Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.59 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



LỜI CAM ĐOAN ... i


LỜI CẢM ƠN ... ii


MỤC LỤC ... iii


DANH MỤC BẢNG ... vi


DANH MỤC HÌNH ... vii


Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1


1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 2


1.2.1 Mục tiêu chung ... 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... 3


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 3


1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ... 3


1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ... 3


1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ... 3


1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4



1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ... 4


<i>1.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ... 4 </i>


<i>1.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ... 4 </i>


1.5.2 Phương pháp phân tích ... 5


1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN ... 5


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 7


2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 7


2.1.1 Các khái niệm về đói nghèo ... 7


2.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo ... 9


2.1.3 Quan niệm về giảm nghèo ... 11


2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 11


2.2.1 Lược khảo tài liệu ... 11


2.2.2 Đánh giá tài liệu đã lược khảo ... 16


2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 17


2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo ... 17



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.3.3 Giả thuyết nghiên cứu ... 25


2.3.4 Thang đo dự kiến ... 25


Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ... 27


3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27


3.1.1 Quy trình nghiên cứu ... 27


3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu ... 27


<i>3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ... 27 </i>


<i>3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ... 28 </i>


3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ... 30


3.2.1 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1 ... 30


3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2 ... 30


3.2.3 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 3 ... 31


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 33


4.1 TỔNG QUAN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG ... 33


4.1.1 Điều kiện tự nhiên... 33



4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ... 34


4.1.3 Công tác giảm nghèo ... 37


4.2 THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO ... 38


4.2.1 Dân tộc ... 39


4.2.2 Quy mô hộ ... 39


4.2.3 Nghề nghiệp của chủ hộ ... 40


4.2.4 Bằng cấp cao nhất của thành viên trong hộ nghèo ... 40


4.2.5 Số người phụ thuộc trong hộ ... 41


4.2.6 Tổng diện tích mặt đất/mặt nước canh tác của hộ ... 42


4.2.7 Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ nghèo ... 42


4.2.8 Tổng thu nhập trong năm của hộ ... 43


4.2.9 Tình trạng đi học của trẻ em trong hộ ... 44


4.2.10 Tình trạng tiếp cận các cơ sở y tế của hộ nghèo ... 44


4.2.11 Tình trạng nhà ở của hộ nghèo ... 45


4.2.12 Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt của hộ nghèo ... 46



4.2.13 Khả năng tiếp cận thông tin của hộ nghèo ... 46


4.2.14 Các phúc lợi xã hội mà hộ được nhận ... 47


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.3.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ... 47


4.3.2 Kiểm định Wald về ý nghĩa tương quan của các hệ số hồi quy ... 49


4.3.3 Thảo luận kết quả hồi quy ... 52


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 55


5.1 KẾT LUẬN ... 55


5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 56


5.3 ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO61
5.3.1 Đóng góp của đề tài ... 61


5.3.2 Hạn chế của đề tài ... 62


5.3.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ... 62


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>



Bảng 2.1: Diễn giải các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số βi ... 22


Bảng 3.1: Kết quả bình xét hộ nghèo năm 2017 phân theo xã, thị trấn ... 29



Bảng 4.1: Dân số trung bình của huyện Giồng Riềng phân theo dân tộc năm 2018 .... 34


Bảng 4.2: Nguồn lao động và phân bố lao động của huyện Giồng Riềng qua các năm
... 35


Bảng 4.3: Kết quả bình xét hộ nghèo của huyện Giồng Riềng qua các năm ... 36


Bảng 4.4: Thành phần dân tộc của mẫu khảo sát ... 39


Bảng 4.5: Quy mô hộ của mẫu khảo sát ... 39


Bảng 4.6: Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu khảo sát ... 40


Bảng 4.7: Đặc điểm bằng cấp cao nhất của thành viên trong hộ ... 41


Bảng 4.8: Tình trạng người phụ thuộc trong hộ ... 41


Bảng 4.9: Tổng diện tích mặt đất/mặt nước của hộ ... 42


Bảng 4.10: Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ nghèo ... 43


Bảng 4.11: Đặc điểm về tổng thu nhập của hộ nghèo... 43


Bảng 4.12: Tình trạng đi học của trẻ em trong hộ của mẫu khảo sát ... 44


Bảng 4.13: Tình trạng tiếp cận các cơ sở y tế của hộ nghèo ... 45


Bảng 4.14: Tình trạng nhà ở của hộ nghèo ... 45


Bảng 4.15: Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt của hộ nghèo ... 46



Bảng 4.16: Khả năng tiếp cận thông tin của hộ nghèo ... 46


Bảng 4.17: Các phúc lợi xã hội mà hộ được nhận trong năm 2018 ... 47


Bảng 4.18: Phân loại dự báo (Classification Table) ... 48


Bảng 4.19: Kết quả tóm tắt của mơ hình ... 48


Bảng 4.20: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mơ hình (Omnibus Tests of
Model Coefficients) ... 48


Bảng 4.21: Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) ... 49


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chương 1 </b>



<b>TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các
dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Những năm qua, việc
tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương
trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội
cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo
được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn


dưới 5% năm 2015 (theo tiêu chí nghèo đơn chiều), giảm từ 8,23% năm 2016 xuống
còn 5,23% năm 2018 (theo tiêu chí nghèo đa chiều) [3]. Thành tựu giảm nghèo của
nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.


Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Theo kết quả điều tra
năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, cả
nước có hơn 2,338 triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 9,88% so với tổng số hộ dân cư trên
toàn quốc) và hơn 1,235 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,22%). Số hộ đã thoát nghèo
nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn
cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống
người nghèo nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. [5]


Cùng với cả nước, những năm qua tỉnh Kiên Giang đã và đang đẩy mạnh thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Các cơ chế, chính
sách, dự án được phối hợp lồng ghép tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện chương
trình mục tiêu giảm nghèo đạt kết quả, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 8,84% đầu giai đoạn 2011 - 2015
xuống còn 1,44% vào năm 2015 (theo tiêu chí nghèo đơn chiều); giảm số xã khó khăn
từ 53 xã còn 26 xã; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. [30]


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dân huyện chủ yếu là người Kinh, người Khmer chiếm 17,2%, người Hoa là 0,54%,
ngồi ra cịn có dân tộc khác chiếm 0,02%. Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp
và là một trong những địa phương sản xuất lúa lớn của tỉnh Kiên Giang [34]. Quán
triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết của Huyện ủy,
phương hướng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia nói chung, cơng tác giảm nghèo nói riêng, huyện Giồng Riềng cũng
đã tập trung sức lực và tâm huyết của cả hệ thống chính trị vào cơng tác xóa đói giảm
nghèo. Nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo đã được triển khai trên địa bàn huyện
Giồng Riềng trong thời gian qua đã mang lại những kết quả khả quan: đến cuối năm


2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,92% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,85%, đời sống của đa
số các bộ phận dân cư đã được cải thiện [8]. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo tại Giồng
Riềng so với các địa phương khác trong cả nước vẫn còn chậm, chưa tương xứng với
tiềm năng phát triển của địa phương, đồng thời tiến bộ đạt được trong công tác giảm
nghèo cũng chưa thật sự bền vững và ổn định.


Mặt khác, thực tế trong giai đoạn hiện nay công tác giảm nghèo đang phải đối
mặt với những khó khăn, thách thức không chỉ đối với riêng huyện Giồng Riềng, mà
cịn là của tỉnh Kiên Giang, thậm chí của nhiều địa phương khác nữa. Vậy đâu là lý do
chủ yếu? Yếu tố nào ảnh hưởng mang tính quyết định đến giảm nghèo của các hộ dân
trên địa bàn huyện Giồng Riềng? Thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần
phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
tình trạng nghèo của người dân cũng như tác động của các chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Giồng Riềng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện các chính sách
giảm nghèo nói chung và nâng cao chất lượng giảm nghèo tại huyện Giồng Riềng, tỉnh
<i><b>Kiên Giang nói riêng. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng </b></i>
<i><b>đến giảm nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt </b></i>
nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1 Mục tiêu chung </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </b>


- Mục tiêu cụ thể 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang;


- Mục tiêu cụ thể 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giảm
nghèo của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang;



- Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất các hàm ý chính sách giảm nghèo phù hợp với tình
hình thực tiễn trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


<b>1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>


(1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giảm nghèo của huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang?


(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giảm nghèo của huyện Giồng Riềng,
tỉnh Kiên Giang?


(3) Những hàm ý chính sách giảm nghèo nào phù hợp với tình hình thực tiễn
trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang?


<b>1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.4.1 Phạm vi nghiên cứu </b>


- Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giảm
nghèo trên phạm vi địa bàn các xã thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang


- Phạm vi thời gian:


Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019.


Số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2016 - 2018.


Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp: từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019.
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về giảm nghèo và các yếu
tố ảnh hưởng đến giảm nghèo trong phạm vi huyện và đề xuất các hàm ý chính sách


góp phần giảm nghèo tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


<b>1.4.2 Đối tượng nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Đối tượng khảo sát của đề tài này là các hộ trong danh sách hộ nghèo năm
2017 và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


<b>1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu </b>


<i>1.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp </i>


- Các văn bản báo cáo, kế hoạch qua các năm thuộc giai đoạn 2016 - 2018 của
Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng, Ban chỉ đạo Giảm nghèo huyện Giồng Riềng;


- Niên giám thống kê huyện Giồng Riềng năm 2016, 2017, 2018; niên giám
thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2016, 2017, 2018;


- Thơng tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu;
- Các báo cáo, đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài.


<i>1.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp </i>


Số liệu được thu thập bằng cách tiến hành khảo sát các hộ nghèo và phỏng vấn
các nhà quản lý trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang để thu thập thông tin
về cơ cấu thu nhập, đời sống,...


Hình thức khảo sát là phỏng vấn trực tiếp, thông qua bảng câu hỏi được soạn
sẵn.



<i>- Xác định cỡ mẫu </i>


Cỡ mẫu được xác định theo công thức của Slovin (1984) và Yamane (1967)
trong trường hợp biết tổng thể:


n = N
1 + N(e)2


Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. [20, trang 31]
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Giảm nghèo huyện Giồng Riềng, qua điều tra, rà
soát đến cuối năm 2017, huyện Giồng Riềng có 2.586 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,92%.


Với N = 2.586, độ chính xác 93%, sai số tiêu chuẩn là ±7%.


Từ đó ta có cỡ mẫu khảo sát: n = 189 mẫu, tác giả khảo sát 260 mẫu để bù đắp
cho trường hợp những mẫu không đạt.


<i>- Cách chọn mẫu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (bằng cách thực hiện hàm RAND trên phần mềm
Excel) để chọn ra 260 mẫu trong danh sách tổng số 2.586 hộ để khảo sát.


<i>- Xây dựng bảng câu hỏi </i>


Sau khi tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo từ khung lý thuyết, sử
<i>dụng kết quả rà soát, điều tra hộ nghèo, cận nghèo hàng năm của huyện Giồng Riềng, </i>
tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia và tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn để
chọn lọc ra từ danh sách và đề xuất thêm các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo phù
hợp với thực tế địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng mơ hình và bảng câu hỏi để phục


vụ khảo sát.


<b>1.5.2 Phương pháp phân tích </b>


- Sử dụng phương pháp lược khảo tài liệu để thu thập các thông tin liên quan
đến cơ sở lý thuyết của đề tài và hệ thống hóa cơ sở lý luận về giảm nghèo trên địa bàn
huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


- Phương pháp thống kê mô tả, được sử dụng để:


+ Phân tích các thơng tin về hộ như: nhân khẩu, trình độ học vấn, số lao động
<b>tạo thu nhập...; </b>


+ Phân tích so sánh dựa trên tần số xuất hiện của các chỉ tiêu của hộ để so
sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.


- Sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến xác suất giảm nghèo của các hộ dân;


- Sử dụng phương pháp suy luận diễn dịch và tổng hợp kết quả phân tích: từ
phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến giảm nghèo của
người dân trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang (mục tiêu 2), tác giả tổng
hợp và đề xuất các hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang.


<b>1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN </b>


Kết cấu của luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu



Trong chương 1, tác giả sẽ trình bày sự cần thiết thực hiện đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trong chương 2 sẽ tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, tham khảo một số nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu trước đây, phân tích những
yếu tố của các mơ hình đó, để đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.


Chương 3: Thiết kế nghiên cứu


Trong chương 3, tác giả xác định được phương pháp nghiên cứu cụ thể, cũng
như phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu để thực hiện.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Trong chương 4 sẽ giới thiệu một cách tổng quát nhất những vấn đề có liên
quan về địa bàn nghiên cứu, phân tích thực trạng chung của các hộ nghèo ở huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo và mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố.


Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


Trong chương 5 sẽ đưa ra kết luận, đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần
giảm nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nêu những đóng góp,
hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


<b>Tóm tắt Chương 1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Chương 2 </b>




<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>



Trong chương này, tác giả thống kê các khái niệm cơ bản có liên quan đến
nghèo và giảm nghèo. Từ đó rút ra những kết luận và cơ sở để xây dựng, đề xuất mơ
hình nghiên cứu và thang đo dự kiến nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và đưa ra
hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.


<b>2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>


<i><b>2.1.1 Các khái niệm về đói nghèo </b></i>


Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó khơng
chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó cịn tồn tại ngay tại các
quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế
chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói
của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm
để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn
nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối
thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể
mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu
thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.


Tại Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc tổ chức tháng
9/1993 tại Bangkok (Thái Lan) đã định nghĩa về nghèo: Đói nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán
của các địa phương. Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau
là khác nhau.



Theo quan điểm của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức
tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3/1995 đã đưa ra định nghĩa về người nghèo:
“Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ hơn l USD/ngày, đây là
số tiền coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>A. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật </b>


[1]. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020;


[2]. Quyết định số 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội về việc Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo,
hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020;


[3]. Quyết định số 1052/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2019 về việc công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;


[4]. Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020;


[5]. Quyết định số 1905/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 về việc phê duyệt kết
quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;


[6]. Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016, Hướng dẫn quy


trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;


<b>B. Danh mục các tài liệu tham khảo </b>
<b>- Tài liệu tiếng Việt </b>


[7]. Ban chỉ đạo Giảm nghèo huyện Giồng Riềng (2016), “Báo cáo Kết quả
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn
huyện”;


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

[9]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phân tích và Dự báo -
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng Cục Thống kê, Viện
Nghiên cứu phát triển Mê Kơng và Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) tại Việt Nam (2018), “Báo cáo Nghèo đa chiều ở Việt
Nam”;


[10]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội (2015), “Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở
Việt Nam”;


[11]. Chi cục Thống kê huyện Giồng Riềng (2019), Niên giám thống kê huyện
Giồng Riềng năm 2018;


[12]. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2018), Niên giám thống kê năm 2017, Nxb
Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh;


<i>[13]. Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về Giảm nghèo bền vững trên </i>
<i>địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, </i>
Học viện hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh;



[14]. Đại học Kinh tế quốc dân (2014), Những lý luận chung về đói nghèo và
xóa đói giảm nghèo, Hà Nội;


<i>[15]. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp Nghiên cứu định lượng và những </i>
<i>nghiên cứu thực tiễn trong Kinh tế phát triển - Nơng nghiệp, Nxb Phương </i>
Đơng, TP. Hồ Chí Minh;


[16]. Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang (2018), Nghị quyết số 196/NQ-HĐND
ngày 14/12/2018 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang
năm 2019;


[17]. Nguyễn Thị Bích Hồng (2006), Quan hệ giữa dân số - kinh tế TP. Hồ Chí
<i>Minh, Hội thảo “Dân số với phát triển kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh”, </i>
TP. Hồ Chí Minh tháng 2 năm 2006;


<i>[18]. Trương Minh Lễ (2010), Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và </i>
<i>giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí </i>
Minh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>[20]. Võ Thị Thạnh Lộc, Huỳnh Hữu Thọ (2015), Giáo trình Phương pháp </i>
<i>nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, Nxb Đại học Cần Thơ, </i>
Cần Thơ;


<i>[21]. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xố đói, giảm nghèo, Nxb Chính trị Quốc </i>
gia - Sự thật, Hà Nội;


[22]. Trần Công Kha (2018), “Phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng
<i>nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ </i>
<i>Nông nghiệp, tập 2 (số ISSN 2588-1256), trang 477-487; </i>



<i>[23]. Nguyễn Việt Khoa (2018), Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo ở huyện </i>
<i>Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Đại học </i>
Trà Vinh;


[24]. Lê Thanh Ngọc (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và giải
pháp giảm nghèo bền vững vươn lên làm giàu tại Vùng kinh tế trọng điểm
<i>Vùng đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí Ngân hàng, (11), trang 14-18; </i>
[25]. Nguyễn Thị Cẩm Phương (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo


<i>của người dân tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, </i>
(Số 504), trang 44 - 46;


<i>[26]. Thái Phúc Thành (2014), Vai trò của vốn con người trong Giảm nghèo bền </i>
<i>vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc </i>
dân, Hà Nội;


<i>[27]. Đinh Thị Hồng Thắm (2017), Thực thi chính sách Giảm nghèo bền vững </i>
<i>trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý </i>
cơng, Học viện hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh;


<i>[28]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh </i>
<i>doanh, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội; </i>


[29]. Diệp Thanh Tùng và các cộng sự (2017), Tình trạng nghèo của người
Khmer ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố tác
<i>động, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 30/2017 (ISSN 0866-7120), trang </i>
104-107;


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

[31]. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2018), “Báo cáo số 350/BC-UBND


ngày 21/11/2018 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019”;


<b>- Tài liệu tiếng Anh </b>


[32]. Alkire, Sabina, and James Foster (2011), “Counting and multidimensional
<i>poverty measurement.” Journal of Public Economics; </i>


[33]. World Bank (2018), Climbing the Ladder: Poverty Reduction and Shared
Prosperity in Vietnam.


<b>- Tài liệu điện tử </b>


[34]. Đôi nét về Giồng Riềng


</div>

<!--links-->

×