Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.13 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY
CƠ KHÍ CẦU ĐƯỜNG.
I. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.
Nguyên vật liệu (NVL) là một yếu tố cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất của nhà máy. Bao gồm:
− Vật liệu chính: thép, tôn, ray, gang đúc và sắt các loại…
− Vật liệu phụ: ô xi, đất đèn, que hàn….
− Nhiên liệu: xăng, dầu, nhớt, than, gỗ…
Công cụ, dụng cụ (CC,DC) bao gồm: khuôn cối các loại trong phân xưởng
cơ khí I, các loại khuôn mẫu trong phân xưởng đúc, các loại dao cụ cắt gọt, các bộ
phận gá kíp trong phân xưởng cơ khí II…
1. Tài khoản sử dụng:
NVL, CC,DC của nhà máy rất đa dạng, sản xuất qua nhiều công đoạn nên
nhà máy áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi. Vì vậy, kế toán tại
nhà máy sử dụng các tài khoản sau:
TK 611 “Mua hàng”, chi tiết thành tiểu khoản: TK 6111 “Mua nguyên liệu,
vật liệu”.
TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, chi tiết thành tiểu khoản: TK 1521 “nguyên
vật liệu chính”_TK 15215 “Kho nhà máy”.
TK 153 “ Công cụ, dụng cụ”, chi tiết thành tiểu khoản TK 1531 “công cụ,
dụng cụ”
TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
1. Hệ thống chứng từ sử dụng:
Nhà máy sử dụng các chứng từ theo chế độ kế toán để theo dõi tình hình
biến động của NVL, CC,DC như: Hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT), Phiếu nhập
kho, Phiếu xuất kho….
3. Quy trình luân chuyển chứng từ:
a) Đối với NVL, CC,DC mua về nhập kho:
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng (hoá đơn GTGT), cán bộ phòng kế hoạch vật
tư sẽ lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên: liên 1 lưu, liên 2
gửi cho thủ kho, liên 3 kèm với hoá đơn mua hàng dùng để thanh toán với phòng


tài chính-kế toán.
Thủ kho kiểm tra, ghi số vật liệu thực nhập vào phiếu, sau đó chuyển cho
phòng tài chính-kế toán. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách, thủ kho
phải báo cho trưởng phòng vật tư và cùng người giao lập biên bản.
Kế toán ghi sổ chi tiết, lập thẻ kho, ghi sổ tổng hợp đồng thời bảo quản và
lưu.
b) Đối với các nghiệp vụ xuất kho NVL, CC,DC:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư, yêu cầu
xuất NVL, CC,DC. Phiếu này được phòng kế hoạch vật tư và giám đốc ký duyệt.
Thủ kho căn cứ vào các phiếu lĩnh vật tư tiến hành xuất vật tư cho phân xưởng và
viết Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 4 liên: liên 1 lưu, liên 2 gửi cho
phòng ban, phân xưởng sản xuất, liên 3 gửi phòng kế hoạch vật tư, liên 4 gửi
phòng kế toán. Kế toán ghi sổ và lưu.
Kế toán tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả
kỳ dự trữ.
4. Sổ sách tổng hợp và sổ sách chi tiết.
a) Sổ sách tổng hợp
Đầu quý và cuối quý, kế toán tiến hành kết chuyển từ TK 152, TK 153 sang
TK 611 và ngược lại.
Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, kế toán ghi chép
vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 611.
Sơ đồ 6: Hạch toán NVL, CC,DC
b) Sổ sách chi tiết
Hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ đòi hỏi phản ánh cả về giá trị, số lượng,
chất lượng của từng thứ (từng danh điểm) vật liệu, dụng cụ theo từng kho và từng
người phụ trách vật chất. Ở đây, nhà máy áp dụng phương pháp Sổ số dư.
II. HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Tài sản
cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển
dần vào giá thành sản phẩm sau nhiều chu kỳ, nhiều giai đoạn qua hình thức khấu

hao.
Ở nhà máy, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định là rất hạn chế. Tài sản cố
định chủ yếu là tài sản cố định hữu hình.
1. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh sự biến động của tài sản cố định và công tác trích khấu hao, kế
toán của nhà máy đã sử dụng các tài khoản:
TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”
TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”, chi tiết thành tiểu khoản: TK 2141
“Khấu hao tài sản cố định hữu hình”
2. Hệ thống chứng từ sử dụng:
Nhà máy sử dụng các chứng từ theo chế độ kế toán để theo dõi sản cố định
sử dụng gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, Thẻ tài sản cố định, Biên bản
thanh lý tài sản cố định, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao…
3. Quy trình luân chuyển chứng từ tài sản cố định sử dụng:
a) Các nghiệp vụ tăng tài sản cố định
TCSĐ tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như mua sắm, điều chuyển,
trao đổi…Ở nhà máy, TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm:
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà máy, giám đốc ký quyết định giao cho
phòng kế hoạch vật tư mua sắm. Phòng kế hoạch vật tư tìm kiếm nhà cung cấp.
Khi bàn giao, nhà máy tổ chức hội đồng giao nhận gồm đại diện của cả 2
bên. Hội đồng này sẽ lập Biên bản giao nhận tài sản cố định vận hành chạy thử.
Phòng kỹ thuật xem xét tính khấu hao.
Kế toán căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định lập thẻ tài sản cố
định, bảng tính khấu hao, phản ánh vào sổ tổng hợp và chi tiết.
b) Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định (do thanh lý, nhượng bán…)
Khi tài sản cố định trong nhà máy quá cũ, không sử dụng được, hoặc cần
bán, nhà máy tổ chức ban nghiệm thu tài sản cố định, xem xét hiện trạng tài sản,
giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản, sau đó, lập Biên bản đánh giá lại tài
sản cố định và ra quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Căn cứ vào Biên bản đánh giá lại tài sản cố định, giấy đề nghị của người

mua, ban nghiệm thu sẽ lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
Cuối cùng kế toán tài sản cố định huỷ thẻ tài sản cố định, bảng tính khấu
hao, ghi vào sổ chi tiết, vào Nhật ký chung, vào sổ Cái.
4. Nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định.
Kế toán tổng hợp tiến hành tính khấu hao theo phương thức khấu hao đều:
dựa vào thực trạng hoạt động của nhà máy, thời gian sử dụng của tài sản mà nhà
máy tự ấn định tỷ lệ cũng như mức trích khấu hao theo tháng (nhưng trong khung
quy định của Nhà nước).
Định kỳ hàng quý, kế toán tổng hợp tiến hành trích khấu hao một lần, lập
bảng tính khấu hao cho từng loại tài sản cố định và phân bổ khấu hao cho từng bộ
phận sử dụng tài sản cố định. Trên cơ sở đó kế toán ghi sổ Nhật ký chung và phản
ánh vào sổ Cái TK 2141.
5. Sổ sách tổng hợp và sổ chi tiết
Căn cứ vào các chứng từ gốc (biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản
đánh giá lại tài sản cố định), bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán
tổng hợp sẽ phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 211, TK 214, TK 627,
TK 642.
Tuỳ thuộc vào nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định liên quan đến tài sản cố
định nào, bộ phận nào sử dụng kế toán sẽ tiến hành ghi chép sổ chi tiết tài sản cố
định.
Cuối năm, kế toán tổng hợp sẽ lập báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố
định và báo cáo khấu hao tài sản cố định.
Sơ đồ 7: Hạch toán tình hình tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao
III. HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
Lao động tiền lương là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất, đồng thời
cũng là một yếu tố quyết định nhất về chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản
phẩm.
Tiền lương của công nhân trong nhà máy bao gồm tiền lương theo thời gian
và tiền lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ quản lý của nhà
máy. Việc tính lương cho cá nhân tuỳ hệ số lương cơ bản, ngày công nghỉ phép và
phụ cấp…
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho tất cả các công nhân
trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý phân xưởng trong doanh nghiệp thuộc các
phân xưởng. Ngoài ra, để đảm bảo tái tạo sức lao động, theo chế độ tài chính hiện
hành, chi phí công nhân trực tiếp còn bao gồm các khoản trích nộp cho các quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ do nhà máy chịu trách nhiệm và tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh theo tỷ lệ quy định tính trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất. Trong đó:
BHXH (15%) được trích lập để tài trợ cho các trường hợp công nhân viên
tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
BHYT (2%) được trích lập để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ cho CBCNV toàn nhà máy.
KPCĐ (2%) được trích lập nhằm mục đích duy trì hoạt động của tổ chức
công đoàn để chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng:
TK 334 “Phải trả công nhân viên”
TK338 “Phải trả, phải nộp khác”, chi tiết thành tiểu khoản:
TK 3382 “Kinh phí công đoàn”
TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”
TK 3384 “Bảo hiểm y tế”
2. Chứng từ sử dụng:
Kế toán căn cứ vào Bảng chấm công (sử dụng ở các phòng ban quản lý),
Bảng cân đối thời gian lao động, Phiếu nhập kho bán thành phẩm, Phiếu theo dõi
ngày công cho từng sản phẩm (sử dụng ở phân xưởng sản xuất)…để hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương.
3. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như bảng chấm công,

phiếu nhập kho bán thành phẩm, phiếu theo dõi ngày công cho từng sản phẩm, kế
toán tính toán và tiến hành lập Bảng phân bổ quỹ tiền lương cho từng phân xưởng
theo đối tượng sử dụng.
Biểu 7:BẢNG PHÂN BỔ QUỸ LƯƠNG
Tháng năm 2002
Phân xưởng cơ khí I
Ghi Nợ TK 622,627,641,642
Ghi Có Tk 334
Ghi có TK 334
Ghi Nợ TK Giờ
Đơn giá bình
quân một giờ
Thành tiền
TK 622-CPNCTT 11.534,85 4300 49.599.855
TK 627-CPNVPX 2100 5100 10.710.000
TK 641-CPBH 268,91 4300 1.156.500
TK 642-CPQLDN 585 5500 3.217.500
Từ bảng phân bổ quỹ lương từng phân xưởng, kế toán tính BHXH, BHYT,
KPCĐ rồi lên Bảng tổng hợp lương và BHXH toàn nhà máy. Việc trích BHXH…
đưa vào chi phí nhân công trực tiếp đối với cán bộ công nhân viên trong nhà máy
là như nhau theo quy định hiện hành trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho công
nhân sản xuất.
Biểu 8: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TOÀN NHÀ MÁY
Tháng 8/2002
Đơn vị : đồng
STT GHI CÓ TK
GHI NỢ TK
TK
334
TK 338 Tổng

cộng
TK
3382
TK
3383
TK
3384
Tổng
TK 338
1 TK 622
Sản phẩm căn chặn
Sản phẩm bulông
Sản phẩm cóc cứng
…. ………..
2 TK 627
Phân xưởng ghi
Phân xưởng đúc
Phân xưởng cơ khí I
…. …………..
3 TK 641
4 TK642
Tổng
Cuối tháng, kế toán tiến hành vào Nhật ký chung, rồi từ sổ Nhật ký chung,
kế toán tiến hành vào sổ Cái.
IV. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH VÀ TIÊU THỤ SẢN
PHẨM.
1. Hệ thống tài khoản và chứng từ sử dụng
TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

TK 631 “Giá thành sản xuất”
TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Các chứng từ được sử dụng để theo dõi chi phí gồm có: bảng kê chi phí NVL,
nhân công….
2. Hạch toán chi phí sản xuất:
a) Đối với chi phí nguyên vật liệu
Trong tháng, định kỳ căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập bảng tổng hợp
xuất vật tư.
Biểu 9: BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngày tháng năm
Đơn vị: đồng
STT Chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú
Số Ngày
tháng
….. …. … ….. ….
Tổng cộng
Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán xác định giá trị NVL thực tế
mà doanh nghiệp đã xuất dùng cho từng phân xưởng theo Bảng phân bổ NVL,
CC,DC
Biểu 10: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Phân xưởng cơ khí I
Tháng
Đơn vị: đồng
STT GHI CÓ TK
GHI NỢ TK
TK 152 TK 153 Tổng
cộng
1 Tk 621- CPNVLTT
Sản phẩm căn chặn
Sản phẩm bulong

…… …………
2 TK 627-CPNVPX
……. ………..
Từ những số liệu đã thu thập được ở trên, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ
chi phí NVL, CC,DC toàn nhà máy.
Biểu 11:
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ CHI PHÍ NVL ,CC,DC TOÀN NHÀ MÁY
Đơn vị: đồng
STT GHI CÓ TK
GHI NỢ TK
TK 152 TK 153 Tổng
cộng
1 TK 621- CPNVLTT
-Sản phẩm căn chặn
-Sản phẩm bulong
-Sản phẩm cóc cứng
……. …….
Cộng TK 621
2 TK 627-CPNVPX
-Phân xưởng ghi
-Phân xưởng đúc
-Phân xưởng cơ khí I
……. ……………….
Cộng TK 627
3 TK 641-CPBH
4 TK 642-CPQLDN
Tổng cộng
Từ đây kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung, rồi trên cơ sở đó, kế toán
tiến hành ghi vào sổ cái TK 621 “Chi phí NVl trực tiếp”. Sau đó kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp vào TK 631 “Tính giá thành sản phẩm”

Nợ TK 631
Có TK 621
b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Từ Bảng tổng hợp lương toàn nhà máy, kế toán tiến hành phân bổ chi
phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng. Căn cứ vào phiếu theo dõi giờ
công cho từng sản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát sinh trong tháng
của các sản phẩm để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm
cụ thể theo công thức:
Chi phí nhân công trực
tiếp cho sản phẩm A
= Lương bình
quân 1 giờ công
X Tổng giờ công thực tế
PS của sản phẩm A
Trong đó:
Lương bình quân
một giờ công
=
Tổng CPNC trực tiếp phát sinh
Tổng giờ công phát sinh trong tháng
của các sản phẩm
Cuối tháng, kế toán tiến hành vào Nhật ký chung, rồi từ sổ Nhật ký chung kế
toán tiến hành vào sổ Cái TK 622
Nợ TK 622
Có TK 334
Có TK 338
Cuối kỳ, kế toán ghi bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài
khoản tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 631
Có TK 622

c) Hạch toán chi phí sản xuất chung
Tại nhà máy Cơ khí cầu đường, để theo dõi các khoản chi phí sản xuất
chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, đây là những chi
phí bỏ ra để phục vụ sản xuất cho toàn phân xưởng.
Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được kế toán lập bằng cách tổng hợp
vào TK 627, chi tiết theo từng tiểu khoản và tập hợp theo hình thức thu chi với các
tài khoản đối ứng với tài khoản đó. Cụ thể như sau:

×