Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá hiện trạng trồng rau an toàn trên địa bàn tp hcm và đề xuất các biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẶNG KIM AN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRỒNG RAU AN TOÀN TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
TỔNG HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số

: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
---oOo--Cán bộ hướng dẫn khoa học
TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

............................

Cán bộ chấm nhận xét 1
PGS. TS. BÙI XUÂN AN

............................



Cán bộ chấm nhận xét 2
TS. TRẦN THỊ MỸ DIỆU

............................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ – Khoa Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM
ngày 01 tháng 08 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ

Chủ tịch Hội đồng

2. PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT

Ủy viên

3. PGS.TS. BÙI XUÂN AN

Phản biện 1

4. TS. TRẦN THỊ MỸ DIỆU

Phản biện 2

5. TS. ĐẶNG VŨ BÍCH HẠNH

Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Ngày 15 tháng 01 năm 2016
CHỦ TỊCH HỢI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC Q́C GIA TP.HCM

CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐẶNG KIM AN

MSHV : 13261336

Ngày, tháng, năm sinh: 23/10/1990

Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã sớ

: 60850101


TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRỜNG RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
II.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
 Nhiệm vụ:
- Đánh giá hiện trạng sản xuất - tiêu thụ rau an toàn và hiện trạng bảo vệ môi
trường trong sản xuất rau an toàn tại TP.HCM.
- Đề xuất các biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong bảo vệ môi trường.
 Nội dung:
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại khu vực TP.HCM
dựa trên các khía cạnh quản lý – kỹ thuật; Kinh tế – xã hội; Hỗ trợ sản xuất;
và môi trường.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau an toàn tại khu vực TP.HCM
dựa trên các khía cạnh quản lý – kỹ thuật; Kinh tế – xã hội và truyền thông.
- Đề xuất biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường và đề xuất mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn theo hướng
nông nghiệp sinh thái.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14/06/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Đặng Viết Hùng
Tp. HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2016
I.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của toàn thể lãnh đạo và các
Quý thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý thầy cơ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy TS.
Đặng Viết Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt vốn kiến thức q
báu để tơi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại UBND các huyện Bình
Chánh, Củ Chi và Hóc Mơn đã hỗ trợ tơi trong công tác thu thập thông tin thực tế
phục vụ luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến chú Hồ Chí Tuấn, anh Hồ Chí Thông và
chị Trần Thị Phi Oanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng
như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài.
Tôi xin kính chúc Quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên dồi dào sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cán bộ tại UBND
các huyện, chú Hồ Chí Tuấn, anh Hồ Chí Thông, chị Trần Thị Phi Oanh luôn dồi
dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong công việc.
TP.HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên

ĐẶNG KIM AN


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng trồng rau an toàn trên địa bàn
Tp.HCM và đề xuất các biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường” thông qua khảo sát 150 hộ sản xuất rau an toàn tại 03 huyện
Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và 100 người tiêu dùng tại một số siêu thị, chợ lẻ.

Từ những thông tin, số liệu tổng hợp được, đề tài đã thu được các vấn đề sau:
Hiện trạng sản xuất rau an toàn: người nông dân ít vốn đầu tư sản xuất;
chưa thật sự tuân thủ những quy tắc trong sản xuất rau an toàn về sử dụng phân bón
hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật; chất thải rắn sản xuất chưa được thu gom và
xử lý triệt để; thiếu quan tâm đến việc giữ gìn đất đai nguồn nước và vệ sinh khu
vực gieo trồng, dẫn đến đất một số nơi bị suy thoái, nguồn nước bị ô nhiễm chất
dinh dưỡng và vi sinh dẫn đến những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái,
cũng như sức khỏe cho cộng đồng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện trạng tiêu thụ rau an toàn: người tiêu dùng ln ln có nhu cầu mua
rau an toàn, sẵn sàng trả giá cao cho rau sạch, nhưng lại không hề khắt khe với câu
hỏi “thế nào là rau an toàn?”. Quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
khơng hài hịa giữa cung và cầu, nhu cầu lớn nhưng rau an toàn không đa dạng về
chủng loại, không đủ số lượng đáp ứng cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng khó
khăn trong phân biệt rau an toàn và rau không an toàn.
Đề xuất các biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong cơng tác bảo vệ
mơi trường cho các nhóm thực hiện (UBND thành phớ, Sở ban ngành; UBND
quận/huyện, Phịng tài nguyên – môi trường; Hợp tác xã – người sản xuất; và cộng
đồng dân cư tại TP.HCM) dựa trên các công cụ quản lý, kỹ thuật, kinh tế và hỗ trợ,
góp phần giải quyết những vấn đề cịn tồn đọng, khó khăn. Đồng thời, đề tài nghiên
cứu đã đề xuất mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hướng tới nông
nghiệp sinh thái tại TP.HCM nhằm giúp người nông dân tạo dựng uy tín cho sản
phẩm của mình; người tiêu thụ được cung cấp một cách đầy đủ và tốt nhất về mặt
số lượng và chất lượng rau an toàn cùng với giá cả hợp lý; đồng thời giảm thiểu các
rủi ro đối với sức khỏe môi trường và cộng đồng thông qua việc gia tăng áp lực của
người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.


ABTRACT
Research “Evaluation about growing safety vegetables in Ho Chi Minh
city and proposing the synthesis methods to increase the efficiency of

environmental protection” through surveying 150 places growing safety
vegetables in Cu Chi, Binh Chanh, Hoc Mon districts and 100 consumers in some
supermarkets, markets. Based on those informations, data synthesis, this research
has collected some issues below:
The state of producing safety vegetables: farmers have low budget to
investigate in producing and they do not seriously comply the regulations in
producing safety vegetables about using chemical fertilizers and pesticides; solid
wastes in producing does not completely collect; carelessness about reserving land
and water source, and cleaning the growing places so that land in some places is
depression, water resources is polluted in nutrient and microorganism leading
negative impact to environmental ecology such as community health in food safety
and sanitation field.
The state of consuming safety vegetables: consumers always have demand to
buy safe vegetables, they are willing to pay high price for safety vegetables, but
they are not rigorous with the question “What is safety vegetables?”. In process of
distributing and consuming products about safe vegetables, they unintentionally
create the inharmonic relation between supply and demand, demand is too high but
safety vegetables are not diversity in types of product, do not have enough quantity
to supply the consumers. Consumers are difficult to classify safety and unsafety
vegetables.
Proposing synthesis methods to increase the efficiency of environmental
protection for stakeholder groups (People’s Committee of Ho Chi Minh city,
Department of Ho Chi Minh city; People’s Committee of district, Natural Resources
and Environment Committee Division; Cooperatives – famers; and Peoples) based
on implement of managing, technology, economy and media, contributing to solve
hard reservation issues. In addition, the new model is proposed and the Safety
Vegetable Cooperative Union for ecologic agriculture in Ho Chi Minh city in order
to help farmers make credit for their products; consumers are supplied quantity and
quality of safety vegetables completely and primely with reasonable price;
decreasing the risk for environmental health and community through increasing the

pressure of consumers for the quality of product and service.


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi tên là ĐẶNG KIM AN, là học viên cao học chuyên ngành “Quản Lý Tài
ngun và Mơi trường” khóa 2013, mã sớ học viên 13261336. Tôi xin cam đoan:
luận văn tốt nghiệp cao học này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản
thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG.
Các hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này được thu
thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, được công bố rộng rãi và đã
được tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Các số liệu tính
toán và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi thực hiện một cách nghiêm
túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam
đoan này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016.
Học viên

ĐẶNG KIM AN


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT ....................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI..................................................................................... 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ......................................................... 3
4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................... 3

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
5.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 4
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát ......................................................... 5
5.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 5
5.4. Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA) ............................... 5
5.5. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................ 5
5.6. Phương pháp chuyên gia .................................................................. 6
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 6
6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 6
Chương 1. TỔNG QUAN – LÝ THUYẾT ............................................................ 7
1.1.

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 7
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 7
1.1.3. Hiện trạng môi trường................................................................... 8
1.1.4. Quy hoạch phát triển tại TP.HCM ................................................ 8

1.2.

NÔNG NGHIỆP SINH THÁI - NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ ................... 9
1.2.1. Nông nghiệp sinh thái ................................................................... 9
1.2.2. Nông nghiệp đô thị...................................................................... 11
1.2.3. Các tiêu chí, chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển và mức kết quả
đạt được của nền nơng nghiệp sinh thái .................................................. 13

1.3.

MỘT SỚ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ RAU AN TOÀN ........ 16



1.3.1. Một số khái niệm về rau an toàn ................................................. 16
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật về rau an toàn .................................................. 16
1.3.3. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn ............................................ 18
1.3.4. Ưu điểm, nhược điểm của rau an toàn ........................................ 22
1.4.

LIÊN KẾT SẢN XUẤT – TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP22
1.4.1. Hợp tác xã ................................................................................... 23
1.4.2. Sự cần thiết phải liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp ..................................................................................................... 23
1.4.3. Lợi ích của liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .. 24

1.5.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT

TRIỂN CỦA RAU AN TOÀN TẠI TP.HCM ................................................. 25
1.5.1. Tình hình áp dụng, triển khai sản xuất – tiêu thụ rau an toàn tại
TP.HCM .................................................................................................. 25
1.5.2. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất – tiêu thụ rau an toàn tại
TP.HCM .................................................................................................. 27
1.5.3. Tiềm năng phát triển rau an toàn tại TP.HCM ........................... 28
1.6.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................ 30
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................. 30
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................... 31

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 33

2.1.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 33

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
2.2.1. Khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại TP.HCM36
2.2.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau an toàn tại TP.HCM38
2.2.3. Đề xuất các biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường ..................................................................................................... 40

Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................ 43
3.1.

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN

TOÀN TẠI TP.HCM ....................................................................................... 43


3.2.

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ RAU AN

TOÀN TẠI TP.HCM ....................................................................................... 55
3.3.

NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU AN

TOÀN TẠI TP.HCM ....................................................................................... 61

3.3.1. Về mặt quản lý ............................................................................ 61
3.3.2. Về mặt kỹ thuật ........................................................................... 61
3.3.3. Về mặt kinh tế - xã hội ................................................................ 62
3.3.4. Về mặt vệ sinh môi trường ......................................................... 63
3.3.5. Đánh giá mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiện
hữu
3.4.

..................................................................................................... 64

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................ 65
3.4.1. UBND Thành phố và Sở ban ngành liên quan ........................... 65
3.4.2. UBND huyện và phịng tài ngun mơi trường huyện ............... 68
3.4.3. Hợp tác xã - Người sản xuất ....................................................... 73
3.4.4. Cộng đồng dân cư ....................................................................... 75
3.5.

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ RAU AN

TOÀN THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI TP.HCM ........... 76
3.5.1. Tính cấp thiết của mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn
theo hướng nông nghiệp sinh thái ........................................................... 76
3.5.2. Mô hình đề xuất liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn theo
hướng nông nghiệp sinh thái ................................................................... 78
3.5.3. Đánh giá mô hình đề xuất liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn
theo hướng nông nghiệp sinh thái ........................................................... 80
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 94
1.


KẾT ḶN ............................................................................................. 94

2.

KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 94

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC .......................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................. 101


i

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hiện trạng trồng rau tại TP.HCM từ năm 2012 đến 2014 ........................ 26
Bảng 1.2. Cơ cấu chủng loại rau ............................................................................... 26
Bảng 1.3. Diện tích quy hoạch đất nông nghiệp TP.HCM ....................................... 29
Bảng 3.1. Bảng đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan...................................... 83
Bảng 3.2. Bảng kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan ...................... 85
Bảng 3.3. Phân tích SWOT ....................................................................................... 89


ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Quá trình sản xuất RAT và khả năng xuất hiện các mối nguy ................. 17
Hình 1.2. Quá trình xử lý sau thu hoạch và khả năng xuất hiện các mối nguy ........ 18
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................ 34

Hình 2.2. Các bước thực hiện nghiên cứu................................................................. 35
Hình 2.3. Địa điểm khảo sát người sản xuất RAT .................................................... 37
Hình 2.4. Địa điểm khảo sát người tiêu thụ RAT ..................................................... 39
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất và dòng thải tại các hộ sản xuất RAT ............................... 44
Hình 3.2. Sơ đồ chế biến và dòng thải tại hợp tác xã ............................................... 46
Hình 3.3. Thời gian sản xuất ..................................................................................... 48
Hình 3.4. Tiêu chuẩn sản phẩm................................................................................. 49
Hình 3.5. Tập huấn/đào tạo ....................................................................................... 49
Hình 3.6. Cách thức tiếp cận ..................................................................................... 49
Hình 3.7. Thị trường tiêu thụ .................................................................................... 50
Hình 3.8. Định hướng phát triển RAT ...................................................................... 51
Hình 3.9. Mức sống hiện tại ...................................................................................... 51
Hình 3.10. Mức độ hài lòng ...................................................................................... 52
Hình 3.11. Nguồn nước tưới RAT của một hộ dân tại huyện Hóc Mơn .................. 53
Hình 3.12. Đất sau khi thu hoạch RAT của một hộ dân tại xã Củ Chi ..................... 54
Hình 3.13. Chất thải rắn của quá trình sản xuất RAT của một hộ dân tại xã Củ Chi55
Hình 3.14. Nhận biết sản phẩm qua bao bì đóng gói ................................................ 56
Hình 3.15. Đánh giá sản phẩm theo trực quan bằng mắt .......................................... 57
Hình 3.16. Mức độ phổ biến của sản phẩm .............................................................. 58
Hình 3.17. Nơi mua sản phẩm .................................................................................. 58
Hình 3.18. Khó khăn trong tiêu dùng........................................................................ 59
Hình 3.19. Mức độ hài lòng về RAT ........................................................................ 60
Hình 3.20. Mong muốn về sự phát triển RAT .......................................................... 60
Hình 3.21. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT hiện nay .............................. 77
Hình 3.22. Mô hình liên kết đề xuất giữa sản xuất và tiêu thụ RAT ........................ 79


iii
Hình 3.23. Sơ đồ Venn biểu thị mối quan hệ giữa các bên liên quan trong mô hình
liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT theo hướng nông nghiệp sinh thái ....................... 81

Hình 3.24. Lưới phân tích các bên liên quan ............................................................ 84
Hình 3.25. Sơ đồ giám sát quá trình sản xuất ........................................................... 87


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

NN-PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Kinh tế q́c gia đang phát triển và thu nhập người dân được nâng lên dẫn
đến nhu cầu của thị trường tiêu dùng hàng hóa và lương thực thực phẩm ngày càng
đa dạng về chủng loại và khắt khe về chất lượng, trong đó có rau tươi. Rau an toàn
(RAT), theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó với hàm lượng các hoá chất độc và
mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn
cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm [1]. Khái niệm “nông nghiệp sinh thái” xuất phát từ nền “nông nghiệp hữu
cơ” với những hệ thống trồng trọt và chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên (natural
farming); không sử dụng hóa chất làm phân bón, trừ sâu bệnh và diệt cỏ; giữ được
độ phì nhiêu của đất đai đồng thời cũng bảo vệ nguồn nước; giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và bảo đảm sức khỏe con người đang được tiếp cận tại nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển [2]. Nông nghiệp sinh thái cũng là một
phạm trù áp dụng trong lĩnh vực kỹ thuật sinh thái với việc thiết kế các hệ thống
sinh thái bền vững trong sinh hoạt và sản xuất, hoà hợp xã hội con người với tài
nguyên môi trường nhằm phục vụ cho lợi ích của cả hai. Đây là một hướng đi thân
thiện môi trường, phát triển bền vững và được đánh giá cao trong thời điểm hiện
nay. Thực chất, RAT cũng là một sản phẩm hướng đến nông nghiệp sinh thái.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thành phố đông dân nhất, đồng thời
cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trước tình
hình vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng thực
phẩm sạch ở TP.HCM ngày càng lớn, đặc biệt là các loại RAT. Nhận thấy được
được tầm quan trọng và những khó khăn, thách thức mà nền nông nghiệp thành phố
đang phải đối mặt, “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” đã được phê duyệt theo quyết định số
2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2010. Đề án nêu rõ hiện trạng sử dụng đất,



2
đặc điểm nông nghiệp từng khu vực ven đô thành phố cũng như đưa ra các quan
điểm, mục tiêu cụ thể cần thực hiện cho từng ngành nghề nhằm phát triển nông
nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị bền vững trong đó có mơ hình sản
x́t rau an toàn [3]. Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo
quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2011 được thuận lợi thì
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã ban hành quyết định số 3331/QĐ-UBND
ngày 03 tháng 07 năm 2011 về việc “Phê duyệt Chương trình, mục tiêu phát triển
rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015” [4]. Tại quyết định số
13/2011/UBND đã thể hiện khu vực tiềm năng sản xuất RAT có thể cung cấp lượng
hàng lớn phục vụ lương thực thực phẩm đang thiếu hụt tại TP.HCM là ba huyện Củ
Chi, Bình Chánh và Hóc Mơn.
Theo kết quả điều tra, thống kê của Sở NN-PTNT TP.HCM, đến cuối năm
2014, thành phớ có diện tích gieo trồng RAT là 14.896 ha và sản lượng 362.407
tấn/năm; 202 tổ chức/cá nhân có chứng nhận VietGAP cịn hạn, trong đó có 12 hợp
tác xã và hàng chục tổ hợp tác, liên tổ sản xuất [5]. Mô hình sản xuất và tiêu thụ
RAT hiện nay mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, người tiêu thụ và cơ quan quản
lý, tuy nhiên, cả người sản xuất và người tiêu thụ đều có những hạn chế nhất định.
Người nông dân ít vốn đầu tư sản xuất; chưa thật sự tuân thủ những quy tắc trong
sản xuất rau an toàn về sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật; chất
thải rắn sản xuất chưa được thu gom và xử lý triệt để; thiếu quan tâm đến việc giữ
gìn đất đai nguồn nước và vệ sinh khu vực gieo trồng, dẫn đến đất một số nơi bị suy
thoái, nguồn nước bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và vi sinh dẫn đến những tác động
tiêu cực đến môi trường sinh thái, cũng như sức khỏe cho cộng đồng trong lĩnh vực
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, người nông dân cũng thiếu sự liên kết phối
hợp với các bên liên quan. Người nội trợ chỉ có kiến thức khá đơn giản về RAT như
là rau trồng trong điều kiện sạch sẽ, và chỉ mua trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị
chuyên bán. Mối liên hệ giữa người sản xuất và người tiêu thụ cịn khá lỏng lẻo,
khơng có sự hỗ trợ và tác động qua lại [6]. Thật sự là mọi người cũng chưa thấy hết
được ý nghĩa kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội mà việc sản xuất - tiêu thụ

RAT sẽ đem lại. Vì vậy trước hoàn cảnh thực tại, nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng


3
trồng rau an toàn trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các biện pháp tổng hợp
nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường” đã được thực hiện nhằm
thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng RAT mà vẫn đảm bảo thu nhập ổn định đối với
người sản xuất, giảm thiểu tối đa tác động đối với môi trường, đồng thời nâng cao
nhận thức đối với mọi người dân và có được tác động tích cực đới với toàn xã hội,
hướng tới mục tiêu chung về phát triển bền vững RAT.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất RAT tại
TP.HCM, cụ thể là tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Mơn.
3. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
-

Đới tượng nghiên cứu: rau an toàn, người sản xuất, người tiêu thụ, mối liên
kết giữa sản xuất - tiêu thụ và vấn đề môi trường.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Tình hình sản xuất RAT tại 03 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình Chánh
và Hóc Mơn, TP.HCM.
+ Tình hình tiêu thụ RAT tại TP.HCM.
+ Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT tại TP.HCM

-

Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015.


4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm các nội dung chính như sau:


Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất RAT tại khu vực TP.HCM.
-

Khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất RAT, từ đó xác định những vấn đề
còn tồn tại.

-

Các khía cạnh đánh giá bao gồm:
+ Quản lý – kỹ thuật: diện tích sản xuất, thời gian sản xuất, kỹ thuật sản
xuất, khái niệm về RAT, khả năng cung cấp, khó khăn trong sản xuất và
các vấn đề về kỹ thuật liên quan.
+ Kinh tế – xã hội: điều kiện sống và mức độ hài lòng của người sản xuất.


4
+ Vấn đề môi trường: nguồn nước sản xuất, đất sản xuất và chất thải rắn.
+ Hỗ trợ sản xuất: tập huấn/đào tạo.


Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng tiêu thụ RAT tại khu vực TP.HCM.
-

Khảo sát và đánh giá hiện trạng tiêu thụ RAT, từ đó xác định những vấn đề
còn tồn tại.


-

Các khía cạnh đánh giá bao gồm:
+ Quản lý – kỹ thuật: khái niệm, nhãn hiệu, hệ thống phân phối, cách nhận
biết và sử dụng, chất lượng cảm quan RAT.
+ Kinh tế – xã hội: giá RAT so với mức sớng, khó khăn trong tiêu dùng,
mức độ hài lòng của người dân.
+ Hỗ trợ tiêu thụ: kênh thông tin nhận biết RAT.



Nội dung 3: Đề xuất biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong công tác
Bảo vệ Mơi trường.
Đề x́t các biện pháp cho các nhóm thực hiện tại TP.HCM (UBND thành

phố, Sở ban ngành; UBND quận/huyện, Phịng tài ngun – mơi trường; hợp tác xã
– người sản xuất; và cộng đồng dân cư) dựa trên các công cụ quản lý, kỹ thuật, kinh
tế và hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, khó khăn trong cơng tác
bảo vệ mơi trường. Đồng thời, một mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ RAT
hướng tới nông nghiệp sinh thái tại TP.HCM cũng cần thiết được đề xuất nhằm thúc
đẩy hơn nữa việc sử dụng RAT trong bữa ăn hàng ngày và để nó thật sự là một sản
phẩm có lợi cho cả con người và môi trường.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1.

Phương pháp thu thập thông tin
Tìm kiếm, thu thập và tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã


hội của TP.HCM; hiện trạng chất lượng môi trường của TP.HCM; hiện trạng sản
xuất RAT; lý thuyết về RAT, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và các vấn
đề liên quan từ Sở NN-PTNT TP.HCM, Chi cục Phát triển Nông thôn TP.HCM và
phương tiện truyền thông.


5
5.2.

Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin bằng cách sử dụng

bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp để phỏng vấn các nhóm đới tượng là người sản
x́t và người tiêu thụ RAT. Số lượng phiếu khảo sát phục vụ đề tài là 250 phiếu
(150 phiếu khảo sát người sản xuất RAT và 100 phiếu khảo sát người tiêu thụ ). Từ
các thông tin thu thập được, dùng làm cơ sở để đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu
thụ RAT tại TP.HCM. (Phiếu khảo sát đính kèm Phụ lục)
5.3.

Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sơ cấp ghi nhận sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS

16.0, sau đó cho qua các phân tích chính như define multiple sets (sử dụng khi câu
trả lời nhiều hơn một sự lựa chọn cho một câu hỏi, nhóm các câu trả lời của câu hỏi
lại với nhau), frequencies (thể hiện tầng suất xuất hiện của một câu trả lời trong
tổng số mẫu đã khảo sát), custom tables (thể hiện được mới quan hệ giữa các đới
tượng từ đó đưa ra kết luận một cách chính xác). Ngoài ra, đề tài sử dụng phần mềm
Microsoft Word và Microsoft Excel để tiến hành thống kê và xử lý theo mục tiêu
thực hiện đề tài.
5.4.


Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA)
Xác định các bên liên quan trong việc sản x́t và tiêu thụ RAT. Từ đó, xây

dựng một mơ hình liên kết chặt chẽ, thống nhất và bền vững nhằm đảm bảo quyền
lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.
Các bước thực hiện thực hiện:
-

Bước 1: Sử dụng sơ đồ Venn xác định các bên liên quan và tầm quan trọng
của các bên liên quan.

-

Bước 2: Lập bảng đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan.

-

Bước 3: Lập lưới phân tích.

-

Bước 4: Bảng kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan.

5.5.

Phương pháp phân tích SWOT


6

Phương pháp này áp dụng để đánh giá mô hình đề xuất dựa trên việc xác
định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho từng đối tượng liên
quan trong sản xuất và tiêu thụ RAT tại TP.HCM.
5.6.

Phương pháp chuyên gia
Học hỏi kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước đó của các chuyên gia cũng

như xin ý kiến đánh giá về các biện pháp phù hợp với hiện trạng sản xuất – tiêu thụ
RAT đã khảo sát.
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
6.1.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng hiện nay của quá trình sản

xuất – tiêu thụ RAT và các vấn đề môi trường, đồng thời đề xuất các giải pháp và
một mô hình mới theo hướng nông nghiệp sinh thái để đại diện, liên kết chặt chẽ
các bên có liên quan dựa trên các luận cứ khoa học. Đây là mô hình thống nhất và
bền vững, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, hỗ trợ cơng tác
bảo vệ mơi trường.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

-

Góp phần hoàn thiện cơng tác quản lý RAT.

-


Góp phần vào an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe cho người tiêu
thụ và công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất RAT.


7

Chương 1. TỔNG QUAN – LÝ THUYẾT
1.1.

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
TP.HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,

văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì
TP.HCM là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam và thuộc loại đơ thị đặc biệt [7].
1.1.1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

TP.HCM có tởng diện tích tự nhiên là 2.095,01km2 bao gồm 19 quận nội
thành và 5 huyện. Khu vực ngoại thành vùng rộng lớn đang diễn ra quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá rất nhanh, là vùng trọng điểm địa bàn nghiên cứu.
Tiềm năng đất đai trên địa bàn thành phố thuộc loại trung bình và xấu, hạn
chế về diện tích và độ phì nhiêu so với các tỉnh khác thuộc miền Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khí hậu của TP.HCM tương đới ơn hịa, ít
gặp thiên tai. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140
kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng
27,50C, không trực tiếp chịu tác động của bão lụt. Ngoài ra, TP.HCM có mạng lưới
sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng, diện tích mặt nước chiếm 16% tổng diện tích toàn

thành phố. Với điều kiện đất đai, khí hậu và thủy văn thuận lợi, TP.HCM là nơi
tiềm năng để phát triển sản xuất RAT.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
TP.HCM là đơn vị hành chính có dân sớ nhiều nhất trong cả nước. Theo
Niên giám thống kê TP.HCM năm 2013, dân số trung bình trên địa bàn thành phố là
7.939.752 người [8]. TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đầu tàu kinh tế
quốc gia, có những đặc điểm riêng so với các địa phương khác và luôn là một trung
tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; phát triển nhanh và mạnh
theo hướng cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và dịch vụ. Bên cạnh những mặt tích cực
của quá trình phát triển kinh tế, cũng có những tác động đến tình hình sản xuất nông
nghiệp vùng nông thôn. Số trại chăn nuôi, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp;
cơ cấu hộ, số lao động nông nghiệp giảm dần. Năm 2013, tổng sản phẩm nông


8
ngiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính sơ bộ chỉ chiếm 1%; Theo kết quả điều tra,
thống kê của Sở NN-PTNT TP.HCM năm 2014, diện tích gieo trồng rau đạt 15.200
ha (RAT 14.896 ha), sản lượng đạt 362.407 tấn, tập trung ở huyện Củ Chi, Bình
Chánh, Hóc Mơn, quận Gị Vấp với 80% sản lượng rau của thành phớ [9]. Nông
nghiệp công nghệ cao, theo hướng nông sinh thái, nông nghiệp đô thị đã và đang
nhận được sự quan tâm từ các Sở ban ngành, người nông dân và người tiêu dùng.
Chính quyền thành phố tạo điều kiện ưu tiên phát triển để mở rộng đất nơng nghiệp
trong đó có mở rộng diện tích trồng rau an toàn và giải quyết những hệ lụy do quá
trình đơ thị hóa mang lại [8].
1.1.3. Hiện trạng môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch
nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ
môi trường chung... Vì vậy, TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đã huy
động nhiều nguồn lực trong xã hội để tập trung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi

trường. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn
có chiều hướng gia tăng, thậm chí có nơi xảy ra với mức độ nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế và sức khỏe, đời sống nhân dân. Đối với các khu vực
ngoại thành diễn ra các hoạt động nông nghiệp của thành phố mỗi năm phát sinh
khoảng 8.600 tấn các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì,
thùng chứa thuốc trừ sâu. Loại chất thải này chưa được thu gom và xử lý hiệu quả.
Hiện nay, TP.HCM có 11 đơn vị được phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và
tiêu hủy chất thải nguy hại. Hoạt động thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn nguy
hại chưa triệt để, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, ảnh hưởng lớn tới
sức khoẻ con người [9].
1.1.4. Quy hoạch phát triển tại TP.HCM
Theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ [11]:


9
Mục tiêu phát triển phát triển TP.HCM đến năm 2025: “Xây dựng TP.HCM
phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn
hóa và bảo vệ mơi trường, bảo đảm an ninh, q́c phịng theo hướng liên kết vùng
để trở thành một thành phớ văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát
triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á”.
Về phân khu chức năng các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới
tại địa bàn 5 huyện ngoại thành, chú trọng bảo vệ quỹ đất vùng nông nghiệp quy mô
khoảng 43.600 ha để hình thành tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết
hợp đất nông nghiệp, đất dự trữ tạo không gian mở ở khu vực phía Bắc thuộc khu
vực huyện Củ Chi, Hóc Mơn, phía Tây thuộc huyện Bình Chánh và phía Nam thuộc
huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Đây là một trong những chương trình, dự án ưu tiên đầu
tư. Cương quyết bảo vệ quỹ đất dự trữ; đất nông nghiệp và cấm xây dựng tại những
khu vực dự trữ sinh quyển; rừng đặc dụng, phòng hộ…

Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp: quy hoạch và kiện toàn hệ thống
các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật bảo đảm khả năng kiểm soát đầu vào và đầu
ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật. Xây dựng nền
nông nghiệp đô thị năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con
và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung. Hỗ
trợ việc nuôi trồng các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài
như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng...
1.2.

NÔNG NGHIỆP SINH THÁI - NƠNG NGHIỆP ĐƠ THỊ

1.2.1. Nơng nghiệp sinh thái
1.2.1.1.

Khái niệm nông nghiệp sinh thái

“Nền nông nghiệp sinh thái là nền nơng nghiệp kết hợp hài hịa những cái ưu
điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nơng nghiệp hữu
cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không
gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn


10
nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt
năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế
cao [12].
1.2.1.2.

Nội dung nền nông nghiệp sinh thái


Trong canh tác nông nghiệp sinh thái cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản
sau [12]:
-

Tính đa dạng sinh học.

-

Nuôi dưỡng đất cho đất sống.

-

Đảm bảo tái sinh vật chất.

-

Cấu trúc nhiều tầng.

1.2.1.3.

Nguyên tắc nông nghiệp sinh thái

Theo Jorgensen (năm 1996), các nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái [13]
bao gồm:
-

Nguyên tắc 1: Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái là một hệ thống nhất.

-


Nguyên tắc 2: Cân bằng hệ sinh thái phải theo quy định cân bằng giữa chức
năng sinh học và thành phần hóa học.

-

Ngun tắc 3: Quản lý mơi trường phù hợp như sử dụng phương pháp tái chế
theo quy trình và tỷ lệ các hệ sinh thái để giảm ảnh hưởng của ô nhiễm.

-

Nguyên tắc 4: Các hệ sinh thái tự thiết kế theo hệ thớng. Càng nhiều cơng
trình có sự tự thiết kế, cung cấp của tự nhiên sẽ giảm chi phí năng lượng để
duy trì hệ thống.

-

Nguyên tắc 5: Quy trình của hệ sinh thái có thời gian và quy mô đặc trưng về
không gian cần được chú ý trong quản lý mơi trường.

-

Ngun tắc 6: Hóa chất và đa dạng sinh học góp phần tạo vùng đệm và khả
năng tự thiết kế của hệ sinh thái nông nghiệp. Một loạt các thành phần hóa
học và sinh học được giới thiệu phải duy trì khả năng tự thiết kế của hệ sinh
thái từ đó lựa chọn phương án phù hợp. Qua đó một khu vực với khả năng tự
điều chỉnh có sẵn để đáp ứng các tác động từ ô nhiễm do con người.


11

-

Nguyên tắc 7: Vùng chuyển tiếp là quan trọng đối với hệ sinh thái, chúng
như như màng tế bào của sự quản lý nơng nghiệp, do đó nên xem xét tầm
quan trọng của các vùng chuyển tiếp.

-

Nguyên tắc 8: Các điểm nối giữa các hệ sinh thái nên được sử dụng cho lợi
ích của các hệ sinh thái trong ứng dụng của công nghệ sinh thái và quản lý
môi trường của hệ thống nông nghiệp.

1.2.1.4.

Các yếu tố phát triển nông nghiệp sinh thái [13]

(1) Chu trình khép kín.
(2) Năng lượng và dòng vật chất chảy trực tiếp vào chu kỳ nhiều hơn và nhỏ
hơn.
(3) Tăng tính đa dạng hệ thống trong nông nghiệp, chẳng hạn hướng về nông
nghiệp sinh thái.
(4) Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoặc tìm thấy một sự
thương mại giữa các nền kinh tế và sinh thái thích hợp bằng cách sử dụng
phương pháp quản lý thực hành nông nghiệp tốt bởi việc áp dụng mô hình
quản lý môi trường.
(5) Tăng sự đa dạng của các mô hình nông nghiệp trong thời gian và không gian
bằng cách sử dụng nhiều loại cây trồng và vật nuôi, các lĩnh vực nhỏ, lĩnh
vực bỏ hoang, đất ngập nước,...
Trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp cũng có sự trao đởi năng lượng và vật
chất. Bản chất của một hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống sống, bao gồm các

thành phần cây trồng vật ni có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Bất kỳ sự
thay đổi từ một thành phần nào đó đều dẫn tới sự thay đởi ở các thành phần khác.
Vì vậy, khi nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp cần đặt nó trong những nguyên lý
hoạt động trong một hệ thống.
1.2.2. Nông nghiệp đô thị
1.2.2.1.

Khái niệm nông nghiệp đô thị

Theo quyết định 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2010:


×