Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÁI SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÁI SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chun ngành: Chính trị học
Mã số : 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: GVCC.TS. Ngô Xuân Trường



Nghệ An, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như việc hồn thành Luận văn Thạc sĩ Khoa
học Chính trị này, bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của
q thầy, cơ Khoa Giáo dục Chính trị, các khoa, phòng thuộc Trường Đại học
Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học Đại học Sài Gòn; quý lãnh đạo Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bình Phước, Thị ủy Đồng Xoài, các cơ quan, đơn vị liên quan; cơ quan
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Đồng Xồi và gia đình. Đặc biệt, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy GVCC.TS Ngô Xuân Trường, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn q thầy, cơ giáo Khoa Giáo dục Chính trị, Phòng
Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học Đại học
Sài Gòn; các đồng chí lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã, phịng Nội vụ thị xã, các
cơ quan, đơn vị liên quan, Đảng ủy các phường, xã thuộc thị xã Đồng Xoài, tỉnh
Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được tiếp xúc, học hỏi, xâm nhập
thực tế. Cảm ơn cơ quan Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Đồng Xồi, cùng
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, ủng hộ, khích lệ, động viên tinh thần
trong quá trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong q trình nghiên cứu hồn thiện luận văn chắc chắn sẽ khơng tránh
khỏi được những hạn chế, thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm đóng góp ý
kiến của Hội đồng Khoa học, quý thầy cô, quý lãnh đạo thị xã Đồng Xoài, Đảng
ủy các phường, xã và đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu của đề tài này được
hoàn chỉnh, từ đó triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả


Nguyễn Thái Sơn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn.
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn.
A. MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG
9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
9
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
9
1.2. Nội dung, hình thức, phương pháp, yêu cầu nhiệm vụ, vai trị và
tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở
31
Kết luận chương 1
45
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 46
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH
PHƯỚC
46
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước tác động đến việc giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp

cơ sở
46
2.2. Thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
của thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước
51
Kết luận chương 2
74
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở THỊ XÃ ĐỒNG XỒI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
75
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước
75
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
giai đoạn hiện nay
76
Kết luận chương 3
103
C. KẾT LUẬN
104
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
107
E. PHỤ LỤC
112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


ĐU

:

Đảng ủy

ĐTNCSHCM

:

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

HCCB

:

Hội Cựu chiến binh

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HND

:

Hội Nông dân


HLHPN

:

Hội Liên hiệp phụ nữ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận của cơng tác tư tưởng, có vị trí,
vai trị, nhiệm vụ rất quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng và có ý nghĩa đặc
biệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước ta hiện nay. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt coi trọng vị trí, vai trị của giáo dục lý luận
chính trị. Theo quan điểm của Người, nếu chỉ học văn hố, kỹ thuật, chun
mơn mà khơng có lý luận chính trị, thì như người nhắm mắt mà đi. Vì vậy, giáo

dục lý luận chính trị là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hố và
chun mơn. Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận, phản ánh
những tính quy luật chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội, đời sống kinh tế chính trị - xã hội. Người luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của
cách mạng.
Một trong những nguồn gốc thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước là
sức mạnh được dấy lên từ cơ sở, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá
IX của Đảng đã xác định: “cơ sở có vị trí rất quan trọng, là nơi sát dân” [20,
tr.186,187]. Thật vậy, đội ngũ cán bộ cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng, là cầu
nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, là nhân tố quyết định để đưa Nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, qua đó góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Kiện
toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, đội ngũ cán bộ làm công tác
tham mưu, nhất là ở cấp chiến lược” [23, tr.258- 259]. Hơn nữa, cần phải: “Đổi
mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” [24, tr.68- 69]. Muốn làm được
đều này, trước hết chúng ta cần phải đẩy mạnh cơng tác giáo dục lý luận chính


2

trị cho cán bộ, đảng viên nói chung, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, qua đó
giúp họ nắm vững về lý luận chính trị, có ý chí, lập trường cách mạng vững
vàng, phục vụ tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình chính trị thế giới và khu vực có
nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với sự tác động của cơ chế thị trường,
đã dẫn đến sự dao động về chính trị, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng
viên. Vì vậy, năng lực và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự ở
địa phương. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trước thực trạng: “Một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn
đấu, vi phạm nguyên tắc đảng, tự phê bình, phê bình yếu. Tình thương u đồng
chí bị giảm sút. Tình trạng suy thối về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận cán bộ đảng viên rất đáng lo ngại…” [22, tr.92]. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Tình trạng suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp hơn; một
số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lơi kéo, kích động, xúc giục,
mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống Đảng, Nhà nước” [25, tr.185].
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên xem nhẹ việc học tập
lý luận chính trị. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng là phải chống cái thói xem nhẹ
học tập lý luận. Vì khơng học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, khơng
trơng xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù
chính trị”, thậm chí hủ hố, xa rời cách mạng” [37, tr.234]. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm
quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước” [26, tr.28]. Đây là một trong những biểu
hiện suy thối về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên cần phải được ngăn


3

chặn, đẩy lùi. Vì vậy, địi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên phải nắm vững, hiểu
biết sâu sắc về lý luận chính trị thì mới nắm chắc được các quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, từ đó mới vận
dụng vào tình hình thực tế ở địa phương. Muốn làm được như vậy, cơng tác giáo
dục lý luận chính trị phải ln giữ vai trị nồng cốt. Cho nên, địi hỏi phải nâng
cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung và

nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
Trong thời gian qua, cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng
viên nói chung, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi nói riêng, ln
được cấp cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể từ thị xã đến phường, xã
quan tâm và đẩy mạnh. Vì vậy, số lượng cán bộ cấp cơ sở được nâng cao trình
độ lý luận ngày càng tăng, giúp cho đội ngũ này có năng lực tư duy lý luận, khả
năng tổng kết thực tiễn, vận dụng tốt đường lối, chủ trương và chính sách của
Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, cơng tác giáo dục lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế như: chậm đổi
mới nội dung và phương pháp, hình thức, phương tiện; một số cán bộ chủ chốt
phường, xã chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ lý
luận chính trị, cho nên đơi khi đi học chỉ mang tính hình thức, đối phó, ảnh
hưởng đến quá trình chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và tình hình
hoạt động của địa phương. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước nói riêng là u cầu vừa mang
tính cấp thiết vừa là chiến lược lâu dài. Vì những lý do trên, nên chúng tôi chọn
vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay” làm đề tài
luận văn Thạc sỹ, chun ngành Chính trị học.
Ngày nay, trong cơng cuộc đổi mới của đất nước, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, việc giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ


4

đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng là một trong những
vấn đề quan trọng, mang tính cấp thiết. Do vậy, vấn đề này từ trước đến nay
luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Hiện nay,
đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu, đề cập đến dưới nhiều góc độ

khác nhau về giáo dục lý luận chính trị, một số đề tài, bài viết cơ bản, tiêu biểu
sau đây:
- Đào Duy Tùng (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb Sách
giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội. Sách gồm những bài nghiên cứu về cơng tác tư
tưởng của Đảng; trong đó có nhiều nội dung về giáo dục lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên.
- Tác phẩm của Vũ Ngọc Am (2003) về Đổi mới cơng tác giáo dục chính
trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội đã trình bày cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng là nền tảng,
cơ sở nâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Sau đó Vũ Ngọc
Am (2009) tiếp tục nghiên cứu vấn đề này với cơng trình: Một số vấn đề về
phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Thơng tấn, Hà Nội. Cuốn sách
được coi như cẩm nang nghiệp vụ của những người làm cơng tác giáo dục lý
luận chính trị nói chung và những người trực tiếp làm công tác giảng dạy lý luận
chính trị nói riêng.
- Hồ Chí Minh với cơng tác giáo dục lý luận chính trị (2007), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa Mác- Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đồng
thời cũng góp phần làm rõ về nội dung và nhiệm vụ học tập lý luận chính trị;
nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác giáo dục lý luận chính trị.
- Tiến sĩ Ngô Văn Thạo (Chủ biên, 2008), Phương pháp giảng dạy lý
luận chính trị, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách các tác giả đã
khái quát chung về lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị; một số vấn đề


5

tâm lý và giáo dục học trong giảng dạy, học lý luận chính trị, phẩm chất nghề
nghiệp, nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra, đánh giá trong dạy học lý luận chính trị.
- Tác giả Phạm Huy Kỳ (2010) với cơng trình Lý luận và phương

pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách tập trung trình bày nội dung lý luận và phương pháp dạy
học lý luận chính trị - nội dung hoạt động chủ yếu trong hệ thống giáo dục lý
luận chính trị của Đảng ta hiện nay.
- Gần đây PGS.TS.GVCC Đồn Minh Duệ (chủ biên, 2014) có cơng
trình Một số giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nxb Nghệ
An. Cơng trình tập trung làm rõ vấn đề giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ cơ sở ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như một
số giải pháp để giúp các cấp ủy và các Trường Chính trị tỉnh, thành phố thực
hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giảng dạy lý luận chính trị cho
đội ngũ cán bộ cơ sở.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đã tiếp cận các cơng trình sau đây:
- Nguyễn Khoa Điềm (2004), Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả
cơng việc giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới, Tạp chí Thơng tin cơng
tác tư tưởng lý luận, số 01;
- Vũ Thuỳ Linh (2006), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ,
đảng viên ở cơ sở của tỉnh Hải Dương- thực trạng và kinh nghiệm, Tạp chí
Thơng tin cơng tác Tư tưởng lý luận, số 4.
Đồng thời, chúng tôi cũng đã tham khảo các luận án tiến sỹ và luận văn
thạc sỹ về mảng đề tài này như:
- Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hạnh Thông, (2003), Đổi mới giáo
dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các
tỉnh khu vực Nam Bộ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận
án đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục lý luận chính trị, tiến


6

hành khảo sát thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ

thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp
thiết thực, cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ.
- Luận văn Thạc sĩ Triết học của Nguyễn Thị Hồng Lê, (2004), Nâng
cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở
tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sĩ Chính trị học của Nguyễn Ngọc Khanh, (2006), Nâng
cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ
sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận
văn Thạc sĩ Chính trị học của Nguyễn Quốc Thanh, (2015), Nâng cao trình độ lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Vinh. Luận văn Thạc sĩ
Chính trị học của Hứa Thị Diễm Phương, (2015), Nâng cao chất lượng giáo dục
lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn hiện nay, Trường Đại học Vinh. Các tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ
bản nhằm làm rõ bản chất, đặc trưng, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ thực trạng trình độ lý luận
chính trị, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ này hiện nay.
Các cơng trình khoa học nghiên cứu nêu trên của tập thể hay cá nhân đã
tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về giáo dục lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên ở cơ sở của nước ta, cũng như thực trạng những vấn đề đặt ra,
để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý
luận chính trị hiện nay. Song đến nay, vẫn chưa có cơng trình khoa học, đề tài
nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giáo dục lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên ở thị xã Đồng xoài, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu về thực trạng
và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ


7


cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay. Do vậy, luận
văn này đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơng tác giáo dục lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng
Xồi, tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng
Xồi, tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước gồm có 08 phường, xã.
Thời gian khảo sát: Từ năm 2012 đến 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chính trị và vai
trị của giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.



8

- Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp nghiên cứu cụ thể, lịch sử
và lơgíc, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, nghiên cứu khảo sát tổng kết
thực tiễn, thống kê, để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã đề ra.
6. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác giáo dục lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giáo dục lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề
tài được kết cấu trong 3 chương, gồm 6 tiết.


9

B. NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Giáo dục lý luận chính trị
1.1.1.1. Lý luận
Lý luận luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển trí tuệ của

con người. Trong tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, tư duy... khi nó trở thành
đối tượng nghiên cứu của con người, thì kết quả của q trình nghiên cứu đó đều
được thể hiện dưới hình thức tri thức lý luận, với trình độ khái qt hố nhất
định. Theo Từ điển Triết học: “Lý luận là sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên và
xã hội tích luỹ được trong quá trình lịch sử” [52, tr.526].
Lý luận là một phạm trù rất rộng lớn, nó ln tồn tại và phát triển cùng
với sự phát triển của con người và xã hội. Vì vậy, lý luận được diễn đạt và tiếp
cận với nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm duy vật biện chứng, lý luận là
sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức. Quá trình nhận thức của con
người được trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính chính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản
ánh trực tiếp, cụ thể và sinh động hiện thực khách quan vào giác quan của con
người. Nhận thức lý tính, là giai đoạn cao của nhận thức, nó là sự phản ánh gián
tiếp và khái quát hiện thực. Nếu nhận thức cảm tính mới chỉ dừng lại ở cái bề
ngồi, chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng... thì
nhận thức lý tính sẽ giúp con người đi sâu vào mối liên hệ bản chất, cái bên
trong của sự vật, do đó nhận thức được sự vật sâu sắc và đầy đủ hơn.


10

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng được
khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Lý luận
là những kiến thức được khái quát và hệ thống trong một lĩnh vực nào đó”
[56, tr.544- 545].
Trong tài liệu Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị do Ban Tuyên
giáo Trung ương xuất bản năm 2008 cho rằng: “Lý luận, hiểu theo nghĩa chung
nhất là các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ hoạt động thực tiễn
của con người. Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con người đối với
những hiện tượng khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy” [2, tr.7].

Tác giả Đoàn Thế Hanh trong bài viết: Tăng cường nhận thức lý luận
chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá
X, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 781 đã khẳng định: “Lý luận là hệ thống tri
thức đã được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về quy luật và về mối
quan hệ cơ bản của hiện thực. Lý luận là sự phản ánh và tái hiện hiện thực khách
quan. Mọi lý luận đều quy định bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó hình thành từ
điều kiện cụ thể của lịch sử sản xuất, kỹ thuật và thực nghiệm” [28, tr.1].
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết
những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã
hội tích trữ lại trong q trình lịch sử” [38, tr.497].
Nói về vai trị của lý luận đối với thực tiễn, Mác cũng đã chỉ rõ: “Vũ khí
của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực
lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ
trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[29, tr.580].
Lênin viết: “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách
mạng… chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn mới có khả năng
làm trịn chiến sĩ tiên phong” [43, tr.30-32]. Do vậy, Lý luận của Mác, Lênin là
vũ khí quan trọng của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới


11

trong cuộc đấu tranh xố bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng một xã hội
mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Lý luận có vai trị rất quan trọng, giữa lý luận và thực tiễn ln có mối
quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện, là tiền đề cho sự
phát triển của nhau, thế nên nếu chúng ta học tập lý luận mà khơng gắn với thực
tế thì sẽ dễ dẫn đến sai lầm trong hành động. Vì vậy, chúng ta khơng nên nhấn
mạnh vai trò của lý luận mà xem nhẹ vai trò thực tiễn hoặc ngược lại. Theo V.I.
Lênin: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm khơng những

của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [46, tr.230]. Điều này tiếp
tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn khơng có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông.” [44, tr.498]. Theo Người, hoạt động lý luận của
người cán bộ cần phải đáp ứng nhu cầu của người cách mạng; đồng thời phải
biết vận dụng lý luận đó một cách sáng tạo trước mọi biến đổi của cách mạng,
khơng nên rập khn máy móc, giáo điều và Người cịn căn dặn trong cách viết
khơng nên viết dài, nói dài, trừu tượng mà phải nói ngắn gọn, cơ đọng, súc tích,
sinh động thì quần chúng mới hiểu được.
Lênin cũng đã phê phán phái Makhơ trong việc tách lý luận ra khỏi thực
tiễn, rằng: “trong lĩnh vực đạo đức, trong đời sống xã hội, trong tất cả những lĩnh
vực khác ngồi lĩnh vực “tìm tịi” ra thì lại phó mặc vấn đề cho sự đánh giá “chủ
quan”…”[45, tr.230]. Cho nên, việc học lý luận là việc rất quan trọng, nhưng học
lý luận làm sao phải gắn với thực tiễn lại càng quan trọng hơn đối với cán bộ, đảng
viên hiện nay. Là người đảng viên, cán bộ thì phải thường xuyên trau dồi về lý
luận, về những tri thức khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học lý luận khơng
phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là
để áp dụng vào việc làm. Làm mà khơng có lý luận thì khơng khác gì đi mị trong


12

đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc
trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng [36, tr.47].
Như vậy, chúng ta thấy lý luận có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Song, nó lại có nhiều điểm tương đồng, thể hiện nội dung gần
như giống nhau. Trên cơ sở đó, có thể rút ra kết luận về khái niệm lý luận: Lý luận
là hệ thống tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh
những mối liên hệ bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện

thực. Vì vậy, lý luận được hình thành từ hoạt động thực tiễn của con người.
1.1.1.2. Chính trị
Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, được hình thành từ khi xã
hội phân chia thành giai cấp và có tổ chức nhà nước. Có thể nói, sự thăng trầm
của lịch sử nhân loại đều có nguồn gốc sâu xa từ những thay đổi trong lĩnh vực
chính trị. Vì tính chất phức tạp của nó, mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận
xung quanh khái niệm chính trị. Chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ
“Politika” có nghĩa là cơng việc nhà nước hay những công việc xã hội liên quan
đến nhà nước, là nghệ thuật cai trị đất nước, đó cịn là một tổ chức xã hội nằm
dưới quyền lực nhất định, quyền lực nhà nước. Với vị trí đặc biệt quan trọng
trong đời sống xã hội, các vấn đề chính trị đã thu hút nhiều nhà tư tưởng lớn của
nhân loại nghiên cứu về nó. Đã có khá nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc nghiên cứu về
những khía cạnh khác nhau của lĩnh vực chính trị trong lịch sử.
Trong lịch sử phát triển xã hội lồi người, chính trị đã từng là lĩnh vực
hoạt động, là công cụ đặc quyền của những nhóm người thống trị trong xã hội
buộc những người bị trị phải phục tùng và thực hiện lợi ích cho họ. Chính trị
được coi là đặc quyền của tầng lớp bên trên thậm chí là của một thiên tử. Điển
hình là Khổng Tử, ơng là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp
cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ơng là: quân
tử (người cầm quyền) nên học tự kỷ luật, chỉ những người quân tử có đức sáng
mới có thể cai trị thiên hạ tốt bằng chính tấm gương đạo đức và tình thương yêu


13

dân chúng của mình. Nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của
mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm. Tư tưởng về chính
trị của ơng là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc hay còn gọi là “nhân trị”. Tuy
nhiên, quan niệm của Khổng Tử về chính trị chỉ khai thác yếu tố tinh thần (đạo
đức) chứ không mang yếu tố vật chất.

Cùng với sự ra đời và phát triển của tư tưởng dân chủ, nhất là những thắng
lợi của cuộc cách mạng dân chủ đã làm cho chính trị trở thành công việc của đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cơng dân có quyền tham gia vào chính trị, vào
công việc của nhà nước và quản lý xã hội. Tuy nhiên, mức độ và trình độ tham gia
phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm từ
lâu đã được các nhà tư tưởng, triết học quan tâm nghiên cứu. Song, cho đến nay
vẫn còn những quan niệm khác nhau về khái niệm chính trị.
Trong tác phẩm Chính trị của Platon, nhà Triết học Cổ đại Hi Lạp (427347 TrCN) đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp các
chuẩn mực của các anh hùng và sự thơng minh. Ơng cho rằng tất cả những chế
độ chính trị theo truyền thống như dân chủ, quân chủ, chính thể đầu sỏ, chính
thể hào hiệp vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi
tầng lớp những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được
đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: những người có kỹ năng
đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội. Platon đã dành khá nhiều thời gian cho
việc nghiên cứu chính trị, ơng đã từng cho rằng: chính trị là nghệ thuật cai trị,
cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính
trị. Như vậy đối với ơng, chính trị là sự cai trị con người một cách nghệ thuật.
Triết gia Aristotle (384- 322 TrCN) là nhà bác học vĩ đại của văn minh Hi
Lạp. Trong hai cơng trình nghiên cứu về chính trị là Chính trị và Hiến pháp Aten,
ơng quả quyết rằng con người có khuynh hướng tự nhiên gắn bó với nhau thành xã
hội, do đó con người là một động vật chính trị, sống có trách nhiệm với cộng đồng.
Ơng cho rằng ln thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau và một đời sống


14

thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị. Theo ơng, tư
cách cơng dân của một con người không chỉ được xác định bởi sự sinh sống, đi lại,
cư trú mà cần có một tiêu chuẩn xác định đó là: cơng dân có quyền tham gia vào
chính sự và giữ những chức vụ trong chính quyền. Hơn nữa, đối với các nhà lãnh

đạo thì cần thêm một đức tính ngồi những đức tính mà một cơng dân cần có đó là
“khơn ngoan chính trị”. Đối với ơng, chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa
học kiến trúc xã hội của mọi cơng dân. Tuy nhiên, quan niệm chính trị của ơng có
nhiều hạn chế về mục tiêu giai cấp, về quyền tự do cá nhân nhưng quan niệm chính
trị của ơng là sự khái quát những quan điểm về chính trị của thời Cổ đại.
Các quan điểm trên, tuy có chứa một số những nhân tố nhất định, nhưng
chưa nêu lên được nội dung cơ bản của “chính trị”, đó là: chính trị là một thực
thể tồn tại trong đời sống với những cấp độ khác nhau: cá nhân, cộng đồng, giai
cấp, dân tộc… liên quan đến công việc của nhà nước. Khắc phục những hạn chế
trên, mặc dù chưa đưa ra một định nghĩa hồn chỉnh về chính trị, nhưng các nhà
kinh điển Mác- Lênin đã đưa ra những quan điểm có giá trị định hướng cho việc
xác định đúng đắn về chính trị. Tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác- Lênin là:
“Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người” [30, tr.628].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì chính trị là một hiện
tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình
thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Chính trị là
lĩnh vực hoạt động phức tạp, ln thu hút các nhà tư tưởng đi sâu vào nghiên
cứu, khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất đầy bí ẩn của chính trị.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, khi kinh tế phát triển đến một
trình độ nhất định, xã hội phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp
trở nên gay gắt không thể điều hồ được thì Nhà nước, chính trị ra đời. Cho nên
chính trị ln mang bản chất giai cấp. Các ơng xem xét chính trị với tư cách là một
hiện tượng xã hội - chính trị mang tính lịch sử và chỉ ra vai trị to lớn của nó trong


15

đời sống xã hội, vì thế chính trị khơng chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản
chất dân tộc. Trong đấu tranh chính trị, việc xử lý quan hệ giai cấp - dân tộc được

đặt ra giải quyết thường xuyên. Lênin chỉ rõ “chính trị là biểu hiện tập trung của
kinh tế” có nghĩa là các tổ chức chính trị, các hình thức nhà nước thay đổi và phát
triển dựa trên cơ sở kinh tế của xã hội. Những quan hệ chính trị, những vấn đề
chính trị có ảnh hưởng trở lại mạnh mẽ đối với kinh tế hoặc là thúc đẩy hoặc là cản
trở sự phát triển kinh tế. Chính trị được biểu hiện bởi các tri thức được tích lũy
trong q trình lịch sử và những quan hệ kinh tế gắn với con người, với giai cấp,
với dân tộc và với thời đại.
Theo Lênin “Chính trị có tính logic khách quan của nó khơng phụ thuộc
vào những dự tính cá nhân, của đảng này hay đảng khác”(44, tr.246), chính trị
thuộc kiến trúc thượng tầng, nó ln tồn tại và gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể,
khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một cá nhân hay giai cấp, chính đảng nào.
Và với tư cách là một thiết chế xã hội, chính trị ln ln tìm cách dẫn dắt xã hội
theo tư tưởng của giai cấp nắm quyền thống trị. Như vậy, tùy theo cách tiếp cận mà
có những quan niệm khác nhau về chính trị song theo nghĩa chung nhất thì chính trị
là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp,
chính đảng nhằm duy trì quyền điều hành nhà nước.
Kế thừa những tư tưởng của các nhà chính trị đi trước, Lênin cũng chú trọng
đến vấn đề chính trị. Theo ơng, chính trị có thể hiểu với một số nội dung như sau:
Một là, chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp, trước
hết vì lợi ích giai cấp.
Hai là, cái căn bản nhất của chính trị là tổ chức chính quyền, quyền lực
nhà nước; là sự tham gia vào công việc nhà nước; định hướng, xác định, nhiệm
vụ của nhà nước.
Ba là, “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [46, tr.349], là
việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời, chính trị chiếm vị trí hàng đầu so
với kinh tế.


16


Bốn là, chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến
vấn đề hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật.
Cũng theo Lênin, những quan hệ chính trị, những vấn đề chính trị có ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với kinh tế hoặc thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của kinh
tế. Nó cịn biểu hiện trên các tri thức được tích luỹ trong q trình lịch sử và
những quan hệ thực tế gắn với con người, với giai cấp, với dân tộc và thời đại.
Theo Bách khoa Tồn thư Wikipedia: Chính trị là tiến trình một nhóm
người đưa ra quyết định. Mặc dù thuật ngữ này thường ám chỉ hoạt động của
chính quyền ở cấp quốc gia, nhưng chính trị cũng tồn tại trong tất cả các nhóm
người có tương tác với nhau khác như doanh nghiệp, trường học hay nhóm tơn
giáo... Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các
giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm: hệ tư
tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi nhà nước phân chia thành
các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Việc hình thành một quan điểm
chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những
nhiệm vụ kinh tế. Hơn nữa chính trị là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh,
của hoạt động sáng tạo.
Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 2006 cũng cho rằng:
Chính trị là “Những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy Nhà nước trong nội
bộ một nước và quan hệ chính thức giữa các nước với nhau”; “Những hoạt động
của một giai cấp, một chính đảng. Một tập đồn xã hội nhằm giành lấy hoặc duy
trì quyền điều khiển bộ máy Nhà nước”; “Những biểu hiện về mục đích, đường
lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành lấy hoặc
duy trì quyền điều khiển bộ máy Nhà nước” [56, tr.163].
Trên cơ sở kế thừa những định nghĩa, những quan niệm khác nhau về
chính trị nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm về chính trị của mình
như sau:



17

Một là, Chính trị chính là “hành động” liên quan đến các vấn đề hoạt
động trong quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc và các quốc gia về vấn đề giành,
giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước.
Hai là, Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào cơng việc của nhà
nước và xã hội. Nó tồn tại trong xã hội phân chia giai cấp thuộc kiến trúc thượng
tầng, biểu hiện tập trung nhất của kinh tế nhưng có vai trị độc lập và có tác dụng
to lớn đến nền kinh tế. Như vậy, có thể xem chính trị là một lĩnh vực của đời
sống xã hội, thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề nhà nước.
Ba là, Chính trị là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái
chính trị và nhà nước, nhằm tìm ra những khả năng để thực hiện đường lối,
những mục tiêu đã đề ra, nhằm thoả mãn lợi ích.
1.1.1.3. Lý luận chính trị
Lý luận chính trị là hệ thống lý luận về lĩnh vực chính trị, phản ánh trực
tiếp tập trung lợi ích của một giai cấp, một chính đảng nhất định trong xã hội. Lý
luận chính trị là cơ sở lý luận cho hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường
lối, chính sách của một đảng hay một giai cấp nhằm giành, giữ và thực thi quyền
lực Nhà nước.
Tài liệu Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo
Trung ương xuất bản năm 2008 cho rằng: “Lý luận chính trị là từ ghép giữa lý
luận và chính trị. Ở đây, lý luận được giới hạn ở lĩnh vực chính trị, khái niệm chỉ
mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn đề giành
hoặc giữ chính quyền của giai cấp mình. Do vậy, lý luận chính trị được hiểu là
những vấn đề lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội
có giai cấp, xung quanh vấn đề giành và giữ chính quyền”[2, tr.7]. Lý luận chính
trị chính là hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một
Đảng, một giai cấp nhằm giành, giữ chính quyền và thực thi quyền lực nhà
nước. Lý luận chính trị cịn thể hiện hoạt động chính trị có tính hệ thống. Lý



18

luận chính trị ra đời khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp để đại diện cho
một Đảng, một giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Lý luận chính trị của Đảng Cộng sản ra đời và được hình thành trên cơ sở
nền tảng tư tưởng của học thuyết Mác-xít, một hệ thống hồn chỉnh và khoa học
với những quan điểm triết học, kinh tế học và chính trị cơ sở xã hội... Đối với nước
ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lý luận chính trị được hình thành
và bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị học Mác- Lênin, Chủ nghĩa
xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh... Đảng
Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Căn cứ vào những điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta xác định những quan điểm
chỉ đạo cơ bản, từ đó xây dựng một hệ thống những chủ trương, chính sách phù
hợp. Nhờ vậy, mà Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi
khác. Cho dù hồn cảnh nào, Đảng ta ln kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã
hội mà Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Điều này được Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính
trị, trình độ trí tuệ của tồn Đảng và của mỗi cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp; khơng dao động trong bất cứ tình huống nào. Kiên định
đường lối đổi mới, chống giáo điều bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi
mới vơ nguyên tắc” [23, tr.255].
Xuất phát từ những quan điểm đó, Đảng ta luôn nhấn mạnh việc học tập,
nghiên cứu, rèn luyện và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giải quyết những
vấn đề bức xúc do thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra.



19

Như vậy, lý luận chính trị là những vấn đề lý luận gắn liền với đời sống
chính trị của xã hội. Đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp
xung quanh vấn đề giành và giữ chính quyền. Vì vậy, lý luận chính trị là hệ thống
các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một chính đảng để giành, giữ
và thực thi quyền lực nhà nước, nên lý luận chính trị có cơ sở là thực tiễn hoạt động
chính trị có tính khái quát cao, thể hiện bản chất của hoạt động chính trị.
1.1.1.4. Giáo dục lý luận chính trị
Đây là cơng việc hàng đầu của các Đảng Cộng sản, nhằm thực hiện
thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên đất
nước mình. Vì chủ nghĩa Mác - Lênin được tuyên truyền sâu rộng trong Đảng,
trong quần chúng, phải được tiến hành bằng việc giáo dục lý luận chính trị.
Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận nằm trong sự nghiệp giáo dục,
nó trực tiếp truyền thụ và trang bị cho người học thế giới quan Mác - Lênin,
nhân sinh quan, đạo đức cách mạng. Từ thế giới quan, nhân sinh quan cách
mạng đó, người học có khả năng tư duy khoa học, có năng lực sáng tạo trong
trong hoạt động thực tiễn, củng cố lòng tin vào lý tưởng, mục tiêu cách mạng,
vào đường lối của Đảng. Do đó, giáo dục lý luận chính trị là q trình đào tạo,
bồi dưỡng nhằm hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh
quan cộng sản chủ nghĩa thông qua việc truyền thụ những nguyên lý lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở đó, giúp cho người học có tư duy khoa học,
đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
Giáo dục lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan khoa học, phương
pháp, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng: “Nhờ được giáo dục lý luận chính trị, giai
cấp vơ sản sẽ có khả năng đảm nhận vai trị lãnh đạo, nhờ sự hơn hẳn về lý luận,

một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao phong trào cơng nhân Anh
tiến rất chậm mặc dù tổ chức tuyệt vời của một số cơng đồn cá biệt” [31, tr.632].


20

Vai trò của việc giáo dục lý luận đối với cơng nhân như một vũ khí đánh bại chế độ
tư bản thì trong xã hội chủ nghĩa, vai trị giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng
viên và quần chúng nhân dân hết sức quan trọng.
Theo Tiến sĩ Đào Duy Quát: “giáo dục lý luận chính trị là việc truyền bá
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là q
trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách
khoa học những khái niệm, những quan điểm… nhằm làm cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin,
kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất
trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng…” [49, tr.38].
Trong tác phẩm: Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị của
Tiến sĩ Vũ Ngọc Am (chủ biên) năm 2011 có viết: “Cơng tác giáo dục lý luận
chính trị do Đảng ta tiến hành là quá tình tổ chức, giáo dục, truyền bá một cách
cơ bản, có hệ thống chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong Đảng và nhân dân, nhằm
từng bước xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan
cộng sản, tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào mục tiêu,
lý tưởng chủ nghĩa xã hội, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, đạo đức và lối
sống lành mạnh, tinh thần tự giác và tích cực trong q trình cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa” [1, tr.8].
Các khái niệm trên đã đề cập đến chủ thể, đối tượng, nội dung và vai trò
của giáo dục lý luận chính trị. Điều đó cho thấy, giáo dục lý luận chính trị góp
phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân,

là động lực thúc đẩy cán bộ đảng viên và nhân dân hăng hái thi đua hồn thành
tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho, tiến tới giải phóng dân
tộc, giải phóng con người và xã hội. Hơn nữa, giáo dục lý luận chính trị có tác
động trực tiếp đến tư tưởng tình cảm, đạo đức và khả năng thực hiện công việc


×