Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đặc điểm tính cách, sự tích cực và hiệu quả thực hiện công việc của kỹ sư xây dựng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ ĐĂNG KHOA

ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH, SỰ TÍCH CỰC VÀ
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA
KỸ SƯ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã ngành

: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Phạm Hồng Luân

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Công Tịnh


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày… tháng 01 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. …………………….
2. …………………….
3. …………………….
4. ……………………..
5. ……………………..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KTXD


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------

--------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Võ Đăng Khoa

MSHV


Ngày, tháng, năm sinh : 24/07/1992

Nơi sinh : Hậu Giang

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng

Mã ngành : 60.58.03.02

: 7140694

I. TÊN ĐỀ TÀI :
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH, SỰ TÍCH CỰC
VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC CỦA KỸ SƯ XÂY DỰNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG.

 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ của đặc điểm tính cách, sự tích
cực trong cơng việc, và hiệu quả thực hiện công việc.
 Xác định phổ đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng.
 Xác định mối quan hệ của đặc điểm tính cách, sự tích cực trong cơng việc,
hiệu quả thực hiện cơng việc của các kỹ sư xây dựng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 4/07/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 4/12/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lê Hoài Long

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG



LỜI CÁM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý Thầy Cô, sự đồng hành, chia sẻ của bạn bè, cùng
sự quan tâm, động viên từ gia đình. Đã giúp tơi vượt qua những khó khăn để hồn
thành nghiên cứu. Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
tất cả mọi người.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý
Xây dựng- Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho
tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Hồi Long. Thầy đã
định hướng, giúp đỡ tơi trong học tập và làm việc. Thầy ln tận tình quan tâm,
chia sẻ, động viên tơi vượt qua những khó khăn. Truyền đạt kiến thức, hướng dẫn
tơi có được kỹ năng học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tham gia nghiên cứu và
cung cấp thơng tin dữ liệu, giúp tơi hồn thành luận văn. Cảm ơn các anh chị trong
lớp cao học 2014-II đã quan tâm và giúp đỡ. Cảm ơn những người bạn của tôi,
những người luôn cùng tôi chia sẻ và đồng hành trong cuộc sống.
Cuối cùng, xin gửi tình cảm yêu quý, lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành
đến ba mẹ, anh chị em và những người thân của tôi. Đã luôn bên tôi, giúp tôi vượt
qua những thử thách để hoàn thành mục tiêu học tập.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, với những hạn chế của bản thân về
kinh nghiệm và kiến thức nên luận văn khơng tránh khỏi những sai sót nhất định
mặc dù đã có nhiều nổ lực thực hiện. Kính mong q Thầy Cơ, đọc giả thơng cảm
và đóng góp ý kiến, để luận văn trở nên hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Tp. HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Võ Đăng Khoa



TÓM TẮT
Cùng với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, ngành xây dựng đã và
đang có những đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Để góp
phần củng cố và gia tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường mới, các doanh
nghiệp xây dựng đang nổ lực phát triển và thực thi những biện pháp ứng dụng khoa
học, kỹ thuật vào sản xuất và quản lý. Nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng
cao năng suất lao động để thích nghi với yêu cầu đa dạng và khắt khe của thị
trường. Trong quản lý dự án, ngồi việc sử dụng các cơng nghệ mới để gia tăng
hiệu quả thực hiện dự án, thì hiệu quả làm việc của con người vẫn được các nhà
quản lý chú trọng. Hiểu rõ đặc điểm của từng cá nhân tham gia vào dự án là rất hữu
ích, làm cơ sở cho việc quản lý và kiểm soát nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả
chung của tổ chức bằng cách nâng cao hiệu quả làm việc của từng cá nhân đã và
đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về
đặc điểm tính cách, niềm đam mê cơng việc, hiệu quả thực hiện công việc của kỹ sư
xây dựng là cần thiết.
Dựa trên tổng quan xoay quanh các chủ đề về đặc điểm tính cách, sự đam mê
cơng việc, hiệu quả thực hiện công việc cá nhân và mối quan hệ lẫn nhau của chúng
trong nhiều lĩnh vực. Bảng câu hỏi được xây dựng với cơng cụ đo lường tính cách
KTS- II, công cụ đo lường đam mê công việc JIQ của Kanungo, và các nhân tố đo
lường hiệu quả thực hiện cơng việc cá nhân. Nghiên cứu trình bày phổ đặc điểm
tính cách của 242 kỹ sư xây dựng. Và chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách,
niềm đam mê và hiệu quả thực hiện công việc của kỹ sư xây dựng Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự phù hợp của đặc điểm tính cách với đặc trưng môi trường
làm việc là tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, tư vấn giám sát và quản lý dự án sẽ được
phân tích và so sánh với nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy đam mê công việc và
hiệu quả cơng việc có mối tương quan thuận chiều và cùng chịu ảnh hưởng bởi đặc
điểm tính cách. Nghiên cứu sẽ góp phần vào sự hiểu biết về đặc điểm của kỹ sư xây
dựng Việt Nam. Bổ sung minh chứng cho mối quan hệ giữa đam mê, hiệu quả công
việc với đặc điểm tính cách. Tạo một phần cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng

đặc điểm tính cách vào quản lý nhân lực để gia tăng hiệu quả thực hiện công việc.


ABSTRACT
During the period of international economic integration, construction industry
has played an important role in the development of national economy. Construction
firms are efforts to develop and implement measures to apply science and
technology in production and management in order to reinforce and increase
competitiveness. It aims to improve product quality and labor productivity to meet
the diverse needs of the market. In project management, managers not only use new
technologies to increase the efficiency of the project, but also consider the working
efficiency of employees. Understanding the characteristics of each individual
person involved in the project is very useful for the effective management of human
resources. Measures to increase the performance of individual work is done for the
purpose of increasing the performance of the organizations that has been used in
many fields. Therefore, the study on personality traits, job involvement, job
performance of civil engineers is essential.
Based on the overall theme revolves around the study of personality traits, job
involvement, the individual job performances and mutual relationship of them in
various fields. The questionnaire was developed with personality measurement tools
(KTS-II) by Keirsey, job involvement questionarie by Kanungo, and the factors that
measure the performance of the individual. Research shows the distribution of
personality traits of 242 construction engineers. And indicate mutual relationship
between personality traits, job involvement and job performace.
In addition, the compatibility of personality traits with specific environment
including design, construction supervision and management are analyzed and
compared with other studies. Research contributes to the understanding of the
characteristics of Vietnam's construction engineers and provide evidence for the
relationship between job involvement, job performance and personality traits. It will
be part of the basis for applied research on personality traits in human resources

management to enhance job performance.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện.
Tất cả các tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, số liệu khảo sát đều chính xác,
trung thực và có nguồn gốc cụ thể trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tp. HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Võ Đăng Khoa


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 9
1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................................... 9
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 13
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 13
1.5. Đóng góp của nghiên cứu ......................................................................................... 14
1.5.1. Về mặt học thuật ................................................................................................ 14
1.5.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................. 14
1.6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 14
1.7. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................... 17
2.1. Giới thiệu chương ..................................................................................................... 17
2.2. Đặc điểm tính cách ................................................................................................... 18
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 18

2.2.2. Lý thuyết đo lường đặc điểm tính cách ............................................................. 18
2.2.3. Tổng quan những nghiên cứu trước đây ............................................................ 25
2.2.4. Lựa chọn cơng cụ đo lường tính cách ................................................................ 27
2.3. Sự đam mê, tích cực trong cơng việc ........................................................................ 30
2.3.1. Định nghĩa.......................................................................................................... 30
2.3.2. Lý thuyết đo lường sự đam mê trong công việc ................................................ 30
2.3.3. Tổng quan những nghiên cứu trước đây về sự tích cực trong cơng việc ........... 32
2.3.4. Mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách và tích cực trong cơng việc. ................... 33
2.4. Hiệu quả thực hiện công việc ................................................................................... 34
2.4.1. Định nghĩa.......................................................................................................... 34
2.4.2. Phân loại ............................................................................................................ 35

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang i


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

2.4.3. Các nhân tố đo lường hiệu quả thực hiện công việc .......................................... 35
2.4.4. Tổng quan nhưng nghiên cứu trước đây ............................................................ 37
2.5. Kết luận ..................................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 39
3.1. Giới thiệu chương ..................................................................................................... 39
3.2. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu và
công cụ dùng trong nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.2.1. Bảng câu hỏi ...................................................................................................... 40
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 40

3.2.3. Công cụ dùng trong nghiên cứu ......................................................................... 42
3.3. Xây dựng bảng câu hỏi, ............................................................................................ 43
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................................... 43
3.3.2. Xác định cỡ mẫu ................................................................................................ 48
3.3.3. Kiểm tra độ tin cậy............................................................................................. 48
3.3.4. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 49
3.4. Kết luận ..................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA KỸ SƯ
XÂY DỰNG VIỆT NAM.................................................................................................... 51
4.1. Giới thiệu chương ..................................................................................................... 51
4.2. Xu hướng tâm lý chung của kỹ sư xây dựng Việt Nam ........................................... 51
4.2.1. Thang đo thứ 1 (hướng nội- hướng ngoại) ........................................................ 52
4.2.2. Thang đo thứ 2 (cảm giác – trực giác) ............................................................... 52
4.2.3. Thang đo thứ 3 (lý trí - tình cảm) ...................................................................... 53
4.2.4. Thang đo thứ 4 (nguyên tắc- linh hoạt) ............................................................. 54
4.3. Xu hướng tâm lý theo nhóm vị trí việc làm của kỹ sư xây dựng .............................. 56
4.3.1. Tư vấn thiết kế ................................................................................................... 56

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang ii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

4.3.2. Kỹ sư thi công .................................................................................................... 58
4.3.3. Tư vấn giám sát .................................................................................................. 59
4.3.4. Quản lý dự án ..................................................................................................... 61

4.4. Xu hướng tâm lý theo số năm kinh nghiệm của kỹ sư xây dựng.............................. 62
4.4.1. So sánh với những nghiên cứu khác .................................................................. 64
4.4.2. Nhận xét ............................................................................................................. 66
4.5. Đặc điểm tính cách theo KTS của kỹ sư xây dựng ................................................... 66
4.5.1. Đặc điểm tính cách theo nhóm vị trí việc làm ................................................... 68
4.5.2. So sánh với các nghiên cứu khác ....................................................................... 69
4.5.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................. 70
4.6. Đặc điểm tính cách theo phân nhóm MBTI .............................................................. 70
4.7. Kết luận ..................................................................................................................... 72
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÀ HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM ...................................................... 74
5.1. Giới thiệu chương ..................................................................................................... 74
5.2. Đam mê và hiệu quả công việc của kỹ sư xây dựng Việt Nam ................................ 75
5.3. Mối quan hệ giữa đam mê và hiệu quả cơng việc..................................................... 81
5.4. Ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến đam mê và hiệu quả công việc .................. 82
5.4.1. Đặc điểm tính cách theo nhóm KTS và niềm đam mê, hiệu quả công việc ...... 83
5.4.2. Đặc điểm tính cách theo xu hướng tâm lý và đam mê, hiệu quả công việc ...... 84
5.5. Kết luận ..................................................................................................................... 88
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 90
6.1. Kết luận ..................................................................................................................... 90
6.2. Kiến nghị................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 99

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang iii


Luận văn thạc sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thể hiện 4 cặp khuynh hướng tinh thần ...................................................20
Bảng 2.2. Mười sáu đặc điểm tính cách MBTI trong nhóm tính cách của Keirsey.25
Bảng 2.3. Đặc điểm của cơng cụ đo lường tính cách MBTI và KTS ảnh hưởng đến
việc lựa chọn công cụ vào nghiên cứu ......................................................................29
Bảng 2.4. Các câu hỏi đo sự tích cực trong cơng việc (Kanungo, 1982)..................31
Bảng 2.5. Các yếu tố xác định hiệu quả thực hiện công việc của cá nhân được tổng
hợp thành ba mức độ đo lường (Johnson, 2004) .......................................................35
Bảng 3.1.Câu hỏi cho nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công việc
...................................................................................................................................46
Bảng 4.1. Thể hiện xu hướng tâm lý theo nhóm vị trí việc làm ...............................62
Bảng 4.2. Xu hướng tâm lý theo vị trí việc làm của kỹ sư < 5 năm kinh nghiệm ....64
Bảng 4.3. Xu hướng tâm lý theo vị trí việc làm của kỹ sư ≥ 5 năm kinh nghiệm ....64
Bảng 4.4. So sánh xu hướng tâm lý của kỹ sư xây dựng với nghiên cứu khác ........65
Bảng 4.5. So sánh nhóm tính cách của kỹ sư Việt Nam và các nghiên cứu khác ....69
Bảng 4.6. Phân bố đặc điểm tính cách theo dạng tính cách MBTI ...........................71
Bảng 5.1. Thống kê mơ tả biến đam mê công việc và biến hiệu quả công việc .......75
Bảng 5.2. Xếp hạng các yếu tố đo lường đam mê công việc ....................................76
Bảng 5.3. Xếp hạng các yếu tố đo lường hiệu quả công việc cá nhân ......................78
Bảng 5.4. Hệ số tương quan hạng Spearman giữa các nhóm vị trí việc làm ............81

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang iv


Luận văn thạc sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người ...........10
Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện sản phẩm ngành xây dựng giai đoạn 2005-2014 ...........10
Hin
̀ h 1.3. Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................13
Hình 1.4. Sơ đồ tóm tắt nội dung luận văn ...............................................................15
Hin
̀ h 1.5. Sơ đồ thể hiện quy trình nghiên cứu .........................................................16
Hin
̀ h 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung chương 2 ..............................................................17
Hình 2.2. Bốn cặp xu hướng tinh thần đối lập ..........................................................22
Hin
̀ h 2.3 Xác định đặc điểm tính cách ......................................................................23
Hình 2.4. Bốn nhóm tính cách theo lý thuyết của Keirsey .......................................24
Hin
̀ h 3.1. Nội dung tóm tắt chương 3 .......................................................................39
Hin
̀ h 3.2. Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi ..................................................41
Hình 4.1. Quy trình phân tích đặc điểm tính cách kỹ sư xây dựng...........................51
Hin
̀ h 4.2. Tỷ trọng theo xu hướng tâm lý – thang đo 1.............................................52
Hình 4.3. Tỷ trọng theo xu hướng tâm lý – thang đo 2.............................................53
Hin
̀ h 4.4. Tỷ trọng theo xu hướng tâm lý – thang đo 3.............................................54
Hin
̀ h 4.5. Tỷ trọng theo xu hướng tâm lý – thang đo 4.............................................55
Hình 4.6. Đặc điểm tính cách của kỹ sư tư vấn thiết kế ...........................................57

Hin
̀ h 4.7. Đặc điểm tính cách của kỹ sư thi cơng .....................................................58
Hình 4.8. Đặc điểm tính cách của kỹ sư tư vấn giám sát ..........................................60
Hin
̀ h 4.9. Đặc điểm tính cách của quản lý dự án ......................................................61
Hin
̀ h 4.10. Biểu đồ thể hiện nhóm tính cách KTS của kỹ sư xây dựng Việt Nam ...67
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện phổ tính cách theo vị trí việc làm ................................68
Hin
̀ h 4.12. Biểu đồ thể hiện đặc điểm tính cách của kỹ sư Việt Nam theo dạng tính
cách MBTI.................................................................................................................70
Hiǹ h 4.13. Dạng tính cách MBTI theo vị trí việc làm ..............................................72
Hin
̀ h 4.14. Phổ đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng Việt Nam ..........................73
Hình 5.1. Quy trình phân tích dữ liệu .......................................................................74

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang v


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Hình 5.2. Biểu đồ Scatter thể hiện mối quan hệ giữa đam mê và hiệu quả công việc
...................................................................................................................................82
Hình 5.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách với đam mê và hiệu quả công việc
của kỹ sư xây dựng....................................................................................................89


HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang vi


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đặc điểm dữ liệu ......................................................................................99
Phụ lục 2. Chứng thực thang đo sự đam mê công việc ...........................................100
Phụ lục 3. Chứng thực thang đo hiệu quả công việc cá nhân .................................101
Phụ lục 4. Phân tích xu hướng đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng Việt Nam 102
Phụ lục 5. Phân tích xu hướng đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng Việt Nam
theo vị trí cơng việc .................................................................................................103
Phụ lục 6. Kiểm tra tương quan giữa năm kinh nghiệm ( > =5 năm và < 5 năm ) và
04 xu hướng tâm lý .................................................................................................106
Phụ lục 7. Sự chuyển đổi xu hướng tính cách khi thay đổi mốc số năm kinh nghiệm,
dựa trên vị trí cơng việc...........................................................................................112
Phụ lục 8. Kết quả phân tích đặc điểm tính cách KTS............................................113
Phụ lục 9. Đặc điểm tính cách trình bày theo dạng tính cách MBTI ......................115
Phụ lục 10. Đam mê công việc của kỹ sư xây dựng ...............................................118
Phụ lục 11. Hiệu quả công việc của kỹ sư xây dựng ..............................................119
Phụ lục 12. Tương quan hạng giữa các nhóm vị trí việc làm về đam mê công việc và
hiệu quả hoạt động công việc ..................................................................................121
Phụ lục 13. Kiểm tra tương quan giữa đam mê công việc và hiệu quả công việc ..123
Phụ lục 14. Đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến đam mê và hiệu quả công việc ....124
Phụ lục 15. Mơ hình đề xuất về mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách và hiệu quả
cơng việc .................................................................................................................131

Phụ lục 16. Bảng câu hỏi và phiếu trả lời ...............................................................132

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang vii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Ý nghĩa

E

Extraversion

Hướng ngoại

I

Introversion

Hướng nội


S

Sensing

Cảm giác

N

Intution

Trực giác

T

Thinking

Lý trí

F

Feeling

Tình cảm

J

Judgment

Ngun tắc


P

Perception

Linh hoạt

JI

Job involvement

Tích cực trong cơng việc

JP

Job performance

Sự thực hiện công việc

MBTI

Myers-Briggs Type Indication

KTS

Keirsey Temperament Sorter

HVTH: Võ Đăng Khoa

Tên của một bài kiểm tra
tính cách

Tên của một bài kiểm tra
tính cách

Trang viii


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hoài Long
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu chung
Hợp tác toàn cầu và liên kết kinh tế là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại. Hội
nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ tạo nên nhiều cơ hội và thách thức lớn cho sự phát
triển nền kinh tế quốc gia. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ
tăng trưởng nhanh (hình 1.1) và đang thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực cũng như trên toàn giới. Hiện Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức
kinh tế như WTO, TPP, ASEAN, APEC, ASEM...Việc hội nhập kinh tế quốc tế giúp
thúc đẩy thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gia tăng các hoạt động xuất khẩu
đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xây
dựng tính đến năm 2014 đã có 1196 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 11,5
tỷ USD. Nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh thu hút được nhiều vốn FDI nhất với
hơn 377 dự án và 3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 31,5% tổng số dự án và 26,5% tổng
vốn đầu tư của toàn ngành xây dựng) (DTNN, 2015).
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển
nhưng cũng không thiếu những thách thức. Để hội nhập hiệu quả, cần hạn chế những
mặt bất lợi, tìm kiếm biện pháp khắc phục khó khăn vượt qua thách thức và phát huy
thế mạnh. Những mặt hạn chế còn tồn tại như: xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp; năng suất lao động kém, thu hút đầu tư chỉ dựa vào lợi thế chi

phí nhân cơng và mặt bằng thấp; khả năng tích lũy vốn nhân lực và cơng nghệ còn
yếu, chất lượng nguồn nhân lực chậm được cải thiện (Anh, 2016).
Xây dựng là ngành có đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế quốc gia
và đang trên đà tăng trưởng (hình 1.2). Theo phân tích của cơng ty chứng khốn ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), ngành xây dựng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng tốt. Mặt bằng lãi suất thấp, thị trường bất động sản tăng mạnh, nhu cầu
xây dựng hạ tầng lớn là nền tảng giúp các doanh nghiệp xây dựng duy trì tăng trưởng
cho các năm tiếp theo (Trường, 2016).

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 9


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hoài Long

6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
2008

2009

2010


2011

2012

2013

Hin
̀ h 1.1. Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người
tính theo sức mua tương đương giai đoạn 2008 -2013
Đơn vị tính: USD; Nguồn: www.worldbank.org

250000
200000
150000

100000
50000
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ bộ
2014

Hin
̀ h 1.2. Biểu đồ thể hiện sản phẩm ngành xây dựng giai đoạn 2005-2014
Đơn vị tính: tỷ VNĐ; Nguồn: Tổng cục thống kê

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tế như trên để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì
Việt Nam phải cải thiện và khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tích cực hội
nhập trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó ngành xây dựng là một trong những ngành

có vai trị quan trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc gia với tỷ trọng lớn trong
thành phần kinh tế. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ tác động tích cực đến nền
kinh tế thông qua việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty xây dựng bằng các
hoạt động cụ thể như: ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế, sử dụng thiết bị

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 10


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hoài Long

hiện đại trong thi công, tối ưu nguồn tài nguyên bằng các hệ thống quản lý chặt chẽ,
sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực…
Để gia tăng lợi thế cạnh tranh, ngoài việc đầu tư phát triển về cơng nghệ thì
việc cải thiện và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, gia tăng hiệu quả dự án đầu tư là
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xây dựng. Trong đó, nguồn nhân lực là nhân tố
mấu chốt đưa đến thành công cho doanh nghiệp. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa quan tâm đúng mức và không đầu tư một cách bài bản, dài hạn cho việc
phát triển nguồn nhân lực (Trâm, 2016). Trong khi đó, các cơng ty nước ngồi đã và
đang ứng dụng những nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, và
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hàng loạt các nghiên cứu ra đời như: nghiên cứu
về sự hài lòng của nhân viên với cơng việc, tối ưu hóa hoạt động của công ty bằng
cách gia tăng hiệu quả làm việc nhóm, xem xét đặc điểm tính cách của nhân sự có
phù hợp với vị trí việc làm trong tuyển dụng hay không...
Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hiện nay, việc đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực là xu hướng không thể thiếu của quốc gia
nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Tuyển dụng nhân sự đối với bất cứ doanh

nghiệp nào cũng tương tự như việc đầu tư vào một dự án. Nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho
các nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể chắc chắn rằng về hiệu quả làm việc
của các nhân viên với vị trí việc làm mới. Nên những lãng phí trong việc quản lý và
sử dụng nhân sự mới là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, ngồi việc kiểm tra trình
độ chun mơn và kinh nghiệm thì việc hiểu được đặc điểm tính cách của các ứng
viên sẽ giúp quản lý tốt nhân sự. Giúp hạn chế những nguyên nhân làm giảm hiệu
quả công việc do đặc điểm cá nhân của người kỹ sư không phù hợp với môi trường
làm việc.
Yếu tố con người luôn chi phối và ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án xây
dựng nói riêng và quá trình sản xuất nói chung. Việc hồn thành thành cơng một dự
án xây dựng là quá trình diễn ra phức tạp, chứa nhiều rủi ro (Long vcs., 2004). Những
nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án bao gồm năng lực của nhà thầu thi
công và các bên tham gia khác. Trong nhóm nhân tố liên quan đến năng lực con người
ngồi trình độ chun mơn, kinh nghiệm; các nhà nghiên cứu còn đề cập đến kỹ năng
HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 11


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hoài Long

mềm (Creasy và Anantatmula, 2013). Kỹ năng mềm thể hiện qua cách tiếp nhận và
xử lý thông tin, cách ra quyết định, cách phối hợp hoạt động của cá nhân khi thực
hiện cơng việc của tổ chức. Nó bị tác động bởi những đặc điểm tính cách riêng, thể
hiện qua hành vi và thái độ của mỗi con người. Những yếu tố liên quan đến con người
thường được gọi chung là “đặc điểm cá nhân”.
Để trở thành một nhà quản lý dự án giỏi khơng chỉ cần trình độ chun mơn
cao, kinh nghiệm phong phú, mà đặc điểm tính cách phù hợp cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến thành công của dự án (Creasy và Anantatmula, 2013). Để định hướng cho sự
phát triển của một nhà quản lý dự án, (Madter vcs., 2012) đã xây dựng một chương
trình dựa trên sự phù hợp giữa đặc điểm tính cách và năng lực quản lý. Các kỹ sư và
kiến trúc sư là thành phần tham gia vào dự án nên hiệu quả làm việc của họ cũng ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả của dự án (Carr vcs., 2002). Sự phối hợp hoạt động của
những kỹ sư xây dựng sẽ được cải thiện nếu đặc điểm tính cách của họ phù hợp với
cơng việc mình đang phụ trách (Johnson và Singh, 1998). Nguồn nhân lực tốt cần
phải được đào tạo hiệu quả, ngoài những xu hướng nghiên cứu về việc sử dụng lao
động hợp lý, thì hướng nghiên cứu về đặc điểm tính cách cịn được sử dụng trong
việc đào tạo những kỹ sư tương lai (Montequín vcs., 2013).
Nghiên cứu được thực hiện xoay quanh chủ đề “ứng dụng đặc điểm tính cách
để hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, trên cơ sở các nghiên cứu đã
thực hiện trong các ngành sản xuất nói chung và ngành xây dựng nói riêng của các
nước trên thế giới vào điều kiện khách quan của ngành xây dựng Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa “đặc
điểm tính cách, sự tích cực trong cơng việc và hiệu quả thực hiện công việc của
các kỹ sư xây dựng”.
Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp xây dựng nước
nhà quan tâm hơn đến đặc điểm tính cách của người kỹ sư trong việc tuyển dụng
và quản lý nhân sự. Tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đặc điểm con người ứng dụng
vào việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Góp phần gia tăng
khả năng thành cơng của dự án cũng như hoạt động chung của công ty xây dựng.

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 12


Chương 1. Đặt vấn đề


GVHD: TS. Lê Hoài Long

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiệu quả thực hiện
cơng việc

Đặc điểm tính cách

Sự tích cực trong
cơng việc

Hin
̀ h 1.3. Mơ hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm các mục tiêu sau đây:
 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ của đặc điểm tính cách, sự tích cực
trong công việc, và hiệu quả thực hiện công việc.
 Xác định phổ đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng.
 Xác định mối quan hệ của đặc điểm tính cách, sự tích cực trong cơng việc,
hiệu quả thực hiện công việc của các kỹ sư xây dựng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn bởi những đặc điểm sau:
Góc độ phân tích: Phân tích dựa trên những quan điểm, đánh giá của những kỹ sư
xây dựng dân dụng đang làm việc tại các vị trí tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, kỹ sư
thi công, quản lý dự án về chính bản thân và cơng việc mình đang đảm nhiệm.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thu thập dữ liệu từ các công
ty xây dựng, công trường xây dựng, dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, và một số tỉnh khác.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
6/2016 đến tháng 12/2016.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các kỹ sư xây dựng dân dụng đang làm

việc tại các công ty xây dựng, công trường, dự án xây dựng. Đối tượng khảo sát tập
trung vào 4 nhóm chính là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, kỹ sư thi công, quản lý dự
án.

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 13


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hồi Long

1.5. Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1. Về mặt học thuật
Nghiên cứu đã xác định được đặc điểm tính cách kỹ sư xây dựng dân dụng tại
Việt Nam.
Nghiên cứu đã xác định được đặc điểm tính cách đặc trưng của các nhóm kỹ sư
xây dựng dân dụng làm việc có hiệu quả tại các vị trí việc làm: tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát, kỹ sư thi công, quản lý dự án.
Nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ giữa các biến đặc điểm tính cách, sự
đam mê cơng việc và hiệu quả thực hiện công việc của các kỹ sư xây dựng Việt Nam.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Góp phần khẳng định đặc điểm tính cách của các kỹ sư có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng nguồn nhân lực trong ngành xây dựng.
Giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến đặc điểm tính cách
của kỹ sư xây dựng. Từ đó, xây dựng chương trình đánh giá, kiểm tra đặc điểm tính
cách cho kỹ sư, ứng dụng vào trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, góp phần
thúc đẩy sự thành cơng dự án, hiệu quả hoạt động của công ty và tổ chức.
1.6. Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn được trình bày qua 6 chương (hình 1.4). Chương 1 trình bày lý
do thực hiện đề tài, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và đóng góp của
nghiên cứu. Chương 2 trình bày lý thuyết chung và những cơng cụ đo lường được sử
dụng trong nghiên cứu và tổng quan những nghiên cứu trước đây có liên quan đến
mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, quy
trình xây dựng bảng câu hỏi, kiểm tra độ tin cậy bảng hỏi, và cách thu thập dữ liệu.
Chương 4 và 5 trình bày kết quả nghiên cứu về phổ tính cách của kỹ sư; mối quan hệ
giữa 3 biến: đặc điểm tính cách, đam mê, hiệu quả cơng việc của kỹ sư. Chương 6
trình bày kết luận của nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị.

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 14


Chương 1. Đặt vấn đề

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Xác định các mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Đóng góp của nghiên cứu
- Cấu trúc của luận văn
- Quy trình thực hiện nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
- Định nghĩa những khái niệm trong nghiên cứu.
- Lý thuyết và công cụ đo lường của 3 biến: đặc điểm
tính cách, đam mê cơng việc, hiệu quả công việc.
- Tổng quan về các mối quan hệ giữa các biến và khả

năng thực hiện của nghiên cứu.

Cấu trúc luận văn

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu bằng
bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu và cơng cụ nghiên
cứu
- Trình bày cách xây dựng bảng câu hỏi
- Kiểm tra độ tin cậy thang đo
- Thu thập dữ liệu
Chương 4 và chương 5 : Kết quả nghiên cứu
- Đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng Việt Nam
- Đam mê công việc
- Hiệu quả công việc cá nhân
- Mối liên hệ giữa 3 biến: đặc điểm tính cách, đam mê
cơng việc, hiệu quả công việc.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
Hin
̀ h 1.4. Sơ đồ tóm tắt nội dung luận văn

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 15


Chương 1. Đặt vấn đề


GVHD: TS. Lê Hoài Long

1.7. Quy trình nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu

Xác định đặc điểm tính
cách

Xác định đam mê cơng
việc

Xác định hiệu quả thực
hiện cơng việc cá nhân

Xây dựng, thiết kế
bảng câu hỏi
Tham khảo những công cụ đo lường và phương
pháp nghiên cứu của những nghiên cứu trước

Thu thập dữ liệu

Xử lý số liệu

Phân tích dữ liệu

Thống kê mơ tả đặc
điểm tính cách của
kỹ sư xây dựng

Kiểm định thống kê

tìm mối quan hệ giữa
các biến

So sánh kết quả

Kiểm tra tương quan
giữa đam mê và hiệu
quả cơng việc

Phân tích kết quả

Kết luận
Hin
̀ h 1.5. Sơ đồ thể hiện quy trình nghiên cứu
HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 16


Chương 2. Tổng quan

GVHD: TS. Lê Hoài Long
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chương
Chương 2 trình bày nội dung về lý thuyết và công cụ đo lường các biến trong
nghiên cứu bao gồm: đặc điểm tính cách, đam mê cơng việc, và hiệu quả cơng việc
cá nhân. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa từng cặp biến được trình bày thông qua tổng
quan của những nghiên cứu trước đây. Từ những dẫn chứng về khả năng áp dụng và
đặc điểm riêng của công cụ đo lường cùng với đặc điểm của nghiên cứu, những công

cụ đo lường sẽ được lựa chọn và hiệu chỉnh phù hợp để phục vụ nghiên cứu. Nội
dung chương 2 sẽ được trình bày tóm tắt ở hình 2.1
Đặc điểm tính cách
+ Khái niệm về đặc điểm tính cách
+ Lý thuyết và cơng cụ đo lường MBTI & KTS II
+ Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đo
lường tính cách trong ngành xây dựng
+ Sự tương quan và lựa chọn công cụ đo lường tính cách
+ Khả năng áp dụng cơng cụ tại Việt Nam

Chương 2: Tổng quan

Sự đam mê công việc
+ Khái niệm về sự đam mê công việc
+ Công cụ đo lường sự đam mê công việc JIQ
+ Tổng quan nghiên cứu về đam mê công việc trong
ngành xây dựng.
+ Tổng quan mối quan hệ giữa đam mê công việc và đặc
điểm tính cách
Hiệu quả cơng việc cá nhân
+ Khái niệm về hiệu quả công việc cá nhân
+ Công cụ đo lường hiệu quả cơng việc JPQ
+ Tổng quan nghiên cứu có liên quan về hiệu quả công
việc cá nhân trong ngành xây dựng
Kết luận
+ Có mối quan hệ giữa 3 biến đặc điểm tính cách, sự
đam mê cơng việc và hiệu quả công việc cá nhân.
+ Chọn công cụ đo lường đặc điểm tính cách, đam mê
cơng việc và hiệu quả cơng việc trong nghiên cứu.
Hin

̀ h 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung chương 2

HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 17


Chương 2. Tổng quan

GVHD: TS. Lê Hoài Long

2.2. Đặc điểm tính cách
2.2.1. Khái niệm
Theo từ điển Cambridge, tính cách (personality) là sự kết hợp đặc biệt của
những tính chất bên trong một con người, tạo nên những đặc điểm cá nhân riêng biệt
thể hiện thơng qua cách người đó ứng xử, cảm nhận, và suy nghĩ.
2.2.2. Lý thuyết đo lường đặc điểm tính cách
Lý thuyết đo lường đặc điểm tính cách xuất phát từ tâm lý học phân tích. Xây
dựng lý thuyết và thiết kế công cụ đo lường đặc điểm tính cách của con người là một
trong những mục tiêu nghiên cứu của những nhà tâm lý học phân tích. Do sự đa dạng
và phức tạp của đặc điểm tính cách con người, cùng với những đặc điểm khách quan
trong môi trường nghiên cứu, nên các lý thuyết về đo lường tâm lý của con người vẫn
luôn phải cải thiện và phát triển. Từ nền tảng lý thuyết đo lường đặc điểm tính cách,
những nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác đã sử dụng những lý thuyết và cơng
cụ của tâm lý học phân tích vào nghiên cứu cho việc xây dựng, quản lý và phát triển
nguồn nhân lực, gia tăng hiệu quả làm việc cá nhân, nhóm, và tổ chức. Mặc dù đã
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ đề tâm lý học vẫn chưa
được phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, đã có những nghiên
cứu được thực hiện tại một số quốc gia. Tại Mỹ có những nghiên cứu (Johnson và
Singh, 1998), (Carr vcs., 2002), (Bedingfield và Thal Jr, 2008) và tại Anh có nghiên

cứu của (Madter vcs., 2012) nhằm dự đốn hiệu quả cơng việc của những kỹ sư và
quản lý dự án.
Đặc điểm tính cách là một trong những xu thế nghiên cứu về đặc điểm riêng
biệt của từng cá nhân, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những cá nhân trong một tổ
chức thông qua đặc điểm tâm lý của họ. Những nhà nghiên cứu tâm lý ứng dụng cho
rằng đặc điểm tâm lý khác nhau của con người sẽ tạo ra suy nghĩ, hành vi khác nhau
khi họ hoạt động trong môi trường sống và làm việc. Trong các nghiên cứu về đặc
điểm tính cách của con người, những nhà nghiên cứu xem xét đặc điểm tính cách của
mỗi con người là một biến độc lập có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc của những
đối tượng nghiên cứu. Và biến đặc điểm tính cách được xác định thơng qua những
cơng cụ đo lường đặc điểm tính cách dựa trên nền tảng của tâm lý học phân tích.
HVTH: Võ Đăng Khoa

Trang 18


×