Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

TÌNH HÌNH HỘI NHẬP AFTA VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.19 KB, 55 trang )

TÌNH HÌNH HỘI NHẬP AFTA VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CHÍNH CỦA VIỆT
NAM KHI HỘI NHẬP AFTA
Như mục 1.2 ở chương I đã nêu về các mục tiêu kinh tế trực tiếp của AFTA
là tự do hóa thương mại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện để
các quốc gia thành viên thích ứng với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi, trong khuôn khổ AFTA đã có các quy định về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT), các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá, cấp giấy xác nhận
xuất xứ hàng hoá, xoá bỏ quy định hạn chế đối với ngoại thương. Đồng thời còn
có những hợp tác trong lĩnh vực hải quan, hợp tác về đầu tư, hợp tác công nghiệp
cũng như phối hợp hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở những quy định
chung nêu trên, mỗi quốc gia tiến hành cam kết và thực hiện các cam kết đó gắn
với điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mình.
2.1.1. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam [6], [7], [49], [62]
Theo qui định của Hiệp định CEPT và Nghị định thư về việc tham gia của
Việt Nam vào Hiệp định CEPT, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện Chương trình
CEPT như sau:
1) Bắt đầu thực hiện Chương trình CEPT từ 1/1/1996 và hoàn thành vào
1/1/2006.
2) Trước khi bắt đầu thực hiện Hiệp định CEPT, Việt Nam phải công bố các
danh mục thực hiện CEPT, bao gồm Danh mục Loại trừ hoàn toàn (General
Exception List - GEL), Danh mục Loại trừ Tạm thời (Temporary Exclusion List -
TEL) và Danh mục Cắt giảm thuế ngay (Inclusion List - IL). Ngoài ra, từ năm 1995
phải công bố Danh mục Nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao
(Sensitive List - SL).
3) Để đảm bảo hiệu lực thi hành, các nước Thành viên ASEAN phải ban hành
văn bản pháp lý công bố lịch trình cắt giảm thuế thực hiện Hiệp Định CEPT cho
toàn bộ giai đoạn 10 năm (đối với Việt Nam là 1/1/1996 đến 1/1/2006).
4) Lịch trình cắt giảm thuế được quy định cụ thể như sau:
a) Đến cuối giai đoạn (1/1/2006), thuế suất đối với toàn bộ các mặt hàng


trong Danh mục IL và TEL phải được cắt giảm xuống 0-5%.
b) Đối với Danh mục IL: Đến 1/1/2001 các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải được
giảm xuống bằng 20% theo công thức mỗi năm cắt giảm một lượng bằng 20% mức
chênh lệch giữa thuế suất gốc và mức 20%. Trong các năm tiếp theo tiếp tục cắt
giảm cho đến khi đạt 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất dưới 20% sẽ
phải đạt thuế suất bằng 0-5% vào 1/1/2003.
c) Đối với Danh mục TEL: Trong vòng 5 năm, bắt đầu từ 1/1/1999 và kết thúc vào
1/1/2003, các mặt hàng thuộc TEL phải được đưa dần vào danh mục cắt giảm thuế,
mỗi năm chuyển 20% số mặt hàng. Sau khi được đưa vào Danh mục IL, việc cắt
giảm thuế phải được thực hiện ít nhất 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít
hơn 5%. Từ 1/1/2001, các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải được giảm ngay
xuống 20% khi đưa vào cắt giảm. Mỗi năm phải ban hành văn bản pháp lý thể hiện
việc chuyển các mặt hàng và cắt giảm thuế đó.
d) Các mặt hàng thuộc Danh mục SL bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc vào
1/1/2013 với thuế suất cuối cùng bằng 0-5%.
Việc thực hiện Chương trình CEPT của Việt Nam được bắt đầu từ 1/1/1996
và kết thúc vào 1/1/2006.Tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình với các
nước ASEAN 4 Danh mục hàng hoá theo quy định của Hiệp định CEPT. Các danh
mục này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc đã được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua, đó là:
• Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách;
• Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước;
• Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ
cho nền sản xuất trong nước;
• Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các quy định của Hiệp định
CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài.
Ngày 10/12/1995, tại Phiên họp thứ 8 của Hội đồng AFTA, Việt Nam đã
công bố các danh mục hàng hoá thực hiện CEPT
1

, cụ thể như sau
2
:
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) là
danh mục các sản phẩm sẽ không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người
và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học.
Danh mục này gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số mặt hàng của
Biểu thuế Nhập khẩu vào thời điểm công bố. Tại Hội đồng AFTA-13, các nước
ASEAN đã thực hiện chuyển một số lớn mặt hàng ra khỏi danh mục GEL. Việt
Nam đã nhiều lần rà soát và chuyển một số lớn các mặt hàng không đáp ứng Điều
9B của Hiệp định CEPT ra khỏi Danh mục GEL. Hiện nay, Danh mục GEL của
Việt Nam còn lại 132 dòng thuế và vẫn đang tiếp tục rà soát để chuyển dần ra khỏi
GEL. Danh mục này gồm các mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc
sống và sức khoẻ của con người và động, thực vật, ảnh hưởng đến các giá trị lịch
sử, nghệ thuật, khảo cổ, và cả một số mặt hàng mà hiện ta đang nhập khẩu nhiều từ
các nước ASEAN mà không có khả năng xuất khẩu và đang có thuế suất cao trong
biểu thuế, gồm các mặt hàng sau :
- Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và rượu có
nồng độ dưới 80%, rượu mạnh;
- Các loại xỉ và tro;
- Các loại xăng dầu (trừ dầu thô);
- Các loại thuốc nổ, thuốc phóng, các loại pháo;
- Các loại lốp bơm hơi cũ;
- Các loại thiết bị điện thoại, điện báo, hữu tuyến vô tuyến, các loại thiết bị
rada, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại điện báo;
- Các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phương tiện tự hành có tay
lái nghịch. Xe máy và phụ tùng xe máy có dung tích xi lanh dưới 250 cc;
1 Các danh mục n y à được xây dựng trên cơ sở biểu thuế cũ (trước khi áp dụng Biểu thuế mới thực hiện Luật
Thuế xuất - nhập khẩu 1999) gồm tổng cộng 3220 dòng thuế.

2 Số liệu về các danh mục n y à được lấy từ "Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN - AFTA" do Bộ T i chính ban h nh (nà à ội bộ) tháng 2/1998, Nh xuà ất bản t i chính.à
- Các loại vũ khí, khí tài quân sự
- Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng
xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội
- Các loại hoá chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, các đồ tiêu dùng
xã hội đã qua sử dụng,...
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): là danh mục gồm các sản phẩm mà các
nước chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay. Trong vòng 5 năm, bắt đầu từ 1/1/1999 và
kết thúc vào 1/1/2003, các mặt hàng thuộc TEL phải được đưa dần vào danh mục
cắt giảm thuế, mỗi năm chuyển 20% số mặt hàng. Sau khi được đưa vào Danh mục
IL, việc cắt giảm thuế phải được thực hiện ít nhất 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm
không ít hơn 5%. Đến 1/1/2003, các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải được
giảm xuống 20%. Mỗi năm ban hành văn bản pháp lý thể hiện việc chuyển các mặt
hàng và cắt giảm thuế đó.
Hiện nay Danh mục này gồm 1890 dòng thuế, chiếm 30% tổng số mặt hàng
trong Biểu thuế nhập khẩu và chủ yếu gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và
một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng trước mắt cần thiết phải bảo
hộ hoặc các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế khác.
- Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi);
- Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em;
- Các loại máy gia dụng (như máy giặt, máy điều hòa, quạt điện, ...);
- Các loại mỹ phẩm và các mặt hàng tiêu dùng;
- Các loại vải sợi và hàng may mặc;
- Các loại sắt, thép;
- Các sản phẩm cơ khí thông dụng.
Danh mục cắt giảm thuế quan (IL): là danh mục các sản phẩm mà các nước
thành viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế. Việc cắt giảm thuế của các sản phẩm thuộc
Danh mục này được chia thành 2 lộ trình: lộ trình cắt giảm bình thường và lộ trình
cắt giảm nhanh.

+ Lộ trình cắt giảm bình thường (normal track): Việc cắt giảm thuế xuống 0-
5% sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm. Đối với các sản phẩm có thuế suất lớn
hơn 20%, trong vòng 5 năm đầu thuế suất phải được giảm xuống 20%, mỗi năm
cắt giảm một lượng như nhau, để từ đó cắt giảm xuống 0-5% trong vòng 5 năm còn
lại.
+ Lộ trình cắt giảm nhanh (fast track): Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư đã
xác định 15 nhóm mặt hàng cần giảm thuế nhanh trong vòng 7 năm, đó là: dầu
thực vật, hóa chất, phân bón, sản phẩm cao su, giấy và bột giấy, đồ gỗ và song
mây, đá quý và đồ trang sức, xi măng, dược phẩm, chất dẻo, các sản phẩm bằng da,
hàng dệt, các sản phẩm gốm và thủy tinh, điện cực đồng, hàng điện tử.
Việt Nam không tham gia lộ trình cắt giảm nhanh.
Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): gồm các mặt hàng nông
sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế của mình,
không đưa vào diện cắt giảm thuế ngay. Danh mục SL này gồm 51 dòng thuế, chủ
yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao như: các
loại thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường mía,... Các mặt hàng
này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi quan thuế như quản lý theo hạn
ngạch, quản lý của Bộ chuyên ngành,...
Tình hình thực hiện cắt giảm thuế thực tế hàng năm:
Việt Nam không công bố chương trình cắt giảm thuế thực hiện CEPT đối
với Danh mục IL cho toàn bộ giai đoạn 10 năm 1996-2006 mà chỉ thực hiện công
bố danh mục hàng hóa tham gia CEPT và cắt giảm thuế cho từng năm. Cụ thể việc
thực hiện CEPT của Việt Nam từ năm 1996 đến nay như sau:
Năm 1996 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo Chương
trình CEPT, theo Nghị định 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ, 875
3
mặt hàng
đã được đưa vào Danh mục mặt hàng tham gia CEPT của Việt Nam. Danh mục
này gồm các mặt hàng đã có thuế suất thông thường bằng 0-5%. Đây mới chỉ là
bước đưa các mặt hàng vào thực hiện CEPT chứ chưa thực hiện cắt giảm thuế trên

thực tế.
Năm 1997, bằng Nghị định 82/CP ngày 13/12/1996, Chính phủ Việt Nam đã
thực hiện đưa 1496 mặt hàng vào thực hiện CEPT (trong đó có 875 mặt hàng đã
3 Số liệu n y à được rút ra từ Danh mục CEPT 1998 sau khi đã chi tiết hoá một số dòng thuê trong Biểu thuế. Số
mặt h ng thà ực tế của Danh mục CEPT 1996 tại thời điểm công bố thấp hơn con số n y mà ột chút.
đưa vào năm 1996, và 621 mặt hàng mới được đưa thêm). Các mặt hàng được đưa
vào năm 1997 phần lớn đã có thuế suất thông thường bằng 0-5% hoặc nhỏ hơn
20%. Cũng như đối với năm 1996, đây mới chỉ là việc đưa mặt hàng vào Chương
trình CEPT chứ thực sự chưa thực hiện cắt giảm thuế trên thực tế.
Năm 1998, Chương trình CEPT của Việt Nam được thực hiện theo Nghị
định số 15/1998/NĐ-CP ngày 12/3/1998 của Chính phủ. Danh mục CEPT 1998
gồm 1633 mặt hàng, trong đó có 1496 mặt hàng đã được đưa vào từ năm 1996 -
1997 và 137 mặt hàng mới. Do có việc tách mã số của một số mặt hàng được thực
hiện trong năm 1998, tổng số mặt hàng của Danh mục này được nâng lên thành
1719, chiếm hơn 1/2 toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu của Việt nam. Trong số 137 mặt
hàng được đưa vào Danh mục 1998, phần lớn là các mặt hàng có thế mạnh xuất
khẩu của Việt nam như: một số loại rau, quả, chè, cà phê, quần áo, hàng may
mặc ... có thuế nhập khẩu khá cao vào thời điểm đó.
Năm 1999: Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 1999
được ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1998 của Chính
phủ. Danh mục CEPT 1999 gồm 3591 mặt hàng, tăng 1949 mặt hàng so với Danh
mục CEPT 1998. Số mặt hàng tăng lên này bao gồm cả các mặt hàng được chuyển
vào từ Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) theo qui định và cả những mặt hàng tăng
lên do việc chi tiết hoá một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu vừa qua.
Năm 2000: Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 2000
được ban hành kèm theo Nghị định số 9/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000 của Chính
phủ. Danh mục CEPT 2000 gồm 4234 mặt hàng, trong đó có 3591 mặt hàng đã
đưa vào thực hiện chương trình CEPT từ năm 1999 trở về trước và 643 mặt hàng
mới chuyển từ Danh mục Loại trừ tạm thời (Danh mục TEL) sang Danh mục Cắt
giảm (IL) để thực hiện Chương trình CEPT từ năm 2000.

Trong năm 2001, Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm
2001 được ban hành kèm theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 6/6/2001 của
Chính phủ. Danh mục CEPT 2001 gồm 4.933 mặt hàng, chiếm 77% tổng số mặt
hàng trong Biểu thuế nhập khẩu, trong đó có 4.233 mặt hàng đã đưa vào thực hiện
chương trình CEPT từ năm 2000 trở về trước và 700 mặt hàng mới chuyển từ
Danh mục Loại trừ tạm thời (Danh mục TEL) sang Danh mục Cắt giảm (IL) để
thực hiện Chương trình CEPT từ năm 2001. Trong 4.933 dòng thuế, 3.228 dòng
thuế chiếm 65% danh mục IL đã có thuế suất 0-5%.
Đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển 5.550 dòng thuế vào Danh mục cắt
giảm thuế ngay (IL) trên tổng số khoảng 6.523 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu.
Thuế suất bình quân CEPT/AFTA của các dòng thuế đang nằm trong Danh mục IL
đã cắt giảm xuống 7,3% so với mức thuế suất bình quân MFN là 13,5%.
Còn khoảng 760 dòng thuế đang nằm trong Danh mục Loại trừ tạm thời
(TEL) và sẽ được chuyển vào Danh mục IL vào năm 2003. Danh mục hàng nông
sản chưa chế biến nhạy cảm (SL) của Việt Nam bao gồm 53 dòng thuế. Danh mục
Loại trừ hoàn toàn (GE) bao gồm 155 dòng thuế.
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện CEPT:
• Đảm bảo tốt lịch trình và chất lượng thực thi các cam kết kinh tế - thương mại:
Với việc thực hiện cắt giảm hơn 4200 dòng thuế trên tổng số 6210 dòng thuế
mà Việt Nam cắt giảm theo Hiệp định CEPT chỉ trong vòng 5 năm, xúc tiến chuẩn
bị cho Vòng đàm phán thứ hai về dịch vụ, tăng cường đàm phán và ký kết các Hiệp
định riêng rẽ về hợp tác thương mại và đầu tư với các quốc gia trong AFTA, xúc
tiến điều chỉnh luật pháp và và mở cửa thị trường… là những thành tựu đạt được
bằng những nỗ lực hết sức to lớn của Việt nam chỉ trong một thời gian hết sức
ngắn. Điều này cũng chứng tỏ với thế giới rằng, việc Việt nam hoàn thành các cam
kết theo khuôn khổ ASEAN vào năm 2006 là hoàn toàn khả thi.
• Thực hiện tốt các cam kết về tự do hoá, thuận lợi hoá về đầu tư trong khuôn khổ
ASEAN và AFTA, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, chính sách đầu tư để tranh
thủ thêm nguồn vốn từ ASEAN. Với tư cách là nước luân phiên giữ ghế chủ tịch,
năm 1998 Việt nam đã tích cực góp phần xây dựng “Kế hoạch hành động Hà nội”

rút ngắn được lịch trình thành lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng như đã có
những thành công nhất định trong việc tăng cường hợp tác đầu tư với các thành
viên khác trong ASEAN. Kết quả của việc xúc tiến thực hiện các cam kết này đã
cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn 1996 - 2000 (giai đoạn Việt nam đã bắt đầu thực
hiện các cam kết trong ASEAN), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
tăng từ 7091 triệu USD lên đến mức 11991 triệu USD. Trong số này, các nước
trong ASEAN đóng góp khoảng 28% (Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư vào
Việt nam chiếm trên 18% tổng vốn FDI tại Việt Nam).
Bảng 3 - Đầu tư trực tiếp (FDI) của các nước ASEAN vào Việt Nam (1995
– 2001) chỉ tính các dự án còn hiệu lực
Đơn vị: triệu USD
STT Nước Số dự án Tổng vốn ĐT Vốn pháp định Vốn thực hiện
1 Singapore 236 6.612 2.009 2.202
2 Thái Lan 94 1.026 445 494
3 Malaysia 80 1.026 476 877
4 Philippine 18 256 110 130
5 Indonesia 7 110 50 104
6 Lào 3 11 5 3
7 Campuchia 2 3 3 3
Tổng số 440 9.134 3.098 3.614
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
• Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 5 lần đưa các mặt hàng vào diện cắt
giảm thuế để thực hiện CEPT, nhưng những năm đầu 1996 - 1997 chúng ta mới
chủ yếu đưa các mặt hàng vào tham gia CEPT chứ chưa thực sự thực hiện cắt giảm
thuế, chỉ từ năm 1998 Việt Nam mới thực sự có những bước cắt giảm đầu tiên.
Theo Ban Thư ký ASEAN, trong năm 2000, mức thuế quan bình quân thực hiện
CEPT của Việt nam đạt 3,4% so với mức 3,9% năm 1999, đây là mức giảm đáng
kể. So với mức thuế bình quân gia quyền theo kim ngạch thương mại cho tất cả các
dòng thuế trên 11% thì chúng ta đã thực hiện thuế theo CEPT chỉ thấp bằng 1/ 3
của mức thuế suất bình quân hiện hành áp dụng chung cho các nước có quan hệ

thương mại với Việt Nam. Để có thể đánh giá mức độ thực hiện các cam kết về
thuế quan và phi thuế quan mà Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định
CEPT, chúng ta cần so sánh những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này tính
đến năm 2000 với các nước khác trong cùng khu vực theo bảng dưới đây:
Bảng 4 - Tình hình thực hiện Hiệp định CEPT năm 2000 của các nước ASEAN
Đơn vị tính: số mặt hàng (dòng thuế)
Nước thành viên IL TEL SEL GEL Tổng số
Brunei
Indonesia
Laos
Malaysia
Mianma
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam
Cambodia
6.276
7.158
1.247
9.092
2.356
5.571
5.739
9.103
3.573
3.114
-
21
2.126

-
2.987
35
-
-
984
3.523
202
69
90
63
108
27
120
-
219
134
14
4
88
73
21
62
-
7
51
50
6.492
7.252
3.551

9.228
5.472
5.695
5.859
9.110
4.827
6.821
ASEAN – 6 (cũ) 42.939 56 481 160 43.636
%/Tổng ASEAN-6 98,4 0,13 1,1 0,37 100
ASEAN – 4 (mới) 10.290 9.620 551 210 20.671
%/Tổng ASEAN-4 49,78 46,54 2,67 1,02 100
Nguồn: Uỷ ban quốc gia về hợp tác KTQT - Việt Nam và các tổ chức KTQT
Như vậy, số liệu trên chỉ rõ, về tổng thể tình hình thuế quan thực hiện theo
Hiệp định CEPT của ta vẫn còn rất chậm so với các nước trong ASEAN – 6, chỉ
vượt Campuchia. Do vậy, chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều trong thời gian tới
đây.
2.1.2. Tình hình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi quan thuế (NTBs)
Theo quy định của Hiệp định CEPT: Các biện pháp hạn chế định lượng sẽ
được dỡ bỏ khi thuế suất của một mặt hàng giảm xuống dưới 20% và các hàng rào
phi thuế quan khác sẽ được loại bỏ dần trong vòng 5 năm tiếp theo nhưng không
muộn hơn năm 2006.
Như vậy, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế định lượng sẽ được thực hiện
theo Lịch trình cắt giảm thuế. Dự thảo Lịch trình cắt giảm thuế thực hiện CEPT
cho cả giai đoạn 2001-2006 nói trên được xây dựng có tính đến cả việc dỡ bỏ các
biện pháp hạn chế định lượng. Các hàng rào phi thuế khác sẽ được giải quyết trong
khuôn khổ hài hoà chung của ASEAN.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TỪ KHI DIỄN RA TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA
2.2.1. Tình hình khai thác lợi ích của chương trình CEPT/AFTA của các
doanh nghiệp

Để được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu theo Chương trình CEPT,
các sản phẩm cần phải thoả mãn các nguyên tắc sau:
• Phải là sản phẩm đồng thời có trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước xuất
khẩu và nhập khẩu,
• Sản phẩm đó phải có thuế suất dưới 20%
• Phải đáp ứng có ít nhất 40% thành phần của sản phẩm có hàm lượng xuất xứ từ các
nước ASEAN.
Công thức 40% hàm lượng xuất xứ từ các nước ASEAN được tính như sau:
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các
sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ
nước không phải là thành viên ASEAN
+
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận,
các sản phẩm là đầu vào không
xác định được xuất xứ
× 100% < 60%
Giá FOB
Mặc dù Chính phủ và các Bộ, Ngành đã triển khai nhiều chương trình phổ
biến về CEPT/AFTA, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt nam (kể cả doanh
nghiệp lớn của nhà nước) vẫn chưa thực sự quan tâm đến chương trình này. Theo
các số liệu của Bộ Thương mại, có rất ít doanh nghiệp Việt nam nộp đơn xin cấp
Form D để được hưởng lợi ích của chương trình CEPT/AFTA. Tổng lượng xuất
khẩu của Việt nam sang ASEAN dùng Form D chỉ chiếm 0,07-0,08% trên tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang ASEAN, trong khi đó tỉ trọng này ở các
nước ASEAN là 1%.
2.2.2. Tình hình doanh nghiệp tham gia thực hiện AICO
Tốc độ thực hiện AICO ở các nước ASEAN chậm hơn so với dự kiến ban
đầu, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Các
đơn xin thành lập cơ cấu AICO phần lớn tập trung vào các lĩnh vực ôtô, xe máy,
điện và điện tử, chế biến thực phẩm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp, đến ngày 1/8/2002, đã có 105 đơn
xin thành lập cơ cấu AICO trong các nước ASEAN, trong đó có 92 đơn đã được
xét duyệt với trị giá trao đổi 1,14 tỷ/năm. Việt Nam đã xét duyệt cho thành lập 2 cơ
cấu AICO điện tử là AICO Sony và AICO Samsung;
Trong thời gian qua, việc tham gia Chương trình AICO ở Việt Nam tiến triển
chậm, có thể kể một số nguyên nhân sau:
• Các doanh nghiệp Việt Nam (100% vốn Việt Nam) chưa hiểu biết nhiều, chưa
quan tâm thích đáng đến Chương trình AICO;
• Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có hiểu biết và mong muốn tham gia AICO,
nhưng do hạn chế về điều kiện giao lưu, quan hệ quốc tế nên chưa tìm được đối tác
ở các nước ASEAN khác;
• Các công ty 100% vốn nước ngoài thường có điều kiện tìm được đối tác ở các
nước ASEAN khác, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn về cổ phần quốc gia;
• Các công ty liên doanh có đủ điều kiện về cổ phần quốc gia thì tỷ lệ nội địa hóa,
tức là giá trị bộ phận cấu thành sản xuất tại Việt Nam, lại quá thấp nên không có
sản phẩm để trao đổi với các công ty ASEAN.
Với việc miễn trừ điều kiện 30% cổ phần quốc gia, hy vọng sẽ có nhiều
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ sớm tham gia Chương trình này.
2.2.3. Tình hình mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước ASEAN
[29], [35], [45], [50], [55], [62]
Tận dụng được các cơ hội về tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ASEAN
để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Kể từ khi tham gia vào khối ASEAN,
cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên trong khối không
ngừng tăng mạnh do tác động tức thời của quá trình tự do hoá, thuận lợi hoá
thương mại mà các nước thành viên trong khối dành cho nhau. Kim ngạch xuất
khẩu trong vòng 5 năm qua của Việt Nam sang ASEAN đã tăng hơn 2 lần, từ 1,112
tỷ USD năm 1995 lên đến 2,612 tỷ USD năm 2000, chiếm 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất của Việt Nam sang các nước ASEAN chủ yếu là dầu thô,
hàng may mặc, da giày và hàng nông sản đã tăng mạnh và trở thành nguồn thu

ngoại tệ chủ yếu của nước ta. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
trong ASEAN là các nước như Singapore (chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong ASEAN). Do mở rộng buôn bán với các nước thành viên
trong ASEAN, tình trạng nhập siêu cũng dần được kiểm soát.
Bảng 5 - Kim ngạch Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN
Năm Xuất khẩu(Tỷ US$) Nhập khẩu(Tỷ US$) Tổng số (Tỷ US$)
1995 1,112 2,378 3,490 (23,9%)
1996 1,364 2,788 4,152 (33,4%)
1997 1,911 3,166 5,077 (25,5%)
1998 2,372 3,749 6,122 (29,7%)
1999 2,463 3,288 5,751 (24,9%)
2000 2,612 (18% :14,5 tỷ) 4,519 (29%:15,6 tỷ) 7,131 (23,7%:30 tỷ)
2001 2,551 (17% : 15 tỷ) 4,226 (26,1%: 16,1 tỷ) 6,777 (21,8%:31,1 tỷ)
Bảng 6 - Xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt nam qua các năm 1995 - 2000
Năm Xuất khẩu
(triệu USD)
Tăng,
Giảm (%)
Nhập khẩu
(triệu USD)
Tăng,
Giảm (%)
Nhập siêu
(triệu USD)
Tỷ lệ
nhập siêu
(%)
1995 5.448,9 34,4 8.155,4 40,0 2.706,5 49,7
1996 7.225,9 33,2 11.143,6 36,6 3.887,7 53,6
1997 9.185,0 26,6 11.592,3 4,0 2.407,3 26,2

1998 9.361,0 1,9 11.495,0 -0,8 2.134,0 22,8
1999 11.523,0 23,1 11.636,0 0,9 113,0 1,0
2000 14.308,0 24,0 15.200,0 30,8 892 6,2
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt nam, Kinh tế 2000 – 2001, Việt nam và Thế giới [50]
Thời gian gần đây, tốc độ tăng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với các
nước ASEAN đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 25%/ năm. Doanh số
buôn bán với ASEAN chiếm 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Câu
hỏi đặt ra là liệu với AFTA tốc độ tăng cũng như tỷ trọng của kim ngạch buôn bán
với ASEAN có tăng lên đáng kể không và nếu có thì ảnh hưởng ra sao đối với sản
xuất trong nước? Để trả lời câu hỏi cần xem xét cụ thể cơ cấu buôn bán của Việt
nam với các nước ASEAN.
Thứ nhất, xét về cán cân buôn bán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
ASEAN chiếm chừng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, còn kim ngạch
nhập khẩu từ ASEAN lại chiếm tới chừng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy,
với ASEAN Việt Nam luôn ở thế nhập siêu. Mặc dù xuất khẩu đã gia tăng, đặc biệt
nhờ mặt hàng chủ lực là dầu thô xuất sang Singapore, triển vọng gia tăng xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa có những hứa hẹn thay đổi mạnh do cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu.
Thứ hai, xét về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất sang các nước ASEAN gồm:
dầu thô, gạo, lạc, đậu, cao su, chè, ngô, hạt điều, tiêu, rau quả tươi, thuỷ sản, thép,
gỗ, than, thiếc, da thuộc, hàng thủ công. Rất nhiều các mặt hàng nông sản chưa chế
biến này được các nước ASEAN xếp vào Danh mục hàng nông sản chưa chế biến
nhạy cảm và nhạy cảm cao để làm chậm quá trình giảm thuế. Số các mặt hàng
nông sản được các nước thành viên ASEAN bổ sung vào CEPT để áp dụng việc
cắt giảm thuế ngay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong khi những mặt hàng chủ đạo
là dầu thô và nông sản chưa chế biến chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Tác động kích thích chủ yếu của CEPT là đối với các hàng công nghiệp chế
biến, bởi vì mức cắt giảm thuế suất lớn chính là đối với các mặt hàng này. Như
vậy, những nước có trình độ phát triển cao hơn như Singapore và Malaysia có ưu
thế hơn trong việc bành trướng hàng hoá của mình khi những hàng rào thuế quan

và phi thuế quan được rỡ bỏ và cắt giảm.
Sự chênh lệch về mức thuế hiện hành và mức thuế suất dưới 5% sau khi thực
hiện AFTA đối với những mặt hàng công nghiệp chế biến mà Việt Nam có thể
tăng cường xuất khẩu trong tương lai gần như đồ nhựa, da, cao su, dệt may, đá
quí… cũng không lớn.
Như vậy, với cơ cấu xuất khẩu như hiện nay, lợi ích mà Việt Nam thu được từ
AFTA không đáng kể. Nếu như cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng
mạnh những sản phẩm công nghiệp chế biến thì sự cắt giảm đáng kể về thuế có thể
trở thành một kích thích tốt đối với các doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu. Tuy
nhiên, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các nước ASEAN trên thị
trường nước này còn rất yếu ớt, bởi vì những hàng hoá công nghiệp mà Việt Nam
đang và sẽ sản xuất cũng tương tự như các hàng hoá của các nước ASEAN.
Với trình độ công nghệ thua kém hơn (và ngay cả tương đương trong tương
lai) thì Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN dựa trên tính độc
đáo của chủng loại và mẫu mã hàng hoá. Vì vậy việc giảm thuế nhập khẩu của các
nước ASEAN sẽ không làm tăng rõ rệt sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên
các thị trường này.
Thứ ba, xét về bạn hàng, 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN là
thực hiện với Singapore. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu qua Singapore và được
tái xuất tiếp tục sang các nước khác. Singapore là cảng trung chuyển chứ không
phải là điểm tiêu dùng. Vốn dĩ đã từ lâu là một cảng tự do, hệ thống thuế suất của
Singapore thấp, 98% tổng số mặt hàng (5708 mặt hàng) của Singapore hiện đã nằm
trong CEPT với thuế suất bình quân bằng 0%, tức miễn thuế hoàn toàn.
Với các nước khác như Indonesia, Thailand, Philippines, hàng xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu là nông sản chưa chế biến. Những nước này cũng xuất khẩu
hàng nông sản rất mạnh và nhiều mặt hàng nông sản chưa chế biến hiện đều được
các nước này xếp trong danh mục hàng nông sản nhạy cảm để chưa phải thực hiện
cắt giảm thuế. Việt Nam hiện chỉ mới xuất khẩu sang các nước đó những hàng hoá
mang tính chất bổ sung cho cơ câú của các nước đó, chứ chưa phải các hàng hoá
mang tính chất cạnh tranh.

Có thể nhận xét rằng CEPT chưa làm thay đổi cục diện của xuất khẩu Việt
Nam sang ASEAN. Chỉ khi mà Việt Nam chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và
xuất khẩu theo hướng sản xuất ra những hàng hoá nằm trong danh mục cắt giảm
thuế của CEPT, thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm được thuận lợi về yếu
tố giá khi muốn xuất khẩu sang ASEAN. Song theo nhận định của nhiều chuyên
gia, sức cạnh tranh về giá không phải là yếu tố hàng đầu trong cuộc cạnh tranh của
Việt Nam trên thị trường ASEAN.
Đối với việc xuất khẩu sang thị trường các nước ngoài ASEAN thì lợi ích mà
AFTA mang lại cho sản xuất của Việt Nam là giảm giá thành sản xuất, nhờ mua
được vật tư đầu vào với giá hạ hơn từ các nước ASEAN. Tuy nhiên, cũng cần thấy
là các nước ASEAN khác cũng xuất khẩu sang thị trường thế giới những hàng hoá
tương tự như của Việt Nam, và với AFTA họ cũng được hưởng những lợi ích tương
tự, nhờ vậy cũng tăng được sức cạnh tranh tương tự Việt Nam.
Đối với nhập khẩu: Việt Nam nhập từ ASEAN chủ yếu là những nguyên vật
liệu ding cho sản xuất và hàng công nghiệp như nhôm, xi măng, hoá chất, hàng
điện tử, phân hoá học, thuốc chữa bệnh, giấy, xăng dầu, thuốc trừ sâu, nhựa, thép,
các phương tiện vận chuyển. Những mặt hàng này Việt Nam đã bắt đầu sản xuất
được một phần nhưng hiện tại còn kém sức cạnh tranh so với các nước ASEAN
bởi thua về chất lượng, chủng loại và cả số lượng. Vì thế, các nước này đang cố
gắng chiếm lấy một thị phần lớn hơn ở Việt Nam.
Hơn một nửa tổng số nhóm mặt hàng mà thuế xuất nhập khẩu hiện thấp hơn
mức 5%. Đó là những hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thiết
yếu. Việc thực hiện AFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước ASEAN
trong việc nâng cao sức cạnh tranh về giá cả so với hàng hoá Việt Nam, chiếm ưu
thế hơn về giá cả và về các thủ tục hải quan so với hàng hoá của các nước ngoài
ASEAN (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật) cùng cạnh tranh trên thị
trường Việt Nam. Chiếm lấy một thị phần ở Việt Nam là điều mà các nhà kinh
doanh nước ngoài quan tâm hàng đầu, bởi vì thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn
về dung lượng.
Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn các nước ASEAN khác, sức

cạnh tranh của hàng hoá rất yếu ớt, nên đang và sẽ đứng trước những thách thức vô
cùng lớn khi tham gia AFTA. Hiện tại, hàng hoá nhập khẩu đang tràn ngập thị
trường, làm điêu đứng không ít hàng công nghiệp như dệt, giày dép, hàng cơ khí,
đồ điện dân dụng, sứ, thuỷ tinh, thép cán… thậm chí cả khi hàng rào thuế quan
đang còn được duy trì khá cao. Đặc biệt đáng lo ngại là các ngành có hàm lượng
vốn và kỹ thuật cao, bởi vì sự chênh lệch về trình độ hiện tại là rất rõ rệt. Khi mà
hàng rào bảo hộ bị cắt bỏ thì các ngành sản xuất trong nước chắc chắn sẽ chịu
những sức ép lớn hơn nhiều lần, có nguy cơ bị hàng hoá nước ngoài lấn át ngay tại
thị trường nội địa.
Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam và một số nước ASEAN không
khác nhau nhiều. Có rất nhiều mặt hàng cùng sản xuất, có thể cạnh tranh nhau trên
thị trường Việt Nam và thị trường ngoài ASEAN như các loại nông sản chưa chế
biến và đã chế biến, ôtô, xe máy, xe đạp, máy móc gia dụng (máy giặt, điều hoà,
quạt điện), sắt thép, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt và may, đồ chơi trẻ
em, mỹ phẩm.
Tham gia AFTA sẽ làm cho các xí nghiệp trong nước phải sớm bị đặt trong
một môi trường cạnh tranh quốc tế, nhưng vấn đề này có ảnh hưởng tích cực đến
những sản phẩm công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh trước mắt. Hiện nay
thuế nhập khẩu của những mặt hàng này là khoảng 50% đến 60%, đủ để xí nghiệp
trong nước cạnh tranh với hàng nhập. Những kinh nghiệm của Nhật và một số
nước Châu Á cho thấy, nếu bảo hộ kéo dài quá lâu, các ngành đó sẽ không phát
triển lành mạnh và không thể trở thành lợi thế so sánh để cạnh tranh trên thị trường
thế giới.
Do đó, dù có gia nhập AFTA hay không, Việt Nam cũng cần từng bước giảm
mức thuế quan. Lịch cắt giảm thuế quan mà CEPT qui định rất phù hợp với chiến
lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu mà trước mắt là trong các ngành có
hàm lượng lao động cao, các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Nhìn từ góc độ
này, ta thấy việc gia nhập AFTA sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ hội để thâm nhập
vào thị trường các nước ASEAN khác, đồng thời giúp Việt Nam vươn ra thị trường
thế giới.

Điều này sẽ là một tác nhân quan trọng không những thúc đẩy việc cải tiến kỹ
thuật công nghệ và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, mà hơn
thế, còn bắt buộc chúng ta điều chỉnh cơ cấu sản xuất, nếu cần phải ngừng sản xuất
những mặt hàng không đủ sức cạnh tranh.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đuổi kịp và vượt các nước ASEAN về chất
lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá trong vòng 5 - 8 năm tới, nếu không thì sẽ bị phá
sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ láng giềng.
Mức độ ảnh hưởng của AFTA đối với khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực
chủ yếu [28], [41], [45], [62]
Đối với mặt hàng gạo:
Hiện nay các nước Malaysia, Philippines, Indonesia đang để mặt hàng gạo
trong danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm cao, trừ Thái lan
xếp gạo trong danh mục cắt giảm thuế ngay và Singapore đã có thuế nhập khẩu ở
mức 0%. Các mặt hàng của danh mục này chỉ bắt đầu đưa vào cắt giảm từ 2010 và
kết thúc vào năm 2020 nên tuy Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu gạo trong
ASEAN nhưng trong những năm tới cho đến 2010 sẽ không có khả năng được
hưởng ưu đãi của các nước khác theo CEPT nếu Việt Nam đưa gạo vào thực hiện
với một tiến trình giảm sớm.
Đối với mặt hàng cà phê:
Do những lợi thế nhất định của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu cà
phê, hiện nay các mặt hàng cà phê đã được xếp trong danh mục cắt giảm. Tuy
nhiên, nhìn chung cà phê sơ chế được các nước để trong danh mục loại trừ tạm thời
và có thuế suất cao (40 đến 70%), trừ Indonesia xếp trong danh mục cắt giảm thuế
và đã giảm thuế từ 25% xuống 20% và Thái lan để trong danh mục các mặt hàng
nông sản chưa chế biến nhạy cảm. Cà phê chế biến được phần lớn các nước để
trong danh mục cắt giảm, ngoại trừ một số mặt hàng cà phê chế biến của Brunei,
Philippines và Malaysia được để trong danh mục loại trừ tạm thời.
Đối với mặt hàng chè:
Nhìn chung các nước thành viên ASEAN (trừ Thái lan) đều đưa các sản phẩm
chè chế biến vào trong danh mục cắt giảm ngay. Do đó, để mở rộng khả năng xuất

khẩu chè của Việt nam, phần lớn các sản phẩm chè đã được xếp trong danh mục
cắt giảm ngay.
Đối với mặt hàng rau quả:
Đối với việc thực hiện CEPT, hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến đều
được các nước ASEAN đưa vào danh mục cắt giảm để thực hiện theo một tiến
trình giảm thuế bình thường. Nhiều sản phẩm của Philippines và một số của Thái
lan (phần nhiều là sản phẩm chế biến từ quả), nước ép của Indonesia được để trong
danh mục loại trừ tạm thời. Tuy nhiên, chỉ có Indonesia là có lịch trình giảm chậm
nhất đối với nước quả ép. Các sản phẩm loại này của Thái lan tuy có mức thuế suất
cao nhưng Thái lan đang áp dụng tiến trình giảm khá nhanh.
Mặc dù với những hạn chế hiện nay về trang thiết bị, ngành chế biến rau quả
của Việt Nam vẫn cần được xác định là một ngành có tiềm năng và cần được tập
trung phát triển vì một số lý do sau:
• Đây là những mặt hàng luôn có nhu cầu tiêu dùng lớn trên thị trường trong nước
cùng như thế giới.
• Đây là một ngành sản xuất tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân công dồi dào của
Việt Nam.
• Tạo điều kiện nâng cao doanh số xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
• Không đòi hỏi thời gian đầu tư quá lâu.
Đối với mặt hàng thuỷ sản:
Hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều đưa các mặt hàng hải sản vào trong
danh mục cắt giảm ngay với một lịch trình giảm thuế rất tích cực cho các mặt hàng
còn có thuế suất cao và rất nhiều mặt hàng trong nhóm này đã có thuế suất 0%.
Trong buôn bán của Việt Nam đối với các nước ASEAN, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang các nước này (chủ yếu là Singapore và Thái lan).
Trong khi đó nhập khẩu thuỷ sản chủ yếu là cá đông lạnh và cá khô từ Thái lan là
không đáng kể.
Ảnh hưởng của AFTA đối với một số ngành công nghiệp [20], [29], [45], [59]
Đối với ngành dệt may:
Tham gia CEPT, khả năng thâm nhập của các loại hàng ngoại vào thị trường

Việt Nam sẽ dễ dàng hơn và khi đó khả năng chống trả sự cạnh tranh của hàng hoá
các nước ASEAN, đặc biệt là Indonesia - là nước có công nghiệp dệt rất phát triển,
sẽ càng phức tạp và khó khăn hơn. Đối với lĩnh vực hàng may mặc, nhìn chung đã
được đổi mới khá nhiều về công nghệ và thiết bị, do đó chất lượng sản phẩm và giá
thành có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực này chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu. Toàn bộ các mặt
hàng quần áo và hàng may sẵn mặc dù hiện đang có mức thuế suất cao nhưng đều
đã được để ở danh mục cắt giảm. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn còn có thể gặp phải
những vướng mắc về vấn đề hạn chế số lượng hàng nhập khẩu.
Đối với ngành điện - điện tử:
Các nước ASEAN đã đi trước Việt Nam một bước trong việc phát triển ngành
điện - điện tử. Các nước ASEAN đã đưa các mặt hàng thuộc lĩnh vực này vào danh
mục cắt giảm thuế ngay để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình. Hiện nay,
chỉ có một số ít các sản phẩm được các nước để trong danh mục loại trừ tạm thời
với một tiến trình giảm chậm như: các sản phẩm biến thế điện công suất thấp, thiết
bị âm thanh, ti vi, đèn neon và điện cực của Thái lan, máy phát điện công suất thấp,
đèn hình, một số thiết bị đIện của Indonesia, đài, tivi của Philippines.
Đối với ngành cơ khí đóng tầu:
Mặc dù là ngành được chính phủ quan tâm từ nhiều năm nay, song so với
trình độ của các nước ASEAN thì Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước như:
Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái lan. Đối với ngành này, phần lớn các mức
thuế áp dụng hiện nay cho tầu thuỷ nhập khẩu là 0%. Để hỗ trợ lớn nhất cho ngành
đóng tầu trong nước, trong tiến trình thực hiện CEPT, các mức thuế sẽ được nâng
lên một cách phù hợp cho các sản phẩm đóng tàu mà trong nước có thể sản xuất,
lắp ráp được và sau đó sẽ đưa vào lịch trình giảm thuế chậm nhất. Đồng thời sẽ sửa
đổi các mức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện một cách hợp lý nhất
theo tỷ lệ nội địa hoá để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các
sản phẩm, linh kiện của ngành đóng tầu.
Đối với sản phẩm mỹ phẩm và chất tẩy rửa:
Hiện nay, sản xuất trong nước đối với mặt hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa đã

đáp ứng đáng kể nhu cầu trong nước về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Tuy nhiên,
phần lớn các chế phẩm dùng làm nguyên liệu cho đầu vào được nhập khẩu, mà
trong đó một phần đáng kể từ ASEAN. Hiện nay các nước ASEAN đều đã đưa các
mặt hàng này vào danh mục cắt giảm ngay, ngoại trừ chất tẩy rửa của Indonesia
được để trong danh mục loại trừ tạm thời. Trên thực tế việc đưa các sản phẩm này
vào danh mục cắt giảm thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành xi măng:
So sánh với khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực, xi măng sản
xuất trong nước sẽ phần nào có lợi thế về các chi phí vận tải, bảo hành và thị hiếu
tiêu dùng. Song yếu tố quan trọng là giá thành sản xuất lại là một trong những mặt
không thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và cần có một thời gian tương đối
dài đầu tư thì ngành này mới có mặt bằng giá thành tương đương khu vực. Hiện
nay, phần lớn các nước ASEAN đều đã đưa mặt hàng này vào danh mục cắt giảm
với tiến trình giảm nhanh, ngoại trừ Malaysia. Hơn nữa, ngay với hàng rào bảo hộ
hiện nay, lượng xi măng nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt từ Indonesia và
Thái lan đã chiếm một tỷ trọng lớn. Hiện mặt hàng này được Chính phủ đưa vào
danh mục giảm thuế chậm nhất.
Thực tế thời gian qua đã cho thấy, ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 2000 ước tính 7 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu đạt gần 3 tỷ USD chiếm 1/ 4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tổng
số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam ước
tính đạt gần 4 tỷ USD tính đến 2000, chiếm tỷ trọng gần 20% tổng số vốn FDI.
Như vậy, những lợi ích to lớn thu được từ các quan hệ hợp tác kinh tế – thương
mại giữa Việt nam với các nước trong khối ASEAN cho thấy các nguồn lợi kinh tế
là những động lực lớn nhất thúc đẩy cho quá trình xúc tiến thực thi các cam kết của
Việt Nam nhằm duy trì và gia tăng hơn nữa các lợi ích thu được từ quá trình liên
kết kinh tế trong ASEAN.
2.2.4. Tình hình liên quan đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt

Nam [20], [21], [23], [30], [34], [53]
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 1999, khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam ở thứ hạng 48/59 nước được xem xét. Phần lớn
hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đều có giá thành cao, chất
lượng không ổn định, mẫu mã chủng loại còn nghèo nàn, bao bì kém hấp dẫn, khả
năng giao hàng không chắc chắn. Giải thích tình trạng này, hầu hết các doanh
nghiệp đều đổ lỗi cho thiếu vốn và thiết bị lạc hậu. Hơn 90% doanh nghiệp Việt
Nam có quy mô vừa và nhỏ. So sánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
với Hoa Kỳ về vốn bình quân/doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa
Kỳ so với ta lớn hơn 500 lần; tương tự các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản
hơn ta 300 lần, của Thái Lan hơn ta 150 lần. [53]
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, rất dễ bị tổn thương
trước biến động của thị trường. Hiện có gần 30% doanh nghiệp tư nhân có mức
vốn dưới 100 triệu đồng. Số doanh nghiệp tư nhân có vốn 10 tỷ đồng trở lên chỉ
chiếm 1,0%, 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 0,1% tổng số doanh nghiệp. Nguồn vốn
tự có và tự tích luỹ cho đầu tư còn rất hạn chế. Phần lớn họ phải đi vay từ bè bạn
và gia đình, từ khu vực phi chính thức. Chỉ 1/3 số doanh nghiệp tư nhân vay được
vốn từ hệ thống ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thương mại cổ phần) và nguồn
vốn này chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng số nguồn vốn vay của họ.
Các doanh nghiệp Nhà nước tuy thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng nhưng phần đông cũng đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, chiếm
dụng vốn lẫn nhau. Năm 2000, vốn bình quân của một Tổng công ty 91 là 3885 tỷ
đồng, trong đó 5 Tổng công ty có mức dưới quy định 1000 tỷ đồng (Công nghiệp
tàu thuỷ, cà phê, Lương thực miền Nam, Lương thực miền Bắc, thuốc lá). Trình độ
công nghệ, thiết bị máy móc trong các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu so với
các nước trong khu vực. Máy móc, thiết bị thuộc nhiều thế hệ, chủng loại, nguồn
gốc khác nhau.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường, tại
nhiều doanh nghiệp Nhà nước thuộc 7 ngành khác nhau, máy móc thiết bị của ta
lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến

50%. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10 đến 12 năm trong
khi mức khấu hao bình quân của thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Trình độ của các chủ
doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các chủ
doanh nghiệp tư nhân: chỉ có 31% đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Hơn
60% số lao động trong các doanh nghiệp tư nhân chưa học hết lớp 10 và phần lớn
lao động là thủ công.
Xét trên cả hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, mối liên kết giữa các doanh
nghiệp còn rất lỏng lẻo, chỉ cạnh tranh mà thiếu sự hợp tác phát triển, đặc biệt giữa
các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngay giữa các
thành viên trong một Tổng công ty cũng chưa có sự kết dính cần thiết. Mối quan hệ
thầu phụ công nghiệp giữa một bên là các doanh nghiệp quy mô lớn với một bên là
các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chỉ xuất hiện rất ít ở một số ngành và
quan hệ chưa thực sự mang tính phân công, hợp tác, chỉ đơn thuần là gia công -
chế biến và thu mua sản phẩm. Điều này phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, phân
công và chuyên môn hoá sản xuất giữa các doanh nghiệp còn rất yếu, chưa trở
thành một nhân tố để nâng cao sức cạnh tranh [53].
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ
đúng đắn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, mức độ vận dụng chính sách
theo chiều hướng nào.Trước tiên là xem xét phản ứng của các doanh nghiệp đối
với môi trường kinh doanh có phản ánh ý muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận hay là
chỉ muốn chạy chọt tìm kiếm siêu lợi nhuận.
Khi nền tảng chính sách thúc đẩy tốt quá trình phân bố các nguồn lực thông
qua thị trường cạnh tranh bình đẳng và tạo dựng được áp lực cạnh tranh thông qua
mở cửa nền kinh tế. Do vậy, điều cốt lõi cho các doanh nghiệp là phải nỗ lực cắt
giảm chi phí, nâng cao năng suất và vì vậy họ sẽ tồn tại và mở rộng được thị
trường, mở rộng được các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một khi các kích thích
của chính sách có thiên hướng bảo hộ và gây ra các méo mó thị trường, thì sẽ là
hợp lý cho các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực theo tín hiệu của bảo hộ và tìm
cách thu được “siêu lợi nhuận” nhờ những méo mó đó. Điều đó có nghĩa các nguồn
lực khan hiếm sẽ bị sử dụng sai lầm và lãng phí, kết quả là sẽ không đạt được tăng

trưởng cao và bền vững.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế, nhận thức của các
doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản. Việc xác định mức lương
và giá cả ngày một sát với định hướng của thị trường hơn. Các doanh nghiệp đã
vận dụng tốt các cơ hội thị trường để xuất khẩu và đa dạng hoá các hoạt động kinh
doanh. Đối với những ràng buộc khắt khe hơn về tài chính và trở nên tự chủ trong
quản lý, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp Nhà nước đã nâng cao được chất
lượng kinh doanh.
Hiện nay, vì sự không chắc chắn của chính sách và sự phân biệt đối xử, các
doanh nghiệp tư nhân, nhìn chung đã hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với khu
vực kinh tế nhà nước hoặc dưới “ô” Nhà nước. Hoạt động chạy chọt lợi ích vây
quanh khu vực kinh tế Nhà nước của tất cả các loại hình doanh nghiệp và khu vực
kinh tế đang tăng lên. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể,
nhưng về chất, mức độ cạnh tranh vẫn còn nhiều yếu kém, điều này thể hiện:
• Trình độ chung về công nghệ của các doanh nghiệp thấp (máy móc thiết bị ở trình
độ thấp hơn so với các nước tiên tiến từ 2 đến 4 thế hệ).
• Thiếu kỹ thuật viên, kỹ sự và các nhà khoa học để có được một nền công nghiệp
tiên tiến; cơ sở và chi phí cho công tác nghiên cứu phát triển yếu.
• Chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất hạ tầng thấp.
• Điều kiện kho bãi và hệ thống phân phối yếu kém.
• Mạng lưới viễn thông quốc tế còn nhiều hạn chế: tốc độ đường truyền chậm, cước
phí đắt đỏ,…
• Kỹ năng quản lý kinh doanh chung thấp (bao gồm cả chiến lược cạnh tranh, thiết
kế và phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lượng, hoạt động hợp tác tài chính, nguồn
nhân lực và tiếp thị).
• Năng suất lao động thấp.
• Thị trường lao động không hiệu quả và thiếu linh hoạt.
• Nền tảng hỗ trợ cho một nền kinh tế thị trường cạnh tranh yếu kém: Luật pháp quá
chú trọng đến sở hữu chứ không phải là tạo ra một sân chơi bình đẳng; Chưa có
luật cạnh tranh, luật chống độc quyền; Còn nhiều tồn tại đối với môi trường pháp

lý có liên quan đến các yếu tố sản xuất như đất đai và lao động.
Cuộc điều tra 65 doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp còn thấp, thể hiện:
• Hàng hoá do các doanh nghiêp sản xuất có chất lượng chưa cao so với hàng hoá
các nước trong khu vực. Phần lớn các ý kiến trả lời cho thấy, chất lượng hàng hoá
do Việt Nam sản xuất chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn hàng hoá nhập khẩu từ các
nước khu vực.
• Giá cả hàng hoá thường cao hơn giá cả sản phẩm cùng loại của nước ngoài nhập
khẩu. Nhiều nhân tố, nhất là chi phí hạ tầng cao, nguyên liệu nhập với giá cao, thuế
nhập khẩu nguyên liệu cao và công nghệ sản xuất lạc hậu, đã làm tăng chi phí sản
xuất và tăng giá cả hàng hoá do các doanh nghiệp Việt nam sản xuất ra.
• Việc tổ chức thu thập thông tin và tiêu thụ sản phẩm còn yếu kém. Trong số các
doanh nghiệp điều tra, chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp được điều tra có tổ chức
bộ phận nghiên cứu triển khai để xúc tiến xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống cung cấp và đảm bảo thông tin về thị trường,
thị hiếu người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh quốc tế mà chủ yếu dựa vào sự hỗ
trợ cung cấp thông tin từ Nhà nước. Theo kết quả điều tra, chỉ có 6,6% doanh
nghiệp có kênh thông tin riêng từ chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài;
5,4% doanh nghiệp nhận được thông tin từ đại diện thương mại Việt Nam ở nước
ngoài; còn lại, phần lớn các doanh nghiệp thu thập thông tin không hệ thống,
không cập nhật và không có giá trị ra quyết định cao từ các nguồn thông tin khác.
Các biện pháp tổ chức tiêu thụ như quảng cáo, khuếch trương thương hiệu
trong và ngoài nước, dịch vụ sau bán hàng… chưa tốt nên khâu tiêu thụ hiện nay
đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra tỷ lệ nhân viên làm việc cho bộ phận
marketing cũng rất thấp, chỉ có 2,81% lao động của các doanh nghiệp, trong đó,
doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ thấp nhất là 1,24%, doanh nghiệp tư nhân là
3,27%, doanh nghiệp liên doanh cao nhất là 15,39%. Chính vì vậy khả năng đo độ
nhạy của thị trường, từ đó tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước
gặp nhiều khó khăn.

• Khả năng mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài còn rất hạn chế.
Hơn 60% ý kiến trả lời cho rằng, hàng hoá xuất ra là tiêu thụ trên thị trường nội
địa. Chỉ có 46,4% doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hiện nay trả lời có khả năng
mở rộng thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự tập trung đến quá trình chuẩn
bị và thực hiện AFTA và WTO. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết về nội
dung, yêu cầu, bước đi của gia nhập AFTA và WTO. Hiện tại, hầu hết các doanh
nghiệp chưa sử dụng mẫu D để hưởng thuế ưu đãi theo CEPT. Các hình thức liên
kết khác như đầu tư nội bộ ASEAN (AIA) và hợp tác công nghiệp ASEAN
(AICO) được rất ít doanh nghiệp quan tâm mặc dù điều kiện tham gia vào AICO
đã được nới lỏng từ năm 1999.
2.3. XEM XÉT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TỪ KHI
DIỄN RA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA
2.3.1. Xem xét năng lực cạnh tranh quốc gia [20], [25], [38], [44], [45],
[57]
Cho đến năm 1999, Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (World Economics
Forum) đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở sử dụng 8 nhóm tiêu chí
với 155 chỉ tiêu, vừa kết hợp điều tra theo mẫu, vừa thăm dò ý kiến của 1500 công
ty trên thế giới.
Trong các xếp hạng khác nhau sự khác biệt trong xếp hạng ở các nền kinh tế
phát triển, có đủ số liệu thấp hơn nhiều so với xếp hạng của những nền kinh tế
đang phát triển và đang chuyển đối.
Tám nhóm tiêu chí của WEF gồm:
1- Độ mở cửa của nền kinh tế (17/ 100);
2- Vai trò và hiệu lực của Chính phủ (17/100);
3- Sự phát triển của hệ thống tài chính – tiền tệ;
4- Trình độ phát triển của công nghệ (11/100);
5- Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (11/ 100);
6- Trình độ quản lý của doanh nghiệp (6/100);
7- Số lượng và chất lượng của lao động (15/100);

×