Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.12 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



Lời cam đoan ... i


Lời cảm ơn ... ii


<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </b>


1. Tình thế cấp thiết của đề tài ... 1


2. Tình hình nghiên cứu tài liệu liên quan ... 3


3. Mục tiêu ... 4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4


5. Phương pháp nghiên cứu ... 4


6. Kết cấu luận văn ... 5


<b>CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN </b>
<b>SỬ DỤNG ĐẤT ... 6 </b>


<b>1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ </b>
<b>DỤNG ĐẤT ... 6 </b>


1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất... 6


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm chuyển quyền sử dụng đất ... 10


<i>1.1.2.1. Khái niệm chuyển quyền sử dụng đất ... 10 </i>



<i>1.1.2.2. Đặc điểm chuyển quyền sử dụng đất ... 11 </i>


1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất . 12
<i>1.1.3.1. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 13 </i>


<i>1.1.3.2. Đặc điểm của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 16 </i>


<b>1.2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG </b>
<b>ĐẤT ... 19 </b>


1.2.1. Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 19


1.2.2. Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 21


1.2.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 23


1.2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất .... 24


1.2.5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 28


1.2.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ... 30


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>1.2.6.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất .. 31 </i>


1.2.7. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu ... 32
<b>CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN </b>
<b>NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ... 38 </b>
<b>2.1. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN </b>


<b>NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU </b>
<b>GIANG ... 38 </b>
2.1.1. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .. 38
2.1.2. Vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ... 49


<i>2.1.2.1. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu ... 49 </i>
<i>2.1.2.2. Xử lý hậu quả khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất </i>
<i>vơ hiệu ... 58 </i>
<b>2.2. KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ... 63 </b>
2.2.1. Yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ... 63


<i>2.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cần căn </i>
<i>cứ vào chính sách của Đảng, đường lối của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp </i>
<i>hóa, hiện đại hóa đất nước ... 63 </i>
<i>2.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phải gắn liền </i>
<i>với việc đổi mới và hoàn thiện nền hành chính Nhà nước ... 64 </i>
<i>2.2.1.3. Hồn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phải đặt trong </i>
<i>mối quan hệ với việc hoàn thiện pháp luật đất đai cũng như hoàn thiện cả hệ </i>
<i>thống pháp luật xã hội Chủ nghĩa, tạo lập sự tương tác, bổ trợ, thống nhất của cả </i>
<i>hệ thống pháp luật ... 65 </i>
<i>2.2.1.4. Quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phải phù hợp với các điều </i>
<i>kiện thực tiễn và xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội ... 66 </i>
<i>2.2.1.5. Hoàn thiện pháp luật đất đai phải chú ý tới việc bảo đảm hội nhập kinh </i>
<i>tế quốc tế ... 67 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>




<b>1. TÌNH THẾ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Thực trạng tranh chấp về bất động sản nói chung và hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề phức tạp ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế đất nước và ổn định xã hội. Nguyên nhân nào dẫn đến việc phát
sinh tranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp có được kịp thời nhằm bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch hay không là những vấn đề rất
quan trọng và cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật. Vấn đề
nghiên cứu tìm hiểu về các quy định pháp luật hiện hành cũng như đi sâu vào phân tích
đánh giá những vướng mắc qua thực tiễn áp dụng là nội dung quan trọng để góp phần
hồn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay, nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích tối
đa của các bên khi tham gia giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


Điều 53, khoản 1 Điều 54 theo Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt
của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật; Tổ
chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Song hành với Hiến
pháp, Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
29/11/2013, thay thế Luật đất đai 2003. Luật đã kế thừa và phát triển những nội dung
hợp lý của Luật đất đai 2003 nhằm đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Nhất quán
với đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường, các quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ở từ Luật đất đai 1993, 2003, 2013 khơng ngừng được hồn thiện cho phù hợp hơn
với tình hình thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

khăn, cần cân nhắc trong quá trình giải quyết. Thực trạng hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất bị vô hiệu vẫn đang tồn tại, là một vấn đề bức xúc, tình trạng giao


kết giả tạo, lừa dối nhau, thực hiện chuyển nhượng tài sản không thuộc quyền sử dụng
hợp pháp của mình, giao kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều cấm của
pháp luật, hình thức của hợp đồng chuyển nhượng không tuân thủ theo quy định của
pháp luật…xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, gây thiệt
hại nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội.


Thời gian qua, việc xác định tính hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định pháp luật vẫn còn bộc lộ những vấn đề mang tính bất cập, các
quy định có sự chồng chéo, trái ngược nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật khi giải
quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu ở Tịa án của
mỗi cấp xét xử cũng có sự khác nhau. Từ đó tỉ lệ án bị hủy, sửa đối với quan hệ tranh
chấp này không giảm.


Việc sửa đổi Luật đất đai trong tình hình hiện nay là rất kịp thời, đáp ứng được
yêu cầu cấp thiết trong giao lưu dân sự ngày càng phong phú, đa dạng; Trong đó, có các
quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý để xác định
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ giao kết, tạo căn cứ để áp
dụng giải quyết xác định các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
có hiệu lực hay bị vơ hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần tạo
sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.


Để quyền của các chủ thể được tơn trọng, pháp luật cần có những quy định thích
ứng để giải quyết những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch liên quan đến tài sản, trên
cơ sở pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật trong quá trình
giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và để góp phần
nâng cao nhận thức và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật đất đai nhằm giải
quyết tốt hơn các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng giải quyết các tranh chấp đạt hiệu quả cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thực tiễn áp dụng, góp phần hạn chế thấp nhất những sai sót thường gặp trong q trình


giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian
tới.


<i>Với những lý do nêu trên học viên chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng chuyển </i>


<i>nhượng quyền sử dụng đất - thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” làm luận </i>


văn thạc sĩ của mình.


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN </b>


Việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với những mức độ, khía cạnh khác nhau như:
Bàn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (2005),
Nguyễn Quang Quý – Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2(155); Giải quyết tranh chấp về
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ luật học của Lương Khải Ân – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2006); Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một
số kiến nghị (2012), Lê Văn Thiệp – Tạp chí Kiểm sát số 24; Hình thức hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tịa án (2012), Lê Sỹ
Nam – Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7(291); Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học của Nguyễn Thị Hạnh - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014);
Một số vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thu Thủy; Pháp luật về chuyển nhượng
quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Hà Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội và nhiều đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học được đăng duyệt trên các diễn
đàn, tạp chí khác nhau…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cứu sâu hơn, toàn diện hơn, thực tiễn hơn nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển


nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay.


<b>3. MỤC TIÊU </b>
<b>3.1. Mục tiêu chung </b>


Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các
tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


<b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b>


Hệ thống hóa và phân tích các qui định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất.


Đánh giá thực tiễn thực hiện các qui định của pháp luật về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.


Trên cơ sở qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.


<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>


Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật trong lĩnh vực giao dịch dân sự về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập thường gặp và hướng hoàn
thiện pháp luật liên quan.


<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>



Với nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật về hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, nhấn mạnh tính hiệu lực của việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; nguyên nhân của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trái pháp luật, dẫn đến tuyên bố vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó.


<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bên cạnh đó cịn sử dụng phương pháp thống kê: Nghiên cứu chi tiết các số liệu
lưu trữ tại sổ theo dõi thụ lý và giải quyết án của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, tổng
số vụ án về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời ghi nhận chi tiết nội
dung trái pháp luật, từ đó xác định tỷ lệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái
pháp luật trên thực tế.


<b>6. KẾT CẤU LUẬN VĂN </b>


Luận văn được kết cấu gồm 2 Chương:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG </b>


<b>QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT </b>



<b>1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ </b>
<b>DỤNG ĐẤT </b>


<b>1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất </b>


Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013, Điều 4 Luật Đất đai năm 2013
<i>và Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chế độ sở hữu đất đai: “Đất đai, tài </i>


<i>nguyên nước, tài nguyên khoán sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên </i>
<i>nhiên khác và các tài nguyên do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu </i>


<i>tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Như vậy, với tư cách </i>


là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
đối với đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà nước lại trao quyền sử dụng đất cho tổ chức,
cá nhân bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, thừa nhận việc sử dụng đất ổn định,
lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất được xác lập bởi các hành vi chuyển quyền
sử dụng đất hợp pháp.


Đất đai là một loại tài sản, vì vậy, quyền sử dụng đất là một quyền tài sản. Ở góc
độ này, quyền sử dụng đất là một khái niệm pháp lý dùng để chỉ một trong những quyền
năng của chủ sở hữu đất đai. Tức là, đây là quyền khai thác công năng của đất đai. Thông
qua hành vi sử dụng đất mà con người có thể thỏa mãn những nhu cầu của mình cũng
như làm ra của cải cho xã hội.


Như chúng ta đã biết, kể từ Hiến pháp năm 1980 ra đời, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, Nhà nước vừa là người đại diện chủ sở hữu vừa là chủ quản lý đối với đất đai. Tuy
nhiên, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1987, trên thực tế Nhà nước ta chưa xác
lập được một cách đầy đủ quyền sở hữu của mình đối với đất đai, đặc biệt là đất đai
đang thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.Theo tinh
thần Hiến pháp năm 1980, xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu tuy nhiên chưa có Luật đất đai điều chỉnh rõ ràng quyền và nghĩa vụ của Nhà
nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Luật Đất đai năm 1993 khẳng định người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng
sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013 đều đã ghi
nhận chính thức quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất tuy nhiên không thể đồng nhất quyền sở hữu
đất đai với quyền sử dụng đất bởi chúng có sự khác nhau về cả nội dung, ý nghĩa cụ thể
như sau:



Quyền sử dụng đất là một quyền phái sinh. Có thể thấy rằng quyền sở hữu đất
đai là một quyền tồn tại độc lập, còn quyền sử dụng đất lại là một quyền phụ thuộc. Như
vậy, tính phái sinh được thể hiện ở chỗ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất chỉ
xuất hiện khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền
sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất. Trong chừng mực nào đó, có thể coi các
giao dịch giao đất, cho thuê đất như là các hợp đồng hành chính chịu sự chi phối của
Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự hiện hành, về phần mình chỉ nhắc đến quyền sử dụng đất
như là các tài sản hiện hữu mà không bận tâm đến nguồn gốc của nó. Đồng thời quyền
sử dụng đất chuyển giao từ chủ sở hữu là “toàn dân” sang người đại diện “Nhà nước”
và từ đó người đại diện chuyển giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình. Song xét về mặt thực tế, quyền sử dụng đất chỉ chuyển giao một cách trực tiếp từ
Nhà nước đến người sử dụng bằng các quyết định hành chính do mình ban hành, quyền
sử dụng đất của chủ sở hữu đất đai “toàn dân” chỉ là danh nghĩa. Quyền sở hữu toàn dân
đối với đất đai hết sức trừu tượng và chỉ có danh nghĩa chính trị - pháp lý mà khơng thể
hiện tính thực tiễn cao.


Có thể khẳng định rằng quyền sở hữu đất đai là một quyền trọn vẹn, đầy đủ còn
quyền sử dụng đất lại khơng trọn vẹn, khơng đầy đủ. Bởi vì, thứ nhất, người sử dụng đất
khơng có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu; thứ
hai, không phải người nào cứ có quyền sử dụng đất hợp pháp là có đủ các quyền của
người sử dụng đất, như trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất thì khơng phải bất cứ
ai có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng có quyền tặng cho quyền sử dụng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>Văn bản pháp luật </b>
1. Hiến pháp 1992.
2. Hiến pháp 2013.


3. Bộ luật dân sự 1995 (Không số) ngày 28/10/1995.



4. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 (Luật số: 33/2002/QH10) ngày 02/04/2002.
5. Luật đất đai 2003 (Luật số: 13/2003/QH11) ngày 26/11/2003.


6. Luật đất đai 2013 (Luật số: 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013.


7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 (Luật số: 62/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
8. Luật Công chứng 2006 (Luật số: 82/2006/QH11) ngày 29/11/2006.


9. Luật Công chứng 2014 (Luật số: 53/2014/QH13) ngày 20/06/2014.
10. Luật Nhà ở 2005 (Luật số: 56/2005/QH11) ngày 29/11/2005.
11. Luật Nhà ở 2014 (Luậtsố: 65/2014/QH13) ngày 25/11/2014.
12. Bộ luật dân sự 2005 (Luật số: 33/2005/QH11)ngày 14/06/2005.
13. Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015


14. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Luật số: 24/2004/QH11) ngày 15/06/2004.
15. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.


16. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành
Luật đất đai năm 2003.


17. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.


18. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
19. Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền


sử dụng đất.


20. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi


trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.


21. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ địa chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

23. Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.


24. Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất.


25. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số trọng tâm
trong công tác tư pháp thời gian tới.


26. Nghị quyết số 49/NQ-TW năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020.


<b>Tiếng Việt </b>


27. Đỗ Mạnh Bổng (2012), “Một số ý kiến về công chứng, chứng thực đối với hợp
<i>đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Tạp chí Kiểm sát, (24). </i>


<i>28. Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. </i>


<i>29. Nguyễn Ngọc Điện (2006), Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích </i>


<i>luật viết, Nxb Chính trị quốc gia. </i>



<i>30. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thơng dụng trong Bộ luật dân </i>


<i>sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. </i>


<i>31. Nguyễn Ngọc Điện (Chủ biên) (2015), Luật dân sự tập 2 phần nghĩa vụ, NXB Đại </i>
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


<i>32. Nguyễn Kim Thản (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn. </i>


33. Nguyễn Quang Quý (2005), “Bàn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (02).


34. Nguyễn Văn Hiến (2016), “Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
<i>đất theo pháp luật hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (294). </i>


35. Lê Văn Thiệp (2012), “Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản
<i>gắn liền với đất và một số kiến nghị”, Tạp chí Kiểm sát, (24). </i>


36. Mai Thị Tú Oanh (2012), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển
<i>nhượng quyền sử dụng đất và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nhà nước và </i>


<i>Pháp luật, 11(294). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

38. Trần Lệ Thu (2015), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
<i>dụng đất ở”, Tạp chí Thanh tra, (08). </i>


39. Trần Thị Thu Hiền (2012), “Bàn về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
<i>dụng đất viết tay”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (7). </i>



40. Tưởng Duy Lượng (2004), “Một số vấn đề trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
<i>chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (12). </i>


<i>41. Sỹ Hồng Nam (2011), Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất </i>


<i>và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, Tài </i>


liệu Hội thảo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


<i>42. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Cơng </i>
an nhân dân.


<i>43. Tịa án nhân dân tỉnh Hậu Giang (2017), Bản án số 33/2017/DS-PT ngày </i>


<i>27/02/2017. </i>


<i>44. Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang (2017), Bản án số 90/2017/DS-PT ngày </i>


<i><b>23/5/2017. </b></i>
<b>Tài liệu điện tử </b>


45. Hình thức của hợp đồng - - nhiều quy định chưa khả thi,

truy cập ngày: 20/12/2017.


46. Độ tuổi được cấp quyền sử dụng đất,
truy cập ngày: 10/12/2017.


</div>

<!--links-->

×