Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông cái nha trang – tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-------------- oOo -------------

LÊ NHẬT THÀNH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÁI NHA
TRANG – TỈNH KHÁNH HỊA
Chun ngành: Quản lý mơi trường
Mã số: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 12 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Bùi Tá Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: ……………………………………………………………….

Cán bộ chấm nhận xét 2: ……………………………………………………………….

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.
HỒ CHÍ MINH ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1…………………………………………………………………………………………


2…………………………………………………………………………………………
3…………………………………………………………………………………………
4…………………………………………………………………………………………
5…………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

Trang 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Nhật Thành

MSHV: 12260678

Ngày, tháng, năm sinh: 01/08/1987

Nơi sinh: Khánh Hịa

Chun ngành: Quản lý mơi trường


Mã số : 60 85 10

I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng
nước sơng Cái Nha Trang – Tỉnh Khánh Hịa
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
lưu vực sông Cái Nha Trang.
 Thu thập dữ liệu bao gồm: số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cái Nha
Trang, số liệu các nguồn thải chính, số liệu quan trắc thủy văn, số liệu mặt
cắt sông Cái Nha Trang, bản đồ số của sơng Cái Nha Trang.
 Tính tốn tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sơng Cái Nha Trang.
 Phân tích, đánh giá kết quả tính tốn.
 Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Cái Nha Trang.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :………………………………………………….
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:……………………………………….
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TSKH. BÙI TÁ LONG

Tp. HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG KHOA

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
ĐÀO TẠO

Trang 2


LỜI CÁM ƠN
Một năm rưỡi hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ nói chung và sáu tháng

thực hiện luận văn nói riêng thực sự là một q trình gian nan trên con đường hướng
tới đỉnh cao học thuật. Để đạt được những thành tựu đó, ngồi nỗ lực khơng ngừng nghỉ
của bản thân cịn có sự giúp đỡ và đóng góp thầm lặng của thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình.
Nhân đây, tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS. TSKH. Bùi Tá Long, người
luôn quan tâm và giúp đỡ tận tình về mặt chuyên mơn để tơi có thể hồn thành luận văn
này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể đồng nghiệp và quý lãnh đạo Viện Công
nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt q trình tơi tham chương trình đào tạo thạc sĩ cũng như thực hiện đề tài luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn chân thành nhất đến gia đình tơi,
những người đã, ln và sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao cho tôi trên con đường
sự nghiệp.

Nha Trang, ngày 16 tháng 12 năm 2013
Lê Nhật Thành

Trang 3


TĨM TẮT
Tỉnh Khánh Hịa có hai con sơng lớn là sơng Cái Nha Trang và sơng Dinh Ninh
Hịa, trong đó sơng Cái Nha Trang là nguồn cấp nước chính cho thành phố Nha Trang
và một phần huyện Diên Khánh với công suất khoảng 75,000 m3/ngày. Trong những
năm gần đây, chất lượng nước sơng Cái Nha Trang đã có dấu hiệu suy giảm do sự gia
tăng dân số và các hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh. Nhằm bảo vệ nguồn cấp nước
quan trọng cho thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa cũng có triển khai một số nghiên
cứu hướng đến kiểm sốt ơ nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá hiện trạng. Giữa bối cảnh đó, đề tài “Đánh giá

khả năng chịu tải của sơng Cái Nha Trang” ra đời nhằm giúp các cơ quan quản lý mơi
trường trong tỉnh có thêm cơ sở khoa học và cơng cụ hỗ trợ trong việc kiểm sốt và
phịng ngừa ơ nhiễm.
Trong q trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng mơ hình SAGOClim (được
PGS. TSKH Bùi Tá Long và nhóm cộng sự ENVIM GROUPS xây dựng và phát triển
từ năm 2012) để tính tốn khả năng chịu tải. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên
luận văn chỉ xây dựng kịch bản mơ phỏng cho mùa mưa 2012 và mùa khô 2013 với các
chỉ tiêu BOD5, TSS và PO4. Đoạn sông được nghiên cứu có tổng chiều dài gần 15 km,
chảy qua thành phố Nha Trang và một phần địa bàn huyện Diên Khánh với 20 điểm xả
thải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp nhận BOD5 của sông Cái Nha Trang
vào mùa khô đã đạt ngưỡng cực hạn. Riêng đoạn sông Cái gần cửa ra đã khơng cịn khả
năng chịu tải BOD5 do thường xuyên bị ô nhiễm bởi nước thải từ các hoạt động dịch vụ
- du lịch trong vùng.

Trang 4


ABSTRACT
Cai river and Dinh river are the 2 main streams in Khanh Hoa province. Among
them, Cai river is the major source which supplies clean water to Nha Trang city and a
part of Dien Khanh district. The clean water supply capacity of Cai river is about 75,000
m3/day. Recently, the water quality in Cai river has deteriorated due to the increase in
population, social and economic activities. In order to protect the most important clean
water source of Nha Trang city, Khanh Hoa's authorities has already implemented some
researches related to water pollution control. However, those researches just focused on
data collecting and status report. In that context, the thesis "Measuring the carrying
capacity of Cai river" was conceived to provide scientific base and a pollution control
tool for environmental management organisations.
In this thesis, the author has used SAGOClim (a web-based software developed

by Associated Professor Bui Ta Long and his ENVIM group since 2012) to measure the
carrying capacity of Cai river. Due to time and budget insufficiency, the author
constructed only two modelling cases for wet season 2012 and dry season 2013. The
modelled variables are BOD5, TSS and PO4. This thesis concentrated on studying a river
segment of 15 km which contains 20 point – sources and runs through Nha Trang city
and a part of Dien Khanh province.
The results showed that the total maximum daily load of BOD5 in Cai river has
reached critical limit in dry season. Especially, the Cai river segment at the estuary was
no longer able to receive BOD5 either in dry season or wet season owing to wastewater
from service and tourism activities.

Trang 5


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của luận văn này là thành quả lao động của bản thân, khơng
sao chép từ cơng trình nghiên cứu của tác giả khác. Số liệu và tài liệu tham khảo sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả của luận văn.
Nha Trang, ngày 16 tháng 12 năm 2013
Lê Nhật Thành

Trang 6


NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 13
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................. 13


2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC......................................................... 14

3.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 16

4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÍNH MỚI ................................................... 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG ........................................... 20
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG ............. 20
1.1.1

Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Cái Nha Trang .......................................................... 20

1.1.2

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Cái Nha Trang ............................... 27

1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG CÁI NHA TRANG ................................. 29
1.2.1

Nước thải đô thị ............................................................................................................ 29

1.2.2


Nước thải công nghiệp .................................................................................................. 30

1.2.3

Nước thải nông nghiệp .................................................................................................. 31

1.2.4

Hiện trạng chất lượng nước sông Cái Nha Trang ......................................................... 33

1.2.5

Hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước mặt tại Khánh Hòa ................................ 36

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 38
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA SÔNG ................................................ 38
2.1.1

Yêu cầu về số liệu ......................................................................................................... 38

2.1.2

Trình tự đánh giá ........................................................................................................... 39

2.2 ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIKE 11 VÀ SAGOClim TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA SÔNG CÁI NHA TRANG .................................................................................................. 41
2.2.1

Tổng quan về mơ hình MIKE 11 .................................................................................. 41


2.2.2

Tổng quan về mơ hình SAGOClim............................................................................... 42

2.2.3

Các khối dữ liệu trong mơ hình SAGOClim ................................................................. 42

2.2.4

Các nhóm thơng tin được phản ánh trong một số khối dữ liệu ..................................... 43

2.2.5

Trình tự vận hành trong SAGOClim ............................................................................. 45

2.2.6

Mơ hình đánh giá khả năng chịu tải trong SAGOClim ................................................. 46

2.2.7

Thao tác trên module chịu tải của phần mềm SAGOClim............................................ 46
Trang 7


CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA SƠNG CÁI NHA TRANG .................... 54
3.1 THU THẬP DỮ LIỆU ĐẦU VÀO ............................................................................................... 54
3.1.1


Tài liệu địa hình ............................................................................................................ 54

3.1.2

Tài liệu khí tượng – thủy văn ........................................................................................ 55

3.1.3

Số liệu nguồn thải ......................................................................................................... 57

3.1.4

Số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cái Nha Trang ............................................... 61

3.2 HIỆU CHỈNH MƠ HÌNH ............................................................................................................. 62
3.3 KẾT QUẢ TÍNH TỐN ............................................................................................................... 64
3.3.1

Mơ hình thủy động lực học (Module HD MIKE 11) .................................................... 64

3.3.2

Mơ hình khả năng chịu tải - SAGOClim ...................................................................... 65

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TỐN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÁI NHA TRANG ........................................................................................ 79
4.1.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TỐN .............................................................................. 79


4.2.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÁI NHA TRANG . 80

4.2.1

Hạn chế trong công tác quản lý môi trường nước sông Cái Nha Trang........................ 80

4.2.2

Đề xuất giải pháp .......................................................................................................... 80

KẾT LUẬN................................................................................................................................... 86
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 88
PHỤ LỤC 1................................................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 2................................................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 3................................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 4................................................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 5................................................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 6................................................................................................................................... 98
PHỤ LỤC 7................................................................................................................................... 99
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG......................................................................................................... 107

Trang 8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5


Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (Biochemical Oxygen Demand 5 days)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

TSS

Tổng lượng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

DO

Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

WQI

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

STT

Số thứ tự

KCN

Khu công nghiệp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSDL

Cơ sở dữ liệu

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XLNT

Xử lý nước thải

KTTV

Khí tượng thủy văn

HTX

Hợp tác xã

ĐVT


Đơn vị tính

Trang 9


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Nha Trang .............................................. 21
Bảng 1.2: Đặc trưng chính của một số con sơng ở Khánh Hịa ............................................................ 22
Bảng 1.3: Phân phối dòng chảy năm trạm Đồng Trăng ........................................................................ 26
Bảng 1.4: Đặc trưng chính của sơng Cái Nha Trang và các phụ lưu .................................................... 27
Bảng 1.5: Diễn biến dân số tỉnh Khánh Hòa qua 5 năm (2008 – 2012) ............................................... 28
Bảng 1.6: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại các mương thoát nước ở thành phố Nha Trang .. 30
Bảng 1.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải của một số cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc ................... 32
Bảng 1.8: Đánh giá chất lượng nước sông Cái theo chỉ số WQI .......................................................... 34
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước tại 17 điểm xả thải sinh hoạt ......................... 59
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước tại 3 điểm xả thải công nghiệp ...................... 60
Bảng 3.3: Chất lượng nước sông Cái tại các trạm quan trắc – tháng 09/2012 ...................................... 62
Bảng 3.4: Chất lượng nước sông Cái tại các trạm quan trắc – tháng 03/2013 ...................................... 62
Bảng 3.5: Bộ thông số thủy động lực sau khi hiệu chỉnh ..................................................................... 63

Trang 10


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ mực nước một số tháng trong năm 1999 ................................................................. 23
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sơng Cái Nha Trang..................................................................................... 25
Hình 1.3: Diễn biến nồng độ BOD5 tại trạm Thanh Minh giai đoạn 2011 – 2013 ............................... 35
Hình 1.4: Diễn biến nồng độ BOD5 tại Nhà máy nước Võ Cạnh giai đoạn 2011 – 2013 ..................... 35
Hình 1.5: Diễn biến nồng độ BOD5 tại cầu Sắt Nha Trang giai đoạn 2011 – 2013 .............................. 36
Hình 2.1: Dữ liệu cho MIKE 11 vận hành ............................................................................................ 42

Hình 2.2: Các khối dữ liệu trong mơ hình SAGOClim......................................................................... 43
Hình 2.3: Thông tin và dữ liệu cần thiết cho khối KHÍ HẬU ............................................................... 44
Hình 2.4: Thơng tin và dữ liệu cần thiết cho khối KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................. 44
Hình 2.5: Thơng tin và dữ liệu cần thiết cho khối TÀI NGUYÊN NƯỚC .......................................... 45
Hình 2.6: Trình tự vận hành trong SAGOClim..................................................................................... 45
Hình 2.7: Dịng thơng tin cho module đánh giá khả năng chịu tải........................................................ 46
Hình 2.8: Giao diện phần mềm SAGOClim ......................................................................................... 47
Hình 2.9: Hộp thoại nhập thơng tin trạm quan trắc............................................................................... 48
Hình 2.10: Danh sách các trạm quan trắc ............................................................................................. 48
Hình 2.11: Hộp thoại nhập số liệu đo đạc tại trạm quan trắc ................................................................ 49
Hình 2.12: Hộp thoại hiệu chỉnh số liệu quan trắc................................................................................ 49
Hình 2.13: Hộp thoại nhập thơng tin điểm xả ....................................................................................... 50
Hình 2.14: Hộp thoại nhập số liệu đo đạc tại điểm xả .......................................................................... 50
Hình 2.15: Hộp thoại nhập thơng tin trạm thủy văn ............................................................................. 51
Hình 2.16: Hộp thoại nhập số liệu đo đạc tại trạm thủy văn ................................................................. 51
Hình 2.17: Hộp thoại lựa chọn các điều kiện tính khả năng chịu tải .................................................... 52
Hình 2.18: Kết quả tính tốn khả năng chịu tải bằng SAGOClim ........................................................ 52
Hình 2.19: Lựa chọn kết quả cần biểu diễn bằng hình ảnh ................................................................... 53
Hình 2.20: Biểu diễn kết quả tính tốn bằng hình ảnh .......................................................................... 53
Hình 3.1: Vị trí các mặt cắt ngang sơng Cái Nha Trang ....................................................................... 54
Hình 3.2: Số hóa một mặt cắt ngang sơng Cái ...................................................................................... 55
Hình 3.3: Vị trí thu thập mẫu thực đo để hiệu chỉnh mơ hình thủy lực ................................................ 56

Trang 11


Hình 3.4: Vị trí các điểm xả thải sinh hoạt ........................................................................................... 60
Hình 3.5: Vị trí các điểm xả cơng nghiệp – dịch vụ ............................................................................. 61
Hình 3.6: Vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước sông Cái Nha Trang ........................................... 61
Hình 3.7: So sánh mực nước thực đo và mực nước tính tốn tại Cầu Đường Sắt Nha Trang .............. 63

Hình 3.8: Hệ số tương quan giữa số liệu thực đo và số liệu tính tốn .................................................. 64
Hình 3.9: Mơ phỏng mực nước thấp nhất vào mùa mưa (tháng 09/2012) ............................................ 65
Hình 3.10: Mơ phỏng mực nước thấp nhất vào mùa khơ (tháng 03/2013) ........................................... 65
Hình 3.11: Khả năng tiếp nhận BOD5 vào mùa khơ – tháng 03/2013 .................................................. 67
Hình 3.12: Minh họa khả năng chịu tải BOD5 vào mùa khơ – tháng 03/2013...................................... 68
Hình 3.13: Khả năng tiếp nhận BOD5 vào mùa mưa – tháng 09/2012 ................................................. 69
Hình 3.14: Minh họa khả năng chịu tải BOD5 vào mùa mưa – tháng 09/2012 .................................... 70
Hình 3.15: Khả năng tiếp nhận PO4 vào mùa khơ – tháng 03/2013 ..................................................... 71
Hình 3.16: Minh họa khả năng chịu tải PO4 vào mùa khô – tháng 03/2013 ......................................... 72
Hình 3.17: Khả năng tiếp nhận PO4 vào mùa mưa – tháng 09/2012 .................................................... 73
Hình 3.18: Minh họa khả năng chịu tải PO4 vào mùa mưa – tháng 09/2012 ........................................ 74
Hình 3.19: Khả năng tiếp nhận TSS vào mùa khơ – tháng 03/2013 ..................................................... 75
Hình 3.20: Minh họa khả năng chịu tải TSS vào mùa khô – tháng 03/2013 ........................................ 76
Hình 3.21: Khả năng tiếp nhận TSS vào mùa mưa – tháng 09/2012 .................................................... 77
Hình 3.22: Minh họa khả năng chịu tải TSS vào mùa mưa – tháng 09/2012 ....................................... 78
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống quan trắc nước sơng Cái tự động ................................................................. 82
Hình 4.2: Sự phối hợp các module chức năng trong Geoinformatics ................................................... 83

Trang 12


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sơng Cái Nha Trang thuộc loại sơng vừa với diện tích lưu vực 2000 km2. Đây là
con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hịa, có lưu vực chiếm hầu hết huyện Khánh Vĩnh, huyện
Diên Khánh và thành phố Nha Trang. Hiện nay, sông Cái Nha Trang là nguồn chính
cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh với
công suất khoảng 75.000 m3/ngày.
Trong những năm gần đây, chất lượng nước sơng Cái Nha Trang đã có dấu hiệu
suy giảm do sức ép của việc phát triển kinh tế - xã hội:

- Tại các khu vực nội thị, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư và khách sạn
nằm dọc theo sông Cái Nha Trang hầu như chỉ được xử lý qua bể tự hoại rồi được đấu
nối theo cống thốt nước mưa để thải ra sơng.
- Tại phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, nước thải chỉ xử lý sơ
bộ qua lắng trước khi xả ra các kênh mương. Đối với các cơ sở quy mơ lớn, tuy có đầu
tư hệ thống XLNT hoàn chỉnh nhưng kết quả lấy mẫu nước thải sau xử lý lại thường
xuyên vượt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia
cầm) thuộc lưu vực sông Cái gồm các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và
thành phố Nha Trang, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Diên Khánh. Nhìn chung,
nước thải tại các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc đều chưa được xử lý hoặc một số
ít được xử lý qua hệ thống nhưng hầu như không đạt Quy chuẩn QCVN
24:2008/BTNMT.
Theo số liệu quan trắc giai đoạn 2006 - 2013 của Sở Tài ngun Mơi trường tỉnh
Khánh Hịa, chất lượng nước mặt tại một số khu vực trên sông Cái Nha Trang đã vượt
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, điển hình là chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng (TSS),
nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) và coliform, trong đó ơ nhiễm coliform xảy ra khá phổ
biến với giá trị vượt quy chuẩn rất nhiều lần. Đặc biệt, nồng độ BOD5 trong giai đoạn
2011 - 2013 đang tăng lên rõ rệt báo hiệu nguy cơ ô nhiễm hữu cơ đã xuất hiện trên
sông Cái Nha Trang. Trước sức ép của việc phải bảo vệ nguồn cấp nước sinh hoạt chính
cho thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa cũng có một số nghiên cứu tập trung vào
Trang 13


việc quản lý chất lượng nước sông Cái Nha Trang. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ mới
dừng lại ở mức độ điều tra, tổng kết số liệu và đánh giá hiện trạng mà chưa vẽ ra được
mối quan hệ toàn diện giữa tải lượng ơ nhiễm, các q trình thủy động lực học và môi
trường. Đặc biệt, khả năng chịu tải của sông vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng. Mơ
hình quản lý như vậy khá thụ động, khơng cho phép các nhà quản lý và hoạch định
chính sách khả năng cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội với mơi trường. Việc dự

đốn chính xác diễn biến chất lượng nước sông trong tương lai cũng không thể được
thực hiện. Những thiếu sót này có thể được khỏa lấp bằng cách sử dụng mơ hình tốn
học để mơ phỏng q trình biến đổi chất lượng nước sơng theo thời gian và khơng gian,
từ đó đưa ra được những cảnh báo về môi trường kịp thời.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Đánh giá khả năng chịu
tải và đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng nước sơng Cái Nha Trang – Tỉnh Khánh
Hịa’’ làm luận văn thạc sĩ sẽ cung cấp thêm các thông tin khoa học hữu ích phục vụ
việc bảo vệ hiệu quả chất lượng nước sơng Cái Nha Trang.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
a. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, việc áp dụng công cụ mơ hình hóa vào quản lý mơi
trường ở nước ta đang nhận được sự quan tâm lớn, không chỉ từ các nhà khoa học mà
còn từ các sở, ban, ngành địa phương. Trong đó, hướng nghiên cứu đánh giá sức chịu
tải của nguồn nước đã được tiến hành ở nhiều nơi:
Năm 2013, Tác giả Nguyễn Minh Lâm ở Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong luận án tiến sỹ kỹ thuật của mình đã sử dụng
mơ hình MIKE 11 để nghiên cứu khả năng chịu tải và qua đó đưa ra các giải pháp bảo
vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đơng Tỉnh Long An.
Năm 2011, GS. TS Trần Đình Hợi ở Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam có đề
tài nghiên cứu cấp nhà nước về khả năng chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ
môi trường sông Nhuệ, sông Đáy.[9]
Năm 2009, PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng ở Viện Khí tượng thủy văn và Mơi
trường phía nam có đề tài nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây
Trang 14


dựng hạn mức xả thải trên sơng Sài Gịn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè). Đề tài đã
sử dụng phần mềm SHADM để tính tốn dự báo chất lượng nước sơng và xây dựng 7
kịch bản tính tốn, qua đó đề xuất xây dựng quy định về định mức xả thải dựa theo quy
định của các văn bản pháp quy hiện hành.[10]

Trong khu vực tỉnh Khánh Hòa, một số nghiên cứu liên quan khả năng tự làm
sạch của vịnh biển cũng đã được tiến hành, cụ thể:
Năm 1999, hai tác giả Phan Minh Thụ và Nguyễn Hữu Huân đã sử dụng cơng
cụ mơ hình hóa để nghiên cứu q trình tự làm sạch của mơi trường biển khu vực vịnh
Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm hữu cơ của
nước biển trong vịnh đạt từ 42 - 90% sau 24 giờ.[11]
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã nghiên
cứu thành cơng mơ hình sinh thái ba chiều tích hợp ECOSMO để tính tốn, mơ phỏng
quá trình lan truyền một số thành phần vật chất gây ơ nhiễm, các q trình sinh hóa từ
đó có những đánh giá về quá trình tự làm sạch vịnh Nha Trang. Hiện nay mơ hình đang
được ứng dụng để nghiên cứu sức chịu tải môi trường biển tại vịnh Cam Ranh.[12]
Đặc biệt, năm 2012, PGS. TS. Lương Văn Thanh và Viện Kỹ Thuật Biển trong
đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường sông Cái (Nha Trang)
và sơng Dinh (Ninh Hịa), phân tích ngun nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải
thiện chất lượng mơi trường" đã sử dụng mơ hình MIKE 21 để đánh giá khả năng lan
truyền chất trong môi trường nước sông Cái Nha Trang. Các chỉ tiêu được đánh giá bao
gồm BOD5, TSS, N, P.[13]
Nhìn chung, phần lớn các cơng trình nghiên cứu trong tỉnh chỉ tập trung vào mơi
trường vịnh biển, rất ít đề tài nghiên cứu chất lượng mơi trường sơng suối dựa trên cơ
sở tốn học và mơ hình hóa. Hơn thế nữa, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực
hiện nhằm đánh giá khả năng chịu tải của sơng Cái Nha Trang.
b. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc áp dụng mơ hình tốn vào quản lý chất lượng môi trường sông trên thế giới
đã được tiến hành từ lâu. Nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá khả

Trang 15


năng chịu tải của sông đã được một số học giả trình bày tại các hội thảo quốc tế. Trong
khu vực châu Á Thái Bình Dương, có thể kể đến hai cơng trình nghiên cứu sau:

Tác giả Nuanchan Singkran ở Trung tâm Mơ phỏng tốn học và Sinh thái thủy
sinh, thuộc Cục quản lý chất lượng nước, Bộ kiểm soát ô nhiễm Thái Lan (PCD) đã có
bài nghiên cứu về chất lượng nước và khả năng chịu tải của sông Thachin được trình
bày tại hội thảo quốc tế “Cơng nghệ và Sáng kiến vì sự phát triển bền vững” tháng
03/2010. [19]
Sông Thachin dài 318 km, chảy qua 9 tỉnh ở Thái Lan. Cũng như nhiều con sông
khác ở các nước đang phát triển, chất lượng nước sông Thachin đang bị suy giảm trầm
trọng do gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người như cơng
nghiệp, nơng nghiệp, ngư nghiệp…Theo chương trình quan trắc của PCD, trong thời
gian 2 năm (2008, 2009) nồng độ oxy hịa tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại
nhiều khúc sơng thuộc sơng Thachin khơng cịn thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng
nước mặt do PCD ban hành. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chia sơng Thachin làm
33 tiểu lưu vực sông. Bằng cách sử dụng mơ hình MIKE 11 DHI, tác giả tập trung giải
quyết 2 vấn đề chính:
- Tổng tải lượng tối đa ngày của BOD có thể xả vào sơng mà vẫn khơng vượt
quá khả năng chịu tải của sông.
- Các kịch bản diễn biến chất lượng nước sông dựa trên việc thay đổi tải trọng
xả thải BOD từ các nguồn điểm và nguồn khơng điểm.
Nhóm các tác giả K. F. Chen, C. M. Kao, T. F. Lin, Y. L. Yan, E. E. Chang, P.
C. Chiang từ các trường đại học Quốc gia Tôn Trung Sơn, đại học Quốc gia Cheng
Kung, Đại học Y dược Đài Bắc, đại học Quốc gia Đài Loan cũng có bài nghiên cứu
đánh giá khả năng chịu tải của sông Kaoping, Đài Loan nhằm xây dựng hạn mức xả
thải phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sơng vốn đang suy thối. Mơ hình được
sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả trên là mơ hình Qual2E của Cục bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ US EPA. Các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm BOD, N-NH3 và TP.[20]
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu
Trang 16



Tính tốn khả năng chịu tải để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
bảo vệ chất lượng nước sơng Cái Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa.
b. Nội dung
 Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường lưu vực
sông Cái Nha Trang.
 Thu thập dữ liệu bao gồm: số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cái Nha Trang,
số liệu các nguồn thải chính, số liệu quan trắc thủy văn, số liệu mặt cắt sông Cái
Nha Trang, bản đồ số của sơng Cái Nha Trang.
 Tính tốn tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải của sông Cái Nha Trang.
 Phân tích, đánh giá kết quả tính toán.
 Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Cái Nha Trang.
c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước sông Cái Nha Trang.
 Phạm vi nghiên cứu:
o Phạm vi không gian: Lưu vực sông Cái Nha Trang, đoạn từ hợp lưu Suối
Dầu – sông Cái Nha Trang đến cửa sông Cái (tại cầu Trần Phú), với tổng
chiều dài đoạn sông là 15,000 m.
o Phạm vi thời gian: Mùa mưa (09/2012) và mùa kiệt (03/2013).
o Phạm vi tính tốn: Đánh giá khả năng chịu tải của sông Cái đối với các
nguồn thải hiện tại.
 Về cơng nghệ: Ứng dụng mơ hình MIKE 11, mơ hình SAGOClim.
d. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây. Các số liệu
được kế thừa bao gồm: Số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cái từ năm 2011
– 2013; Số liệu quan trắc thủy văn sông Cái từ năm 2012 – 2013; Số liệu quan
trắc thủy triều trong vịnh Nha Trang từ năm 2012 – 2013; thông tin các nguồn
thải nằm dọc sông Cái Nha Trang.

Trang 17



 Phương pháp phân tích thống kê mơi trường: tổ chức, trình bày và diễn giải các
dữ liệu mơi trường để từ đó tìm ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng
trong lĩnh vực môi trường.
 Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc
thực hiện luận văn (các dữ liệu không thể được thu thập bằng phương pháp kế
thừa). Các số liệu thu được bằng phương pháp thực địa bao gồm: Số liệu nồng
độ nguồn thải; Số liệu mực nước thực đo tại cầu Đường Sắt phục vụ cho việc
kiểm định và hiệu chỉnh mơ hình MIKE 11.
 Phương pháp chuyên gia: nhằm thu thập các ý kiến của chuyên gia am hiểu về
lĩnh vực đang xem xét. Chuyên gia được tham vấn: PGS. TSKH Bùi Tá Long
(tham vấn về cách đánh giá khả năng chịu tải dựa trên thơng tư 02/2009/TT –
BTNMT và mơ hình SAGOClim).
 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: nhằm tìm kiếm thơng tin hoặc dữ liệu
có ý nghĩa phục vụ việc thực hiện luận văn.
 Phương pháp mơ hình hóa: sử dụng mơ hình MIKE 11, SAGOClim để đánh giá
khả năng chịu tải của sông Cái Nha Trang.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÍNH MỚI
a. Ý nghĩa khoa học
Trong bối cảnh các cơng trình nghiên cứu môi trường trong tỉnh đang dừng lại ở
mức “báo cáo tổng kết” và “phân tích hiện trạng”, các kết quả của luận văn sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu xa hơn trong tương lai liên quan đến môi
trường nước sông, suối. Quan trọng hơn, luận văn sẽ cung cấp thêm một cơ sở khoa học
hữu ích mang tính định lượng giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách có cái
nhìn sâu hơn về tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế-xã hội lên môi trường,
đặc biệt là môi trường nước mặt.
b. Ý nghĩa kinh tế - xã hội
Kết quả của luận văn sẽ cung cấp cái nhìn trực quan hơn về diễn biến chất lượng
nước sông Cái Nha Trang trong tương lai. Nhờ đó, các nhà quản lý mơi trường tỉnh


Trang 18


Khánh Hịa có thể xây dựng được kế hoạch hợp lý để có thể bảo vệ nguồn cấp nước
chính cho thành phố Nha Trang.
c. Ý nghĩa thực tiễn
Phục vụ tham khảo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương, cụ thể là Sở Tài
Ngun Mơi Trường tỉnh Khánh Hịa.
d. Tính mới của đề tài
Lần đầu tiên sử dụng cơng cụ mơ hình hóa để đánh giá khả năng chịu tải của
sông Cái Nha Trang.

Trang 19


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC
SÔNG CÁI NHA TRANG
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SƠNG CÁI NHA
TRANG
1.1.1 Điều kiện tự nhiên lưu vực sơng Cái Nha Trang
a. Tỉnh Khánh Hịa
 Vị trí địa lý – địa hình
Khánh Hịa là một tỉnh dun hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ
trên đất liền nhơ ra xa nhất về phía biển Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực
Bắc là 12052’15’’ vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam là
11042’50’’ vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực Tây là
108040’33’’ kinh độ Đông. Phía Đơng giáp biển Đơng, điểm cực Đơng trên đất liền là
109027’55’’ kinh độ Đơng. Diện tích của tỉnh Khánh Hịa là 5.217,7 km2, đứng vào loại
trung bình so với cả nước. Khánh Hịa nằm ở sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn, diện

tích đồi núi chiếm 70% tồn bộ lãnh thổ. Nhìn tổng thể, địa hình của tỉnh thấp dần từ
Tây sang Đơng; phía Tây là những dãy núi như hình cánh cung bao bọc lấy đồng bằng
nhỏ hẹp, liền kề là nhiều đầm, vịnh và đảo nhỏ nằm rải rác bên bở biển.
 Khí hậu
Khí hậu Khánh Hịa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa
mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ơn hịa. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 260C với 2.600 giờ nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng
12 dương lịch, tập trung vào hai tháng là tháng 10 và tháng 11.
Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000 mm, trong đó vùng đồng bằng ven
biển phổ biến là 1.000 – 1.200 mm, còn khu vực huyện Khánh Sơn lại lên tới 2.400
mm. Ở khu vực Nha Trang, mùa mưa chỉ kéo dài trong ba tháng, các tháng còn lại nắng
ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài của du lịch.

Trang 20


Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Nha Trang
Đơn vị: mm
Năm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12
Cả năm

2006
8.9
37.6
167.8
4
23.5
4.7
7
68
157.7
178.8
61.3
97.7
817

2007

2008

2009

2010

2011

23

137.7
35.4
98.9
22
2.7
40.7
21.8
1
39.5
34.7
50.3
25.9
75.9
27.2
135.5
203.1
101.3
4.5
157.1
95.3
214.2
53.1
187.8
49.4
18.1
46.8
9.9
17
16.5
31.4

35.3
59.9
110.3
50.9
80.3
40.9
62.5
132
168
308
207.8
127.5
162.3
482.5
274.9
168.2
943.4
354.9
543.3
733.5
326.2
942
144.5
3.6
410.3
42.5
197.4
115.4
1,563.70 2,300.40 1,392,50 2,622.80 1,326.60
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2011


 Đặc điểm sơng ngịi
Hầu hết sơng suối ở tỉnh Khánh Hồ có hướng chảy Tây Bắc - Đơng Nam hoặc
Tây - Đông rồi đổ ra biển. Riêng sông Tô Hạp phần trong tỉnh chảy theo hướng Đông Tây rồi đổ nước vào tỉnh Ninh Thuận. Đặc điểm nổi bật sơng suối Khánh Hồ là ngắn,
dốc (độ dốc trung bình khoảng 50/00). Do địa hình của Tỉnh bị chia cắt mạnh, các sơng
chảy trên những vùng địa hình khác nhau, chế độ mưa khác nhau, do đó chế độ dịng
chảy cũng không giống nhau, tạo thành một mạng lưới sông suối phân bố khá dày,
vùng núi với mật độ lưới sông khoảng 0.6 ~ 1.0 Km/Km2 và phân bố tương đối thưa ở
vùng thấp, đồng bằng ven biển với mật độ lưới sông khoảng dưới 0.6 Km/Km2 (Mật độ
lưới sông ở cả miền núi và đồng bằng đều xấp xỉ với mật độ lưới sơng trung bình của
nước ta là 0.5 ~ 1.0 Km/Km2 - theo Tập san KTTV số 3/92 Tổng cục KTTV 1992).
Tỉnh Khánh Hồ khơng có sơng lớn (sơng lớn là sơng có diện tích lưu vực trên
10.000 Km2) chỉ có sơng vừa (diện tích lưu vực từ 100 Km2 ~ 10.000 Km2 ) và sông nhỏ
(diện tích lưu vực dưới 100 Km2). Có hai con sơng lớn nhất tỉnh là sông Cái Nha Trang
và sông Cái Ninh Hồ (hay cịn gọi là sơng Dinh Ninh Hồ) cả hai sông đều thuộc loại
sông vừa. Sông Cái Ninh Hồ nằm ở phía Bắc và sơng Cái Nha Trang nằm ở phía Nam
Trang 21


Đèo Rù Rì. Tuy thuộc loại trung bình hoặc nhỏ so với các sông khác ở Trung Bộ (như
sông Thu Bồn (F = 1064 Km2), sông Kôn (F = 1610 Km2), Sông Kỳ Lộ (F = 11950
Km2), Sông Ba (F = 13500 Km2)), nhưng với tổng diện tích lưu vực xấp xỉ 3000Km2
chiếm 3/5 diện tích của tỉnh, sơng Cái Nha Trang và Ninh Hịa đóng vai trị rất quan
trọng trong nền kinh tế tỉnh nhà. Vì vậy nghiên cứu thuỷ văn của tỉnh Khánh Hòa chủ
yếu được thực hiện trên hai sơng này.
Bảng 1.2: Đặc trưng chính của một số con sơng ở Khánh Hịa

STT

1


Tên sơng, suối

Sơng Cái Nha
Trang

2

Độ cao
nguồn
sơng

Chiều
dài sơng

Diện
tích lưu
vực F

m

km

km2

Độ dốc
trung
bình
lưu vực
%


1,200

79

2,000

3.7

0.8

1.3

1,300

44

964

24.5

0.6

1.4

Mật độ
lưới
sơng

Hệ

số
uốn
khúc

km/km2

Sơng Dinh
(Long,
2011)Ninh Hịa

3

Sơng Đồng Điền

806

15

83

13.2

4

Sông Tô Hạp

900

30


298

3.6

5

Sông Thượng

800

22

142

6

Suối Trà Dục

900

23

137

7

Suối Cạn

800


18

80

8

Suối Trầu

700

26

160

9

Suối Cạn

840

14

86

10

Sông Hiền lương

1,200


18

154

11

Sơng Rọ Tượng

900

9,5

60

Nguồn: Báo cáo Đặc điểm Khí hậu & Thủy văn tỉnh Khánh Hòa, 2004
 Đặc điểm hải văn
Thủy triều trong khu vực tỉnh Khánh Hịa mang tính chất nhật triều không đều.
Từ tháng 10 đến tháng 3, nước cạn vào buổi sáng. Từ tháng 4 đến tháng 9, nước thường
Trang 22


cạn vào buổi chiều. Tháng 9 và tháng 10 nước cạn vào buổi trưa. Tháng 3 và tháng 4
nước cạn vào nửa đêm. Thủy triều khu vực Nha Trang mạnh nhất vào các tháng 6, 7 và
tháng 11, 12.

Hình 1.1: Biểu đồ mực nước một số tháng trong năm 1999
Trang 23


b. Sơng Cái Nha Trang

Sơng Cái Nha Trang (cịn gọi là sông Thác ngựa ở phần thượng lưu) thuộc loại
sông vừa với diện tích lưu vực 2000 Km2. Đây là con sơng lớn nhất tỉnh, có lưu vực
chiếm hầu hết huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang và một
phần diện tích ngồi tỉnh thuộc Đắc Lắc, chiều dài sơng chính 75 Km, độ rộng bình
qn lưu vực là 25.3 Km, với hệ số uốn khúc 1.4, hệ số hình dạng 0.3, độ dốc sơng 3.7
0

/00, mật độ lưới sông 0.8 Km/Km2 . Sông bắt nguồn từ đỉnh ChưT’go cao 1475 m, chảy

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khi đến Buôn Trai, sông đổi sang hướng Tây - Đơng
là hướng chảy chủ yếu suốt chặng đường cịn lại.
Các sông nhánh của sông Cái Nha Trang phân bố dạng cành cây, theo dọc sông
từ thượng nguồn ra tới cửa sơng gồm các sơng nhánh chính sau :
- Tại Giang Chè, cách cửa ra 43 Km, sông nhận thêm nước của sông Khế, là phụ
lưu bên phải, bắt nguồn từ núi NQuang cao 1500 m, chảy theo hướng Tây Nam - Đơng
Bắc, có chiều dài 22 Km, diện tích lưu vực 75 Km2 , hệ số uốn khúc 1.2, hệ số hình
dạng 0.2, độ dốc lịng sơng 3.7 0/00.
- Cách cửa ra 41 Km, sông nhận thêm nước bổ sung của sông Giang là phụ lưu
bên trái, bắt nguồn từ phía sườn Đơng của núi cao Chưtupsa cao 1977m, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có chiều dài 40 Km, diện tích lưu vực 180 Km2, hệ số uốn
khúc 1.4, hệ số hình dạng 0.1, mật độ lưới sơng 1.0 Km/Km2.
- Tại vị trí cách cửa ra 39 Km, từ bên phải, sông nhận thêm nước của sông Cầu
là phụ lưu phát nguồn từ núi Giaicata cao 1200m, chảy theo hướng Tây Nam - Đơng
Bắc, có chiều dài 27 Km, diện tích lưu vực 190 Km2, hệ số uốn khúc 1.2, hệ số hình
dạng 0.3, mật độ lưới sơng 1.0 Km/Km2.
- Tại Đồng Trăng, ở vị trí cách cửa ra 31 Km, từ bên trái sông nhận thêm nước
của sơng Chị là phụ lưu rất lớn, bắt nguồn từ núi Chưkhon cao 946 m thuộc địa phận
tỉnh Đắc Lắc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam có chiều dài 63 Km, diện tích lưu
vực 588 Km2, hệ số uốn khúc 1.4, hệ số hình dạng 0.1, mật độ lưới sông 0.5 Km/Km2.


Trang 24


×