MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN
HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TYCP
KẾN TRÚC VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG DTH
3.1 Đánh giá kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại
công ty CP Kiến trúc và Vật liệu xây dựng DTH:
3.1.1. Ưu điểm:
Sau 6 năm tồn tại và phát triển, cty CP Kiêns trúc và Vật liệu xây dựng
DTH đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trình độ quản lý của cán bộ,
nhân viên trong Cty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Hiện nay, đội
ngũ cán bộ, nhân viên được trang bị vững vàng về nghiệp vụ và giàu kinh
nghiệm trong quá trình kinh doanh của Cty.
Cùng với sự phát triển của Cty, bộ phận kế toán đã thực sự trở thành
công cụ đắc lực giúp cho ban Giám đốc ra được những quyết định kịp thời và
chính xác. Đặc biệt, bộ phận kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết
quả tiêu thụ đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đảm bảo theo dõi sát sao
tình hình luân chuyển hàng hoá chi tiết và số lượng, chủng loại, doanh thu
hàng đã bán và các khoản giảm trừ doanh thu. Bên cạnh đó việc xác định giá
vốn hàng hoá đã xuất bán, Công ty sử dụng phương pháp giá thực tế đích
danh. Theo phương pháp này, giá trị xuất kho của loại hàng nào được xác
định đúng bằng giá trị nhập kho của loại hàng đó. Đây là phương pháp lý
tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc của hạch toán kế toán: chi phí thực tế
phù hợp với doanh thu thực tế hay hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh
thu mà nó tạo ra. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST, mỗi mặt hàng
Cty đặt theo một mã riêng theo giá vốn nhập của loại hàng đó. Nhờ áp dụng
phương pháp này Cty xác định giá vốn hàng bán một cánh chính xác, cập
nhật giá thị trường các sản phẩm SIKA luôn biến động nhanh chóng tìm ra
biện pháp cạnh tranh với bạn hàng trong ngành.
Đồng thời, đối với công tác theo dõi quá trình thanh toán tiền hàng với
khác hàng và các cửa hàng trực thuộc Công ty, Công ty ban hành bổ sung về
nghiệp vụ bán hàng để từng nghiệp vụ quản lý chặt chẽ kể từ khi bán hàng
cho đến khi thu xong tiền bán hàng nhằm tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng
đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ trong việc thu nợ. Công
ty còn giao cho phòng Kế toán có biện pháp theo dõi công nợ phải thu bằng
các “ Biên bản xác nhận công nợ”( đối với công ty lớn) và “Giấy xác nhận
tiền hàng” và Bảng tính lãi (đối với khách hàng tư nhân) nhằm đảm bảo cho
số liệu kế toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng trong quá
trình hạch toán hạn chế việc ghi chép trùng lặp không cần thiết. Ngoài ra
công ty còn giao cho phòng kế toán cập nhật kết quả kinh doanh hàng tháng
và phân tích chi phí theo định mức đầu năm nhằm quản lý chi phí theo kế
hoạch đã định và nắm được kịp thời kết quả kinh doanh giúp cho ban Giám
đốc có biện pháp chỉ đạo để từ đó có các định hướng, kế hoạch kinh doanh
cho kỳ tiếp theo giúp cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất.
Việc luân chuyển chứng từ cũng như tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
đảm bảo nguyên tắc kế toán của chế độ hiện hành và phù hợp với khả năng
trình độ của đội ngũ cán bộ của công ty. Ngoài việc thực hiện hạch toán trên
phần FAST, một số phần hành như tiền lương, công nợ phải thu và phải trả,
thuế kế toán còn theo trên EXEL, ghi sổ ngoài thuận tiện cho việc đối chiếu
kết quả và có thể trình số liệu lên ban Giám đốc khi cần thiết. Bên cạnh đó,
Công ty luôn chấp hành đúng và chính xác, chế độ kế toán tài chính của Nhà
nước, các chính sách thuế, như Công ty áp dụng thông tư số 89 “Hướng dẫn
kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ( Kế toán Hàng tồn kho, TSCĐ hữu
hình, TSCĐ vô hình, Doanh thu và thu nhập khác)” và thông tư 82 “về việc
xoá bỏ 1% khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hoá mua vào là nông sản, lâm
sản chưa qua chế biến”. Hơn thế, công ty nộp thuế đầy đủ cho nhà nước theo
đúng nghĩa vụ.
Hơn nữa để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính
trong các trường hợp xảy ra do nguyên nhân khách quan như giảm giá hàng
bán, công ty lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủi ro, thực chất về
mặt lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của các doanh nghiệp, chính
nhà nước dã hỗ trợ cho việc mất mát đó. Điều này giúp cho công ty hạch toán
kết quả tiêu thụ một cách chính xác.
Ngoài những điểm mạnh nêu trên công tác tổ chức kế toán lưu chuyển
hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của công ty vẫn còn những tồn tại mà
đòi hỏi cần được cải tiến, hoàn thiện nhằn đáp ứng hơn nữa những yêu cầu
trong công tác quản lý của công ty.
3.1.2. Những tồn tại:
Thứ nhất: Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Công ty đã thực hiện đầy đủ các chứng từ ban đầu theo đúng chế độ kế
toán hiện hành quy định, cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác kiểm tra và
ghi sổ kế toán. Tuy nhiên đối với trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng
công ty vẫn làm thủ tục nhập kho cho số hàng này. Hàng hoá xuất thẳng cho
khách hàng vẫn được phản ánh trên chứng từ là hàng nhập kho và xuất kho.
Như vậy công ty sẽ không theo dõi được số hàng mua bán vận chuyển thẳng
và số hàng mua bán xuất nhập kho để có biện pháp thúc đẩy hình thức bán
buôn vận chuyển thẳng vì hình thức này hạn chế được chi phí lưu thông.
Thứ hai: Về tài khoản và trình tự hạch toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 1141
TC/QD/CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ tài chính và đã sửa đổi bổ sung theo
quyết định số 149/2001/ QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và theo thông tư số
89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002 được vận dụng phù hợp với hoạt động
kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên là một doanh nghiệp tư nhân thực hiện kinh doanh thương
mại nhưng công ty không phản ánh riêng chi phí thu mua hàng hoá (TK
1562) gây khó khăn cho việc nghiên cứu giảm chi phí thu mua hàng hoá.
Ngoài ra công ty còn hạch toán khoản được giảm giá khi mua hàng vào
thu nhập khác và hạch toán việc giảm giá cho khách hàng vào chi phí khác,
việc hạch toán như vậy mặc dù không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của
việc xác định chế độ kinh doanh nhưng không đúng với quy định về chế độ
kế toán.
Thứ ba: Về phương pháp xác định giá vốn hàng bán ra
Công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính trị giá mua
của hàng xuất ra được xác định là tiêu thụ. Theo phương pháp này thì chính
xác, tuy nhiên hiện nay công ty không phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu
thụ trong kỳ. Chi phí thu mua được hạch toán vào chi phí bán hàng do đó, về
cơ bản kết quả tiêu thụ cuối cùng không thay đổi nhưng giá vốn của hàng
bán được phản ánh thấp hơn so với thực tế làm cho việc phân tích kết quả
tiêu thụ không được chính xác.
Thứ tư: Về phương pháp phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Kế toán không phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cho số hàng hoá bán ra và số hàng hoá còn lại trong kho của công ty
chưa tiêu thụ. Toàn bộ các chi phí phát sinh cuối kỳ được chuyển sang tài
khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Như vậy việc làm này chưa hợp lý,
chưa đúng với chế độ kế toán quy định. Vì theo nguyên tắc, nếu như số lượng
hàng tồn kho giữa các kỳ có biến động lớn, liên quan đến nhiều hàng tồn kho
và các khoản chi phí phát sinh lớn cần phải được phân bổ cho lượng hàng bán
ra và hàng tồn kho nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi so sánh giữa thu
nhập và chi phí nhằm xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ. Đồng thời nếu kết
chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định
kết quả tiêu thụ trong kỳ thì vô hình chung đã làm giảm lãi và kết quả cuối
cùng không chính xác.
Thứ năm: Về thanh toán công nợ
Trong quá trình tiêu thụ, công ty có nhiều khách hàng trong và ngoài
nước. Đối với khách hàng của công ty, phần lớn hình thức thanh toán là thanh
toán chậm. Điều này đặt ra cho kế toán của công ty đặc biệt là kế toán công
nợ trách nhiệm nặng nề là phải thường xuyên theo dõi một cách tỷ mỉ và chặt
chẽ đối với từng khách hàng. Với những khách hàng vi phạm thời hạn thanh
toán, công ty thường tính lãi trên tổng số tiền hàng đã bán và chưa có biện
pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm nên việc thu hồi công nợ còn
gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu: do đặc điểm kinh doanh của công ty có một số khách hàng
trả tiền chậm với số lượng tiền lớn nhưng công ty không tiến hành trích
khoản dự phòng phải thu khó đòi , điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc hoàn
vốn và xác định kết quả tiêu thụ.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá
và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty CP Kiến trúc và Vật liệu xây dựng
DTH:
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết
quả tiêu thụ :
Trong thời gian qua, chế độ kế toán của Việt Nam đã không ngừng
được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển kinh
tế của đất nước, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt phải
nói đến là việc ban hành các chuẩn mực kế toán gần đây đã đánh dấu sự phát
triển lớn trong việc quản lý kinh tế – tài chính của Nhà nước ta.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì lại có những phương
pháp hạch toán cũng như tài khoản sử dụng khác nhau để phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Do đó, việc hạch toán kế toán bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung
cũng như bản thân công ty CP Kiến trúc và Vật liệu xây dựng DTH nói riêng
là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
+ Yêu cầu thống nhất:
Thống nhất trong việc hoàn thiện là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự
thống nhất về chế độ kế toán của ngành kinh doanh với chế độ kế toán của
Nhà nước đã ban hành.
Hoàn thiện kế toán bán hàng đòi hỏi phải có một sự thống nhất về chế
độ kế toán, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt tài khoản kế toán, phương
pháp hạch toán đảm bảo sự tuân thủ các chính sách, chế độ tài chính, kế toán
của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đó.