Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.14 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI
TECHCOMBANK.
2.1. Sự đời của dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam.
2.1.1. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ở Techcombank.
Ngày 5/12/2003, Techcombank đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ, ban hành những văn bản đầu tiên hướng dẫn phát hành thẻ nội địa
F@stAccess - Connect 24 ( liên kết với Vietcombank) đầu tiên ở Việt Nam. Đồng
thời, ngày 13/12/2004 Techcombank đã ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch
và quản lý thẻ với Compass Plus. Từ đây, Techcombank chính thức bước vào thị
trường thẻ Việt Nam, góp phần làm cho thị trường thẻ thêm sôi động. Tuy nhiên,
trong thời gian này, Techcombank mới đang gấp rút từng bước cuối cùng để đưa
hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank vào thị trường nội địa. Chỉ đến tháng
9 năm 2004, hoạt động thẻ của Techcombank mới được triển khai rầm rộ và rộng
rãi trên toàn hệ thống Techcombank. Bắt đầu cho hoạt động này là việc thành lập
trung tâm thẻ tại Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội theo quyết định số
220/TCB.HĐQT vào ngày 22/4/2004. Quyết định này đã quy định thành lập trung
tâm thẻ trực thuộc Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (tại điều 1). Để
hòa nhập một cách nhanh chóng vào thị trường thẻ Việt Nam, Ngân hàng đã ban
hành kèm theo đó các sản phẩm hỗ trợ thẻ của Ngân hàng mình. Các quyết định
ban hành sản phẩm tài khoản tiết kiệm F@stSaving, F@stAdvance ra đời tạo một
sức mạnh cạnh tranh cho thẻ F@stAccess đối với các thẻ khác của các ngân hàng
khác cùng tham gia phát hành. Cùng các quyết định ban hành sản phẩm là các
hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Cùng với thẻ F@stAccess, ngày 10/5/2004 sản
phẩm F@stAdvance được chính thức áp dụng tại các chi nhánh của Techcombank,
ngày 15/5/2004 sản phẩm F@stSaving cũng được chính thức đưa vào thực hiện.
Để tối đa hoá những tiện ích của khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng đồng thời đưa
ra thêm dịch vụ Homebanking. Từ đây, hoạt động kinh doanh thẻ được chính thức
triển khai bắt đầu từ thời điểm này. Do được trang bị đầy đủ những tiện ích cần
thiết ngay từ khi mới ra đời nên thẻ F@stAccess của Techcombank cũng đã đạt
được những kết quả bước đầu đáng kể. Sự thành công bước đầu của nó không thể


bỏ qua vai trò tích cực của trung tâm thẻ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm thẻ.
2.1.2.1. Chức năng:
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách phát triển dịch vụ thẻ và mở rộng mạng lưới
chấp nhận thẻ Techcombank.
- Thực hiện các nghiệp vụ về dịch vụ thẻ.
- Là đầu mối hướng dẫn và triển khai dịch vụ thẻ trên toàn hệ thống của
Techcombank.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
* Phát triển hệ thống thẻ
- Nghiên cứu đề xuất chính sách về phát triển dịch vụ thẻ và giải pháp
- Tìm hiểu, đàm phán với các đối tác, nhà cung cấp, các giải pháp thẻ. Đề xuất
phương án và tham gia ký hợp đồng
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ thẻ
- Xây dựng kế hoạch đầu tư cho hệ thống thẻ
- Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm thẻ
- Quản lý tình hình hoạt động máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ trên toàn hệ
thống.
- Triển khai sản phẩm thẻ trên toàn hệ thống.
* Thực hịên các dịch vụ về thẻ
- Quản lý và tiếp nhận thẻ trắng
- Cung cấp các dịch vụ khách hàng
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng sử dụng thẻ
- Phát hành thẻ trực tiếp tại trung tâm kinh doanh Hội sở
- Tiếp nhận hồ sơ, phát hành, bàn giao thẻ cho các cá nhân khác
- Phối hợp với các nghiệp vụ của Vietcombank trong phát hành thẻ, giải quyết
khiếu nại khách hàng, đối chiếu số liệu...
* Thực hiện các chức năng nhiệm vụ có liên quan khác theo yêu cầu của Tổng
Giám đốc.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trung tâm thẻ

Trung tâm thẻ bao gồm:
- Ban Giám đốc trung tâm trong đó có 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc
- Phòng phát triển hệ thống thẻ: Trưởng phòng/ phó phòng và một số chuyên viên
phát triển mạng lưới thẻ, chuyên viên phát triển hệ thống sản phẩm thẻ và chuyên
viên phát triển hệ thống liên kết dịch vụ thẻ, căn cứ vào khối lượng công việc thực
tế của phòng và đề nghị của Giám đốc trung tâm, Tổng Giám đốc sẽ xem xét và
quyết định cụ thể về nhân sự của phòng.
- Phòng dịch vụ thẻ: Gồm trưởng phòng/phó phòng và một số chuyên viên phát
triển thẻ, chuyên viên dịch vụ thẻ và chuyên viên tra soát giao dịch, căn cứ vào
công việc thực tế của Phòng và đề nghị của Giám đốc trung tâm, Tổng Giám đốc
sẽ xem xét và quyết định cụ thể về định biên nhân sự của phòng.
2.2. Thực trạng môi trường kinh doanh thẻ ở Việt Nam.
2.2.1..Môi trường kinh tế xã hội
Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt nhiều thanh tựu đáng
khích lệ, năm 2004 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8.04 %, cao thứ hai trong khu vực
chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ kinh tế Việt Nam đang tăng từng bước khá ổn định.
Kinh tế tăng trưởng đã nâng cao thu nhập của mọi tầng lớp dân cư. Trong số hơn
81 triệu dân Việt Nam có 63% nằm trong độ tuổi lao động, tỷ lệ người biết chữ
93.7% thuộc loại cao trong khu vực. Dân số trẻ trình độ học vấn cao sẽ là một cơ
sở hết sức thuận lợi để khai thác thị trường, phát triển dịch vụ thẻ Việt Nam.
Thực tế, ai cũng biết thẻ là công cụ hữu hiệu trong việc thực thi chính sách
tiền tệ của Nhà nước nhưng dường như chưa có bước chuyển biến cơ bản về nhận
thức tư tưởng. Chưa có những biểu hiện rõ ràng về sự nhất quán trong quan điểm
tập trung vào việc nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân
hàng. Ngay việc khuyến khích mở tài khoản trong dân cư được tiến hành cách đây
nhiều năm cũng chưa thu được kết quả khả quan. Nếu làm tốt việc mở tài khoản và
thanh toán qua tài khoản trong khu vực dân cư, thẻ sẽ có điều kiện phát triển tốt.
Nhận thức của người dân về vai trò, lợi ích của thẻ còn ít. Thói quen tiêu tiền
mặt trong đời sống dân cư Việt Nam đã hình thành và bám rễ rất sâu. Hệ thống tài
khoản cá nhân hầu như chưa phát triển. Người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với

việc giao dịch tại Ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, trong đó có
dịch vụ thẻ. Các kiến thức cần biết về
việc sử dụng, thanh toán và bảo mật thẻ còn mới mẻ với khách hàng. Thực tế cho
thấy rằng các ngân hàng phát hành thẻ không bị hạn chế bởi khả năng sử dụng của
thẻ nước ngoài. Trái lại, việc sử dụng thẻ trong nước lại bị hạn chế bởi chính tâm
lý ưa chuộng tiền mặt của các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ trong nước. Tâm
lý này làm việc mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ của các ngân hàng thương
mại gặp nhiều khó khăn nên số lượng đơn vị chấp nhận thẻ còn ít, loại hình giao
dịch chưa phong phú, chỉ phân bố tập trung tại các thành phố lớn.
2.2.2. Môi trường pháp lý
Năm 1999 đã chứng kiến sự ra đời của Quy chế phát hành, sử dụng và thanh
toán thẻ Ngân hàng do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo
Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999. Năm 1999 với sự kiện này
đã đánh dấu một bước tiến lớn đối với dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Quy chế nói trên
đã tạo ra một môi trường pháp lý cho các ngân hàng đặt ra quy chế nghiệp vụ cụ
thể trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ cho phù hợp với tình hình thị trường và
điều kiện của từng ngân hàng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển dịch vụ của các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, quy chế này trên thực tế đã tỏ ra bất cập
và không bao hàm được hết mọi mặt nghiệp vụ. Hơn nữa chưa có sự phát triển
đồng bộ về môi trường pháp lý và các chính sách có liên quan cho việc phát hành
và sử dụng thẻ. Nhà nước vẫn chưa chú trọng đến vấn đề quản lý và định hướng sử
dụng tiền mặt và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, gây lúng
túng cho các ngân hàng trong việc phát triển chiến lược kinh doanh thẻ.
Các ngân hàng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh thẻ gặp nhiều khó khăn vì
đối với các ngân hàng đây cũng là một hoạt động rất mới và hầu như không có tài
liệu nào hướng dẫn về nghiệp vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa tổ chức một
khoá đào tạo nào về nghiệp vụ thẻ. Các ngân hàng buộc phải tham gia các khoá
học do Tổ chức thẻ quốc tế tổ chức. Chi phí về tài
liệu và tham gia các khoá học tại nước ngoài là một khoản chi không nhỏ đối với
các ngân hàng thương mại nên khó tiến hành thường xuyên và cập nhập thông tin

cũng như kinh nghiệm từ các tổ chức thế giới.
2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam.
Sau 5 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) mò mẫm khai phá loại
hình dịch vụ bán lẻ mới, đến 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia
vào thị trường thẻ bằng việc ký kết các hợp đồng thanh toán, phát hành với các tổ
chức thẻ quốc tế lớn như Visa, MasterCard, American Express...Đến nay, đã có 10
ngân hàng thành viên chính thức của tổ chức này với số lượng phát hành lên tới
125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm.
Thẻ ghi nợ nội địa ra đời chậm hơn, vào những năm 2002, nhưng tôc độ tăng
trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200% mỗi năm. Do điều kiện phát hành
đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ
nội địa của 15 ngân hàng được phát hành. Tuy nhiên, số lượng phát hành thẻ thanh
toán quốc tế cũng như thẻ ghi nợ nội địa kể trên vẫn chưa tương xững với tiềm
năng và quy mô của thị trường. trong tổng số hơn 20 triệu dân cư thành thị, 10
triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ ghi nợ trả
trước. Song trên thực tế số lượng 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 800
máy ATM còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt Nam. Chưa kể những điểm
chấp nhận thẻ này chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các điểm du lịch. Nhu
cầu ngày càng tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp dẫn tới tình trạng một số hệ
thống ATM bị qua tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ thường xuyên cho
máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Đã
vậy các ngân hàng vẫn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và các điểm
chấp nhận thẻ cùng một nơi. Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với
tiềm năng thị trường là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân
Việt Nam vẫn còn phổ biến. Theo thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho
thấy, lượng cung tiền mặt lưu thông ở các nước phát triển là 12-25% trong khi ở
các nước đang phát triển là 75-90%. Riêng trường hợp Việt Nam, theo trưởng ban
đại diệnVisa Gordon Cooper, tiền mặt vẫn là vua, với tên 99% chi tiêu tiêu dùng cá
nhân được thực hiện theo phương thức này, Bản thân hệ thống ATM của Việt Nam
hiện nay, hầu hết các giao dịch đều để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tính năng

khác như chuyển khoản, thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền điện, tiền cước phí điện
thoại...
Như vậy, có thể nói thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn là một thị trường hết sức sơ
khai, đầy tiềm năng cho các hoạt động thẻ phát triển.
2.3. Cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường thẻ
2.3.1. Cơ hội
2.3.1.1. Tác động quốc tế
Sau cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới năm 1997, các tổ chức và công ty
thẻ quốc tế trên thế giới đều có những thay đổi lớn trong chính sách toàn cầu. Visa
chú trọng phát triển những thị trường mới và tiềm năng. Trong khi đó tổ chức thẻ
quốc tế MasterCard International đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần.
Diners Club cũng đang tiến hành những bước khảo sát lại thị trường đang đầu tư
để áp dụng những chính sách mới. Riêng Amex thành lập bộ phận phát triển mạng
lưới toàn cầu. Như vậy, các tổ chức thẻ quốc tế đều đang ra sức chạy đua mở rộng
thị trường thẻ của mình sang các nước khác giầu tiềm năng. Việt Nam là nơi gây
sự chú ý lớn đối với các tổ chức này. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân
hàng Việt Nam đầu tiên được gia nhập vào các tổ chức quốc tế này. Tiếp theo đó là
rất nhiều các ngân hàng thương mại Việt Nam cùng tham gia. Techcombank là một
trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên ở Việt Nam tham gia vào thị trường này.
Với những chính sách mở rộng thị trường của mình, các tổ chức thẻ quốc tế đã tạo
cơ hội cho các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần gia nhập vào thị
trường thẻ. Các tổ chức này cũng tổ chức nhiều khoá học đào tạo nghiệp vụ thẻ
nâng cao trình độ cho các thành viên tham gia. Đây là một thuận lợi to lớn đối với
các ngân hàng cổ phần nguồn vốn kinh doanh còn nhỏ bé như Techcombank.
2.3.1.2. Môi trường kinh tế – xã hội trong nước
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, đời
sống của người dân từng bước được nâng cao. Tăng trưởng kinh tế giữ vững 7-8%
năm, đặc biệt ngành du lịch tăng trưởng cao. Các dịch vụ hạ tầng về công nghệ
thông tin và bưu chính viễn thông cũng được đầu tư phát
triển mạnh. Cước viễn thông trong nước và quốc tế giảm xuống liên tục, tiết kiệm

một phần đáng kể chi phí về viễn thông cho dịch vụ thẻ.
Trong những năm gần đây, dịch vụ thẻ đang có những tín hiệu tích cực từ phía
bản thân các khách hàng và thu hút sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại
chúng. Hầu hết các báo lớn, đài truyền hình trung ương đều có đưa tin, bài, ảnh về
dịch vụ thẻ và các sự kiện có liên quan. Sự tham gia của các phương tiện thông tin
đại chúng đã tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức quan tâm tìm hiểu về dịch vụ
thẻ. Techcombank tham gia vào thị trường thẻ khi dịch vụ thẻ đang nổi lên trên thị
trường Việt Nam. Đây là một thuận lớn đối với Techcombank.
2.3.1.3. Nội lực của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Techcombank là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập được trên
10 năm. Trong suốt thời gian qua, Techcombank đã ngày càng chứng tỏ được sự
hiệu quả của mình và tạo niềm tin cho khách hàng có quan hệ với Techcombank.
Niềm tin này là vô cùng quý giá đối với Ngân hàng, nó đóng góp đáng kể vào sự
thành công của Techcombank trong mọi hoạt động, trong đó không thể không kể
đến hoạt động kinh doanh thẻ, nó tạo niềm tin cho các cá nhân khi chọn
Techcombank làm ngân hàng thanh toán cho mình. Hơn nữa, một thuận lớn mà
Techcombank có được là từ những con người trong nội bộ ngân hàng. Từ khi quyết
định tham gia vào thị trường thẻ, ở Techcombank đã có được sự đồng thuận, nhất
trí trong toàn hệ thống về chương trình phát hành thẻ. Sự đồng thuận này được thể
hiện từ các cấp lãnh đạo cao nhất của ngân hàng là Hội đồng Quản trị, Ban Tổng
Giám đốc tới mọi cán bộ nhân viên. Các thành viên trong “ Đại Gia đình”
Techcombank đều quan tâm và cùng thúc đẩy sự phát triển hoạt động thẻ của Ngân
hàng.
2.3.2. Thách thức
2.3.2.1. Tác động quốc tế
Nằm trong hiệp hội các tổ chức thẻ quốc tế, hoạt động kinh doanh thẻ của
Techcombank chịu tác động lớn của những biến động thế giới. Hoạt động kinh
doanh thẻ ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng trên thế giới người ta đã không còn xa lạ
với các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nữa. Điều này cho thấy công
nghệ thẻ trên thế giới đã đạt tầm khá hoàn thiện. Do vậy, thách thức đặt ra với tất

cả các ngân hàng Việt Nam trong đó càng khó khăn hơn với các ngân hàng cổ phần
có quy mô vốn không lớn khi gia nhập vào liên minh thẻ trên trị trường trong nước
và quốc tế, nó đòi hỏi các ngân hàng phải nhạy bén, linh hoạt để tiếp thu nhưng
tiến bộ này và áp dụng nó vào hoạt động trong ngân hàng mình.
2.3.2.2. Môi trường kinh tế xã hội
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển khá
tốt tạo không ít thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng nói
chung trong đó có ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Nhưng trong thời gian gần
đây, nền kinh tế nước nhà đang chững lại do ảnh hưởng của nhiều nạn dịch hoành
hành gây tổn thất cho ngành du lịch làm giảm mạnh hoạt động thanh toán mà chủ
yếu là thanh toán bằng thẻ cho các du khách nước ngoài.
Một thách thức lớn mà Techcombank cùng các ngân hàng khác trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu là làm thay đổi thói quen tiêu tiền
mặt của người dân. Đại đa số người dân còn cho rằng, dịch vụ ngân hàng là xa xỉ,
chưa hình thành thói quen sử dụng các dịch ngân hàng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong
thanh toán vẫn chiếm ưu thế. Điều này khiến cho
việc phát triển số lượng chủ thẻ, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ cũng như mục
tiêu nâng cao doanh số sử dụng thẻ gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.3. áp lực thị trường
Từ năm 2004 trở lại đây, dịch vụ thẻ trở thành vấn đề nổi cộm nhất trên thị
trường thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương mại
Việt Nam đều đã tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ. Sự đa dạng về thành
phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên
sôi động, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán
thẻ. Dưới áp lực của thị trường, Techcombank – một ngân hàng thương mại cổ
phần đã gặp không ít khó khăn trong công cuộc chạy đua trên thị trường thẻ còn
hết sức mới mẻ này. Trong công cuộc chạy đua đó, mỗi ngân hàng phải ra sức để
đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiện ích và phong phú để thu hút khách hàng. Đây
là hoạt động tranh đầy khốc nghiệt với các ngân hàng.
Techcombank tham gia vào thị trường thẻ trên hai phương diện là ngân hàng

phát hành thẻ debit ( hợp tác phát hành thẻ với VCB) và làm đại lý thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng hàng đầu
về hoạt động thẻ trên thị trường Việt Nam hiện nay. Sau đây xin khái quát vài nét
chính về 2 hoạt động này của Techcombank.
2.4. Hoạt động phát hành thẻ của Techcombank.
2.4.1. Thẻ thanh toán F@stAccess.
2.4.1.1. Một số khái niệm thường dùng
- Thẻ F@stAccess: Là loại thẻ ghi nợ do Techcombank phát hành trên cơ sở tài
khoản tiền gửi của khách hàng, được sử dụng để thanh toán và thực hiện các giao
dịch ngân hàng tại máy rút tiền tự động ATM hoặc máy POS được đặt tại các đơn
vị chấp nhận thẻ.
- Máy ATM ( Automatic teller machine ) được coi như một điển giao dịch ngân
hàng tự động, ở đó khách hàng sử dụng thẻ có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng
cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, truy vấn số dư...
- POS ( Points of Sales ) hay EDC là thiết bị giúp khách hàng có thể thanh toán
hoá đơn mua hàng mà không dùng tiền mặt. POS được đặt tại các đơn vị chấp nhận
thẻ có đăng ký với Techcombank thường là các nhà hàng khách sạn, siêu thị, hay
các cửa hàng lớn.
- PIN ( Personal idenfication number ) là số mật mã cá nhân gồm 6 chữ số do chủ
thể tự chọn để khai báo khi thực hiện giao dịch tại các máy ATM và POS
2.4.1.2. Đặc điểm
Thẻ F@stAccess là một loại thẻ ghi nợ do Techcombank phát hành nhằm mục
đích cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán thanh toán không dùng
tiền mặt hiện đại, an toàn và thuận tiện.
Thẻ có các đặc điểm chủ yếu:
 Kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại Techcombank.
Khách hàng muốn sử dụng thẻ thanh toán của Techcombank phải mở tài khoản tại
Techcombank và yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ thanh toán.
 Dịch vụ trực tuyến 24x7, khách hàng có thể sử dụng thẻ thanh toán tại các
điểm chấp nhận thẻ bất kỳ lúc nào trong ngày và bất cứ ngày nào trong tuần.

 Khách hàng có thể sử dụng thẻ qua máy ATM hoặc máy POS được lắp đặt
tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.
 Hạn mức thẻ: Căn cứ vào từng hạng thẻ, hạn mức giao dịch bằng thẻ qua
máy ATM được Techcombank quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, thẻ
F@stAccess của Techcombank có các hạng thẻ và hạn mức của nó được quy định
như sau:
Chuẩn ( Blue ) Vàng ( Gold )
Đặc biệt
(Diamond)
Hạn mức rút tiền tối đa một
lần
2.000.000 2.000.000 2.000.000
Hạn mức rút tiền và chuyển
khoản tối đa một ngày
10.000.000 15.000.000
20.000.00
0
Phí phát hành
Thông
thường
90.000 110.000 130.000
Nhanh 180.000 200.000 240.000
 Thời hạn sử dụng thẻ: Là thời hạn tính từ lúc phát hành đến hết hạn sử dụng. Thời
hạn này được in nổi trên bề mặt của thẻ do Ngân hàng ấn định thường là 2 năm.
Hết thời hạn này, khách hàng phải đến ngân hàng đổi lại thẻ.
2.4.1.3. Sự tiện ích của thẻ F@stAccess.
Là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, thẻ
F@stAccess mang lại cho người sử dụng rất nhiều tiện ích. Nếu bạn cảm thấy
phiền phức và không an toàn khi đi mua sắm, đi ăn tiệm hay đi du lịch mà phải
mang theo tiền mặt, bạn cảm thấy lãng phí thời gian khi phải đếm tiền thanh toán

tại các quầy thu ngân, gửi hoặc rút tiền tiết kiệm, hay vay tiền ngân hàng..., và mất
công sức cho việc thanh toán các hoá đơn điện thoại, bảo hiểm...Thẻ F@stAccess
sẽ giúp chúng ta giải quyết những phiền toái đó.
Với một chiếc thẻ nhỏ gọn, chúng ta có thể kết nối trực tiếp mọi lúc, mọi nơi
với tài khoản cá nhân mở tại Techcombank thông qua các máy rút tiền tự động
ATM, máy POS và các dịch vụ ngân hàng tại nhà mà Techcombank cung cấp cho
khách hàng. Các dịch vụ cung cấp tại máy ATM như rút tiền mặt, kiểm tra số dư
tài khoản, in sao kê, chuyển khoản trong hệ thống. Tương lai sẽ được sử dụng
thanh toán hoá đơn của các nhà cung cấp dịch vụ như điện, điện thoại và bảo hiểm
nhân thọ, mua thẻ điện thoại, Internet trả trước...Tại hệ thống các máy POS, khách
hàng có thể thanh toán tiền hàng hoá tại các điểm chấp nhận thẻ được sự chấp
thuận của Techcombank.
Tính an toàn của thẻ thanh toán F@stAccess cũng như rất nhiều các loại thẻ
thanh toán khác trên thị trường thẻ Việt Nam được thể hiện ở sự bảo mật riêng biệt
về mã số cá nhân ( PIN ) của thẻ sẽ giúp khách hàng luôn là người sở hữu duy nhất
nắm chìa khoá để mở chiếc ví điện tử F@stAccess của mình. Hơn nữa, ngay cả khi
mất thẻ khách hàng vẫn có thể bảo vệ được tài khoản của mình khi báo kịp thời
cho Ngân hàng để tiến hành khoá tài khoản.
Một tiện lợi của thẻ F@stAccess thể hiện sự khác biệt lớn với các loại thẻ của các
ngân hàng khác là những sản phẩm bổ sung của thẻ. Tính năng đặt biệt 3 trong 1:
cùng với chức năng thanh toán truyền thống. Thẻ F@stAccess còn được hỗ trợ với
hai sản phẩm: tài khoản tiết kiệm F@stSaving ( cho phép khách hàng đầu tư các
khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn ) và vay tiền ngân
hàng với sản phẩm ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance ( cho phép chủ thẻ
có thể sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của mình ). Ngoài ra, chủ
thẻ có thể theo dõi hoạt động giao dịch tài khoản F@stAccess mọi nơi, mọi lúc qua
dịch vụ ngân hàng tại gia Techcombank Homebanking, với 4 phương thức truy cập
khác nhau ( qua trang chủ Techcombank. e-mail, Mobile và điện thoại cố định ).
Một trong những hạn chế của thanh toán không dùng tiền mặt là địa điểm
chấp nhận thẻ còn ít. Nhưng trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển của

phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống các điểm chấp nhận thẻ
ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, thẻ F@stAccess là thẻ do Techcombank hợp
tác với Vietcombank phát hành, cho nên nó có thể thanh toán tại bất cứ điểm chấp
nhận thẻ nào của Techcombank và Vietcombank. Như vậy, mạng lưới chấp nhận
thẻ F@stAccess càng lớn mạnh tạo sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng thẻ của
Techcombank. Hơn nữa, khách hàng có thể sử dụng thẻ F@stAccess 24 giờ mỗi
ngày và 7 ngày trong tuần.
Sự tiện lợi của thẻ F@stAccess còn thể hiện ở chỗ không giới hạn đối tượng
sử dụng. Tất cả các khách hàng cá nhân Việt Nam và nước ngoài đều có thể trở
thành chủ nhân của thẻ F@stAccess. Và hơn thế nữa, mỗi khách hàng có thể mở
thêm thẻ phụ cho người thân và bạn bè cùng sử dụng.
Với đặc tính không coi trọng thủ tục rườm rà, Techcombank giảm thiểu tối đa
cho khách hàng những thủ tục đăng ký sử dụng thẻ. Để có một chiếc thẻ thanh toán
của Techcombank, khách hàng chỉ cần điền những thông tin cần thiết vào Đơn đề
nghị mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ F@stAccess, đăng ký Techcombank
Homebanking và mang theo Chứng minh thư hoặc hộ chiếu. Chỉ trong vòng từ 1
đến 5 ngày làm việc, khách hàng sẽ được nhận thẻ. Đây cũng có thể coi là một sự
tiện lợi của thẻ F@stAccess đối với khách hàng.
Sử dụng thẻ mang lại rất nhiều tiện ích như vậy nhưng ngoài ra thẻ còn góp
phần nâng cao vị thế của người sử dụng. Do ra đời cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, nên thẻ được coi là phương tiện của sự hiện đại, văn minh và lịch
sự.
2.4.1.4. Trình tự giao dịch điển hình
Khách hàng đăng ký phát hành thẻ: Trước khi đăng ký sử dụng thẻ
F@stAccess, khách hàng phải có tài khoản tại Techcombank. Khi khách hàng đang
ký sử dụng thẻ F@stAccess, Techcombank sẽ đưa cho khách hàng một đơn đề
nghị phát hành thẻ F@stAccess, khách hàng có nhiệm vụ điền đầy đủ thông tin cá
nhân vào đơn đề nghị của Ngân hàng. Khách hàng có thể đến bất cứ một chi nhánh
nào của Techcombank để tiến hành thủ tục đăng ký của mình.
Techcombank tiếp nhận đơn đề nghị của khách hàng và thực hiện phát hành,

trả thẻ cho khách hàng trong vòng 5 ngày làm việc. Các chi nhánh tiếp nhận đơn
của khách hàng và chuyển lên trung tâm thẻ của Techcombank. Tại đây, công tác
phát hành thẻ cho khách hàng được tiến hành theo công nghệ hiện đại của Liên
bang Nga, hệ thống Compass Plus – phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ.
Khách hàng kích hoạt thẻ bằng cách nhập mã số bí mật cá nhân ( PIN) tại các
máy ATM, náy POS được Techcombank lắp đặt ở các khách sạn, nhà hàng...,
những khu vực hoạt động thanh toán diễn ra thường xuyên với khối lượng giao
dịch tương đối lớn.
Các hoạt động thanh toán của khách hàng được Techcombank trừ trực tiếp
vào tài khoản cá nhân mở tại Techcombank. Đồng thời chậm nhất 01 ngày,
Techcombank sẽ ghi Có vào tài khoản của các đơn vị chấp nhận thẻ của
Techcombank. Mọi kiến nghị khiếu nại của khách hàng, các đơn vị chấp nhận thẻ
sẽ được Techcombank giải quyết ngay trong ngày có thông báo.
* Tại cơ sở chấp nhận thẻ:
- Khi khách hàng thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, cán bộ thu ngân của
ĐVCNT sẽ thực hiện cà thẻ qua máy theo các lệnh đã được các chuyên viên thẻ
hướng dẫn.
- Sau khi cà thẻ, trên màn hình POS sẽ hiện lên các thông tin: chủ thẻ, số thẻ, thời
hạn hiệu lực của thẻ....
- Cán bộ thu ngân của ĐVCNT có trách nhiệm thực hiện kiểm tra những thông tin
nói trên hiện trên màn hình POS với thông tin có dập nổi trên thẻ, nếu phù hợp thì
thực hiện tiếp lệnh Enter để thực hiện tiếp giao dịch thanh toán cho khách hàng
- Sau khi các ĐVCNT tiến hành thanh toán cho khách hàng trên máy POS, tại trung
tâm thẻ của Techcombank, mọi giao dịch của khách hàng và ĐVCNT sẽ được phản
ánh một cách trực tuyến trên hệ thống mạng kết nối với ĐVCNT của
Techcombank. Các giao dịch được trung tâm thanh toán xử lý trên tài khoản của
khách hàng và của ĐVCNT.
2.4.1.5. Biểu phí dịch vụ thẻ F@stAccess.
Khách hàng khi đăng ký sử dụng thẻ F@stAccess phải trả cho Techcombank
các khoản phí như sau (chưa bao gồm VAT):

Bảng 1.1. Biểu phí dịch vụ thẻ F@stAccess.
TT Dịch vụ
Mức phí
(VNĐ)
1 Phí phát hành
1.
1
Thẻ chuẩn ( Blue ) 90.000
1.
2
Thẻ Vàng ( Gold ) 110.000
1.
3
Thẻ đặc biệt ( Diamond) 130.000
2 Phí phát hành nhanh ( trong vòng 2h tại HN)
2.
1
Thẻ chuẩn ( Blue ) 180.000
2.
2
Thẻ Vàng ( Gold ) 200.000
2.
3
Thẻ đặc biệt ( Diamond) 240.000
3 Phí cấp lại thẻ
3.
1
Thẻ chuẩn ( Blue ) 60.000
3.
2

Thẻ Vàng ( Gold ) 90.000
3.
3
Thẻ đặc biệt ( Diamond) 110.000
4 Phí cấp lại thẻ nhanh ( trong vòng 2h tại HN)
4.
1
Thẻ chuẩn ( Blue ) 120.000
4.
2
Thẻ Vàng ( Gold ) 170.000
4.
3
Thẻ đặc biệt ( Diamond) 200.000
5 Phí thay đổi hạng thẻ, cấp lại PIN, tra soát, khiếu lại

×