Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.46 KB, 23 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀ TÂY
I. Quan điểm và phương hướng mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản
xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây
Đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ sản xuất là con đường ngắn nhất để tiến
hành CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút
bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Đây là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế và trong tiến
trình thực hiện đổi mới ấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Là đơn vị cung cấp vốn để thành phần kinh tế cá
thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng gia sản xuất, khôi phục ngành nghề truyền
thống, phát triển ngành nghề mới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
đã và đang đóng góp tích cực vào sự thay đổi diện mạo nông thôn trong thời gian
qua. Đồng vốn của Ngân hàng đã từng bước giúp nông dân từng bước xoá đói
giảm nghèo, cải thiện đời sống, tiến tới làm giàu, xây dựng một cuộc sống ấm no
hạnh phúc. Trình độ văn hoá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không
ngừng được cải thiện và nâng cao.
Khu vực kinh tế hộ, cá thể trên địa bàn Hà Tây bao gồm tổng số khoảng
530.000 hộ, trong đó hộ giàu 53.000 hộ chiếm khoảng 10%, hộ khá 144.160 hộ
chiếm khoảng 27,2%, hộ trung bình 298.920 hộ chiếm 56,4%, còn lại là hộ nghèo
chiếm 9,6%. Ở khu vực kinh tế này, trong những năm gần đây, hoạt động có xu
hướng phát triển tốt, đã biết sản xuất kinh doanh với thị trường, sử dụng vốn có
hiệu quả, nhiều hộ qua tích luỹ đã thành lập được doanh nghiệp. Đây là khu vực có
nhiều tiềm năng để Ngân hàng mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực.
Quan điểm của NHNo&PTNT Hà Tây trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng
và phát triển tín dụng đối với thành phần kinh tế này. Mở rộng tín dụng đối với
kinh tế hộ sản xuất cũng là biện pháp mở rộng khách hàng, mở rộng kinh doanh,
tăng lợi nhuận và đa dạng hoá rủi ro, thực hiện kinh doanh theo phương châm “An
toàn – Phát triển – Hiệu quả”.
II. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại


Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thônHà Tây
1.Giải pháp về qui trình, nghiệp vụ.
1.1. Cải tiến thủ tục tín dụng
Thủ tục tín dụng nên được cải tiến cho gọn nhẹ và hợp lý hơn mà vẫn đảm
bảo tính pháp lý cần thiết của qui trình tín dụng. Cần cải tiến bộ hồ sơ vay vốn rút
bớt hoặc gộp một số giấy tờ còn chồng chéo, trùng lắp làm một để tạo việc thuận
lợi cho việc quản lý hồ sơ và các công đoạn trở nên gọn nhẹ đối với các khách
hàng. Ngân hàng nên gộp tờ khai tài sản thế chấp, biên bản định giá tài sản, giấy
uỷ quyền phát mại tài sản vào cùng một hợp đồng thế chấp vì các thông tin ở các
giấy tờ này có tính trùng lắp ở nhiều điều khoản. Trong hợp đồng thế chấp, cầm cố
tài sản của các khoản vay đối với hộ sản xuất có thể không cần dấu và chữ kí của
cơ quan công chứng. Trên thực tế theo các cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm
thì không có một mối liên quan có ý nghĩa nào giữa có hay không có thủ tục công
chứng trong hồ sơ vay vốn đối với nợ quá hạn đối với dư nợ hộ sản xuất.
Ngân hàng nên lập và sử dụng sổ vay vốn đối với làng nghề. Theo cách này
thì cả Ngân hàng và khách hàng đều có nhiều thuận lợi trong thời gian quan hệ tín
dụng, có thể vay trả thường xuyên như sổ tiết kiệm và chỉ phải làm thủ tục lần đầu.
Các lần vay sau khách hàng chỉ cần làm đơn xin vay, khế ước nhậ nợ và hợp đồng
thế chấp nếu cần thiết.
1.2. Xác định mức cho vay và thời hạn hợp lý.


Về mức mức cho vay:
Về mức mức cho vay:
Trong thực tế Ngân hàng thường chỉ cho vay khoảng 70-80% số vốn cần
thiết mà khách hàng yêu cầu để tiến hành sản xuất kinh doanh. Chính cái tiền lệ
này đã dẫn đến việc lập hồ sơ khi vay vốn Ngân hàng các khách hàng thường nâng
cao qui mô nguồn vốn lên để có thể vay được đủ số tiền cần thiết. Điều này gây
khó khăn hơn cho Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án, khó khăn trong

công tác quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích, về khả năng quản lý, thị
trường... của các sản phẩm của dự án. Vì vậy Ngân hàng nên đáp ứng 100% số vốn
theo yêu cầu của khách hàng nếu xét thấy dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Số vốn Ngân hàng cho vay = Tổng vốn dự án – vốn tự có.
Nên cho vay bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp là quyền sử dụng
đất bởi vì trong thực tế khung giá đất theo qui định của Chính phủ thấp hơn nhiều
so với giá thị trường. Hơn nữa thực tế cho thấy giá đất hầu như có xu hướng biến
động lên, và nếu khi biến động xuống thì thực tế giá thị trường vẫn cao hơn giá
theo khung giá qui định.


Về thời hạn cho vay:
Về thời hạn cho vay:
Một thực tế hiện nay là có khá nhiều các khoản vay của hộ sản xuất phải ra
hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ, nhất là các món vay của hộ nghèo. Qua kiểm tra
thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp hộ vay xin gia hạn nợ và Ngân hàng đồng ý
xét duyệt cho gia hạn nợ không phải do nguyên nhân khách quan như chế độ qui
định, mà thực chất là do thời hạn cho vay của Ngân hàng chưa phù hợp với chu kì
sản xuất kinh doanh, thời hạn sinh trưởng, phát triển thực tế của cây trồng vật nuôi.
Do đó điều kiện tiên quyết để cho đồng vốn của Ngân hàng thực sự phát huy hiệu
quả thì cần phải xác định cho được một thời hạn cho vay hợp lý và khoa học. Đặc
thù của các hộ là sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành
nghề khác nhau và chính sự khác nhau về chu kì sản xuất kinh doanh của các hộ
gia đình đòi hỏi Ngân hàng phải có những kì hạn cho vay phù hợp với từng hộ.
Một điều đáng lưu ý là trong thực tế có thể thời gian sản xuất ngắn song thời
gian tiêu thụ lại kéo dài. Ví dụ: Một hộ sản xuất lụa ở Vạn Phúc –Hà Đông thì chu
kì sản xuất bắt đầu từ mua tơ, quay tơ, dệt lụa, chuồi, nhuộm... cho đến sản phẩm
cuối cùng là tấm lụa thành phẩm mất khoảng chừng một tháng song thời gian tiêu
thụ thì lại không như vậy, có thể kéo dài đến một năm (tuỳ theo hợp đồng hoặc tính
mùa vụ của sản phẩm, như lụa thì thường tiêu thụ mạnh vào mùa hè thu song sản

xuất thì lại quanh năm). Chính vì vậy Ngân hàng cần nhìn nhận chu kì sản xuất
kinh doanh của hộ sản xuất một cách toàn diện và chi tiết, áp dụng thời hạn cho
vay đối với từng hộ một cách linh hoạt và phù hợp.
Bên cạnh việc xác định một thời hạn cho vay linh hoạt Ngân hàng cần xem
xét đến kế hoạch thu nợ một cách phù hợp. Kế hoạch thu nợ này không những dựa
vào chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn phải căn cứ vào tình hình
tài chính và ngân quĩ của từng khách hàng. Tuỳ từng đối tượng mà Ngân hàng có
thể xác định kế hoạch thu nợ một lần hay nhiều lần. Trong thực tế với những món
vay lớn Ngân hàng thường áp dụng hình thức thu nợ nhiều lần để giảm bớt áp lực
trả nợ cho khách hàng. Đối với các món vay nhỏ thì áp dụng thu nợ một lần để
giảm thiểu chi phí đi lại, giấy tờ, thời gian...
Thời hạn cho vay phù hợp nhất đối với các hộ sản xuất là phải >= chu kỳ sản
xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy để đồng vốn của
Ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả thì việc xác định khoảng thời gian ân hạn của
khoản tín dụng một cách phù hợp là một điều vô cùng quan trọng
Cách 1: Thời gian ân hạn được tính từ lúc Ngân hàng Ngân hàng giải ngân
món vay cho đến khi khách hàng tiêu thụ được sản phẩm, có tiền trả Ngân hàng,
tức là khi khách hàng kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thời gian ân hạn này
nên áp dụng đối với các khoản tín dụng nhỏ hoặc đối với các khách hàng có tiền sử
tín dụng tốt.
Cách 2: Thời gian ân hạn được tính từ lúc bắt đầu tiến hành giải ngân cho
đến khi khách hàng thu được kết quả sản xuất (có doanh thu). Ngân hàng áp dụng
cách này đối với các khoản vay lớn và Ngân hàng thường tiến hành thu nợ nhiều
lần.
Như vậy để có được thời gian ân hạn hợp lý nhất Ngân hàng nên vận dụng
linh hoạt cả hai cách trên.
Thời hạn cho vay của khoản tín dụng phải dựa trên chu kì sản xuất kinh
doanh của khách hàng và Ngân hàng chỉ thu nợ khi khách hàng bắt đầu có thu
nhập hình thành từ vốn vay. Nếu đối tượng sử dụng của vốn vay chỉ tham gia vào
một chu kì thì Ngân hàng có thể áp dụng cách thứ nhất. Còn nếu khách hàng hoạt

động trong nhiều chu kì gối nhau thì nên áp dụng cách thứ hai.
Thông qua việc xác định thời hạn cho vay linh hoạt và hợp lý đồng vốn của
Ngân hàng sẽ phát huy tác dụng đối với khách hàng và điều đó đảm bảo Ngân
hàng có thể thu hồi được nợ và mở rộng được dư nợ tín dụng, đặc biệt là dư nợ
trung và dài hạn.
1.3. Xác định mức lãi suất linh hoạt và phù hợp.
Trong thực tế mỗi một món vay hàm chứa một mức độ rủi ro tín dụng khác
nhau, do đó Ngân hàng không nên áp dụng một mức lãi suất cứng nhắc cho mọi
đối tượng mà nên áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau dựa trên đánh giá về mức
độ rủi ro của các món vay. Ngân hàng chỉ nên qui định một khung lãi suất giao
động trong một khoảng nào đó đối với một nhóm khách hàng, giao cho cán bộ tín
dụng quyết định mức lãi suất nhưng phải phù hợp với khung lãi suất đã qui định.
Thực tế cho thấy đối với các khách hàng là các hộ sản xuất trên địa bàn Hà
Tây thì nhu cầu về dịch vụ kèm theo như thanh toán, ngân quĩ, chuyển tiền... là rất
ít. Chính vì vậy đối với nhóm khách hàng là các hộ sản xuất, lãi suất là nhân tố có
sức cạnh tranh rất lớn và là nhân tố mang tính quyết định trong chiến lược mở rộng
thị phần của Ngân hàng đối với khách hàng là hộ sản xuất. Các hộ sản xuất quan
tâm đến mức lãi suất nhiều hơn là các dịch vụ tiện ích. Do đó Ngân hàng cần xây
dựng và vận hành một cơ chế chính sách lãi suất phù hợp và có tính cạnh tranh. Để
thực thi được điều này ngoài việc tiết kiệm các chi phí hoạt động Ngân hàng còn
phải có các chính sách thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho việc
hạ lãi suất. Những nguồn vốn này gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán,
các nguồn vốn uỷ thác, vốn từ các chương trình của Chính phủ, của tỉnh...
Có nhiều cách khác nhau mà Ngân hàng có thể áp dụng trong việc thiết lập
một cơ chế lãi suất linh hoạt.


Dựa trên phân loại khách hàng vay vốn:
Dựa trên phân loại khách hàng vay vốn:
+ Với các khách hàng có tiền sử tín dụng tốt, có phương án sản xuất kinh

doanh hiệu quả cao Ngân hàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay
trung bình do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, rủi ro tín dụng thấp.
+ Với các khách hàng khác đủ điều kiện vay vốn thì cho vay với lãi suất cao
hơn do khả năng rủi ro lớn hơn
Như vậy điểm mấu chốt của căn cứ này là dựa trên phân loại khách hàng,
lựa chọn khách hàng vay vốn của Ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng được các
tiêu chí phân loại khách hàng khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn.


Dựa vào nguồn huy động để cho vay
Dựa vào nguồn huy động để cho vay
+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo các chương trình tín dụng chỉ
định:
Do không mất phí huy động, Ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi
cho các đối tượng theo yêu cầu của bên cung cấp vốn.
+ Nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:
Đối với nguồn vốn này Ngân hàng phải cho vay đúng đối tượng theo lãi suất
được uỷ thác để giữ uy tín với đối tác cho vay. Mức lãi suất uỷ thác thường thấp
hơn so với lãi suất huy động của Ngân hàng. Tuy khó có thể hạ quá thấp mức lãi
suất cho vay từ nguồn vốn này vì thực chất Ngân hàng cũng phải trả phí cho nguồn
vốn này nhưng nhìn chung đây là một nguồn vốn tốt, chi phí thấp và qui mô khá
lớn.
+ Nguồn vốn huy động của Ngân hàng:
Nguồn vốn này Ngân hàng phải trả lãi suất huy động bằng với lãi suất huy
động trên thị trường, nhìn chung khó có thể dùng nguồn vốn này để cho vay với lãi
suất ưu đãi. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay các hộ
sản xuất với lãi suất thương mại nhưng nên thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân
hàng khác cùng cho vay hộ sản xuất nếu có thể. Do đó Ngân hàng cần tiết kiệm chi
phí hoạt động để có thể thực hiện được mục tiêu hạ lãi suất.



Sử dụng lãi suất cho vay biến đổi
Sử dụng lãi suất cho vay biến đổi
Lãi suất cho vay đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng nên
áp dụng mức lãi suất biến đổi. Do giá cả thị trường có những biến đổi khó có thể
lường trước được và lãi suất cũng giao động và thay đổi theo. Bên cạnh đó hiện
nay chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ của lạm phát và thực tế cho thấy lạm
phát có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển nếu lạm phát dừng ở mức độ vừa phải.
Do đó lạm phát là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với bất kì nền kinh tế nào trong cơ chế
thị trường song chúng ta lại không biết nó xảy ra ở mức độ như thế nào, với tỉ lệ
bao nhiêu phần trăm. Vì vậy Ngân hàng nên thống nhất với khách hàng mức lãi
suất biến đổi theo thời gian, có thể đó là mức lãi suất thị trường vào thời điểm đó.
Qui định như vậy sẽ là khách quan và hợp lý cho cả khách hàng và Ngân hàng bởi
vì do thời gian vay trung hạn và dài hạn dài cho nên nếu qui định một mức lãi suất
cố định thì sẽ có một lúc nào đó khách hàng phải chịu mức lãi sất cao hơn lãi suất
thực tế trên thị trường và có một lúc nào đó lãi suất cho vay của Ngân hàng không
đáp ứng đủ chi phí huy động và chi phí hoạt động của Ngân hàng. Như vậy qui
định một mức lãi suất biến đổi sẽ làm cho cả Ngân hàng và khách hàng giảm bớt
được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.4. Mở rộng cho vay theo hạn mức.
Trong thực tế cho vay các hộ sản xuất hiện nay NHNo&PTNT Hà Tây chủ
yếu cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức rất ít. Tuy nhiên trong hoạt động, khá
nhiều hộ sản xuất có nhu cầu vốn thường xuyên song mức vốn mỗi lần không lớn
lắm, đặc biệt là các hộ trong các làng nghề và các hộ kinh doanh dịch vụ thương
mại. Chính vì vậy nếu như cho vay từng lần với một khối lượng lớn cho cả chu kì
hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng một bộ phận vốn của Ngân hàng mà khách hàng
vay về tạm thời Ngân hàng không sử dụng đến gây lãng phí nguồn vốn và tăng chi
phí đầu vào cho khách hàng. Bên cạnh đó nếu như khách hàng chỉ vay vốn đủ cho
nhu cầu của một lần thì khách hàng phải tiến hành làm nhiều bộ hồ sơ vay do mỗi
lần vay khách hàng lại phải làm một bộ hồ sơ vay vốn. Như vậy sẽ rất mất thời

gian và chi phí liên quan cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Để khắc phục tình trạng trên, Ngân hàng nên áp dụng rộng rãi hơn hình thức
cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các hộ sản xuất có nhu cầu mà Ngân hàng
thấy rằng hợp lý. Hạn mức có thể là 6 tháng, 1 năm và nên qui định số dư hạn mức
vào cuối thời gian của cho vay hạn mức. Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt và hiệu
quả cho vay theo hạn mức, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử
dụng tiền vay của khách hàng xem có đúng như cam kết trong hợp đồng vay vốn
hay không. Ngân hàng cũng nên có một cơ chế mềm mỏng hơn để có thể xem xét
điều chỉnh hạn mức cho vay, thời hạn vay nếu xét thấy điều này là cần thiết và hợp
lý cho khách hàng.
1.5. Mở rộng tín dụng gián tiếp
Các món vay của đa số hộ sản xuất hiện nay có khối lượng tín dụng nhỏ và
xảy ra trên địa bàn trải rộng, dẫn đến chi phí quản lý món vay tăng cao, gây bất lợi
cho cả hai phía. Hơn nữa do các món vay nhỏ song khối lượng các món vay lại lớn
nên mỗi một cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều món vay, dẫn đến tình trạng
quản lý các khoản vay của các cán bộ tín dụng không được sát sao, là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của hộ sản xuất. Để khắc phục tình trạng
trên Ngân hàng nên tìm một hình thức tín dụng hiệu quả mà ít tốn kém hơn, đó
chính là tín dụng gián tiếp. Có nhiều cách cho vay gián tiếp đối với các hộ sản xuất
Thứ nhất: Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác.
Thứ nhất: Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác.
Cho vay thông qua tổ nhóm là một hình thức mới xuất hiện song nó đã tỏ rõ
ưu thế đặc biệt khi cho vay các hộ sản xuất. Tổ nhóm tín dụng hợp tác là một tổ
chức bao gồm các thành viên cùng sinh sống trong một làng, xã... tự nguyện tập
hợp với nhau thành một tổ, có tổ trưởng, tổ phó và kế toán (hoặc thư kí) được các
thành viên trong tổ tự bầu, hoạt động theo qui chế nội bộ, được các tổ chức đoàn
thể, hội cấp trên quản lý trực tiếp hoặc được UBND xã, phường thừa nhận và liên
đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn Ngân hàng.
Các hộ này cùng kí chung một hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng, khi
vay vốn nếu một hộ thành viên nào đó không đáp ứng được các điều kiện của Ngân

×