Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán của hộ vay vốn học sinh sinh viên tại hội sở vbsp lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-------------------------------------

CAO THỊ HỒNG NHẠN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ THỜI GIAN THANH TOÁN
CỦA HỘ VAY VỐN HỌC SINH SINH VIÊN TẠI HỘI
SỞ VBSP LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU HIỀN
Cán bộ chấm nhận xét 1: -----------------------------------------------------------------Cán bộ chấm nhận xét 2: -----------------------------------------------------------------Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày …… tháng …… năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ..................................................................................
2. ..................................................................................
3. ..................................................................................


4. ..................................................................................
5. ..................................................................................
6. ..................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Tp.HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

Cao Thị Hồng Nhạn

Giới tính:

Nữ

Ngày, tháng, năm sinh:


08/11/1981

Nơi sinh:

Đà Lạt

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

MSHV:

10800886

TÊN ĐỀ TÀI: “Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh

I.

toán của hộ vay vốn học sinh sinh viên tại Hội sở VBSP Lâm Đồng”.
II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Tiến hành xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và thời gian

thanh tốn của hộ vay chương trình cho vay học sinh sinh viên tại Hội sở Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến khả năng trả nợ và thời
gian thanh tốn của hộ vay chương trình cho vay học sinh sinh viên tại Hội sở Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong công tác thu

hồi nợ góp phần cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm
Đồng có hiệu quả hơn.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

03/02/2012

IV. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:

29/06/2013

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Thu Hiền

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Cao Thị Hồng Nhạn

Là học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh, khóa 2010 của Trường Đại học Bách
Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Cao Thị Hồng Nhạn


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, gi p đ

u

áu của các thầy cô, các anh chị và các ạn.

ới l ng

nh

trọng và iết ơn sâu s c tôi xin được ày t lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, h ng đào tạo sau đại học, tồn thể Q thầy, cơ Khoa Quản
lý cơng nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Ch Minh đã truyền đạt,
hướng dẫn cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tham gia khóa học
cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Lâm Đồng.

Xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện và giúp tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, Trưởng các h ng nghiệp vụ, các đồng
nghiệp của tôi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã tạo
điều iện, hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong việc xác định thông tin, hai thác dữ liệu hồ
sơ hách hàng vay vốn Học sinh sinh viên. Đồng thời, xin cảm ơn các tổ trưởng tổ
tiết iệm và vay vốn đã nhiệt tình gi p đ tơi trong việc thu thập số liệu điều tra về
khách hàng. Cảm ơn những khách hàng đã dành thời gian trả lời thông tin liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, ạn bè, người thân đã hỗ trợ, động
viên khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Đà Lạt, ngày 28 tháng 06 năm 2013
Tác giả

Cao Thị Hồng Nhạn


v

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Qua 5 năm triển khai thực hiện chương trình học sinh sinh viên có hồn cảnh khó

hăn tại Hội sở Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng theo Quyết
định số 157/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ, xét thấy đây là một
trong những chương trình có dư nợ lớn, số lượng hộ vay nhiều, số tiền vay bình quân
trên hộ cao và thời gian cho vay kéo dài, do vậy việc thu hồi nợ để cho vay quay
vịng là rất quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đ ch đánh giá các yếu tố
tác động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán của hộ vay vốn HSSV tại Hội
sở NHCSXH Lâm Đồng là rất thiết thực.

Trên cơ sở lý thuyết những nghiên cứu trước đây và một số giả thuyết được xây
dựng trong nghiên cứu của Mokhtar và cộng tác giả (2010), Steiner, M. & Tym, C.
(2005) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán
của của khách hàng vay vốn. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ cơ sở dữ liệu
thứ cấp của ngân hàng từ năm 2007 -> 2012 về các đặc điểm nhân khẩu học của hộ
vay chương trình học sinh sinh viên để kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính logarit và kiểm định lại bằng hàm Probit
đối với biến phụ thuộc Khả năng trả nợ cho thấy trong 8 nhân tố đưa vào mơ hình
nghiên cứu thì có 5 nhân tố là nhân tố Hơn nhân bố mẹ, Thu nhập hộ vay, Bậc học
của sinh viên, Ngành học của sinh viên, Lương sinh viên ra trường ảnh hưởng tỷ lệ
thuận đến Khả năng trả nợ, nhân tố Số người sống phụ thuộc có tác động tỷ lệ
nghịch đến khả năng trả nợ và các biến còn lại trong mơ hình như Tuổi của người đi
vay, Điểm tốt nghiệp của sinh viên hơng có

nghĩa thống ê. Đối với biến phụ

thuộc là thời gian thanh tốn phân tích bằng phương trình hồi quy tuyến t nh cũng
cho kết quả tương tự, chỉ khác là 2 biến hôn nhân bố mẹ, ngành học của sinh viên là
hơng có

nghĩa thống kê.

Nghiên cứu này là một tài liệu tham hảo hữu ích đối với các nhà uản lý,
các nhà hoạch định chính sách, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục triển
hai có hiệu uả chương trình cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh hó hăn.


vi

ABSTRACT

According to decisiom No.157/QD-TTg issued on 27/09/2007 by the Prime Minister, Việt
Nam bank for sosial policies - one branch of Lam Dong province, has implemented
programs for students that have difficuties in life for over 05 years. This is one of the
programs that balancing large debt, attracting the large number of households attended,
the average amount of money borrowed by each household was high and lasted for a long
time; therefore, the recovery of debt for revolving loans is very important. As the results,
this study aims to evaluate the factors affecting the repay ability and the repay time of
these households. This is very practical and necessary.
First, Based on theories of the Mokhtar & coauthors (2010), Steiner, M. & Tym, C. (2005)
the study determine the factors that affect the repay ability and the repay time of the
borrowers. Second, The study was carried out based on the secondary basis data of bank
about the demographic characteristics of households attending borrowing program for
disadvantages. Third, Based on the list of households attending borrowing program for
disadvantages at the VBSP, one branch of Lam Dong province from 2007 to 2012, the
author implemented approach to carry out the survey. Quantitative research and linear
regression model is given to evaluate the factors affecting the repay ability the repay time
of households attending loan students program at the VBSP, Lam Dong Province.
Results analyze linear logarit regression analysis and re-examined by a probit function for
the dependent variable showed that among 8 factors included in the research, there are 5
factors that are marriage of parents, collections of borrowers, students’ Level, the student's
field of study, graduating proportion balances to the repay ability, the number of people
dependent on the factor is inversely proportional affection to repay ability and the
remaining variables in the model, such as the borrower's age, point of graduating students
have no statistical significance. For the dependent variable - the repay time analyzed by
linear regression equation also gives similar results, except 2 variables that are marriage of
parentsand the student's field; they are not statistically significant. This study is a useful
reference for managers, policy makers in giving effective solutions to continue the
implement of loan programs for disavantages students.



vii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN ĂN THẠC SĨ........................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv
TÓM TẮT ................................................................................................................ v
ABSTRACT ............................................................................................................ vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG À ĐỒ THỊ ......................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... x
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
1.1 L do hình thành đề tài....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
1.4 hương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................ 4
1.6 Bố cục của luận văn ........................................................................................... 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............... 6
2.1 Một số khái niệm và tổng quan về cho vay học sinh sinh viên ......................... 6
2.1.1 Khái niệm về cho vay ................................................................................. 6
2.1.2 Một số khái niệm về nợ .............................................................................. 6
2.1.3 Khái niệm và

nghĩa của việc thu hồi nợ .................................................. 7

2.1.4 Khái niệm về khả năng trả nợ của hộ gia đình ........................................... 8
2.1.5 Xác định chỉ số về khả năng trả nợ của hộ gia đình ................................... 8
2.1.6 Các phương pháp trong phân t ch đánh giá hả năng trả nợ ...................... 8
2.1.7 Khái niệm của tín dụng HSSV .................................................................. 10

2.1.8 Nội dung chính sách tín dụng đối với HSSV ............................................ 13
2.2 Những nghiên cứu trước đây............................................................................ 17
2.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................ 22


viii

2.3.1 Mối uan hệ của các yếu tố với Khả năng trả nợ và Thời gian thanh toán ..
............................................................................................................................ 22
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 27
2.3.3 Mơ hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 29
2.4 Tóm t t chương 2 ............................................................................................. 30
CHƯƠNG III: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
3.1 Thực trạng hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH Lâm Đồng .................. 31
3.1.1 Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng ................................................ 31
3.1.2 Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội Lâm Đồng ........................... 32
3.1.3 Hoạt động cho vay chương trình HSS có HCKK tại Hội sở
NHCSXH tỉnh Lâm Đồng:................................................................................. 34
3.2 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 36
3.3 C mẫu ............................................................................................................. 37
3.4 Thiết kế thang đo ............................................................................................. 38
3.4.1 Thang đo iến phụ thuộc........................................................................... 38
3.4.2 Thang đo iến độc lập ............................................................................... 41
3.5 Q trình phân tích dữ liệu .............................................................................. 42
3.6 Tóm t t chương 3 ............................................................................................ 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 45
4.1 Thống kê mô tả................................................................................................. 45
4.1.1 Mô tả các biến phụ thuộc .......................................................................... 45
4.1.2 Mô tả các biến độc lập .............................................................................. 45
4.2 hân t ch tương uan........................................................................................ 47

4.3 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết ....................................................... 47
4.3.1 Phân tích hồi quy tuyến tính với biến khả năng trả nợ ........................... 47
4.3.2 Kiểm định giả thuyết thống kê và bình luận............................................ 49
4.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính với biến thời gian thanh tốn ..................... 53
4.3.4 Kiểm định giả thuyết thống kê và bình luận........................................... 54
4.3.5 Phân tích Probit với biến phụ thuộc khả năng trả nợ ............................ 57


ix

4.3.6 Vai trị các biến kiểm sốt Hội đồn thể nhận ủy thác .......................... 58
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả .......................................................................... 59
4.5 Tóm t t chương 4 ............................................................................................. 60
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 62
5.1 Tóm lược nghiên cứu ....................................................................................... 62
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 62
5.2.1 Đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ........................ 62
5.2.2 Đối với Chính phủ ................................................................................... 63
5.2.3 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo ................................ 63
5.2.4 Đối với NHCSXH.................................................................................... 63
5.2.5 Đối với UBND cấp tỉnh, cấp huyện ..................................................... 64
5.2.6 Đối với các tổ chức chính trị xã hội ..................................................... 64
5.3 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 64
5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ..................................................................... 65
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................... 65
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 65
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................... 65
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Tên hình

Trang

Hình 2.1: Quy trình cho vay HSSV của NHCSXH.............................................. 70
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 29
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHCSXH Lâm Đồng ......................................................... 71
Hình 3.2. Dư nợ HSSV ua các năm tại Hội sở NHCSXH tỉnh Lâm Đồng ...............72
.............................................................................................................................................
Hình 3.3: Tình hình thu nợ cho vay ua các năm ..................................................... 72
Hình 3.4: Trình tự các ước nghiên cứu ................................................................... 37
Hình 4.1: Thống kê mơ tả biến Khả năng trả nợ ...................................................... 73
Hình 4.2: Thống kê mơ tả biến Thời gian thanh tốn .............................................. 73
Hình 4.3: Thống kê mơ tả biến Tuổi chủ hộ ............................................................. 74
Hình 4.4: Thống kê mơ tả biến Hơn nhân bố mẹ ...................................................... 74
Hình 4.5: Thống kê mô tả biến Thu nhập hộ vay ..................................................... 75
Hình 4.6: Thống kê mơ tả biến Số người phụ thuộc ................................................. 75
Hình 4.7: Thống kê mơ tả biến Bậc học ................................................................... 76
Hình 4.8: Thống kê mơ tả biến Ngành học ............................................................... 76
Hình 4.9: Thống kê mơ tả biến lương sinh viên ra trường........................................ 77
Hình 4.10: Thống kê mơ tả biến Điểm tốt nghiệp .................................................... 77
Hình 4.11: Thống kê mơ tả biến kiểm sốt Đơn vị ủy thác ...................................... 78



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Dư nợ các chương trình cho vay tại Hội sở NHCSXH tỉnh Lâm Đồng từ
năm 2008 -> 2012 .................................................................................................... 79
Bảng 3.2: Mô tả biến độc lập, biến kiểm soát và thang đo ...................................... 42
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập định lượng ............. 80
Bảng 4.2: Bảng ma trận tương uan ........................................................................ 80
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc khả năng trả nợ .............. 48
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc thời gian thanh toán........ 54
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Probit với biến phụ thuộc khả năng trả nợ ............... 81
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi qui với sự tham gia của biến kiểm soát đối với
biến khả năng trả nợ ................................................................................................ 82
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi qui với sự tham gia của biến kiểm soát đối với
biến thời gian thanh toán ......................................................................................... 83


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

NHCSXH


Ngân hàng Chính sách Xã hội

VBSP

Viet Nam bank for social policies

HSSV

Học sinh, sinh viên

HSSV có HCKK

Học sinh, sinh viên có hồn cảnh hó hăn

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DTTS ĐBKK

Dân tộc thiểu số đặc iệt hó hăn

NS&VSMTNT

Nước sạch vệ sinh và môi trường nông thôn



1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì
vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”, Người đã xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ
quan trọng của Cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày
càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển
lực lượng sản xuất, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều coi giáo
dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc
gia. Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, mở cửa hội
nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới sự nghiệp giáo dục đào
tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khoá IIX đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tín dụng đối với học sinh sinh viên bắt đầu được triển khai thực hiện theo
Quyết định 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Quỹ tín dụng đào tạo. Với các ngành học thông thường HSSV theo học tại
các trường đại học, cao đẳng và học nghề có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu
đãi để trang trải học phí và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí. Đến hết năm 2002, Quỹ
tín dụng đào tạo huy động được nguồn vốn 165,5 tỷ đồng; tổng dư nợ của Quỹ tín
dụng đào đạo đến hết năm 2002 là 73,24 tỷ đồng, chương trình được giao cho Ngân
hàng Công thương thực hiện.

Năm 2003, cùng với sự ra đời của NHCSXH, chương trình tín dụng HSSV
được bàn giao qua NHCSXH để tiếp tục quản lý và phát triển. Quyết định số


2

157/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh
viên đã đánh dấu một bước chuyển mới đối với việc mở rộng và phát triển giáo dục
đại học. Sau 05 năm triển khai thực hiện, đến 31/12/2012 dư nợ cho vay chương
trình học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn tại hội sở NHCSXH chi nhánh tỉnh
Lâm Đồng đạt 60.106 triệu đồng, với 2.905 hộ gia đình vay vốn, tương ứng 3.579
HSSV đang thụ hưởng chính sách tín dụng. Đây là một trong những chương trình
có dư nợ lớn (chiếm 45,6% trong tổng dư nợ tại Hội sở của Chi nhánh), lượng hộ
vay nhiều, số tiền vay bình qn hộ cao, do vậy việc đơn đốc thu hồi nợ để cho vay
quay vòng là rất quan trọng. Mặt khác, trong thực tế nhiều HSSV ra trường khơng
có việc làm, khơng có thu nhập, trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ có
hồn cảnh khó khăn, do đó việc thu hồi nợ đến hạn đối với những hộ này gặp nhiều
khó khăn. Nợ quá hạn phát sinh do hộ vay đến hạn không trả nợ tăng dần hàng năm:
năm 2009 là 50 triệu đồng, năm 2010 là 139 triệu đồng, năm 2011 là 291 triệu
đồng, đến cuối năm 2012 là 530 triệu đồng (tăng gấp 10,6 lần so với năm 2009) và
có xu hướng tăng khi mà từ năm 2013 trở đi là đến kỳ thu hồi nợ đến hạn.
Từ thực tiễn nói trên, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến khả năng trả
nợ và thời gian thanh toán của hộ vay vốn học sinh sinh viên tại Hội sở VBSP
Lâm Đồng”. Thông qua việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa
và hạn chế rủi ro trong cơng tác thu hồi nợ đến hạn, góp phần tăng hiệu quả sử dụng
vốn để chương trình phát triển một cách bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và
thời gian thanh tốn của hộ vay vốn chương trình học sinh sinh viên có hồn cảnh
khó khăn tỉnh Lâm Đồng sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, qua đó đề xuất các

giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro từ phía hộ vay cũng như đối với Ngân
hàng Chính sách xã hội, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
chương trình.


3

Nghiên cứu này kỳ vọng là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách từ đó đưa ra những cơ chế chính sách phù
hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả của chương trình.
Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này như sau:
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán
của hộ vay vốn HSSV sau khi ra trường? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả
năng trả nợ và thời gian thanh toán này?
 Các giải pháp nào Hội sở NHCSXH Lâm Đồng cần thực hiện nhằm ngăn
ngừa và hạn chế rủi ro trong công tác thu hồi nợ vốn vay chương trình HSSV có
HCKK.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu: thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng chương trình HSSV có HCKK tại
Hội sở NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và các hộ vay vốn HSSV sau khi sinh viên
ra trường đã đến hạn trả nợ.
* Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện tín dụng HSSV có HCKK tại Hội sở
NHCSXH tỉnh Lâm Đồng từ năm 2007 -> 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau:
- Bước 1: Tổng hợp từ lý thuyết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ và thời gian trả nợ của hộ vay chương trình HSSV sau khi sinh viên ra trường.
Trong quá trình nghiên cứu các yếu tố sẽ được xác định dựa trên cơ sở tổng quan cơ
sở lý thuyết và từ tình hình thực tế của hoạt động cho vay HSSV tại Hội sở

NHCSXH Lâm Đồng.
- Bước 2: Nghiên cứu định tính để tìm hiểu các ngun nhân và vấn đề liên
quan đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán của HSSV.
- Bước 3: Nghiên cứu định lượng và mơ hình hồi qui tuyến tính logarit sẽ
được sử dụng để kiểm tra mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ và
thời gian thanh toán của HSSV. Đề tài tận dụng bộ cơ sở dữ liệu thứ cấp của ngân


4

hàng về các đặc điểm nhân khẩu học của HSSV để kiểm định các giả thiết nghiên
cứu. Dựa trên danh sách hồ sơ vay vốn của các hộ vay tham gia chương trình
HSSV, tác giả tiếp cận để thực hiện khảo sát, thu thập các dữ liệu sơ cấp cần cho
nghiên cứu.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả thu thập được, xác định những yếu tố có vai trị
tác động trọng yếu đến khả năng trả nợ và thời gian thanh tốn của HSSV, từ đó đề
xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong cơng tác thu
hồi nợ góp phần cho vay HSSV có hiệu quả hơn.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác định các yếu tố tác
động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán của hộ vay vốn chương trình
HSSV để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong công tác thu hồi nợ, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm thu hồi nợ đến hạn tốt hơn đối với các khoản cho vay HSSV tại Hội sở
NHCSXH Lâm Đồng, góp phần tăng hiệu quả, chất lượng đầu tư của các chương
trình cho vay HSSV mà Hội sở NHCSXH Lâm Đồng đang thực hiện.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất, kiến nghị với NHCSXH cấp trên xem
xét trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tế
hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Lâm Đồng.
1.6 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 5 chương, có kết cấu như sau:

Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương này giới thiệu lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua
đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến. Từ đó định hướng đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến khả
năng trả nợ và thời gian thanh tốn, dựa trên những mơ hình tham khảo để đưa ra
mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh tốn
của hộ vay chương trình HSSV có HCKK tại Hội sở NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.


5

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu mà tác giả tiến
hành với đề tài đã chọn, các bước xây dựng thang đo các biến độc lập và phụ thuộc
của mơ hình nghiên cứu, cách thức thu thập và tính tốn dữ liệu nghiên cứu cũng
như trình tự các bước nghiên cứu.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng với việc mô tả
dữ liệu thu thập được, phân tích mối tương quan của các biến trong mơ hình nghiên
cứu, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả
thuyết của mơ hình nghiên cứu đã đề ra.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ dữ liệu đã thu thập
được thơng qua phân tích thống kê dựa trên phần mềm Eviews 6.1, từ đó đưa ra các
đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro từ phía hộ vay cũng như đối với NHCSXH, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên những đóng góp
cũng như hạn chế của đề tài và đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo.



6

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương II này sẽ đi sâu vào phần cơ sở lý thuyết của đề tài liên quan đến các vấn đề
cho vay, thu nợ, phương pháp phân tích đánh giá khả năng trả nợ, chính sách tín
dụng đối với HSSV. Nội dung của chương sẽ giới thiệu một số mơ hình nghiên cứu
trong và ngoài nước đã thực hiện để đánh giá các tác động đến khả năng trả nợ của
khách hàng vay là cá nhân, nông hộ và HSSV. Từ những mơ hình nghiên cứu trước
đó đề xuất mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và thời
gian thanh toán của hộ vay chương trình HSSV tại Hội sở NHCSXH Lâm Đồng.
2.1 Một số khái niệm và tổng quan về cho vay học sinh sinh viên
2.1.1 Khái niệm về cho vay
Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ
chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
(Điều 3 – Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam).
Cho vay, cịn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài
chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hồn trả tài chính cho
bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt
động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi
vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là
người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.[1]
2.1.2 Một số khái niệm về nợ
Theo Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Điều 1
Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định:


[1 ] Nguồn theo từ điển bách khoa toàn thư mở, nguồn />

7

- Nợ: bao gồm các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;
các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản
bao thanh tốn; các hình thức tín dụng khác.
- Nợ quá hạn: khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá
hạn.
- Nợ xấu (NPL): các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu;
 Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

2.1.3 Khái niệm và ý nghĩa của thu hồi nợ
* Khái niệm: Thu hồi nợ là yêu cầu khách hàng thanh toán cho tổ chức tín
dụng các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho tổ chức


8

tín dụng theo Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng hoặc
theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Ý nghĩa của việc thu hồi nợ
- Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính tổ chức tín dụng
- Đảm bảo lợi nhuận cho tổ chức tín dụng
- Quyết định sự sống cịn của tổ chức tín dụng và tránh rủi ro trong hoạt động
kinh doanh.
2.1.4 Khái niệm về khả năng trả nợ của hộ gia đình
Nợ phải trả của hộ gia đình so với thu nhập (Household debt service and
principal payment to income) được tính tốn bằng cách lấy nợ phải trả của hộ gia
đình chia cho tổng thu nhập của hộ gia đình trong cùng một thời kỳ.
2.1.5 Xác định chỉ số về khả năng trả nợ của hộ gia đình [2]
Nghĩa vụ trả nợ bao gồm: Lãi vay + Nợ gốc . Chỉ số này đo lường khả năng
thanh toán nợ của hộ gia đình.
Nghĩa vụ trả nợ được tính dựa trên những quy định trong hợp đồng vay nợ.
Gồm phương thức trả nợ sau:
 Trả nợ định kỳ: Gốc + lãi được hoàn trả theo các kỳ hạn đã xác định.
 Trả 1 lần cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn.
 Trả nợ tuần hoàn: Tiền vay (gốc + lãi) được phân ra và hồn trả nhiều lần,
khơng có kỳ hạn cụ thể.
2.1.6 Các phương pháp trong phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng
2.1.6.1 Nguyên tắc 5C (5 từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C)[3]

Các ngân hàng thường sử dụng mơ hình phân tích tín dụng theo tiêu chuẩn 5C
là để đánh giá khả năng trả nợ và ý muốn trả nợ của khách hàng gồm các thuộc tính
như năng lực, vốn, tài sản thế chấp, thái độ, các điều kiện khác, cụ thể:

[2] (Financial Soundness Indicators, FSIs, nguồn, />[3] nguồn />

9

+ Tư cách của khách hàng vay vốn (Character ) Xem xét sự trung thực, ý thức
trách nhiệm và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
+ Năng lực của khách hàng (Capacity) Xem xét nghề nghiệp, mức lương của
khách hàng để phán quyết xem khách hàng có khả năng kiếm tiền để trả nợ hay
không.
+ Vốn riêng của khách hàng (Capital) Xem xét khách hàng có những khoản
thu nhập riêng hay không (như: tài sản cá nhân, nhà cho thuê, kinh doanh hàng
hóa,…) để có thể nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng.
+ Tài sản đảm bảo nợ vay (Collateral) Xem xét khách hàng có tài sản đảm
bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp hay
cầm cố như thế nào.
+ Điều kiện trả nợ (Conditions) Xem xét những yếu tố kinh tế và hồn cảnh mơi
trường có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: sự ổn định của
nền kinh tế, ổn định nghề nghiệp của khách hàng.
Việc sử dụng mơ hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mơ hình
này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu thập, khả năng
dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
2.1.6.2 Nguyên tắc CAMPARI: Là quy tắc trong phân tích tín dụng. Quy tắc
này áp dụng khi tín dụng ngân hàng đánh giá, phân tích về khoản vay của khách
hàng cũng gần giống như nguyên tắc 5C, gồm các thuộc tính sau:[4]
 C: Character (Tư cách) ở đây phân tích tư cách khách hàng
 A: Ability (Năng lực người đi vay)

 M: Margin (lãi suất)
 P: Purpose (Mục đích vay)
 A: Amount (số tiền vay)
 R: Repayment (sự hồn trả hay phân tích về khả năng thanh toán khoản vay)
 I: Insurance (bảo đảm tín dụng)

[4] Nguồn />

10

2.1.6.3 Phương pháp đánh giá tín dụng thể nhân[5]
Phương pháp đánh giá cá nhân là các chuyên viên tín dụng dựa trên thông tin
khách hàng cung cấp (qua một mẫu đơn bao gồm các câu hỏi thống nhất) để đánh
giá khả năng trả nợ nhằm đưa ra các quyết định chấp nhận hoặc từ chối cấp tín
dụng. Các chỉ tiêu thường được xem xét để đưa ra quyết định bao gồm:


Đặc điểm của khách hàng (tình trạng hơn nhân, gia đình, nghề nghiệp, tuổi

tác...);


Số lượng tín dụng xin được vay;



Thế chấp (khách hàng sẽ sẵn sàng trả nợ bằng những nguồn tài sản gì trong

trường hợp phá sản);



Năng lực trả nợ (Nguồn thu nhập khả dụng mà khách hàng có thể sử dụng để

trả nợ);


Các điều kiện thị trường khác.

Tuy nhiên, các quyết dựa vào các đặc điểm trên thường mang tính chất chủ
quan và dựa vào các nguyên lý phân loại tổng quát.
2.1.6.4 Nguyên tắc chấm điểm và xếp hạng tín dụng[6]
Hệ thống xếp hạn tín dụng là cơng cụ quan trọng để tăng cường tính khách
quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt đồng tín dụng. Mơ hình tính điểm tín
dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các
chỉ tiêu đánh giá trong những mơ hình chấm điểm được xây dựng và áp dụng khác
nhau đối với từng ngân hàng xây dựng và từng loại khách hàng là doanh nghiệp hay
cá nhân.
2.1.7 Khái niệm của tín dụng HSSV
Cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên để hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập vì
vậy là một chủ trương lớn mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều thực hiện
nhằm hỗ trợ những người có năng lực học tập có thể theo đuổi ước mơ học tập của
mình, qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân
[5] nguồn />[6 ] nguồn


11

lực cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy vào
hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia, mà mỗi quốc gia có những chính sách,
chương trình và cách tổ chức cho vay cụ thể đối với học sinh và sinh viên[7]

Lịch sử của cấp tín dụng cho sinh viên vay bắt nguồn từ cuối những năm 1940,
khi một thanh niên trẻ người Colombia tên là Gabriel Betancourt, có ước mơ được
vào đại học nhưng gia đình anh rất nghèo. Anh ta đã phải thuyết phục ông chủ của
công ty nơi anh làm việc cho anh vay tiền để trang trải chi phí học tập ở nước ngoài.
Sau khi tốt nghiệp, anh nhận thấy mình đã đạt được nhiều thứ từ khoản vay học tập
này nên đã quyết định tìm cách thể chế hóa khoản vay như vậy. Sau đó, anh đã
thành cơng trong việc thuyết phục Chính phủ Colombia và vào năm 1950, Chính
phủ Colombia thành lập Viện cho sinh viên vay tiền Colombia (Colombian Student
Loan Institute, ICETEX), đây là viện không chỉ có đầu tiên ở Colombia mà cịn đầu
tiên trên thế giới. Đến nay, trên thế giới có hơn 60 quốc gia đang có cơ chế ngày
càng đề cao việc cho sinh viên vay tiền học tập.[8]
Theo trang web Bách khoa toàn thư mở (phiên bản tiếng Anh), cho vay sinh
viên là việc giúp sinh viên trả học phí, tiền sách vở và chi phí sinh hoạt. Cho vay
sinh viên có nhiều hình thức với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thơng thường và việc
trả nợ có thể gia hạn khi người vay còn đi học. Đối với những quốc gia khác nhau
thì luật pháp cũng khác nhau về việc cho vay và tình trạng khơng trả được nợ.
Tại Mỹ, Chính phủ Mỹ cung cấp 02 loại hình cho vay đối với sinh viên: Vay
liên bang (federal loans) do chính phủ Liên bang tài trợ và vay cá nhân sinh viên
(private student loans). Vay liên bang có thể được trợ cấp và không trợ cấp. Lãi suất
sẽ không bị cộng dồn hay tăng đối với những khoản vay được trợ cấp khi sinh viên
đang học. Những khoản vay này thường được thực hiện trong một tổng thể hỗ trợ
tài chính của Chính phủ Liên bang Mỹ, hầu hết sinh viên đại học Mỹ có thể vay
[7] Ziderman,A (2004) lựa chọn chính sách trong các chương trình HSSV vay vốn, bài học từ năm nghiên cứu điển hình ở Châu
Á, do tổ chức giáo dục, khoa học, và văn hóa của Liên hiệp quốc UNECOS Bangkok xuất bản.
[8 ] Jamil, S. (2003), Student loans in an International Perspective: The World Bank Experience, The World Bank working paper

No.137.


12


liên bang, cịn có thể bao gồm học bổng, cơ hội làm việc khi đang đi học… Hệ
thống trả nợ dựa trên thu nhập là một cách lựa chọn khác cho sinh viên trả nợ, hệ
thống này cho phép người vay trả nợ dựa trên khoản thu nhập họ kiếm được chứ
không dựa trên khoản vay là bao nhiêu. Hệ thống trả nợ này chỉ áp dụng cho vay
liên bang. Lãi suất sẽ được cộng dồn vào gốc. Tuy nhiên, nếu người vay làm việc
trong khu vực công tại các tổ chức lợi nhuận, khoản vay này có thể được xóa.
Khoản nợ được xóa sẽ được tính vào thuế thu nhập. Lãi suất vay liên bang sẽ do
Quốc hội Mỹ ấn định vì vậy nó mang tính chất chính trị. Sinh viên phải trả tiền
vay sau khi rời trường học từ 6 tháng đến 1 năm. Sinh viên có nhiều lựa chọn
trong việc gia han thời gian đi vay. Việc gia hạn sẽ làm tiền lãi hàng tháng giảm
xuống nhưng tổng tiền phải trả có thể tăng lên. [9]
Ở Việt Nam, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được triển khai
từ tháng 3/1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để
hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn trang trải chi phí cho việc học
tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua
sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Tuy nhiên do nguồn lực còn
hạn chế, nên chương trình chỉ giới hạn một số đối tượng được thụ hưởng tại vùng
khó khăn. Ngày 04/09/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/2007/CTTTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để sinh viên học sinh học đại học, cao đẳng
và học nghề. Chủ trương này được khẳng định bằng Quyết định số 157/QĐ-TTg
ngày 27/09/2007 của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên.
Có thể thấy, về bản chất cấp tín dụng cho HSSV là việc sử dụng các nguồn lực
tài chính do nhà nước huy động để cho vay HSSV, trong đó chú trọng đến những
HSSV có hồn cảnh khó khăn, đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề vay nhằm góp phần trang trải chi
phí cho việc học tập.

[9 ] nguồn />


×