Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.14 KB, 41 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC
HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY 10.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CTY.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cty.
1.1.1 Quá trình hình thành của Cty:
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á - ra đời.
Nhưng không bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Trước
tình thế đó, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi đó nhiệm vụ phục vụ bộ đội về
quân trang cũng trở thành một công tác quan trọng.
Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, từ năm 1947 đến năm 1949,
việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở cả các nơi khác
như: miền Tây tỉnh Thanh Hoá, miền Tây tỉnh Ninh Bình, Hà Đông. Để giữ bí
mật, các cơ sở sản xuất quân trang của ta đều được đặt tên theo bí số của quân
đội như X1, X30, AM1, BK1, CK1 vv…, đây chính là những đơn vị tiền thân
của Xưởng May 10 hợp nhất sau này.
Tại chiến khu Việt Bắc, ba xưởng may nhỏ là AK1, CK1 được sát nhập
lại thành Xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu đổi tên thành Xưởng May
1 mang bí số là X1. Trong số công nhân may của X1 ở Việt Bắc có một số thợ
quê ở làng Cổ Nhuế (Từ Liêm-Hà Nội) tự nguyện rời làng quê đi kháng
chiến. Họ được Nha Quân nhu tuyển lựa, tập hợp máy may mà họ mang theo
để đưa vào làm nòng cốt của X1. Đến năm 1952, Xưởng May 1(X1) ở Việt
Bắc được đổi tên thành Xưởng May 10 (X10) mà hiện nay mang tên gọi Cty
May 10.
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:
*Lớn lên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Trong những năm kháng chiến lần thứ nhất, càng thua đau, giặc Pháp
càng điên cuồng ném bom, bắn phá những xí nghiệp, kho tàng. Để bảo vệ bí
mật, các xưởng may phải lùi vào rừng sâu. Năm 1953 với quy mô lớn hơn,
Xưởng May 10 di chuyển về khu rừng Bộc Nhiêu (Định Hoá - Thái Nguyên).


Đây chính là cái nôi mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm các thế
hệ may 10.
*Kháng chiến thắng lợi trở về Hà Nội:
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân
tộc ta đã thắng lợi vẻ vang. Cũng như nhiều đơn vị khác Xưởng May 10 được
lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn. Cùng thời gian này,
Xưởng May 40 ở Thanh Hoá nơi đang sử dụng 400 máy khâu vừa hoàn thành
tốt nhiệm vụ đột xuất cũng được lệnh chuyển ra Hà Nội sáp nhập với Xưởng
May 10. May 10 như một dòng sông lớn hội tụ nhiều con suối nhỏ, một cuộc
hội tụ mang tính lịch sử.
Tháng 10 năm 1955, Tổng cục Quân nhu tiến hành biên chế cho xưởng
may 10 bao gồm 546 cán bộ, công nhân viên. Ngày 26 tháng 7 năm 1956 đã
tiến hành hợp nhất Xưởng May 10 với xưởng may 40. Sau khi tổ chức lại đơn
vị và học tập kinh nghiệm quản lý xí nghiệp và kỹ thuật sản xuất ở nước bạn.
Cty May 10 đã có những buớc tiến quan trọng cả về lý thuyết và thực hành.
*Trưởng thành trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa:
Năm 1956, Xí nghiệp May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn
nhất của Cục quân nhu-Tổng cục hậu cần, Bộ quốc phòng và chính thức đi
vào hoạt động trong điều kiện đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam -
Bắc. Với nhiệm vụ đặt ra May 10 đã nhanh chóng ổn định tổ chức và năng lực
sản xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ: sản xuất quân trang cho các binh chủng
trong quân đội. Cùng với sự nỗ lực của mình May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao và đã có vinh dự được Bác Hồ về thăm xưởng may
*Từ bao cấp đến làm quen với hạch toán kinh tế(1961 – 1964):
Vì yêu cầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình, tháng 2 năm
1961 Xưởng May 10 được chuyển sang cho Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý và
đổi tên thành xí nghiệp May 10. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mặt
hàng chủ yếu mà Xí nghiệp đảm nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục
cung cấp cho quân đội (chiếm 90%-95%). Còn thừa khả năng, xí nghiệp mới
sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng.

Để thúc đẩy sản xuất phát triển và quản lý được tốt hơn. Xí nghiệp
chấn chỉnh và tăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý. Học tập kinh nghiệp tổ
chức sản xuất của nước bạn Trung Quốc, Xí nghiệp đã mạnh dạn áp dụng hệ
thống dây chuyền tự động, sử dụng máy cắt bằng điện do xí nghiệp tự trang
bị, tự chế nên năng suất hàng năm đều tăng, khối lượng mặt hàng của quân
đội yều cầu đều được đảm bảo đúng kỹ thuật và đúng kế hoạch.
Như vậy chỉ sau 4 năm (từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 1 năm 1964)Xí
nghiệp từ một đơn vị theo chế độ bao cấp nay phải thích ứng với thị trường,
tính đến sức mua trong nước, giá thành phải rẻ, chất lượng cao. Xí nghiệp
May 10 đã đạp bằng khó khăn, tự mình vươn lên phát triển ngày càng thêm
vững chắc.
*Sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ(1965-
1972):
Năm 1965 giặc Mỹ thua đau ở miền Nam liều lĩnh đem không quân ồ
ạt đánh phá miền Bắc. Xí nghiệp May 10 là một cơ sở kinh tế nằm cạnh
đường quốc lộ 5, sát kho 205, gần kho xăng dầu, cạnh sân bay Gia Lâm. Lọt
vào khu vực kinh tế quan trọng, Xí nghiệp trở thành mục tiêu đánh phá của
không quân Mỹ.
Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhưng Xí nghiệp
May 10 đã thực hiện tốt công tác phòng tránh địch đánh phá, bảo vệ được
toàn bộ máy móc.
*Khôi phục sản xuất gấp rút phục vụ các chiến trường để giải phóng miền
Nam (1973-1975):
Hiệp định Paris được ký kết(1973) Mỹ rút về nước. Nhận thức rõ cuộc
đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộ,
công nhân Xí nghiệp May 10 được cấp trên giao nhiêm vụ may nhiều quân
trang phục vụ quân giải phóng. Cả xí nghiệp làm việc liên tục say xưa vì tiền
tuyến lớn, làm việc không biết mệt nhọc, không kể ngày và đêm.
*Chuyển hướng sản xuất may gia công xuất khẩu(1975-1985):
Sau năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong

nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh: Chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất
khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu. Kết quả là sản lượng và chất lượng cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt
trong năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Cộng hoà dân chủ Đức và
Bungari được đặt gia công tăng gấp đôi so với năm 1983.
Từ đầu năm 1984, sau một thời gian làm việc khoa học, tỷ mỷ. Hội
đồng xét duyệt cấp nhà nước đã chứng nhận Xí nghiệp May 10 có hai mặt
hàng được cấp dấu chất lượng cấp I.
*Vươn lên trong điều kiện kinh tế mới (1986-nay):
Năm 1986 được xem như một cột mốc lịch sử phát triển nền kinh tế
Việt Nam. Nhận thức đầy đủ vai trò của sản xuất kinh doanh hàng may mặc
xuất khẩu. Từ năm 1986 đến 1990 hàng năm Xí nghiệp May 10 sản xuất cho
thị trường khu vực (Liên Xô và Đông Âu) từ 4 đến 5 triệu sơ mi theo nội
dung các Nghị định thư hàng hóa ký kết giữa Việt Nam và các nước trong hội
đồng tương trợ kinh tế(SEV).
Hoà chung với những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới và căn cứ
vào những bước tiến đáng khích lệ của xí nghiệp, từ tháng 11 năm 1992, Bộ
Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp may 10 thành công ty May
10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10” Đây là một vinh dự đồng thời
cũng là trách nhiệm nặng nề của Cty.
2. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CTY.
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cty
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty May 10
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐDLĐ về MT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
ĐDLĐ về ATSK
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐDLĐ về CL
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

P.TCKT
Ban đầu tư
Văn phòng
P.Kế hoạch
5 XN may
P.Kinh doanh
P.QA
P.Kỹ thuật
Các PX phụ trợ
XN địa phương
P.Kho vận
TĐT
Trưởng ca A
Tổ hòm hộp
Tổ quản trị
Tổ kiểm hoá
Trưởng ca B
Các tổ may
Tổ cắt A
Tổ là A
Các tổ may
Tổ cắt B
Tổ là B
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
2.2.1. Phòng kế hoạch:
- Là bộ phận tham mưu của cứ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế
hoạch và XNK, công tác cung ứng vật tư sản xuất, soạn thảo cà thanh toán

các hợp đồng. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn
vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Cty. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm XK.
2.2.2 .Phòng kinh doanh:
- Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh
thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang
thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất.
- Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới
thiệu sản phẩm.
- Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với
phòng kế hoạch.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác
theo quy định của công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh của Cty đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.2.3 Phòng kỹ thuật:
Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công
tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất nghiên cứu
ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của
công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Cty.
2.2.4 Ban đầu tư phát triển:
Ban đầu tư phát triển xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp
vụ về xây dựng cơ bản, có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc
về quy hoạch, đầu tư phát triển Cty. Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi
8
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
công và giám sát thi công công trình XDCB. Bảo dưỡng, duy trì các công
trĩnh xây dựng, kiến trúc trong Cty.
2.2.5 Phòng tài chính - kế toán:
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài
chính-kế toán của Cty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích,

đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.
2.2.6 Văn phòng:
- Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý
sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội.
- Có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc về công tác cán
bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và
các hoạt động xã hội theo chính sách và pháp luật hiện hành.
2.2.7 Phòng chất lượng (QA):
- Tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản
lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Cty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, duy
trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình
sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
2.2.8. Phân xưởng cơ điện:
Là đơn vị phụ trợ sản xuất có chức năng cung cấp năng lượng, bảo
dưỡng sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề có liên
quan cho quá trình sản xuất chính cũng như các hoạt động khác của doanh
nghiệp.
2.2.9 . Phân xưởng thêu - in - giặt - dệt:
Là đơn vị phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Cty, thực
hiện các bước công nghệ thêu, in, giặt, sản phẩm và tổ chức triển khai dệt
nhãn mác sản phẩm.
9
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
2.2.10 Phân xưởng bao bì:
Là phân xưởng phụ trợ, sản xuất và cung cấp hòm hộp Carton, bìa
cứng, khoanh cổ... cho Cty.
2.2.11 Các xí nghiệp may thành viên và xí nghiệp liên doanh:
Là đơn vị sản xuất chính của Cty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản

phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến khi nhập thành phẩm vào kho
theo quy định.
2.2.12 Trường công nhân kỹ thuật may-thời trang:
Là đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng giám đốc có chức năng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ
thuật các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và
theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế. Công tác xuất khẩu lao động, đưa XNV
học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.
2.2.13 Các chi nhánh:
- Là đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng giám đốc có chức năng ký kết một
số hợp đồng kinh doanh, giải quyết các thủ tục XNK trực tiếp theo sự uỷ
quyền của cơ quan Tổng giám đốc.
- Tổ chức hoạt động và quản lý cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm May 10.
3. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CTY.
Lĩnh vực sản xuất của Cty: Cty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuất
các sản phẩm hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam
(Vinatex). Hiện nay Cty nhận nguyên liệu gia công sản phẩm xuất khẩu sang
thị trường nước ngoài.
Các mặt hàng mà Cty đang sản xuất chủ yếu là:
- Sơmi nam nữ các loại.
- Jacket các loại.
- Quần âu nam nữ.
- Quần soóc, quần đùi (cho người lớn và trẻ em).
10
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
- Quần áo ngủ, thể thao.
- Quần áo bảo hộ lao động.
Trong đó, áo Sơmi nam được coi là sản phẩm mũi nhọn của Cty, hàng
năm đem lại nguồn doanh thu cao cho Cty. Ngoài ra Cty còn có các xưởng
may Veston, đây cũng là mặt hàng mới của Công ty.

Sản phẩm của Công ty May 10 từ lâu đã trở nên nổi tiếng với tính năng
sang trọng - lịch sự- chất lượng, đặc biệt là sơmi nam được coi là sản phẩm
mũi nhọn của Công ty. Có nhiều loại nhãn mác chủng loại rất đa dạng trên
mỗi sản phẩm. Mỗi sản phẩm của Công ty đều thể hiện sự phong phú, chất
lượng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
Bảng 2: Bảng thống kê nhãn mác sản phẩm
STT TÊN NHÃN STT TÊN NHÃN
1
2
3
4
5
GATE
Pharaon
BIG MAN
CLEOPATRE
Piochino
6
7
8
9
10
Chambray
JACKHOT
Pretty women
FRổLAND
Tennisus
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000 và 14000 đảm bảo chất lượng. Các tiêu chuẩn này quy định chặt chẽ đối
với các công đoạn sản xuất ra một sản phẩm. Vì các sản phẩm may mặc của

Cty gia công là chủ yếu nên các tiêu chuẩn này phải đảm bảo đúng yêu cầu.
Ví dụ trong sản xuất áo sơmi NEW M, yêu cầu đối với thông số ép là T =
160
0
C ; F = 95 Bar; t = 15 s; lực kéo tối thiểu là 1,1 Kg.
Riêng đối với thị trường tiêu thụ, Công ty chủ yếu tiêu thụ vào hai thị
trường chính là trong nước và ngoài nước:
+ Thị trường nước ngoài: Đây là thị trường chính đem lại nguồn doanh
thu và lợi nhuận hàng năm cho Cty, thông qua chiến lược gia công xuất khẩu
và kinh doanh FOB. Hiện nay, ngoài việc giữ vững thị phần của những thị
11
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
trường truyền thống như Hungary, Hàn Quốc, sản phẩm của Công ty đã thâm
nhập và những thị trường mới như EU, Nhật, Mỹ,... Năm 1993 Cty đã mở
rộng thị trường tiêu thụ vào Đức, Cộng đồng kinh tế Châu Âu. Năm 1994 vào
thị trường Nhật. Năm 1995 – 1996 vào thị trường Canada và các nước Châu
Mỹ la tinh với số lượng và doanh thu tăng không ngừng. Ta có thể quan sát
biểu sau:
Bảng 3: Số lượng sản phẩm theo thị trường
STT
TÊN THỊ
TRƯỜNG
ĐƠN VỊ
NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002
SỐ LƯỢNG TỶ LỆ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
1 Đức Chiếc 425.000 9,089,08 576.000 11,39 216.000 3,97
2 Hungary Chiếc 539.000 11,52 642.000 12,69 724.000 13,31
3 Bungary Chiếc 215.000 4,59 354.000 7,00 645.000 11,85
4 Hà Lan Chiếc 224.100 4,79 260.000 5,14 216.000 3,97
5 Nhật Chiếc 447.100 9,56 548.000 10,83 654.000 12,02

6 Ytalia Chiếc 135.000 2,89 213.000 4,21 354.000 6,51
7 Hàn Quốc Chiếc 775.000 16,56 810.000 16,01 900.000 16,54
8 Canada Chiếc 180.000 3,85 234.000 4,63 426.000 7,83
9 Các nước khácChiếc 1.738.800 37,16 1.421.000 28,09 1.306.000 24,00
TỔNG CỘNG
Chiếc 4.679.000 100,00 5.058.000 100,00 5.441.000 100,00
+Thị trường trong nước: Trong những năm gần đây, do thu nhập bình
quân tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng may mặc của người dân đã có
phần tăng nhanh. Do đó Cty May 10 cũng đặc biệt quan tâm đến thị trường
đang lớn mạnh trong nước, thể hiện ở các Shop trưng bày giới thiệu và bán
sản phẩm của Cty trên các địa bàn. Đến nay hệ thống tiêu thụ sản phẩm thông
qua các Shop quần áo đã có mặt ở hầu hết các Tỉnh, Thành phố lớn như: Hà
Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá,... Do đặc thù
sản phẩm cao cấp xuất khẩu, nên mục tiêu của Cty là tiêu thụ sản phẩm dành
cho những người có thu nhập từ trung bình trở lên.
4. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM.
+ Ta quan sát sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của một áo Sơmi nam:
12
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
Bảng 4: Quy trình công nghệ sản xuất nghệ áo Sơ mi
Thiết kế mẫu giác sơ đồ
Cắt
May
Thùa đính

Bao gói
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nhập kho
thành phẩm
In

Mài
Thêu
Giặt
13
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
Công đoạn chính
Công đoạn phụ
14
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
+ Nội dung các bước của quy trình công nghệ:
- Đầu tiên nguyên vật liệu được nhập về thông qua sự lựa chọn trước
các loại mẫu mã, mầu, chất liệu vải,... Đối với các sản phẩm gia công thì
nguyên vật liệu hoàn toàn do phía đối tác gửi sang theo yêu cầu của đối tác.
Sau khâu lựa chọn, nguyên vật liệu được đưa sang thiết kế. Bộ phận này chủ
yếu có sẵn trong Cty hoặc theo yêu cầu của chính khách hàng gia công.
- Khâu cắt: Công đoạn này thực hiện bằng máy cắt sau khi vải đã được
kẹp theo tệp trên mẫu mã có sẵn, máy cắt sẽ tiến hành cắt đồng loạt trên thếp
vải.
- May các bộ phận: Sau khi cắt xong, vải được chuyển đến các công
nhân may. Tại đây các bộ phận được may riêng rẽ và được bố trí theo dây
chuyền. Các bộ phận sau khi đã may hoàn thành thì tại khâu này chúng được
may ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là: Khâu này sản phẩm được đưa đến máy là, sau khi là xong tới lượt
công nhân gấp sản phẩm theo khuôn mẫu áo.
- Đóng gói: Sản phẩm được đống gói lại, sản phẩm tại bước này được
coi là hoàn thành.
-Kiểm tra chất lượng: Khâu này được tiến hành trên tất cả các công
đoạn, nếu sản phẩm không đủ tiêu chuẩn bị trả lại ngay không tiếp được tiếp
tục trên dây chuyền.
- Nhập kho: Đây là khâu hoàn thành sản phẩm, sản phẩm se được nhập

vào kho để chuyên chở đi xuất hàng.
+ Các khâu sản xuất trên qua mỗi công đoạn đều được kiểm tra nếu
hàng kém chất lượng sẽ không được tiếp tục đến khâu sau.
+ Quy trình công nghệ được tổ chức theo dây chuyền hàng dọc kết hợp
với xương cá: là loại dây chuyền mà bán thành phẩm được chế tạo ra thành
phẩm theo các bước công việc kế tiếp nhau thành nhóm, cụm và được chuyển
dịch từ đầu đến cuối chuyền thành sản phẩm.
15
Chuyên đề thực tập Phạm Văn Tuyến
- Ưu điểm: Tính chuyên môn hoá cao đem lại năng suất lao động cao,
chất lượng sản phẩm tốt. Dây chuyền sản xuất mang tính chất liên tục.
- Nhược điểm: Nếu một người nghỉ đột xuất sẽ làm ảnh hưởng đến cả
dây chuyền sản xuất. Nếu tổ chức không tốt dẫn đến ùn tắc trong dây chuyền,
gây chậm trong tiến độ sản xuất.
Bảng 5: Một số thiết bị chính của toàn Cty
STT TÊN THIẾT BỊ NƯỚC CHẾ TẠO SỐ LƯỢNG
1 Máy may 1 kim JUKI Nhật bản 625
2 Máy may 2 kim JUKI Nhật bản 60
3 Máy cuốn ống JUKI Nhật bản 40
4 Máy vắt JUKI Nhật bản 70
5 Máy đính cúc JUKI Nhật bản 49
6 Máy đính bọ Nhật bản 25
7 Máy thùa đầu tròn REECE Mỹ 5
8 Máy thùa bằng Nhật bản 55
9 Máy ép KANSAI Nhật bản 30
10 Máy ép MEX Nhật bản, Đức 18
11 Máy cắt vòng Nhật bản, Hung 24
12 Máy cắt đẩy tay Nhật bản, Đức 45
13 Máy thêu Nhật bản 5
TỔNG CỘNG

1051
5. CƠ CẤU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG.
+ Cơ cấu lao động: hiện nay tổng số lao động của Công ty May 10 là
5368. Trong đó:
Số lao động nữ: 3.926 chiếm 70,22%
Số nhân viên quản lý: 664 chiếm 6,5%
Như vậy số lao động nữ chiếm một tỷ lệ cao là do đặc thù sản xuất của
Công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc.
Bảng 6: Số cán bộ quản lý được phân về các phòng như sau:
16

×