Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 30 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
Ở DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
I. Đặc điểm nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và nhiệm vụ kế toán:
1. Đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá:
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hay dịch vụ (ở đây bao gồm cả hàng
sản xuất trong nước và hàng tạm nhập tái xuất) ra nước ngoài căn cứ vào các hợp
đồng đã được ký kết. Chúng ta thường xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh
của các hàng sản xuất trong nước như: Chè, cà phê, gạo, hàng may mặc, dệt kim,
nguyên liệu thô, dầu thô, quặng kim loại, các mặt hàng như thủ công mỹ
nghệ....truyền thống....
Hoạt động kinh doanh sản xuất nhập khẩu được coi là một bộ phận của lĩnh
vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế
với chức năng tổ chức lưu chuyển hàng hoá giữa trong nước và ngoài nước. Xuất
khẩu được xem là một trong các trong những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong
quan hệ kinh tế đối ngoại, là một yếu tố kích thích sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện
trên những mặt sau:
- Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và
công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta. Để tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước trong một thời gian ngắn cần phải có một số vốn để
nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển
trên thế giới như Nhật, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Đức, Pháp…Vấn đề đặt ra là nguồn
vốn đó có thể lấy từ đâu? Nguồn vốn nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn khác
nhau như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ…tuy quan trọng nhưng cũng phải
trả bằng cách này hay cách khác ở thời gian tới. Vì vậy xét cho cùng thì nguồn vốn
quan trọng nhất để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là
nguồn vốn từ xuất khẩu. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu và cũng
chính nhờ có nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật mới hỗ trợ cho nền
sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là yếu tố quan trọng


quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế và mở rộng thi trường cho sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo điều
kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội phát triển thuận lợi. Xuất khẩu đã tạo ra thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hoá trong nước. Xuất khẩu đã tạo ra thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hoá trong nước, thúc đẩy mỹ nghệ xuất
khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống về thủ công
mỹ nghệ, và các ngành sản xuất nguyên liệu để làm ra chúng như: Trồng cói, ngô,
dừa, mây, tre, sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất dầy dép xuất khẩu …
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng ta sẽ được lưu thông trên thị
trường quốc tế và tham gia cạnh tranh với hàng hoá của các nước về giá cả và chất
lượng. Để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước trên thế giới. Để có
thể tồn tại và phát triển lâu dài được đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất,
hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
- Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao
động vào làm việc và có thu nhập ổn định.
Xuất khẩu là mũi nhọn quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là một
trong 3 chương trình kinh tế lớn do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra "Trong
toàn bộ hoạt động nền kinh tế, một nhiệm vụ có ý kiến nghĩa lược của toàn Đảng,
toàn dân là ra sức xuất khẩu, để nhập khẩu…"
Do tầm quan trọng của xuất khẩu mà phương hướng phát triển kinh tế đối
ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương
theo hướng đa dạng hoá, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, là
chấp nhận xu hướng hợp tác cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức đòi hỏi cơ quan quản lý cũng như Doanh nghiệp phải có các định hướng phát
triển thị trường xuất khẩu và các biện pháphát triển phù hợp trong việc hoàn thiện
các chính sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
*Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong 3 trường hợp sau:

- Hàng xuất khẩu bán cho các Doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng
kinh tế đã ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng hoá bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều, thanh toán bằng ngoại
tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng
ngoại tệ.
- Hàng ký gửi đi hội chợ, triển lãm sau đó bán thu ngoại tệ.
- Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà
nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua các Doanh nghiệp xuất nhập
khẩu.
- Việc xác định đúng đắn thời điểm xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan
trọng trong việc ghi chép doanh thu bán hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ
thanh toán, tranh chấp, khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương. Theo
quy định thì hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu, cụ thể:
- Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng xuất khẩu tính ngay từ khi
thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký nhận mọi thủ tục hải quan để rời
cảng.
- Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu
được tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa
khẩu.
- Nếu hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường bộ thì hàng được coi là
xuất khẩu tính từ ngày hàng hoá rời khỏi biên giới theo xác nhận của hải quan cửa
khẩu biên giới.
- Hàng đưa đi hội trợ triển lãm thì hàng được coi là xuất khẩu khi hoàn thành
thủ tục bán hàng thu ngoại tệ.
- Nếu hàng xuất khẩu là các dịch vụ sửa chữa tàu biển, máy bay trên địa
phận nước ta thì dịch vụ tính là xuất khẩu khi hoàn thành dịch vụ sửa chữa, thu
ngoại tệ hoăc khách hàng chấp nhận thanh toán sau.
2. Các phương thức, hình thức kinh doanh xuất khẩu
* Các phương thức kinh doanh xuất khẩu

- Kinh doanh xuất khẩu theo nghị định như:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại với nước ngoài, nhà nước ta và các nước
khác có ký kết văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở nội dung đã ký kết nhà
nước xây dựng kế hoạch giao cho một số doanh nghiệp thực hiện.
Theo cách này Nhà nước cấp vốn, vật tư và các điều kiện khác để Doanh
nghiệp thay mặt Nhà nước ký kết hợp đồng cụ thể, chịu trách nhiệm thực hiện hợp
đồng. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nguồn hàng và giao cho bạn hàng theo
đúng tinh thần của nghị định thư về thời gian, địa điểm, chất lượng, số lượng…Đối
với số ngoại tệ thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí bằng ngoại tệ thì các đơn
vị phải lập vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của bộ
thương mại và bộ thương mại thanh toán bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá quy đổi
tính theo từng mặt hàng. Trường hợp xuất khẩu trả nợ cho Nhà nước thì tiền hàng
sẽ do Bộ trưởng thương mại trả sau khi nước chủ nợ thông báo đã nhận đủ và chấp
nhận lô hàng.
- Kinh doanh xuất khẩu tự cân đối:
Theo phương thức này các Doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ kinh doanh, tự
chủ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tự tổ chức các
điều kiện cần thiết để ký kết hợp đồng xuất khẩu nhưng phải tuân theo quy định
trong chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đối với các hợp đồng này các Doanh
nghiệp phải hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như phân phối kết quả
thu được từ các hoạt động đó. Số ngoại tệ thu được đơn vị có thể bán ở thị trường
ngoại tệ hoặc ngân hàng.
Với phương châm mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước ta đã có
những biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hoạt
động sản xuất, xuất khẩu (những mặt hàng thuộc ưu thế của nước ta). Các Doanh
nghiệp thương mại hoặc Doanh nghiệp khác có đủ điều kiện và đăng ký kinh
doanh xuất nhập khẩu cho các Doanh nghiệp này. Mặc dù vậy không phải bất kỳ
Doanh nghiệp nào có giấy phép đều có thể trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu
hàng hoá và không có nghĩa là các Doanh nghiệp không có giấy phép là không

được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá trong quá trình kinh doanh xuất
nhập khẩu thường được tiến hành theo các hình thức sau:
- Xuất khẩu trực tiếp:
Theo hình thức này các Doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các tỉnh, thành phố
có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, có nguồn tài nguyên, có khả năng sản xuất gia
công, mua hàng xuất khẩu được Nhà nước, Bộ thương mại cấp giấy phép cho phép
trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài, thanh toán bằng
ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ mạnh). Số tiền ngoại tệ thu được do xuất khẩu hàng
hoá và được sử dụng để nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng và phát triển kinh tế địa phương theo chính sách của Nhà nước.
- Xuất khẩu uỷ thác:
Là hình thức mà các Doanh nghiệp địa phương có nguồn tài nguyên hàng
hoá phong phú, có ngoại tệ mạnh nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà
nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ các Doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trung ương hoặc địa phương xuất nhập khẩu hộ. Đơn vị uỷ thác phải chịu một
khoản hoa hồng trả cho đơn vị nhận ủy thác theo hợp đồng thoả thuận. Đơn vị
nhận uỷ thác tính doanh thu dựa trên số hoa hồng được hưởng.
Ngoài các hình thức xuất khẩu chủ yếu trên thì một số Doanh nghiệp có hình
thức xuất khẩu kết hợp của hai hình thức trên có nghĩa là họ vừa xuất khẩu trực
tiếp (được Nhà nước cho phép) vừa nhờ các Doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ hoặc
xuất khẩu hộ các Doanh nghiệp khác. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu này chủ
yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài ra còn có thể theo hiệp định.
3. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá
Phương thức thanh toán là nội dung trọng yếu nhất của hoạt động kinh
doang xuất nhập khẩu, nó chỉ việc người bán làm cách nào để thu tiền về và người
mua dùng cách nào để trả tiền. Trong giao dich buôn bán quốc tế có nhiều phương
thức thanh toán khác nhau. Ngày nay cùng với sự phát triển cuẩ mạng internet thì
đã xuất hiện nhiều phương thức thanh toán mới ra đời, thanh toán qua mạng. Mỗi
phương thức đều có mỗi ưu nhược điểm riêng, lựa chọn phương thức thanh toán
nào đều phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và từ

yêu cầu của người mua là nhận được hàng đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng
hạn.
Ở nước ta trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường áp dụng các
phương thức thanh toán sau:
* Phương thức nhờ thu:
Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ thác cho ngân hàng thu
hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.
Có hai loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ
tiền hối phiếu ở người mua, mà không kèm theo điều kiện gì, ngân hàng không
nắm được chứng từ.
Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người bán
vì vậy thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh
toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian đơn thuần mà thôi.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng)
và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó với điều kiện là người mua phải trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để họ đi nhận
hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền, phương thức nhằm thu kèm chứng từ được chia
làm 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ: Gọi là nhờ thu trả tiền ngay
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ: Gọi là nhờ thu trả chậm.
Phương thức này có ưu điểm là đảm bảo hơn so với phương thức nhờ thu
phiếu trơn, vì theo phương thức này ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế
bộ chứng từ. Tuy vậy phương thức này vẫn còn một số bất lợi cho người bán: Thời
gian thu tiền về chậm, vốn bị ứ đọng mà người mua vẫn có thể từ chối mua hàng
mà không chấp nhận thanh toán…
*Phương thức chuyển tiền:

Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền, người mua,
người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu …) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên liên quan trong phương thức chuyển tiền:
Người trả tiền hay người chuyển tiền: Là người yêu cầu ngân hàng đại diện
mình chuyển tiền ra nước ngoài
Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: Là ngân hàng ở nước ngoài trả tiền
hoặc chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền)
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước
người hưởng lợi.
Người hưởng lợi: (Người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư hoặc là
người nào đó mà người chuyển tiền chỉ định)
Các hình thức chuyển tiền chủ yếu:
Hình thức điện báo
Hình thức thư chuyển tiền
Trong 2 hình thức này thì hình thức điện báo có lợi hơn cho người xuất khẩu
vì nhận tiền nhanh nên thủ tục điện phí …cao nên bất lợi cho người nhập khẩu
*Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà trong đó một
ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin
mở thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong
phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng
(viết tắt L/C)
Các bên tham gia thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ trong
ngoại thương gồm có:
+ Người xin mở thư tín dụng: Là người mua, người nhập khẩu
+ Ngân hàng mở thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cấp tín dụng cho người
nhập khẩu

+ Ngươi hưởng L/C: Là người bán, người xuất khẩu hoặc là người khác
được người hưởng lợi chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức tín
dụng chứng từ. Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ, do ngân hàng viết ra và cam kết trả tiền cho người
xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của
L/C
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn phương
thức nhờ thu. Đối với người bán (người xuất khẩu) nó đảm bảo rằng việc trả tiền
cho người bán chỉ được thực hiện khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ
hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.
Trong thanh toán quốc tế người ta thường gặp các loại thư tín dụng thương
mại sau:
+ Thư tín dụng có thể huỷ bỏ
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy hồi
+ Thư tín dụng chuyển nhượng
+ Thư tín dụng tuần hoàn
+ Thư tín dụng giáp lưng
+ Thư tín dụng đối ứng
+ Thư tín dụng dự phòng
+ Thư tín dụng thanh toán trả dần
*Phương pháp đảm bảo trả tiền
Đây là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng bên mua theo yêu cầu
của bên mua viết cho bên bán 1 thư đảm bảo trả tiền nếu bên bán đã giao hàng
xong cho bên mua tại một địa điểm quy định.
*Phương thức mở tài khoản:
Là phương thức thanh toán trong đó có quy định, người bán (người xuất

khẩu) sau khi giao hàng cho người nhập khẩu phải mở một tài khoản để ghi nợ
người mua về tài khoản mua hàng hay các khoản chi phí khác có liên quan đến
hoạt động mua hàng mà người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu. Đây là phương
thức thanh toán đơn giản (chỉ có 2 bên: bên xuất khẩu và bên nhập khẩu tham gia
thanh toán) phương thức này có lợi hơn cho người nhập khẩu
Khi nói đến thanh toán quốc tế ta còn phải xem xét đến các phương tiện sử
dụng trong thanh toán quốc tế. Đây chính là công cụ hỗ trợ và được sử dụng trong
các phương thức thanh toán kể trên. Ở đây các phương tiện thanh toán thường
được sử dụng là hối phiếu và séc
Hối phiếu: Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
người khác, yêu cầu người này nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất
định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một khoản tiền
nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả tiền cho người
khác hoặc người cầm hối phiếu. Một trong những đặc tính quan trọng của hối
phiếu là tính lưu thông. Hối phiếu có thể chuyển nhượng 1 lần hay nhiều lần trong
thời hạn của nó thông qua hình thức ký hậu hối phiếu.
Séc: Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ra
lệnh cho ngân hàng tính từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên
trong séc, hoặc là theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền
nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Hiện nay séc được sử dụng rộng rãi
trong thanh toán nội bộ và quốc tế, nó có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền. Séc
có thể chuyển nhượng cho người kế tiếp bằng phương pháp ký hậu trong thời hạn
trên hiệu lực của nó (Nhưng việc ký hậu séc chỉ được thực hiện đối với hai loại séc
theo lệnh)
4. Giá cả áp dụng trong hạch toán hàng hoá xuất khẩu
Trong thanh toán quốc tế, việc xác định hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu và
quy định về giá cả trong mua bán hàng hoá là một vấn đề quan trọng mà cả 2 bên
giao dịch đều đặc biệt quan tâm. Đối với hoạt động xuất khẩu, khi đề cập đến giá
cả hàng hoá ta thường đề cập đến giá cả của hàng hoá trong các khâu: mua hàng
(hoặc thành phẩm) nhập kho, xuất kho hàng hoá để xuất khẩu và giá xuất khẩu (giá

bán hàng xuất khẩu)
Giá nhập kho: Là giá thực tế bỏ ra để mua hàng (bao gồm giá mua và chi
phí mua hàng nếu có….)
Giá xuất kho hàng hoá xuất khẩu : Giá xuất kho hàng xuất khẩu có thể
được xác định theo một trong những phương pháp như: Giá đích danh, phương
pháp giá bình quân gia quyền, phương pháp giá nhập trước xuất trước, và phương
pháp giá nhập sau xuất trước. Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào
doang nghiệp.
Giá bán hàng xuất khẩu : Là giá được quy định trong hợp đồng mua bán
ngoại thương và được hai bên thoả thuận. Và tỷ giá chuyển đổi thường sử dụng
theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, các khoản thoái giá đều được
coi là giảm giá hàng bán.
Hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp thường sử dụng
các loại giá giao hàng quy định trong Incoteem 90, ở nước ta thường sử dụng các
loại giá: FOB, CIF, C&F, C&I…
- Giá FOB: Là giá hàng giao được tính từ khi hàng hoá được xếp lên phương
tiện tại cảng, ga hoặc biên giới nước người xuất khẩu. Giá FOB bao gồm giá thực
tế của hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá lên tàu, người mua phải
chịu mọi tổn thất, rủi ro từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng,
- Giá CIF: Bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm
Theo giá CIF người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người nhập
khẩu. Người bán phải chịu chi phí bảo hiểm và vận chuyển, mọi rủi ro tổn thất chi
phí vận chuyển bên bán phải chịu mọi trách nhiệm.
- Giá C&F: Là giá xuất khẩu bao gồm giá cả thực tế của hàng xuất cho đến
khi hàng lên phương tiện vận tải cộng với chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm do
người mua chịu.
- Giá C&I: Là giá xuất khẩu bao gồm giá FOB cộng với chi phí bảo hiểm
trên đường vận chuyển, chi phí vận chuyển do người mua chịu.
Ở nước ta hiện nay do điều kiện kinh tế cùng với kinh nghiệm còn hạn chế
nên các doanh nghiệp thường sử dụng giá FOB trong xuất khẩu và giá CIF khi

nhập khẩu.
Bên cạnh việc đàm phán, thoả thuận về giá cả thì 2 bên giao dịch còn cần
phải đưa ra phương pháp xác định cho hợp đồng, tuỳ theo cách xác định giá mà
phân biệt thành các loại giá:
Giá cố định: Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không
được sửa đổi nếu không có thoả thuận khác. Thường áp dụng đối với việc mua sắm
các thiết bị toàn bộ, hàng bách hoá, hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng hoá có
thời gian chế tạo ngắn.
Giá có thể điều chỉnh lại: Là giá được xác định ngay khi ký kết hợp đồng
nhưng có thể xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường có biến động lớn.
Giá quy định sau: Là giá không được quy định ngay khi ký kết hợp đồng
mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận
của 2 bên.
Giá di động: Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng
trên cơ sở giá quy định ban đầu có đến những biến động về chi phí trong thời gian
thực hiện hợp đồng.
Khi xem xét giá cả phải chú ý đến tỷ giá hối đoái và các điều kiện đảm bảo
tiền tệ để trị giá lô hàng vẫn được đảm bảo khi đồng tiền dùng trong thanh toán bị
mất giá.
II. Yêu cầu quản lý nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá:
1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, nó không giới hạn việc ký
kết mua bán trong nước giống như nội thương mà nó hoạt động buôn bán ở phạm
vi quốc tế. Do vậy hoạt động xuất khẩu rất phức tạp từ khâu giao dịch đàm phán ký
kết đến khâu thực hiện và thanh toán hợp đồng. Nó liên quan nhiều yếu tố trong và
ngoài nước mà bản thân các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khó có thể kiểm
soát được một cách chặt chẽ, toàn diện. Các nhà quản lý phải thu nhập thông tin
một cách đầy đủ chính xác về tình hình thị trường trong và ngoài nước để làm quy
định trong và ngoài nước mà bản thân và đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khó có
thể kiểm soát được một cách chặt chẽ, toàn diện. Các nhà quản lý phải thu thập

thông tin một cách đầy đủ chính xác về tình hình thị trường trong và ngoài nước để
làm cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn. Việc ký kết hợp
đồng phải chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và phải thực hiện tốt hợp
đồng. Ngăn chặn và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ký kết hợp đồng và
thực hiện hợp đồng. Sau đây là những yêu cầu cơ bản đối với từng giai đoạn trong
việc kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá .
- Yêu cầu đầu tiên đối với các nhà quản lý trước khi kí kết hợp đồng là phải
nắm chắc, kịp thời những thông tin về thị trường, về tình hình sản xuất trong nước
cũng như nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá của phía nước ngoài, về quy luật vận động
của thị trường và giá cả hàng hoá. Nghiên cứu thị trường cần phải trả lợi được các
câu hỏi sau: xuất khẩu mặt hàng gì? Nhu cầu thị trường ở nước nhập khẩu như thế
nào? Sự biến động giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới ra sao…? để đi
đến quyết định đúng đắn.
- Một yêu cầu tiếp theo là khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phải chọn đối
tượng để giao dịch và ký kết. Trong hoạt động xuất khẩu bạn hàng và khách hàng
là những người có quan hệ với ta nhằm thực hiện đúng hợp đồng về cung ứng hàng
hoá. Cần nghiên cứu, xem xét kỹ bạn hàng cũng như xem xét khả năng cạnh tranh
của hàng hoá đó trên thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng phải tìm hiểu kỹ về
chinh sách và tập quán thương mại của nước đó.
- Yêu cầu đối với nhà quản lý là khi tham gia ký kết hợp đồng phải nắm
vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, có kiến thức chuyên môn về hợp đồng ngoại
thương, nắm vững thông lệ quốc tế và luật thương mại quốc tế.
Cụ thể như sau: Nắm vững các điều kiện tham gia ký kết hợp đồng ngoại
thương, tìm hiểu cụ thể rõ ràng về mọi mặt của các bên đối tác như tìm hiểu về tư
cách pháp nhân, tình hình tài chính, uy tín của công ty trên thị trường…các yếu tố
này rất quan trọng nó giúp cho việc đảm bảo tính hợp pháp của các bên trong hợp
đồng và khả năng thực hiện hợp đồng đó; nghiên cứu nắm vững đối tượng của hợp
đồng: các chỉ tiêu chất lượng giá cả hàng hoá, mẫu mã, bao bì hàng hoá, thị hiếu
của khách hàng về mặt hàng này…
- Công tác quản lý đòi hỏi việc dự thảo và phân tích hợp đồng phải chặt chẽ,

chính xác đồng thời đảm bảo các điều khoản của hợp đồng phải đầy đủ, rõ rang,
hợp pháp để đảm bảo quyền lợi tối cao cho doanh nghiệp bao gồm cả các điều
khoản về: Tên hàng, cơ sở giao hàng, giá cả, thanh toán số lượng, chất lượng tầu
trở hàng…Bên cạnh đó để hợp đồng được chặt chẽ, việc thực hiện hợp đồng được
trôi chảy thì 2 bên có thể đưa thêm các điều khoản về trọng tài kinh tế khi xét sử
tranh chấp, điều khoản về kiểm nghiệm, khiếu nại, điều khoản bất khả kháng…tuỳ
theo tính chất hàng hoá, giá trị lô hàng và độ tin cậy lẫn nhau giữa các bên đối tác.
Hợp đồng xuất khẩu sau khi được ký kết thì phải được triển khai thực hiện.
Do vậy các nhà quản lý phải luôn bám sát các điều khoản của hợp đồng, đảm bảo
tiến độ thực hiện hợp đồng và chấp hành đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng
như giao hàng đúng hạn, đúng chất lượng, số lượng, hoàn thành các thủ tục hải
quan để có thể hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hoá để bên nhập khẩu có thể thanh
toán đúng thời hạn…

×