm mơ đun trong đào tạo nghề. Tại Pháp, các chuyên gia về
giáo dục cho rằng: sử dụng mơ đun “ln mang tính cần thiết và thích hợp cho mọi
đối tượng đào tạo. Đặc biệt, cho việc phổ biến kĩ thuật mới và cho việc giáo dục kĩ
thuật nghề nghiệp” và cảnh báo các nước đang phát triển khi có ý định đầu tư tổng
thể cho giáo dục đang cịn hạn chế thì nên quan tâm, cân nhắc đến việc đào tạo trên


thế giới, không nên “sa đà” vào việc tranh luận, duy danh thuật ngữ mà hãy nên

triển khai, áp dụng và từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
Năm 1973 tổ chức lao động thế giới ILO đã đề xuất đề cương về phương
thức đào tạo theo mô đun (MES = phương thức đào tạo nghề theo công việc / kĩ
năng hành nghề) những yếu tố lí thuyết chỉ dừng ở mức thấp khơng đủ để đạt trình
độ phân tích nên đã bị phê phán là hẹp, thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ. Tuy
nhiên đến năm 1992 đề cương mới ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và
trình độ đã giải quyết được vấn đề trên.
Tổ chức Lao động Quốc tế đã xuất bản Mơ hình Tiêu chuẩn Năng lực Khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương cho nhiều nghề. Trong các bộ tiêu chuẩn này đều
có hướng dẫn về các phương pháp đánh giá nên được sử dụng, các chứng cứ kiến
thức và kỹ năng cần thu thập cho việc đánh giá mỗi đơn vị năng lực. Các nước Tiểu
vùng Sông Mê Công đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO để thử nghiệm đánh
giá cơng nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề trong khu vực cho một số lĩnh
vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ buồng khách sạn. [29]
Hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu việc dạy học
tích hợp để đề xuất phương hướng mới về áp dụng day học tích cực để đào tạo ra
đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.
1.1.2. Tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới việc đào tạo giáo dục nghề nghiệp là chiến lược phát
triển kinh tế toàn diện và đều đưa ra con đường phát triển giáo dục nghề nghiệp dài
hạn. Ở Việt Nam cũng đã đưa vấn đề giáo dục nghề nghiệp vào luật, các chính sách
phát triển dài hạn và đang học tập những ưu điểm từ mơ hình các nước tiên tiến.
Với xu thế đổi mới về giáo dục, ngành giáo dục Việt Nam đã dần tiếp cận với
nền giáo dục tiến bộ trên thế giới nhất là chương trình dạynghề trong hệ thống giáo
dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun kỹ năng
hành nghề. Cụ thể như: lấy người học làm trung tâm, tích cực, chủ động, sáng tạo,
luôn tạo điều kiện cho người học biết tư duy, sáng tạo, biết nêu và giải quyết các
vấn đề, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.



Năm 1986 UNESCO đã tài trợ hội thảo về phương pháp soạn nội dung đào
tạo nghề cho Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, hội thảo đã đề cập đến việc đào
tạo nghề theo mô đun tại một số nước đang phát triển trên thế giới.
Dưới sự tài trợ của ILO năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một
cuộc hội thảo nhằm vê phương thức đào tạo nghề theo mô đun. Trung tâm Phương
tiện kĩ thuật dạy nghề (CREDEPRO) đã tổ chức thành công hội thảo về phương
pháp tiếp cận đào tạo nghề MES với tài trợ của UNDP vào tháng 5-1992. Những
năm 1987 – 1994 dưới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề một số trường dạy nghề đã thử
nghiệm biên soạn tài liệu và đào tạo nghề theo mơ đun. Tuy nhiên vì những mặt hạn
chế của nó thì việc đào tạo nghề theo mô đun MES tạm thời lắng xuống.
Trong những bước đầu nghiên cứu để xây dựng và ứng dụng của việc đào
tạo nghề theo mô đun năng lực thưc hiện và trình độ thì đã có những tư tưởng mới
trong dự án Giáo dục nghề nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn chương trình dạy nghề được xây dựng dựa trên các mơ
đun theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện để người lao động thực hiện
được công việc cụ thể của nghề nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp thì cần phải có tổ
hợp các năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Trong hệ thống giáo dục nghề
nghiệp các chương trình dạy nghề xưa nay được thiết kế kết hợp giữa môn học và
mô đun kỹ năng hành nghề. Hiện nay các mô đun từng bước được xây dựng theo
quan điểm hướng đến năng lực thực hiện, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để
người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được cơng việc cụ thể của nghề
nghiệp.Chương trình đào tạo được thiết kế theo mơ đun tiếp cận năng lực như vậy
cịn được gọi là giáo dục định hướng kết quả đầu ra.
Tháng 8 năm 2009 Hội thảo về “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam” thì mơ hình năng lực nhận được nhiều sự quan
tâm.Tháng 7 năm 2009 tại TP. Đà Nẵng hội thảo chuyên đề “Đổi mới phương pháp
dạy học trong lĩnh vực dạy nghề”, “chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề”. Tổng
cục dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) - phối hợp với Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo
ở nước ngoài (APEFE) tổ chức Hội thảo “Tổ chức dạy nghề tích hợp - kinh nghiệm
của Bỉ và Việt Nam” thực hiện dự án VN 101 [3]



Nhận xét: Tất cả việc tìm hiểu cơ sở lý luận dạy học tích hợp, và các nghiên
cứu trên đi sâu vào thực trạng dạy – học tại các trường dạy nghề, Trung cấp nghề,
Cao đẳng nghề và tiến hành dạy thực nghiệm đã góp phần to lớn vào việc mở đường
cho việc ứng dụng phương thức đào tạo theo mơ đun và tổ chức dạy học theo
hướng tích hợp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về tổ chức thực hiện các bài học
trong các mô đun đào tạo nghề và nhu cầu cần cập nhật những kiến thức về dạy học
tích hợp đối với giáo viên của các cở sở giáo dục nghề nghiệp, nội dung bài viết đã
hệ thống và phân tích những khái niệm liên quan đến dạy học tích hợp, phân tích
quy trình xây dựng đề cương bài học theo mẫu chung giáo án tích hợp để dựa vào
cơ sở đó, giáo viên có thể chuẩn bị, tổ chức thực hiện các bài học tích hợp trong các
chương trình mơ đun đào tạo nghề đảm bảo tính khoa học và các yêu cầu về sư
phạm kỹ thuật. Vì thế, việc nghiên cứu – vận dụng quan điểm dạy học tích hợp
được phát triển mạnh trong giai đoạn sau này ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề
phải nghiên cứu.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2.1. Tích hợp
Tích hợp :“integration” là một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay
“tồn bộ, tồn thể”. Sự hài hịa chức năng và mục tiêu hoạt động của một hệ thống
cần có sự phối hợp giữa hoạt động khác nhau và thành phần khác nhau của một hệ
thống ấy.
Theo Dương Tiến Sỹ [7]: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống các kiến thức( khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong
các môn học đó”.
Một số nhà giáo dục từ những định nghĩa trên đã đưa ra các nội dung tích hợp
như: tích hợp bộ mơn, tích hợp chương trình, tích hợp học tập, tích hợp giảng dạy,
tích hợp kiến thức, tích hợp kỹ năng.
Theo từ điển tiếng Việt [19] tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhận, sự kết hợp”



Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Kế hoạch giảng dạy ở đây cần được hiểu trong
một phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kế hoạch giảng
dạy của một mơn học, kế hoạch giảng dạy của bài học. Cũng theo các tác giả của từ
điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội
dung tích hợp khác nhau. [18]
Tích hợp dọc là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học
thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau” cịn tích hợp ngang là “tích
hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực
khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề [18]
Sau quá trình học tập thì mục tiêu dạy học tốt nhất để đảm bảo sự thống nhất
của hệ thống dạy nghề là năng lực mà người học đạt được là điều cần thiết . Bởi thế
trong dạy nghề mọi loại, mọi nội dung tích hợp đều nhằm đạt được sự trọn vẹn năng
lực nơi người học nghề và được quyết định bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức –
kỹ năng – thái độ nơi người học.
1.2.2. Dạy học tích hợp:
Dạy học Tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn
học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong việc giảng
dạy. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, dạy học tích hợp là vừa dạy nội dung lý
thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. [14]
Quan điểm dạy học tích hợp mang tính hiện đại chú ý đến kết quả học tập của
người học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình học phải đảm
bảo chất lượng để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn cho người học.
Có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực
hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm
đáp ứng được mục tiêu môn học, mô đun.
Mục tiêu đáp ứng năng lực thực hiện là yêu cầu trong lĩnh vực Giáo dục nghề
nghiệp, nên dạy học tích hợp là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng



một bài học đào tạo nghề. Chương trình mơ đun được thiết kế trên cơ sở theo định
hướng phát triển năng lực, nội dung từng bài cũng được thiết kế sao cho trang bị
cho người học năng lực: vừa có thể tích hợp dạy kiến thức lý thuyết và tiến hành
thực hành để đáp ứng mục tiêu dạy học.
1.3. MÔ ĐUN VÀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.3.1. Mô đun
Theo từ điển giáo dục học, Mô đun là “một phân hệ tự chủ của một chương
trình học tập hoặc một giáo trình” [18].
Mô đun là “tư liệu sư phạm dùng để hướng dẫn trong những q trình làm việc
của sinh viên” [18].
Ngồi ra cịn một số khái niệm như sau:
Mơ đun với nghĩa đầu tiên là mực thước, thước đo có nguồn gốc từ thuật ngữ
Latinh “ modulus", nó được sử dụng như một đơn vị đo trong kiến trúc xây dựng La
mã. Thuật ngữ modulus đến giữa thế kỷ 20 mới được truyền tải sang lĩnh vực kĩ
thuật.
Vậy Mô đun trong dạy học là gì?
Đây là một chương trình, một đơn vị dạy học độc lập. Với cấu trúc đặc biệt
chứa đựng mục tiêu lẫn nội dung và phương pháp dạy học nhằm phục vụ người học.
Các Module sẽ được kết nối với nhau tạo nên một thể hoàn chỉnh và độc lập
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 18/ VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 ở mục
3, điều 3 chương I, có nêu “. Mơ-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm
giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của
một nghề. [8].
Việc xây dựng dựa mơ đun dựa trên những giáo trình và tài liệu đã có địi hỏi
các mơ đun này được liên kết chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào giáo trình có sẵn.
Đồng thời, có thể bổ sung nội dung cho những giáo trình sẵn có nhằm tăng thêm sự
phong phú về kiến thức của mô đun.



1.3.2. Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện (Competency) là khả năng thực hiện được các hoạt động
(nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, cơng
việc đó.
Năng lực thực hiện (NLTH) bao gồm: Các kỹ năng thực hành tâm vận; các
kỹ năng trí tuệ; kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; có khả năng thích ứng để thay
đổi; có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào cơng việc; có khát vọng học tập
và cải thiện; có khả năng làm việc cùng với người khác trong tổ, nhóm,…; thể hiện
đạo đức lao động nghề nghiệp tốt;v.v… [15]
Trong một số tài liệu nước ngoài được dịch sang tiếng Việt hiện nay: “Năng
lực thực hiện” hay “năng lực hành nghề” được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh thường
là “Competence” hoặc Competency”; ví dụ: “Competecy Based Training – CBT” có
thể được hiểu là “Đào tạo theo năng lực thực hiện”.
Năng lực thực hiện (NLTH) đề cập đến nhóm các kỹ năng , kiến thức được
áp dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng, phù hợp với các yêu cầu công
việc (Anh).
NLTH còn được hiểu là khả năng thực hiện được các nhiệm vụ hoặc công
việc cụ thể của một nghề theo tiêu chuẩn mong đợi (Úc).
NLTH bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội,
năng lực cá nhân và được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng , thái độ (Đức)
Theo ILO, NLTH (competency) bao gồm các kiến thức, kỹ năng và bí quyết
áp dụng và làm chủ được trong một bối cảnh cụ thể. [29].
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp theo NLTH cũng có các
định nghĩa khác nhau, có hai định nghĩa cần chú ý đó là:
- Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là khả năng của một người lao
động có thể thực hiện những cơng việc của một nghề theo những chuẩn được quy
định. Khả năng hành nghề bao gồm 3 thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau là:
Kiến thức, kỹ năng và thái độ (Nguyễn Minh Đường: Phát triển chương trình giáo

dục kĩ thuật và dạy nghề, 1999).


×