Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chế tào bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.9 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



Lời cam đoan ... i


Lời cảm ơn ... ii


Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ... v


<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>


<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ... 1</b>


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI... 1</b>


<b>3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ... 3</b>


3.1. Mục đích nghiên cứu ... 3


3.2. Đối tượng nghiên cứu ... 3


3.3. Phạm vi nghiên cứu ... 3


<b>4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4</b>


<b>5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 4 </b>


<b>6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ... 4</b>


<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ </b>
<b>CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN </b>
<b>HÀNG HÓA ... 5</b>



<b>1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ... 5</b>


1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa ... 5


1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa ... 6


<i>1.1.2.1. Đặc điểm chung ... 6</i>


<i>1.1.2.2. Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa ... 7 </i>


1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa ... 10


<i>1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi hợp đồng ... 10 </i>


<i>1.1.3.2. Căn cứ vào cách thực hiện hợp đồng ... 12 </i>


<b>1.2. KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG </b>
<b>THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ... 14</b>


1.2.1. Vi phạm hợp đồng ... 14


1.2.2. Khái quát về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ... 16


<i>1.2.2.1. Khái niệm về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ... 16</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1.2.3. Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ... 20


<i>1.2.3.1. Khái niệm ... 20</i>



<i>1.2.3.2. Đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại ... 21 </i>


<i>1.2.3.3. Chức năng của chế tài bồi thường thiệt hại ... 22</i>


<i>1.2.3.4. Điều kiện áp dụng bồi thường thiệt hại ... 23 </i>


<i>1.2.3.5. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ... 26</i>


<i>1.2.3.6. Mối liên hệ giữa chế tài bồi thường hợp đồng và các chế tài khác ... 26</i>


<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT </b>
<b>HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI VIỆT NAM VÀ </b>
<b>KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ... 29</b>


<b>2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI </b>
<b>PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ... 29</b>


2.1.1. Quy định về điều khoản thỏa thuận áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ... 29


2.1.2. Quy định về hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ... 31


2.2.3. Quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại ... 35


<i>2.2.3.1. Xác định loại thiệt hại được bồi thường ... 36 </i>


<i>2.2.3.2. Xác định mức thiệt hại được bồi thường ... 41 </i>


2.2.4. Quy định về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và
thiệt hại ... 46



2.2.5. Quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất ... 49


2.2.6. Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ... 53


<b>2.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO </b>
<b>HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ... 58</b>


<b>KẾT LUẬN ... 63</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>



BLDS: Bộ luật dân sự


BLDS 2005: Bộ luật dân sự năm 2005
BLDS 2015: Bộ luật dân sự năm 2015


CT: Công ty


CTCP: Công ty cổ phần


CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn


CISG: Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
LTM: Luật Thương mại


LTM 1997: Luật thương mại 1997
LTM 2005: Luật thương mại 2005
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỞ ĐẦU </b>




<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các hoạt động thương mại như mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ,… ngày càng phát triển. Đặc biệt là các giao dịch mua bán
hàng hóa diễn ra ngày càng nhiều từ các giao dịch nhỏ lẻ đến các giao dịch giá trị lớn,
từ các giao dịch trong nước đến các giao dịch xuyên biên giới và được xác lập thành các
hợp đồng mua bán hàng hóa. Các giao dịch này hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ
thể tham gia trong khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật để giúp quyền và lợi ích của các
bên được đảm bảo. Sự hợp tác của các bên trong các giao dịch ln được dựa trên thiện
chí hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, tuy nhiên chỉ tin tưởng nhau là chưa đủ, cần phải có
các biện pháp ràng buộc các bên có trách nhiệm trong thỏa thuận của mình và đảm
bảo các bên thực hiện giao dịch. Các biện pháp đó chính là chế tài trong hoạt động
thương mại. Một trong những chế tài phổ biến nhất, đánh vào kinh tế của các bên
và giúp bù đắp tổn thất cho bên bị thiệt hại mà đa số các thỏa thuận hiện nay đó là
chế tài bổi thường thiệt hại.


Chế tài bồi thường thiệt hại được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005. Ngoài
ra, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, có rất nhiều các giao dịch mua bán hàng hóa
xuyên biên giới và các giao dịch này bên cạnh được điều chỉnh bởi luật Việt, còn
được điều chỉnh bởi các Điều ước quốc tế mà cụ thể đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa là Cơng ước viên 1980 và Bộ ngun tắc UNIDROIT 2004 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Quy định về chế tài bồi thường trong hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các Điều ước quốc tế và luật Việt Nam có gì khác nhau? Làm thế nào để
đảm bảo được chế tài bồi thường thiệt hại phát huy được vai trị của nó và đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia các giao dịch này? Để trả lời những
<b>câu hỏi trên tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Chế tài bồi thường thiệt hại </b>


<b>do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa” </b>


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cơng trình khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình lẫn bài báo khoa học đã nghiên cứu
về đề tài này. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại.
Khi tìm hiểu các cơng trình đã cơng bố, tác giả kế thừa được rất nhiều tri
thức khoa học có giá trị và điều này thể hiện rõ trong luận văn. Có thể kể đến 3
cơng trình sau:


Tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga với bài nghiên cứu "Việc áp dụng chế tài phạt hợp
đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại" đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Tịa án nhân dân số 09/2006. Bài viết nghiên cứu trong bối cảnh
thực tiễn của những năm 2006 trở về trước, tuy có nhiều giá trị khoa học nhưng cần
được cập nhật thêm theo hình hình mới.


Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Đại với cơng trình nghiên cứu cơng phu "các biện
pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam" do Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2010. Đây là cơng trình cơng phu với nhiều giá trị
khoa học được tác giả kế thừa nhưng vẫn chưa có những cập nhật và so sánh với Bộ luật
Dân sự 2005 và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).


Hay có thể kể đến Luận văn của Tác giả Lê Thị Diễm Phương với đề tài "Hoàn
thiện chế định vi phạm hợp đồng thương mại Việt Nam năm 2009.Nhìn chung, tác giả
nhận thấy các nghiên cứu đa phần dựa trên nền tảng của Luật Thương mại 2005 và Bộ
luật Dân sự 2005, đồng thời trong bối cảnh Việt Nam chưa là thành viên của Công ước
Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


Bên cạnh đó là Luận văn thạc sỹ của Tác giả Ngô Thị Kiều Trang với đề tài
"Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam" năm 2014 tại Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã có những đóng góp có giá trị liên quan đến


lý luận và thực tiễn về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đã cơng bố, tác giả chọn đề tài này
để tiếp tục phát triển việc nghiên cứu đề tài trong bối cảnh mới. Bối cảnh được nhắc đến
ở đây đó là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 với nhiều cải sửa nổi bật so với Bộ luật
Dân sự 2005. Bối cảnh mới còn bao gồm việc Việt Nam vừa trở thành thành viên chính
thức của Cơng ước Viên 1980 cũng như đã tham gia ký kết rất nhiều Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới. Chính vì vậy, tác giả cho rằng đề tài này vẫn mang tính cập nhật
và mang tính thời sự, thật sự cần thiết để đóng góp cho sự sửa đổi Luật Thương mại
2005 trong thời gian sắp tới.


<b>3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI </b>
<b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b>


Tác giả đã thực hiện nghiên cứu chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua
bán hàng hóa theo quy định của luật Việt Nam và Điều ước quốc tế nhằm:


- So sánh đối chiếu các quy định liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ước viên 1980, Bộ ngun tắc UNIDROIT 2004
và Luật thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó đưa ra nhận định tổng quan về
chế định bồi thường thiệt hại cùng với việc đút rút kinh nghiệm của thơng lệ quốc tế để
hồn thiện pháp luật Việt Nam.


- Liên hệ giữa thực tiễn và pháp luật hiện hành tại Việt Nam từ đó đánh giá thực
trạng áp dụng pháp luật và đưa ra kiến nghị hoàn thiện chế định về chế tài bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.


<b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b>



- Nghiên cứu, phân tích về chế định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa theo Luật Thương mại 2005. Đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu với Bộ
luật Dân sự 2015, Công ước viên 1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004.


- Nghiên cứu quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại tại Việt Nam theo
Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005. Đồng thời nghiên cứu các kinh nghiệm
thực tiễn về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam.


<b>3.3. Phạm vi nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu để tiếp cận một cách đa chiều và cụ thể về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng mua bán hàng hóa dưới góc độ lý luận, luật pháp và thực tiễn, cụ thể:


- Phương pháp so sánh luật: tác giả tiếp cận và so sánh các quy định pháp luật và
thực tiễn giữa Công ước viên 1980, Bộ nguyên tắc Unidroit. Từ đó rút ra những điểm
tương đồng, khác biệt và khái quát nên những vấn đề cần lưu ý để đóng góp hồn thiện
pháp luật Việt Nam.


- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn một số vụ
việc về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ đó đưa ra những bất
cập thiếu sót cần hồn thiện của chế tài này trong quy định của pháp luật Việt Nam.


- Phương pháp xã hội học: tác giả đã thực hiện công tác thống kê, so sánh, phân
tích và tổng hợp các thông tin từ sách, báo, một số đề tài nghiên cứu và các tài liệu từ
internet để khái quát những vấn đề liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.



<b>5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>


- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu học cho sinh viên


- Xây dựng nền tảng cung cấp cái nhìn tổng quan về chế tài bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng mua bán hàng hóa, từ đó có thể phát triển đề tài và nghiên cứu sâu hơn
các khía cạnh khác của chế tài này như cách tính bồi thường thiệt hại,….


<b>6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI </b>


Bài báo cáo được cấu trúc thành 2 chương:


Chương 1. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa và chế tài bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG </b>


<b>HÓA VÀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG </b>


<b>MUA BÁN HÀNG HÓA </b>



<b>1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA </b>
<b>1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa </b>


Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa rất phổ
biến và được quan tâm. Các quan hệ hoạt động mua bán hàng hóa này được xác lập
và thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa. Hiện nay, Luật Thương
mại 2005 (LTM 2005) không quy định khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa
mà chỉ giải thích thuật ngữ “Mua bán hàng hóa”. Tuy nhiên ta có thể xét bản chất
của hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn là một hợp đồng dân sự. Do đó, theo Điều 385
<i>Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì hợp đồng mua bán hàng hóa là “sự thỏa </i>
<i>thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. </i>


Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là quyền và
nghĩa vụ của bên mua và bên bán.


Bên cạnh đó, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai1<sub> và cũng là một loại tài sản</sub>2<sub>. Như </sub>
vậy hợp đồng mua bán là cũng được xem là một loại hợp đồng mua bán tài sản theo
<i>BLDS 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên </i>
<i>bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” </i>


<i>Ngoài ra, Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 đã giải thích: “mua bán hàng hóa là hoạt </i>
<i>động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng </i>
<i>hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, </i>
<i>nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Từ định nghĩa thuật ngữ này và </i>
định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự
thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn, bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên
bán, nhận hàng và sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.




1<sub> Luật thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005, Khoản 2 Điều 3. </sub>


2<sub> Bộ Luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015, Khoản 2 Điều 105: “Tài sản bao gồm bất động </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa </b>


Như đã phân tích ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng của
hợp đồng mua bán tài sản theo BLDS 2015 do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có
những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán
hàng hóa cũng là một loại hợp đồng thương mại vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung


của hợp đồng dân sự nó có những đặc điểm riêng của mình.


<i>1.1.2.1. Đặc điểm chung </i>


Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa có tính đền bù, hợp đồng có tính đền bù
tức là hợp đồng mà một bên thực hiện chuyển một quyền của mình vì lợi ích của bên
kia và nhận lại được một lợi ích mang tính cách hoàn trả từ bên kia. Hợp đồng mua bán
tài sản và hợp đồng mua bán hàng hóa đều có tính đền bù bởi lẽ, khi bên bán thực hiện
việc giao hàng cho bên mua tức là đang thực hiện chuyển quyền sở hữu của bên bán đối
với hàng hóa cho bên mua và bên bán nhận được lợi ích đó là việc nhận thanh tốn từ
bên mua. Do vậy mà hợp đồng này có tính đền bù.


Thứ hai, giống như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa là
hợp đồng song vụ. Tức là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, các bên trong quan
hệ hợp đồng này sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia và đồng thời cũng có
quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Điều này có thể thấy rõ trong
hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho bên mua, đối ứng với nghĩa vụ này của bên bán bên mua có quyền
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa. Ngược lại, bên bán có quyền nhận thanh tốn và
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.


Thứ ba, đây là hợp đồng có tính chất tự nguyện hợp tác giữa hai bên. Để có được
hợp đồng hai bên cần phải thảo luận, thống nhất với nhau các điều khoản dựa trên
nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện hợp tác. Hợp đồng mua bán thể hiện rõ tính chất tự
nguyện vì hợp đồng mua bán khơng phải là hợp đồng mẫu có sẵn, mà khi bên mua và
bên bán có ý định hợp tác với nhau, bên mua và bên bán sẽ cũng thảo thuận với nhau về
giá cả, thời điểm giao hàng, chất lượng hàng hóa….. đến khi hai bên cảm thấy có thể
thực hiện được giao dịch này thì mới xác lập hợp đồng3<sub>. </sub>





</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>1.1.2.2. Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa </i>


<b>Về chủ thể </b>


Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, do đó chủ thể của hợp đồng mua bán
hàng hóa sẽ là đối tượng điều chỉnh của LTM 2005. Theo đó, Điều 2 LTM 2005, chủ
thể của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là thương nhân và tổ chức, cá nhân khác liên
quan đến hoạt động thương mại.


Thương nhân ở đây sẽ bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh4<sub>. Như vậy theo quy định về đối tượng điều chỉnh của LTM 2005 cách hiểu về </sub>
chủ thể sẽ được mở rộng ra khơng chỉ có thương nhân mà cịn có các chủ thể khác
bao gồm cả tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động thương mại vẫn có thể là một
bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa chứ khơng nhất thiết bắt buộc chỉ có thương
nhân mới là chủ thể.


Mặc dù pháp luật thương mại điều chỉnh chủ yếu các hoạt động thương mại tức
là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi như hoạt động mua bán hàng hóa, tuy nhiên
đối với hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương
nhân nhưng bên thực hiện hợp đồng khơng nhằm mục đích sinh lợi lựa chọn luật thương
mại thì pháp luật về thương mại vẫn điều chỉnh đối với hợp đồng này. Trong trường hợp
ngoại lệ này, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có chủ thể là một cá nhân, hoặc tổ chức
không liên quan đến hoạt động thương mại nhưng bên còn lại của hợp đồng sẽ phải là
thương nhân.


Như vậy, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ bao gồm thương nhân, tổ
chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại. Ngồi ra, có thể có cá nhân
hoặc tổ chức không liên quan đến hoạt động thương mại nếu bên đó thực hiện giao dịch


với thương nhân và chọn luật điều chỉnh là LTM 2005.


<b>Về đối tượng của hợp đồng </b>


Hợp đồng này được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó có thể nhận thấy
được đối tượng của hợp đồng này chính là hàng hóa. Theo Khoản 2 Điều 3 LTM 2005,
hàng hóa bao gồm:


(i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
(ii) Những vật gắn liền với đất đai;




</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

BLDS đã quy định bất động sản gồm: đất đai, nhà, cơng trình xây dựng gắn liền
với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng và động sản là
những tài sản khơng bao gồm bất động sản5<sub>. Từ đó, có thể thấy hàng hóa theo LTM </sub>
2005 sẽ khơng bao gồm đất đai. Ngoài ra các loại tài sản khác được quy định trong luật
dân sự như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản khơng được liệt kê là hàng hóa cũng
khơng được cho là hàng hóa theo LTM 2005.


Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 5 NĐ 59/2006/NĐ- CP quy định chi tiết về hàng
hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện khơng cho
phép thương nhân và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến
thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh. Do đó, các hàng hóa dịch vụ thuộc Dạnh mục hàng hóa cấm kinh
doanh sẽ không thể là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Cịn đối với các hàng
hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, thương nhân hoặc chủ thể thực
hiện hợp đồng cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì hàng hóa đó
mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng.



Bên cạnh đó, đối với các loại hàng hóa đang được lưu thơng hợp pháp trên thị
trường có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp như cấm lưu thông, thu hồi, tạm ngừng lưu
thơng, lưu thơng có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với hàng hóa đó là nguồn gốc
hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp6<sub>. Các </sub>
loại hàng hóa sau khi áp dụng biện pháp này sẽ không thể tiếp tục là đối tượng của hợp
đồng mua bán hàng hóa.


Một vấn đề cần lưu ý đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nghị định
69/2018/NĐ – CP quy định thương nhân khơng được kinh doanh hàng hóa thuộc Danh
Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo
quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu7<sub>. Theo </sub>
đó, đối với các hàng hóa thuộc các Danh mục này, thương nhân khơng được phép mua
bán, vì vậy mà các loại hàng hóa này sẽ khơng trở thành đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hóa.8




5<sub> Bộ Luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015, Điều 107. </sub>


6<sub> 5Luật thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005, Khoản 1 Điều 26. </sub>


7<sub> Nghị định 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại </sub>


thương, Khoản 1 Điều 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>Văn bản pháp luật </b>


1. Hiến pháp 1992.


2. Hiến pháp 2013.


3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (Luật số: 24-LCT/HĐNN8) ngày 25/9/1989.
4. Luật Thương mại 1997 (Luật số: 58/L-CTN) ngày 10/5/1997.


5. Luật Thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005.
6. Bộ luật Dân sự 2005 (Luật số: 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005.
7. Bộ Luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.


8. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một
số điều của luật quản lý ngoại thương.


<b>Tiếng Việt </b>


9. Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế.


10. Dư Ngọc Bích (2015), “Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi
<i>thường thiệt hại trong Dự thảo Bộ luật Dân sự”, Kỷ yếu hội thảo Hòan thiện </i>
<i>Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Trường Đại học Kinh tế - Luật, Tháng </i>
04/2015


11. Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế 1980.


<i>12. Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư, </i>
Nxb. Chínhtrịquốcgia, HàNội.


<i>13. Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam: bản án và bình luận bản án, Tập 2, </i>
Nxb. HồngĐức.



<i>14. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, </i>
Nxb. Chính trị quốc gia, HàNội.


<i>15. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. </i>
Hồng Đức


16. Đỗ Văn Đại (2010), “Không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật thực định
<i>Việt Nam”, Hội thảo khoa học. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>18. Đào Thị Thu Hằng (2015), Pháp luật thương mại về hàng hóa và dịch vụ, Nxb. </i>
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


<i>19. Phan Huy Hồng (2014), Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb. Hồng Đức. </i>
<i>20. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, </i>


Nxb. Tư pháp, Hà Nội.


<i>21. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb. Chính </i>
trị Quốc gia.


<i>22. Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, </i>
Nxb. Thông tin và truyền thông.


<i>23. Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại </i>
<i>do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội. </i>


<i>24. Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội. </i>


25. Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (2005), “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi
<i>phạm họp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học </i>


<i>pháp lý, (1). </i>


26. Dương Anh Sơn (2005), “Thoả thuận hạn chế hay miễn trách nhiệm do vi phạm
<i>hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3). </i>


<i>27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, </i>
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.


<i>28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại,Tập II, Nxb. </i>
Công an nhân dân, Hà Nội.


<i>29. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về thương </i>


<i>mại hàng hoá và dịch vụ, Nxb. HồngĐức</i>.


<i>30. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng </i>
<i>và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức. </i>


<b>Tài liệu điện tử </b>


31. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 84 của CISG”, CISGVN,

truy cập ngày 30/5/2018.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>

<!--links-->

×