Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Phat trien CTĐT nghe dien tu theo tiep can nang luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.7 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----  -----

TRẦN MINH PHỤNG

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRUNG CẤP ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 8.140.111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRẦN NGHĨA

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi Trần Minh Phụng xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
bản thân, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được
nghiên cứu và thu thập từ thực tiển tại trường Trung cấp nghề Củ Chi và một
số trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm
2019-2020 và chưa được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Minh Phụng


LỜI CÁM ƠN


Qua quá trình thực hiện luận văn “phát triển chương trình đào tạo
trung cấp Điện tử cơng nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp”,
Tác giả xin chân thành cám ơn:
Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học và các Thầy, Cô ở Khoa Sư Phạm
Kỹ Thuật trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, trường Cao đẳng nghề Thành phố
Hồ Chí Minh, trường Trung cấp nghề Quang Trung đã quan tâm, tạo điều kiện
để Tác giả học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn của Mình.
Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Trần Nghĩa đã tận tình hướng dẫn
Tác giả trong suốt quá trình học tập, xây dựng đề cương và hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Thầy, Cô trong khoa Kỹ thuật điện
trường Trung cấp nghề Củ Chi, khoa Điện tử trường Trung cấp nghề Quang
Trung, khoa Điện tử trường Cao đẳng nghề Thành Phố Hồ Chí Minh và các
Chuyên Gia - giáo viên, đã tạo điểu kiện cho Tơi hồn thành tốt q trình
kiểm nghiệm sư phạm.
TP Hồ Chí Minh ngày…. Tháng …. năm 2020
Tác giả

Trần Minh Phụng


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BLĐTBXH
CTĐT
GDNN

GV
HS
ILO
MES
NLTH
NQ-TW
OECD
PLC
PTCTĐT
QĐ-UB-VX
QH13
THCS
TS
Tp HCM
UBND

Viết đầy đủ
Bộ lao động thương binh xã hội
Chương trình đào tạo
Giáo dục nghề nghiệp
Giáo viên
Học sinh
Tổ chức Lao động Quốc tế - International Labour
Organization
Mô đun kỹ năng hành nghề
Năng lực thực hiện
Nghị quyết trung ương
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
Bộ điều khiển Logic có thể lập trình được (Programmable

Logic Controller)
Phát triển chương trình đào tạo
Quyết định của ủy ban, khối văn xã
Quốc hội lần thứ 13
Trung học cơ sở
Tiến sĩ
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC BẢNG

Trang

DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC HÌNH/ BIỂU ĐỒ
Trang


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung Ương
về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong nghị quyết đã nêu “Đối với giáo dục
nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm
nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương
thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực
hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường
lao động trong nước và quốc tế”[1].

Luật Giáo dục nghề nghiệp Quốc hội số 74/2014/QH13. Tại điều 04 đã
nêu: “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực
trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương
ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp;
có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội
nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện
cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”[2].
Hiện nay đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, việc đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đã và đang trở
thành một vấn đề cấp bách. Đặt biệt với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế việc nâng cao chất lượng
giáo dục nghề nghiệp và hiệu quả đào tạo trong bối cảnh thị trường cạnh tranh
và hội nhập quốc tế, đào tạo theo địa chỉ, đáp ứng nhu cầu xã hội đã trở thành
một vấn đề cấp thiết.
Nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường, đào tạo theo hướng cung “hàn lâm” đã khơng cịn phù hợp tình
7


hình thực tế. Ngày nay, với quy luật cung - cầu của thị trường lao động, đào
tạo phải hướng tới đáp ứng tối đa được nhu cầu lao động kỹ thuật của khách
hàng về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ, do vậy
để tồn tại và phát triển, các cơ sở dạy nghề phải chuyển sang đào tạo theo địa
chỉ hay "hướng nhu cầu", gắn với thị trường lao động.
Trường Trung cấp nghề Củ Chi được thành lập ngày 31/12/2007 là phù
hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương, của huyện Củ Chi, một huyện
nơng nghiệp đang trong q trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu
từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, các cụm công nghiệp được hình
thành và phát triển, đồi hỏi một lượng lớn lực lượng lao động, người cơng

nhân có tay nghề chun mơn cao và ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Trường Trung cấp nghề Củ Chi có đặc thù là trường đào tạo nghề nên
nhà trường đã được đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các
thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đã và đang khuyến khích ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực đào tạo của
Trường có đào tạo nghề Điện tử cơng nghiệp hệ trung cấp chính quy. Chương
trình đào tạo nghề Điện tử cơng nghiệp có nhiều mơn học/mơđun đã được xây
dựng, tuy nhiên cần phải phát triển, cải tiến chương trình, để cập nhật nhiều
kiến thức công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Mục tiêu của
chương trình đào tạo là người học sau khi tốt nghiệp phải có đủ năng lực và
phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Một trong những
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là triển khai phát triển chương trình đào
tạo theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp (năng lực thực hiện) nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, đối với chương trình đào tạo
trung cấp Điện tử cơng nghiệp, việc thực hiện giải pháp này vẫn gặp nhiều
khó khăn và hiệu quả chưa được như mong muốn. Với những lý do trên,
Người nghiên cứu đã chọn đề tài “Phát triển chương trình đào tạo trung cấp
8


Điện tử công nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển chương trình đào tạo trung cấp
Điện tử cơng nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Củ Chi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp và q trình
dạy học nghề Điện tử cơng nghiệp trình độ trung cấp.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển chương trình
đào tạo trung cấp Điện tử cơng nghiệp tại trường Trung cấp nghề Củ Chi
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Phát triển chương trình đào tạo trung cấp Điện tử cơng nghiệp tại trường
Trung cấp nghề Củ Chi theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp sẽ nâng cao
được chất lượng đào tạo.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo hướng
tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
- Vận dụng lý luận phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận
năng lực nghề nghiệp để phát triển chương trình đào tạo trung cấp Điện tử
công nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.

9


- Kiểm nghiệm sư phạm để minh chứng cho giả thuyết khoa học và tính
khả thi, hiệu quả của việc phát triển chương trình đào tạo trung cấp Điện tử
cơng nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Tác giả đã sử
dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài để

xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng
chương trình đào tạo trung cấp Điện tử cơng nghiệp và khả năng vận dụng
phát triển chương trình đào tạo trung cấp Điện tử công nghiệp theo hướng tiếp
cận năng lực nghề nghiệp tại trường Trung cấp nghề Củ Chi.
Kiểm nghiệm sư phạm và lấy ý kiến chuyên gia, nhằm khẳng định tính
khả thi và hiệu quả của mục đích nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lý các số liệu khảo sát,
kiểm nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển chương trình đào
tạo theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
Chương 2: Phát triển chương trình đào tạo trung cấp Điện tử công
nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
Chương 3: Kiểm nghiệm sư phạm và đánh giá.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo
theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục nói chung và GDNN nói riêng là
đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện công tác đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết
29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI,
các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng CTĐT theo
hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp (năng lực thực hiện) nhằm đáp ứng các
yêu cầu ngày càng cao của đào tạo nguồn nhân lực.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có chương
trình đào tạo. Chương trình đào tạo vừa là cơng cụ, vừa là thước đo trình độ
phát triển kinh tế-xã hội và khoa học-kỹ thuật của mỗi quốc gia cũng như của
mỗi cơ sở GDNN. Việc xây dựng chương trình đào tạo phụ thuộc vào tầm
nhìn và sứ mệnh của cơ sở giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói
riêng, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà
giáo dục, cơ sở đào tạo (GDNN) cần hiểu rõ bản chất của chương trình đào
tạo, để xây dựng CTĐT đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao của xã hội.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo theo hướng
tiếp cận năng lực nghề nghiệp ở nước ngoài
Việc phát triển nguồn nhân lực trên thế giới được rất nhiều các nhà chính
trị, kinh doanh và giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trọng tâm của phát triển
nguồn nhân lực được nhất trí và chú trọng tập trung vào “học tập, nâng cao
11


chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp”. Đặt biệt chú trọng
vào chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề. Tiếp cận năng
lực được hình thành và phát triển tại Mỹ vào thập niên 1970. Các nhà giáo
dục và đào tạo nghề (GDNN) dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, công việc và
các cách tiếp cận về năng lực đã phát triển một cách mạnh mẽ trong những
năm 1990 và hàng loạt các tổ chức ở các quốc gia lớn như: Ở Mỹ, Úc, xứ
Wale, New Zealand…

Điểm trọng tâm trong phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp
cận năng lực nghề nghiệp là cần xác định các tiêu chuẩn năng lực của hoạt
động nghề nghiệp. Phải dựa trên các chuẩn, phân tích nghề, phân tích cơng
việc, là kết quả đầu ra của q trình đào tạo. Chính vì thế, nó cũng chính là
mục tiêu chính dạy học của chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng
lực nghề nghiệp (NLTH).
Cuối thế kỹ XX, đào tạo theo năng lực thực hiện đã trở thành một xu thế
phổ biến trong đào tạo nghề (giáo dục nghề nghiệp) trên thế giới và được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở Úc có cơng trình “Thiết kế chương trình đào
tạo theo năng lực thực hiện” của Bruce Markenzie [3]. Ở Anh có cơng trình
“Thiết kế chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện” của S. Fletcher. Với
những khuyến cáo về đào tạo nghề theo “Mô đun kỹ năng hành nghề” của tổ
chức lao động thế giới (MES), đã biên soạn gần 100 chương trình đào tạo
nghề ngắn hạn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học xong mỗi môđun
người học được cấp chứng chỉ để hồn thành khóa học và nhiều cơng trình
khác…[4]
Qua nghiên cứu về đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của
một số tác giả ở nước ngoài cho thấy. Việc phát triển chương trình đào tạo
theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm và nghiên cứu. Đào tạo theo năng lực thực hiện có nhiều yếu tố đổi mới,
thể hiện chặc chẽ về việc làm, người sử dụng lao động và của nhiều ngành
12


kinh tế khác nhau, gọi chung là nghề nghiệp. Những kết quả nghiên cứu của
tác giả ngoài nước về phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận
năng lực nghề nghiệp, đã cung cấp những cơ sở quan trọng giúp định hướng
trong quá trình thực hiện đề tài.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo theo hướng
tiếp cận năng lực nghề nghiệp ở trong nước

Khái niệm về đào tạo nghề theo năng lực thực hiện, lần đầu tiên được viện
khoa học dạy nghề đề cập từ năm 1986,. Sau đó đào tạo nghề ngắn hạn theo
năng lực thực hiện được một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Tác giả
Nguyễn Minh Đường đã có cơng trình nghiên cứu “ Đào tạo nghề theo năng
lực thực hiện” (2004) [5]. Tác giả Nguyễn Đức Trí đã có cơng trình: “Đào tạo
nghề dựa trên NLTH khái niệm và những đặc trưng cơ bản” (1995) [6]. “ Tiếp
cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn
nghề” (báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ năm 1996) [7].
Năm 1999, dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” dưới sự tài trợ của ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), với mục tiêu “đào tạo đội ngũ lao động có
trình độ kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước”[8].
Năm 2005 dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan ( PROFED); “Dự án
phát triển giáo dục đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)”, với
mục tiêu “nâng cao các lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên thông
qua việc xây dựng các chương trình đào tạo theo hình thức thí điểm, trong đó
trọng tâm là sự thích ứng với thị trường lao động và phương pháp lấy người
học làm trung tâm”[9].
Tác giả Trần Khánh Đức năm 2012 với nghiên cứu “Năng lực và năng lực
nghề nghiệp”, làm nổi bậc về năng lực, khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng
hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng và thái độ,

13


thể lực, niềm tin…) để thực hiện một công việc hoặc giải quyết có chất lượng
các vấn đề trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp[10].
Ngồi ra cịn nhiều nghiên cứu khác của nhiều tác giả Vũ Xuân Hùng,
Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Quang Việt… là cơ sở lý luận và thực tiển của
sự dạy học và phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực

nghề nghiệp, từ đó cho thấy việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng
tiếp cận năng lực nghề nghiệp là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm phát huy
năng lực người học.
Như vậy, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu theo hướng phát triển năng
lực thực hiện. Những kết quả nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong thiết kế
chương trình đào tạo và triển khai trong quá trình tổ chức hoạt động giảng dạy
và đánh giá người học. Tuy nhiên trong thực tế, việc nghiên cứu và phát triển
chương trình theo NLTH nói chung và năng lực nghề nghiệp vẫn chưa thống
nhất trong hệ thống GDNN. Chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào cho
việc phát triển CTĐT trung cấp Điện tử công nghiệp hướng tiếp cận năng lực
nghề nghiệp. Vì thế việc nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo theo
hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp được quan tâm cả về lý luận và thực
tiễn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Năng lực
“Năng lực” khó định nghĩa một cách chính xác, năng lực hay khả năng
hay kỹ năng. Trong Tiếng Việt có thể xem tương đương với các thuật ngữ
“competency”, “ability”, “capability” trong Tiếng Anh. Chính vì thế có rất
nhiều định nghĩa về năng lực. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự
kết hợp của Tri thức, Kỹ năng và Thái độ, có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có
thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành cơng
nhiệm vụ. Mức độ và chất lượng hồn thành cơng việc, sẽ phản ánh mức độ
năng lực của người đó hoặc tổ chức đó. Cùng với khái niệm năng lực là khái
14


niệm “năng lực cốt lõi” (key competency) bao gồm một số năng lực được coi
là nền tảng. Dựa trên những năng lực cốt lõi này, người học có thể thực hiện
được yêu cầu của việc học tập cũng như các yêu cầu khác trong các bối cảnh
và tình huống khác khau khi đạt được những năng lực khác nhau.

Trên thế giới, các nước có nền kinh tế phát triển (OECD) định nghĩa,
“năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực nền tảng như, năng lực đọc hiểu,
năng lực tính tốn, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp…”. Do vậy,
năng lực có tính phức hợp hơn kỹ năng và mức độ thành thạo của một kỹ
năng cũng quyết định một phần tới mức độ cao, thấp của năng lực. Đi sâu vào
cơng việc ngành, nghề tuyển dụng thì chúng ta có thể hiểu khái niệm năng lực
hay “năng lực làm việc” được định nghĩa ở phạm vi hẹp hơn, bao gồm cụ thể
là tri thức chuyên môn, thái độ làm việc và kỹ năng liên quan đến công việc
đó.
Theo F.E Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là những kĩ xão học
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng
như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết
vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh
hoạt” [11. tr12].
Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “Năng lực là thuộc tính tâm lý
phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [12].
Từ điển tiếng Việt, năng lực được hiểu là “Khả năng điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “Là phẩm chất
tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hồn thành một hoạt động nào
đó với chất lượng cao” [13].
Theo Nguyễn Trọng Khanh: Khái quát có thể hiểu năng lực là “phẩm
chất tâm lí và sinh lí của con người đảm bảo thực hiện được một hoạt động
nào đó” [14].
15


Theo Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mơ hình
đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là khả năng
tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri

thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện công việc hoặc đối
phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. [15].
Như vậy, cho dù khó định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất
nhưng tất cả các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương
tự nhau về khái niệm này. Nhìn chung, năng lực được coi là sự kết hợp của
các kỹ năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện
một nhiệm vụ, cơng việc có hiệu quả. Bên cạnh đó, tuy có một số quan điểm
khác nhau về năng lực nhưng các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
đều gặp nhau ở qua điểm cho rằng, năng lực là sự kết hợp của các kỹ năng,
phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ
có hiệu quả và được thơng qua các hoạt động (hành động, cơng việc...).
Tóm lại, qua phân tích các quan điểm trên có thể hiểu, năng lực là sự
thực hiện đạt hiệu quả cao một hoạt động (công việc) cụ thể trong một lĩnh
vực cụ thể, năng lực được hình thành và dựa trên tố chất sẵn có của cá nhân.
Thơng qua q trình học tập, rèn luyện và thực hành, năng lực ngày càng phát
triển, hoàn thiện đảm bảo cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong một lĩnh
vực cụ thể tương ứng với năng lực mà mình có.
1.2.2. Năng lực nghề nghiệp
Khái niệm năng lực thực hiện: Năng lực thực hiện là một thuật ngữ được
dùng trong đào tạo, đặt biệt là trong đào tạo nghề. “Năng lực thực hiện” hay
“Năng lực hành nghề” trong một số tài liệu tiếng Việt hiện nay được dịch từ
tiếng Anh là “Competency”, còn tiếng Đức là “Handlung skompetenz”, vì thế
có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực thực hiện.

16


“Năng lực thực hiện đề cập đến nhóm các kĩ năng, kiến thức được áp
dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng phù hợp với các yêu cầu

công việc” (Anh). “Năng lực thực hiện còn được hiểu là khả năng thực hiện
các nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể của một nghề theo tiêu chuẩn mong đợi”
(Úc).

Hình 1. Cấu trúc của năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn
Trong đào tạo nghề (GDNN) các cơ sở đào tạo, quan tâm đến năng lực
thực hiện hoạt động chuyên môn (Professional Action Competency). Năng lực
này được coi là tích hợp của bốn loại năng lực sau: Năng lực cá nhân
(Individual

competency),

(Professional/Technical

năng

competency),

lực

chuyên

năng

lực

môn/kỹ

phương


pháp

thuật
luận

(Methodical competency) và năng ực xã hội (Social competency). Bốn mặt
năng lực trên cùng vận động vào một thời điểm và tạo ra sản phẩm, mang lại
hiệu quả cao.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về đào tạo nghề theo năng lực thực hiện
cũng có những định nghĩa khác nhau:
Theo Nguyễn Minh Đường: Năng lực thực hiện là “những kiến thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết mà người lao động cần phải có để thực hiện một
17


công việc hoặc một nhiệm vụ của nghề đạt chuẩn quy định trong những điều
kiện cho trước”[16].
Theo Nguyễn Đức Trí: “Năng lực thực hiện liên quan đến nhiều mặt,
nhiều thành tố cơ bản tạo nên nhân cách con người, nó thể hiện sự phù hợp ở
mức độ nhất định của những thuộc tính tâm, sinh lý cá nhân với một hay một
số hoạt động nào đó. Nhờ sự phù hợp như vậy mà con người thực hiện có kết
quả các hoạt động ấy”. Chỉ thơng qua thực hiện có kết quả, người khác mới
có thể cơng nhận người đó có năng lực về hoạt động ấy[17].
Theo tổ chức lao động thế giới – ILO: “NLTH là sự vận dụng các kỹ
năng, kiến thức và thái độ để thực hiện nhiệm vụ theo chuẩn công nghiệp và
thương mại dưới các điều kiện hiện hành”[18].
Như vậy năng lực thực hiện có 3 thành tố cấu thành là: “Kiến thức, kỹ
năng và thái độ” có liên quan mật thiết với nhau để có thể thực hiện một công
việc cụ thể của một nghề. Vì thế mà được gọi là “năng lực nghề nghiệp”.
Năng lực nghề nghiệp, thực hiện một công việc của nghề, của cơng việc có

nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của sản xuất và trình
độ của người lao động. Để làm rõ các mức trình độ năng lực thực hiện được
đánh giá theo “Chuẩn quy định cho mỗi công việc cụ thể” của nghề. Để đào
tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất, chuẩn này phải gắn với yêu cầu sản xuất.
Nhưng để thực hiện được một công việc đạt chuẩn quy định, người lao động
cần có những điều kiện thiết thiết yếu như: Máy móc, công cụ và các điều
kiện về tự nhiên.

18


Hình 2: Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện
Tóm lại, năng lực nghề nghiệp trong đào tạo nghề là khả năng thực hiện
được các hoạt động trong nghề, theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ
công việc cụ thể. Năng lực nghề nghiệp, là tổng hợp các kỹ năng, kiến thức,
thái độ đòi hỏi đối với một người, để thực hiện hoạt động đạt kết quả ở một
cơng việc hay một nghề nhất định.
1.2.3. Chương trình đào tạo
Theo Wentling 1993: “Chương trình đào tạo (Curriculum) là một bản
thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một
ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội
dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trơng đợi ở học sinh, sinh viên
sau khố học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào
tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời
gian biểu chặt chẽ”[19].
Theo từ điển giáo dục học, NXB từ điển bách khoa - 2001, khái niệm
chương trình đào tạo được hiểu là: “văn bản chính thức quy định mục đích,
mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ
môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa lý thuyết và


19


thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,
chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của có sở giáo dục đào tạo”[20].
Chương trình đào tạo là “một bản thiết kế tổng thể các hoạt động của
q trình đào tạo cho một khóa học hoặc một loại hình đào tạo nhất định,
trong đó xác định rõ mục tiêu chung, các thành phần, nội dung cơ bản,
phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức. lịch trình (kế hoạch) đào tạo tổng
thể, cũng như các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trong quá trình
và kết thúc khóa đào tạo”.
1.2.4. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo được hiểu là “q trình liên tục hồn
thiện chương trình đào tạo, bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng một
chương trình mới hoặc cải tiến một chương trình đào tạo hiện có. Như vậy,
theo cách hiểu này, phát triển CTĐT bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng
một chương trình mới hoặc cải tiến một CTĐT hiện có. Bên cạnh đó, chúng ta
sử dụng thuật ngữ “phát triển” CTĐT thay cho từ “xây dựng”, “thiết kế” hay
“biên soạn” CTĐT, vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục.
Kết quả là một CTĐT mới và ngày càng tốt hơn nữa”. Phát triển chương trình
đào tạo có thể xem như một quá trình bao gồm các bước cơ bản sau:
-

Phân tích tình hình/xác định nhu cầu đào tạo (Analyse and training

-

needs)
Xác định mục đích chung và mục tiêu (aims and Objectives)

Xây dựng/ thiết kế (Design)
Thực thi (Implemention)
Đánh giá (Evaluate)
Hoàn thiện (Comlete)

20


Các yêu cầu đào tạo
Sơ(xãđồhội/nghề
1.2.4. nghiệp)
Các khâu

2.

Đánh giá tổng kết/ hồn thiện

cơ bản của q trình phát triển chương trình đào tạo

Phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp

1.3.1 Bản chất của quá trình phát triển chương trình đào tạo theo hướng
Thử nghiệm- đánh giá thẫm định, phê duyệt, ban hành

tiếp cận năng lực nghề nghiệp

Bản chất của quá trình phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp
Sử dụng chương trình

cận năng lực nghề nghiệp là thực hiện chuyển đổi các chương trình đào tạo

các ngành khoa học công nghiệp và khoa học ứng dụng nặng về lý thuyết,

Xác định mục đích, mục tiêu đào tạo
hàng
chương
trìnhnghiệp
đào
Xây dựng chuẩn
kiếnlâm
thức-sang
kỹ năng,
chuẩn nghề

tạo thiên về ứng dụng thực hành, dựa trên

năng lực đã và đang là một xu thế phát triển trong đào tạo nghề nghiệp ở các
Thiếtđó
kế có
cấu Việt
trúc vàNam.
nội dung
chương
trình trình đào tạo các bậc
nước trên thế giới, trong
Các
chương

Lựa chọn hệ thống kiến thức, kỹ năng – Cấu trúc môn học/ học phần/modul

học hiện nay có nhữngCác

nhược
điểmvà mà
từ điều
nămkiện
1995
Boyatzis
vàbảo
cácchất
đồng
sự
hoạt động
những
cần thiết
cho đảm
lượng
đã chỉ ra là: [21]

Hướng dẫn sử dụng

- Quá nặng về tư duy lý luận và phân tích, ít định hướng thực tiển và hành
động.
- Hạn chế trong phát triển kỹ năng quan hệ, giao tiếp qua lại giữa các cá nhân.
- Thiển cận, hạn hẹp, khơng có tiếp cận tồn diện tổng thể trong những giá trị
và tư duy.
- Không giúp người học làm tốt trong các nhóm và đội làm việc trong thực tế.
Theo Nguyễn Hữu Lam, trên cơ sở nhất trí với những nhận định của
Boyatzis và các đồng sự, Rausch, Sherman và Washbush (2001) cho rằng
“Thiết kế một cách cẩn thận các chương trình đào tạo chú trọng kết quả đầu ra
và dựa trên năng lực có thể xem là một giải pháp tự nhiên để giải quyết hầu
hết, nếu không phải là tất cả những nhược điểm này”[22].

Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu thế của tiếp cận dựa trên
năng lực:

21


- Tiếp cận năng lực nghề nghiệp cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mơ
hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện
nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra.
- Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra,
theo những cách riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân.
- Tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì
cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả.
Đào tạo theo năng lực nghề nghiệp chú trong kết quả đầu ra và những
tiêu chuẩn đo lường khách quan của nững năng lực cần thiết, để tạo ra các kết
quả là điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát tiển
nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm. Paprock (1996) khi tổng kết các lý thuyết
về tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển đã chỉ ra
các đặc tính cơ bản của tiếp cận là: [23]
-

Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm.
Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các địi hỏi của chính sách.
Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật.
Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt.
Những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ ràng.
Phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực nghề
nghiệp là đào tạo hướng tới nhu cầu hành nghề, gắn với các yêu cầu của việc
làm, của người sử dụng lao động, của các công ty- xí nghiệp và của các nhà

quản lý, nghiên cứu và đào tạo. Khung logic đào tạo tiếp cận năng lực được
tóm tắt như sau:

22


Thế giới lao động

Thế giới đào tạo

Nghề/ việc làm

Đào tạo theo NLTH

Mục tiêu đào tạo
(Các năng lực thực hiện)

Phân tích nghề
(Nhiệm vụ- công việc)

Năng lực thực hiện
(Kiến thức- kỹ năng- thái độ)

Kiến thức- Kỹ năng- Thái độ

Mục tiêu tiền đề

Tiêu chuẩn
Hoạt động


Điều kiện
Tốc độ

Hành vi

Cho trước
cái gì

Sự chính xác

Địa điểm

Chất lượng

Mục tiêu thực hiện

Sự thực hiện

Thời gian
Hoạt động- Điều kiện – Tiêu chuẩn

Đánh giá theo các tiêu chuẩn công nghiệp

Đánh giá theo các mục tiêu đào tạo

Sơ đồ 1.3.1: Khung logic đào tạo theo năng lực
thực hiện

23



1.3.2 Đặc điểm của phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận
năng lực nghề nghiệp
Nhu cầu xã hội xác định năng lực cần đào tạo. Việc thiết kế chương trình
truyền thống thường gắn chặt với di sản lịch sử hình thành nên những mục
tiêu, những ưu tiên và những giá trị của khóa đào tạo thuộc một lĩnh vực
ngành nghề nào đó. Theo thời gian, chương trình truyền thống này được cập
nhật, biến đổi bằng thông tin mới. Tuy nhiên sự biến đổi này có xu hướng ít
gắn liền với thực tiễn hiện tại. Thường thì nó là sự mở rộng kiến thức khoa
học mới, một yếu tố thực hiện chương trình, bỏ qua tiêu điểm thực hiện
những điều được biết là có lợi cho người học. Bên cạnh đó, chương trình
truyền thống có thể hoặc khơng thể xác định một cách rõ ràng các mục tiêu
hoặc mục đích đào tạo.
“Mặc dù hiện nay các chương trình đào tạo ngày càng tập trung nhiều
hơn vào mục tiêu, kết quả học tập trong lĩnh vực ngành nghề cụ thể, nhưng
đối với cơ sở đào tạo, việc thay đổi hoặc hiện đại hóa các mục tiêu học tập
nhằm phản ánh điều mà khóa đào tạo mong muốn giảng dạy, khơng phải là
điều thông thường. Ngược lại, việc thiết kế một chương trình dựa vào năng
lực địi hỏi phải mang đến sự tương thích lớn hơn với nhu cầu xã hội. Các nhu
cầu của cộng đồng xã hội liên quan đến ngành nghề đào tạo sẽ định hướng,
dẫn dắt việc xây dựng các chuẩn đào tạo hoặc những năng lực mong muốn
của ngành nghề ấy. Những năng lực này, sẽ xác định nội dung chương trình
đào tạo. Chương trình trình đào tạo ấy sẽ tạo nên năng lực cho người học.
Trong ý nghĩa này, mục tiêu học tập trông đợi (năng lực) “lèo lái” chương
trình giáo dục dựa vào năng lực, trong lúc ở mơ hình đào tạo truyền thống thì
chương trình lại “hướng” mục tiêu học tập”[24].
Sơ đồ dưới đây sẽ thể hiện khác biệt giữa chương trình giáo dục dựa vào
mục tiêu truyền thống với chương trình giáo dục dựa vào năng lực nghề
nghiệp.
24



Chương trình truyền thống
Mục tiêu dạy học giáo dục
Chương trình
Đánh giá

Chương trình dựa vào năng lực nghề nghiệp
Nhu cầu xã hội liên quan đến ngành nghề

Kết quả năng lực

Chương trình

Đánh giá

Sơ đồ 1.3.2: So sánh mơ hình chương trình truyền thống với chương
trình dựa vào năng lực nghề nghiệp
Từ sơ đồ so sánh chương trình đào tạo dựa vào năng lực với một số
chương trình đào tạo truyền thống, có thể thấy nổi lên ba đặc điểm của
chương trình đào tạo dựa vào năng lực nghề nghiệp:
Một là, chương trình đào tạo dựa vào năng lực nghề nghiêp sắp xếp, kết
nối các nhu cầu cụ thể của ngành nghề đào tạo với các năng lực hành nghề
cần được huấn luyện. Nói cách khác, nhu cầu này hướng dẫn việc đưa ra các
quyết định về những điều mà học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các chương
trình giáo dục nghề nghiệp phải có khả năng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng và xã hội.
Hai là, giáo dục dựa vào năng lực, sử dụng những năng lực trông đợi
này để phát triền và thực hiện chương trình dạy học nhằm tạo ra các giá trị
kiến thức bắt buộc và các kĩ năng trong người học để họ đạt được những

năng lực ấy.
25


×