Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người bệnh điều trị nội và một số yếu tố liên quan tại khoa tim mạch, đái tháo đường bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.85 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC YẾN

NHU CẦU HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
KHOA TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội- 2018


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC YẾN

NHU CẦU HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
KHOA TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
TS. PHẠM TIẾN NAM


Hà Nội -2018


LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ YTCC, em xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của quý thầy cô và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp cùng bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Trước hết em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn
Dương và TS. Phạm Tiến Nam là những người thầy đã dành thời gian công sức tận tâm
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và hướng dẫn em trong
suốt quá trình làm luận văn.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô
tại Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Sở Y
tế Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã tạo điều kiện cho em tham
dự khóa học cũng như đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ em hồn thành chương trình học
tập và thực hiện đề tài nghiên cứu .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên giúp đỡ em trong những năm tháng học tập và hoàn thành luận
văn này.
Sau cùng, em xin chia sẻ kết quả nghiên cứu với quý đồng nghiệp và những
người quan tâm. Hy vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một số thơng tin hữu ích về
Cơng tác xã hội trong Bệnh viện.

Tiền Giang, ngày 08 tháng 8 năm 2018

Người viết

Trần Ngọc Yến



I

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... I
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... IV
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.1.1. Lịch sử phát triển Công tác xã hội trong Bệnh viện trên thế giới ............................ 4
1.1.2. Lịch sử phát triển Công tác xã hội trong Bệnh viện ở Việt Nam............................. 7
1.2. Khái niệm nghiên cứu............................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm về Công tác xã hội ................................................................................ 9
1.2.2. Khái niệm Công tác xã hội trong Bệnh viện ........................................................... 9
1.2.3. Khái niệm nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh nội trú ....................... 10
1.3. Chức năng, nhiệm vụ phịng Cơng tác xã hội ở Việt Nam và tại Bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang ....................................................................................... 11
1.4. Một số nghiên cứu Công tác xã hội trong Bệnh viện trên thế giới và tại Việt
Nam .............................................................................................................................. 13
1.4.1. Một số nghiên cứu Công tác xã hội trên thế giới. ............................................. 13
1.4.2. Một số nghiên cứu Công tác xã hội tại Việt Nam ............................................ 15
1.5. Khung lý thuyết .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ...................................................................... 23
2.3. Thiết kế: ................................................................................................................ 23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 24



II

2.4.1. Cỡ mẫu ................................................................................................................ 24
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 25
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu....................................................................................... 25
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu:.................................................................................... 26
2.6. Các biến số nghiên cứu nghiên cứu. ..................................................................... 27
2.7. Các thước đo tiêu chuẩn đánh giá nhu cầu của người bệnh ............................... 28
2.8. Phương pháp phân tích số liệu:............................................................................ 29
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 29
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 30
3.1.Thông tin chung của người bệnh nội trú về Công tác xã hội tại Bệnh viện. ....... 30
3.2. Nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người bệnh nội trú ...................................... 34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người bệnh
điều trị nội trú.............................................................................................................. 41
BÀN LUẬN .................................................................................................................. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................ 78
PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG ....... 83
PHỤ LỤC 3: Mẫu số 1 – Quyết định số 29/2014-UBND ............................................ 84
PHỤ LỤC 4: BỘ CÔNG CỤ KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ....................................... 86
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHĨM .......... 92
PHỤ LỤC 6: DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ................................................... 99


III


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BVĐKTTTG

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

CTXH

Công tác xã hội

CTXHBV

Công tác xã hội bệnh viện

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTV

Điều tra viên


KCB

Khám chữa bệnh

NBNTV

Người bệnh nội trú

NCV

Nghiên cứu viên

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

THA


Tăng huyết áp


IV

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung của người bệnh nội trú......................................................... 30
Bảng 3.2. Thông tin về điều trị của đối tượng nghiên cứu ............................................ 34
Bảng 3.3. Nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin về khám chữa bệnh ........ 34
Bảng 3.4. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội trong quá trình khám chữa bệnh .................... 36
Bảng 3.5. Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện ........................................... 38
Bảng 3.6. Nhu cầu hướng dẫn dịch vụ y tế sau khi người bệnh xuất viện ....................... 40
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thông tin chung và nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư
vấn thông tin trong KCB của người bệnh nội trú............................................................ 41
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thông tin điều trị và nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư
vấn thông tin trong KCB của người bệnh nội trú............................................................ 43
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thông tin chung và nhu cầu hỗ trợ tâm lý- xã hội trong
KCB của người bệnh nội trú .......................................................................................... 44
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thông tin điều trị và nhu cầu hỗ trợ tâm lý- xã hội trong
KCB của người bệnh nội trú ........................................................................................ 46
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thông tin chung và nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ
thiện .............................................................................................................................. 48
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thông tin điều trị và nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ
từ thiện .......................................................................................................................... 50
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thông tin chung và nhu cầu hướng dẫn dịch vụ y tế sau
khi người bệnh xuất viện ............................................................................................... 51
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thông tin điều trị và nhu cầu hướng dẫn dịch vụ y tế sau
khi người bệnh xuất viện ............................................................................................... 53



V

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Từ năm 2011 Bộ Y tế đã quan tâm đến Công tác xã hội (CTXH) tại Bệnh viện và
mong muốn triển khai mạnh mẽ CTXH tại Bệnh viện. Trước mắt là các Bệnh viện công,
sẽ giúp đỡ được nhiều người bệnh nghèo có hồn cảnh khó khăn có thêm kinh phí điều
trị, hướng dẫn thủ tục hành chánh để giảm phiền hà cho người bệnh, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp hơn giữa nhân viên y tế và người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là Bệnh viện hạng I, là tuyến cuối trong
hệ thống khám chữa bệnh tại tỉnh Tiền Giang. Phòng CTXH Bệnh viện được thành lập
vào tháng 3 năm 2016. Việc tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ CTXH của người bệnh nội trú có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH tại Bệnh viện.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu hỗ trợ Công
tác xã hội của người bệnh điều trị nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa Tim mạch,
Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018”. Với mục tiêu: Mô
tả nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh điều trị nội trú tại khoa Tim mạch, Đái
tháo đường và xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của
người bệnh điều trị nội trú tại khoa Tim mạch, Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm Tiền Giang năm 2018.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính được thực hiện tại
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2018. Số liệu
định lượng được thu thập từ bộ câu hỏi phỏng vấn từ phía người bệnh nội trú. Số liệu
định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm từ nhân viên y tế và người bệnh
nội trú.
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận một số kết quả chính sau:
Nhu cầu hỗ trợ Cơng tác xã hội của người bệnh điều trị nội trú tại khoa Tim mạch
và Đái tháo đường
-


Nhu cầu được cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin về khám chữa bệnh được cấu
thành từ 4 nhu cầu cụ thể: nhu cầu hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/ qui trình khám bệnh đạt tỷ
lệ cao nhất 99,5%.


VI

-

Nhu cầu được giải quyết các vấn đề tâm lý- xã hội trong khám chữa bệnh có 4 nhu cầu:
người bệnh nhu cầu tư vấn- tham vấn tâm lý đạt tỷ lệ cao nhất 100%.

-

Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện có 5 nhu cầu cụ thể: nhu cầu về kết nối
nguồn lực và hỗ trợ từ thiện đạt tỷ lệ cao nhất 88%.

-

Nhu cầu hướng dẫn các dịch vụ y tế sau khi người bệnh xuất viện có 2 nhu cầu cụ thể:
nhu cầu hỗ trợ thủ tục chuyển viện/xuất viện đạt tỷ lệ cao nhất 98%.
Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người bệnh điều trị nội
trú tại khoa tim mạch và đái tháo đường

-

Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin về khám
chữa bệnh: kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện kinh tế, loại bệnh điều trị, số lần nhập
viện/năm là có mối liên quan.


-

Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý- xã hội trong KCB của người bệnh nội
trú: kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện kinh tế, loại bệnh điều trị, số lần nhập
viện/năm là có mối liên quan.

-

Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện: kết quả nghiên
cứu cho thấy nơi ở, điều kiện kinh tế, số lần nhập viện/năm là có mối liên quan.

-

Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hướng dẫn dịch vụ y tế sau khi người bệnh xuất
viện: kết quả nghiên cứu cho thấy: giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế,
loại bệnh điều trị, số lần nhập viện/năm là có mối liên quan
Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra 1 số khuyến nghị:
-

Phịng CTXH

+ Cung cấp các dịch vụ cơng tác xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân nội trú
khoa Tim mạch và Đái tháo đường
-

Bệnh viện

+ Tiếp tục phát huy công tác vận động tài trợ kinh phí cho người bệnh có hồn cảnh khó
khăn tại khoa Tim mạch và Đái tháo đường.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tim mạch và Đái tháo đường là những bệnh lý mạn tính gây nhiều hậu quả cho
bản thân người bệnh cũng như ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Hiện nay khó khăn
mà người bệnh nội trú mắc bệnh Tim mạch và Đái tháo đường gặp phải trong Bệnh
viện chính là gánh nặng bệnh tật, chăm sóc và chi phí y tế gây ra vấn đề tâm lý cho
người bệnh như buồn phiền, lo lắng, chán nản, mặc cảm, tự ti ngại giao tiếp. Một số
người bệnh mất niềm tin vào quá trình chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ
xã hội giữa người bệnh với người thân trong gia đình, người bệnh với đội ngũ y bác sỹ
và cơ sở khám chữa bệnh. Họ chính là đối tượng yếu thế phụ thuộc vào sự chữa trị,
chăm sóc của Bệnh viện, nhân viên y tế, gia đình và nhân viên Cơng tác xã hội
(CTXH) [4].
Đến nay trên cả nước, đã có nhiều Bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh
thành lập phịng/tổ Cơng tác xã hội, cung cấp dịch vụ CTXH trong Bệnh viện, góp
phần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp
ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng chính sách cịn nhiều khó khăn, và bất cập.
Tại Việt Nam các đề tài nghiên cứu về CTXH tại Bệnh viện còn rất hạn chế.
Tiêu biểu có: nghiên cứu của tác giả Phạm Tiến Nam và nhóm cộng sự (2017) mơ tả
nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội của 418 bệnh nhân ung thư tại
Bệnh viện K [18]. Nghiên cứu nghiên cứu tác giả Trần Thị Vân Ngọc (2015) mô tả
thực trạng nhu cầu và hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương [19].
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là Bệnh viện hạng I, là tuyến cuối
trong hệ thống khám chữa bệnh tại tỉnh Tiền Giang. Hiện tại Bệnh viện có 8 phịng
chức năng và 26 khoa: lâm sàng và cận lâm sàng. Tổng số cán bộ viên chức 832 người.
Với quy mô 780 giường kế hoạch, 1.265 giường thực kê, hằng ngày trung bình tại
phịng khám Tim mạch có trên 300 lượt bệnh đến khám và điều trị ngoại trú và trên
100 bệnh nội trú.Tại phịng khám Đái tháo đường trung bình trên 200 lượt bệnh đến

khám và điều trị ngoại trú và hơn 40 bệnh nội trú [8]. Vì vậy có khá nhiều người bệnh


2

có hồn cảnh khó khăn, thiếu chi phí điều trị. Xuất phát từ thực tế trên, ngày 02/3/2016
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang thành lập phịng Cơng tác xã hội theo quyết
định số 233/QĐ-SYT. Chức năng hoạt động của phòng bao gồm cung cấp dịch vụ về
CTXH cho NB, NNNB và NVYT và các tổ chức cá nhân liên quan [7]. Tuy nhiên do
mới được thành lập vài năm gần đây, thiếu hụt nhân sự và nguồn lực cần thiết, phịng
Cơng tác xã hội chỉ mới tập trung hỗ trợ bệnh nhân ở khoa khám bệnh và một số hỗ trợ
từ thiện mà chưa đủ các điều kiện và căn cứ thực tiễn để triển khai tốt các hoạt động hỗ
trợ tâm lý – xã hội và kết nối các nguồn lực hỗ trợ từ thiện cho người bệnh nội trú tại
các khoa. Đặc biệt là khoa: Tim mạch và Đái tháo đường.
Cho đến nay tại tỉnh Tiền Giang chưa có cơng trình nghiên cứu nào về Cơng tác
xã hội tại Bệnh viện. Nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh nội trú ra sao?
Các yếu tố nào liên quan đến nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh nội trú?
Để trả lời câu hỏi trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu hỗ trợ Công tác
xã hội của người bệnh điều trị nội trú và một số yếu tố liên quan tại khoa Tim mạch,
Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh điều trị nội trú tại khoa
Tim mạch, Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người
bệnh điều trị nội trú tại khoa Tim mạch, Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Trung

tâm Tiền Giang năm 2018.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử phát triển Công tác xã hội trong Bệnh viện trên thế giới
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, với cuộc cách mạng công nghiệp; xã hội phương Tây
đã bắt đầu phải chứng kiến nhiều vấn đề phức tạp với quy mô rộng lớn. Trước những
vấn đề này, đã có nhiều hoạt động từ thiện của các cá nhân, các tổ chức được thực hiện
nhằm hỗ trợ nạn nhân vượt qua khó khăn. Song, khơng những khơng thay đổi được
tình hình mà cịn tạo ra thói quen ỷ lại trong các nhóm đối tượng yếu thế. Các hoạt
động từ thiện chỉ có tác dụng xoa dịu nỗi đau tức thời, khơng tìm ra căn ngun của
vấn đề mà đối tượng đang gặp phải cũng như không giúp đối tượng tìm ra cách tháo
gỡ. Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, những nhà hoạt động xã hội ở Anh, Mỹ
từ chỗ thấu hiểu sâu sắc những tác hại của cách làm từ thiện theo kiểu ban phát đã bắt
đầu mở các khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về công tác xã hội và vận dụng các môn
Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học,… vào chương trình đào tạo. Cho đến giữa thế kỷ XX,
công tác xã hội đã trở thành một ngành học được đào tạo chính quy ở hầu hết các nước
trên thế giới, có cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ,…cả ở các nước tư bản cũng
như nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trên thế giới đã hình thành mạng lưới quốc tế về
công tác xã hội với nhiều tổ chức như: Hiệp hội các trường CTXH, Liên đoàn chuyên
nghiệp xã hội, Các tổ chức và bảo vệ an sinh nhi đồng, dịch vụ gia đình,.. Nhiều tổ
chức Liên hiệp quốc như UNDP, UNICEP, ,…đã đặc biệt đề cao CTXH như một cách
tiếp cận khoa học và thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở những nước
chậm phát triển. CTXH vì vậy mà trở thành một ngành nghề được xã hội trọng dụng tại
nhiều nước trên thế giới [29].
Đầu thế kỷ XIX, dạng CTXH sơ khai được thực hiện bởi các nhà truyền giáo và

các tình nguyện viên (ở Mỹ). Những tình nguyện viên thường xuyên được tuyển chọn
và phân công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ em mồ cơi, người
già không nơi nương tựa,…Họ được gọi là “Những vị khách thân thiện”. Các nhà tình


5

nguyện cịn thơng qua các “Ủy ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “Vụ giải phóng nơ
lệ” giúp đỡ chăm sóc những nơ lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hịa nhập vào
cộng đồng xã hội [14].
Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã chú ý tới việc tổ
chức các tình nguyện viên. Cũng từ đó, các tình nguyện viên của những năm 18801890 đã trở thành những nhân viên công tác xã hội. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
CTXH với mục đích thực hiện sự điều chỉnh xã hội giúp thân chủ vượt qua hồn cảnh
để hịa nhập và phát triển. Do vậy, CTXH có một vai trị quan trọng trong việc tạo nên
sức khỏe cho mỗi người. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: hoàn cảnh và
điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, mơi trường,..); trình độ học vấn và văn hóa; bùng
nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe; trình độ phát triển khoa học kỹ
thuật,…Các giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe gồm có: nâng cao nhận thức của người
dân về chăm sóc sức khỏe; tơn trọng sự tự quyết và tự lực của cộng đồng đối với các
hoạt động chăm sóc sức khỏe; phổ cập các kỹ thuật thích hợp, thích ứng với khả năng
chi trả của người dân để tăng khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người. Các giải pháp này
đều cần có sự ứng dụng của cơng tác xã hội [6].
Do đó, CTXH có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ
hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân,
giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế,…Để
làm được điều này, người làm CTXH phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý xã hội của bệnh
nhân, hoàn cảnh thực tế mà họ đang phải đối mặt cùng những mong muốn của họ. Từ
đó tìm ra sự hỗ trợ thích hợp cho thân chủ. Vì lẽ đó, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của cơng tác xã hội nhất. Ở Mỹ, công tác xã hội
lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh

viện đều có phịng cơng tác xã hội và đây là một trong các điều kiện để bệnh viện được
công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ [24].
Tại châu Á, hoạt động CTXH được công nhận đầu tiên tại Trung Quốc là hoạt
động xã hội về y tế tại khoa CTXH Bệnh viện ở Bắc Kinh, thành lập năm 1921 bởi một


6

nhân viên làm CTXH Hoa Kỳ, Ida Pruitt. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ nghiên
cứu xã hội, công tác thích ứng, tái định cư; bên cạnh đó, đào tạo dịch vụ được tổ chức
cho các nhân viên xã hội – có thể nói đây là cơng việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc.
Tại Bệnh viện, nhân viên CTXH là một thành phần trong ê kíp trị liệu. Nhân viên
phịng CTXH có nhiệm vụ tìm hiểu ngun nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích
hợp trên cơ sở thu thập thơng tin vể điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý
của bệnh nhân. Nhân viên CTXH còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người
bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ, tư vấn về điều trị,…Nhân viên CTXH
cịn có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau
khi ra viện. Chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần sự tham gia của
nhân viên CTXH. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
cộng đồng như: truyền thông, giáo dục sức khỏe, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát
triển thể chất và tinh thần,…Ngoài ra, sau khi điều trị bệnh, nhân viên cơng tác xã hội
cịn giúp bệnh nhân hồi phục và tái hịa nhập đời sống bình thường của gia đình và
cộng đồng [24].
Sự xuất hiện của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là
phương thức để mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe đến với người dân ở mọi lúc
mọi nơi, nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe
bằng chính khả năng của mình và với các phương pháp thích hợp. Đồng thời, CTXH
cịn cần thiết phải được ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về chăm sóc sức khỏe.
Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, chăm sóc sức khỏe được xác định
là một trong những lĩnh vực của an ninh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính

sách về chăm sóc sức khỏe, cần phải ứng dụng những tri thức của CTXH sao cho mọi
người dân đều có cơ hội hưởng lợi,… [28].


7

1.1.2. Lịch sử phát triển Công tác xã hội trong Bệnh viện ở Việt Nam
Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi là chính thức được cơng nhận
từ năm 2010 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg
ngày 25/3/2010. CTXH trong ngành y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó khi mà
Bộ Y Tế ban hành đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn
2011-2020”. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng
đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm
nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn,
giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,…góp phần làm giảm bớt
khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mơ hình
tổ chức hoạt động cơng tác xã hôi trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình
thành trong thực tiễn như: phịng cơng tác xã hội, phịng chăm sóc khách hàng, tổ Từ
thiện xã hội,…thuộc bệnh viện hay nhóm cơng tác xã hội tham gia hỗ trợ người có
HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường,…[20].
Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong ngành hiện chỉ mới mang tính tự phát, chưa
được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt
động chỉ mới có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo bồi dưỡng về kiến
thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa được như
mong muốn. Hiện nay, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành Y tế đều chưa có sự tham
gia của CTXH. Trước hết, tại các Bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực cơng lập
cũng như ngồi cơng lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các
nhân viên có trình độ chun mơn về y, dược. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa
được quan tâm. Do vậy, chưa có văn bản quy định chức danh chuyên môn về CTXH
trong cơ cấu nhân sự cũng như chưa có phịng Cơng tác xã hội trong tổ chức bộ máy

của Bệnh viện. Hiện một số Bệnh viện, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam có duy trì hoạt
động xã hội mang tính từ thiện để trợ giúp bệnh nhân song vẫn chỉ là những việc làm
tự phát do một số cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện tham gia. Các hoạt động này cịn
thiếu tính chun nghiệp, mang nặng tính ban phát, chỉ giúp bệnh nhân giải quyết một


8

số nhu cầu cấp thiết như: bếp ăn từ thiện, gây quỹ từ thiện,…Trong khi đó tại hầu hết
các bệnh viện trong cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên, thường xuyên ở trong
tình trạng quá tải. Nhân viên y tế khơng có đủ thời gian và khả năng để giải quyết
nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như: khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu
xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại
dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người
bệnh,…Do vậy, hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnh viện như: “cị bệnh
viện”, sự thiếu hụt thơng tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, sự khơng
hài lịng của bệnh nhân đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa
người bệnh và thầy thuốc,… [2].
Theo niên giám thống kê năm 2013, cả nước có khoảng 1.125 bệnh viện với
215.640 giường bệnh. Trong số này có 46 bệnh viện Trung ương với 26.756 giường
bệnh, 447 bệnh viện tuyến tỉnh với 110.549 giường bệnh, 1.214 bệnh viện tuyến huyện
với 77.134 giường bệnh và 155 bệnh viện ngồi cơng lập với 9.501 giường bệnh. Nếu
hình thành một mạng lưới hoạt động Cơng tác xã hội tại hàng trăm Bệnh viện nêu trên
thì cũng có nghĩa là sẽ cần đến hàng nghìn nhân viên Công tác xã hội. Hoạt động
CTXH ở Bệnh viện sẽ khơng chỉ ở vai trị hỗ trợ bệnh nhân mà cịn có tác dụng lớn
trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả
điều trị. Tại cộng đồng, nhiều chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và
rất cần có sự tham dự của nhân viên CTXH, đặc biệt là các chương trình liên quan đến
những nhóm xã hội đặc thù như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại
cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, phịng chống lao, chăm sóc sức

khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, quản lý sức khỏe hộ gia đình, sức khỏe sinh sản,
dân số kế hoạch hóa gia đình, phịng chống tai nạn thương tích,…Tại tuyến xã/phường,
các chương trình này từ trước đến nay thường do nhân viên y tế thơn bản và các cán bộ
đồn thể đảm nhận trên tinh thần tự nguyện, chưa được đào tạo một cách chuyên
nghiệp. Nếu hình thành mạng lưới CTXH trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thì


9

cũng có nghĩa là cần phải có đến hàng nghìn nhân viên được đào tạo qua trường lớp về
lĩnh vực này [15].
Tại cấp hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe hiện nay cũng còn bỏ ngõ
chưa quan tâm đến sự tham gia của cơng tác xã hội. Từ đó, có thể thấy nhu cầu sử dụng
đội ngũ nhân viên CTXH của ngành y tế hiện nay là rất lớn và rất cần thiết ở mọi cấp
độ song cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng về nguồn lực để xác
định lĩnh vực ưu tiên, lộ trình phát triển sao cho phù hợp [22].
1.2. Khái niệm nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về Công tác xã hội
Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải
phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các
học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của
con người với với môi trường sống [17].
Theo Zastrow (1996): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá
nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp
họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ [30].
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ

nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
góp phần đảm bảo an sinh xã hội [23].
1.2.2. Khái niệm Công tác xã hội trong Bệnh viện
“Công tác xã hội trong Bệnh viện hay cịn gọi là Cơng tác xã hội y tế là một chuyên
ngành của CTXH. Nhân viên CTXH y tế làm việc tại Bệnh viện, cơ sở điều dưỡng hay
cơ sở chăm sóc. Họ được đào tạo và có bằng cấp chun mơn. Thực hành nghề nghiệp


10

là giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi cần hỗ trợ về tâm lý xã hội, có khả năng đánh giá
chức năng tâm lý xã hội để can thiệp” [17].
1.2.3. Khái niệm nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh nội trú
Khái niệm nhu cầu
Có nhiều khái niệm khác nhau về nhu cầu. Từ điển Tâm lý học (2002) cho rằng
“Nhu cầu được hiểu là những đòi hỏi tất yếu, để cá nhân tồn tại và phát triển trong
những điều kiện nhất định”. Dưới góc độ tâm lý học xã hội, tác giả Trần Hiệp cho
rằng: “Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh ra tính tích cực của con
người. Đó là trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân mình cần phải có những điều kiện
nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích
con người hoạt động nhằm đạt được những gì mình mong muốn” [10]. Trong đề tài,
nhóm nghiên cứu sử dụng khái niệm nhu cầu theo như từ điển tâm lý học.
Khái niệm nhu cầu Công tác xã hội của người bệnh nội trú
Từ những khái niệm nêu trên cho thấy: “Nhu cầu công tác xã hội của bệnh nhân
nội trú là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng về cung cấp các dịch vụ chuyên
nghiệp nghề công tác xã hội trong bệnh viện nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng bệnh
tật, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh. Nhu cầu cung cấp dịch vụ của các nhóm bệnh nhân nội trú với đặc điểm
bệnh lý và tâm lý khác nhau sẽ có sự khác nhau”
Trong nghiên cứu này, nhu cầu Công tác xã hội của bệnh nhân nội trú được căn

cứ theo thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế về nhiệm vụ CTXH trong Bệnh viện, và bổ
sung dựa trên thực tiễn hoạt động nghề CTXH trong Bệnh viện tại Việt Nam và trên
thế giới, được chi tiết hóa ở 4 nhóm nhu cầu mà bệnh nhân nội trú cần: (1) Nhu cầu
cung cấp thông tin, tư vấn khám, chữa bệnh; (2) Nhu cầu hỗ trợ các vấn đề tâm lý- xã
hội trong khám chữa bệnh; (3) Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện; (4)
Nhu cầu hướng dẫn các dịch vụ y tế sau khi người bệnh xuất viện [17].


11

1.3. Chức năng, nhiệm vụ phịng Cơng tác xã hội ở Việt Nam
Phịng Cơng tác xã hội tại Việt Nam hiện nay, thực hiện chức năng và nhiệm
vụ theo Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2016, có 7 nhiệm vụ chính:
1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và
người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: tiếp đón, hướng
dẫn, hỗ trợ, thăm hỏi…
Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc
phòng khám bệnh;
Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thơng tin về
tình hình sức khỏe, hồn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có
phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của
bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho
người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm
thần và các dịch vụ phù hợp khác;
Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của
người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong
khám bệnh, chữa bệnh;
Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến
các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);
Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ
trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Xây dựng kế hoạch truyền thơng giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức
thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.


12

Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và
hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt
động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo.
Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên
quan đến cơng tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế,
người bệnh và người nhà người bệnh.
Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hịm thư góp ý của bệnh viện.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân
viên y tế và người bệnh.
3. Vận động tiếp nhận tài trợ.
Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật
chất để hỗ trợ người bệnh có hồn cảnh khó khăn.
4. Hỗ trợ nhân viên y tế.
Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần
thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong
quá trình điều trị.
5. Đào tạo, bồi dưỡng.

Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên
các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân
viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm
việc về công tác xã hội.
6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của Bệnh viện.
7. Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng
[21].


13

Ngồi ra phịng CTXH Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang còn thực
hiện một số chức năng và nhiệm vụ theo đề án thành lập phịng Cơng tác xã hội tại
Bệnh viện .
1.4. Một số nghiên cứu Công tác xã hội trong Bệnh viện trên thế giới và tại
Việt Nam
1.4.1. Một số nghiên cứu Công tác xã hội trên thế giới.
Nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội của người bệnh nội trú và một số yếu tố
liên quan
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu hỗ trợ CTXH của người bệnh
nội trú và một số yếu tố liên quan còn rất hạn chế. Sau đây là một số cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu.
Theo Chandwani, Kavita D và các cộng sự (2012), tỷ lệ hiện mắc các rối loạn
tâm thần nói chung ở bệnh nhân ung thư dao động từ 24% đến 59%, tỷ lệ mắc rối loạn
trầm cảm dao động từ 0 đến 46%, đối với rối loạn lo âu là từ 1% đến 49%. Tính trung
bình, khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư có các biểu hiện lo âu, căng thẳng và đau khổ về
tâm lý. Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý thay đổi theo từng loại bệnh ung thư và có khác
biệt giữa các quốc gia; tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú trung bình là
50% trong khi ở bệnh nhân mắc ung thư phổi là 67% [26]. Trầm cảm ở bệnh nhân ung

thư có mối liên hệ với một số đặc điểm nhân khẩu học, xã hội, và các yếu tố liên quan
đến điều trị bệnh, các yếu tố về tâm lý, lối sống, sự hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc
sống [25].
Dịch vụ được nhấn mạnh mà bệnh nhân ung thư cần cung cấp là trị liệu tâm lý
cho các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu và trầm cảm và hỗ trợ xã hội. Hầu hết bệnh
nhân sau chuẩn đoán ung thư vú đều có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và cung cấp thông
tin càng sớm càng tốt. Tâm lý lành mạnh, hạnh phúc của bệnh nhân là yếu tố quan
trọng góp phần điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả. Hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố quan
trọng để chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm mức độ các sang chấn tâm lý mà bệnh
nhân ung thư vú gặp phải [27].


14

Báo cáo “Thực tiển Công tác xã hội thành công trong lĩnh vực y tế ” năm 2009
của Julie M. Schirmer, Giám đốc Trung tâm y tế gia đình, Y tế hành vi, thuộc Trung
tâm y tế Maine (Hoa Kỳ) năm 2009 đã cung cấp những chuẩn mực cụ thể cho thực
hành CTXH trong lĩnh vực y tế của Hiệp hội CTXH quốc gia Hoa Kỳ. Cơ sở kiến thức
CTXH cụ thể cho lĩnh vực y tế bao gồm: nhu cầu tâm sinh lý xã hội của NB và người
nhà NB, yếu tố tâm lý bệnh và tác động của nó đến chức năng tâm lý, nhu cầu tâm lý
và tinh thần của NB và người nhà NB; sự phân biệt trong lĩnh vực y tế giữa các nhóm
có nền văn hóa và kinh tế khác biệt, các vấn đề về luật pháp và đạo đức, quy định và
chính sách; các chuẩn mực quy định lĩnh vực chăm sóc y tế, thực hành dựa trên thực
tiển và nghiên cứu CTXH trong CSSK và nhu cầu các nhóm dân cư đặc biệt. Báo cáo
đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam như sau: Đào tạo CTXH có thể cải thiện đang kể
năng lực của hệ thống y tế tại Việt Nam về chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và gia
đình để cái thiện tình hình sức khỏe chung của quốc gia. Các nhân viên chăm sóc y tế
và các nhà quản lý của các cấp trong hệ thống y tế có thể hưởng lợi từ các kỹ năng khai
thác thông tin và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh cũng như huy động sự hỗ trợ của cộng
đồng. Đây là những kỉ năng không thể thiếu của CTXH. Tại Bệnh viện hay các trung

tâm y tế, nhân viên CTXH xác định những nhu cầu ưu tiên, phát triển chương trình đáp
ứng nhu cầu người bệnh, đánh giá kết quả cái thiện cơng tác chăm sóc sức khỏe. Nhân
viên CTXH trong ngành y tế có thể kết nối người bệnh với các dịch vụ cộng đồng. Các
trường đào tạo CTXH phải phối hợp với các trường y khoa và Y tế Công cộng để xác
định vai trò CTXH và trách nhiệm của nhân viên CTXH trong lĩnh vực y tế [3].
Báo cáo “Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế Việt Nam và bối cảnh quốc tế” của
Richard Hugman, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công tác xã hội, Đại học New
South Wales (Úc), chuyên gia tư vấn UNICEF Việt nam năm 2009 đã cung cấp thông
tin về CTXH trong môi trường Bệnh viện. Theo báo cáo, các nghiên cứu trước đây đã
chỉ ra rằng khi NB nhận được sự hỗ trợ về mặt cá nhân, hay là về tâm lý, xã hội thì
người bệnh sẽ có kết quả điều trị tốt hơn. Chính từ kết quả này, nghề CTXH trong
Bệnh viện đã xác định và phát triển vai trị chính là giúp đỡ NB và người nhà NB trong


15

việc giải quyết những vấn đề tâm lý, xã hội khi mắc bệnh. Cũng theo báo cáo, từ hai
yếu tố chính đó, Vai trị CTXH tronh lĩnh vực y tế đã phát triển và bao gồm 2 nội dung
sau: (1) Hỗ trợ phương tiện vất chất và cơ cấu cho những người thiếu nguồn lực tâm lý,
xã hội đã giúp họ đạt được trạng thái sức khỏe tốt hơn; (2) Cung cấp hỗ trợ tâm lý, xã
hội cho NB và gia đình NB để họ có thể giải quyết các vấn đề của cuộc sống do bệnh
tất hoặc khuyết tật đưa ra [12].
1.4.2. Một số nghiên cứu Công tác xã hội tại Việt Nam
1.4.2.1. Nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội cho người bệnh:
Tại Việt Nam cũng có rất ít đề tài nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ Công tác xã hội
tại Bệnh viện. Các nghiên cứu chủ yếu là về nhu cầu chăm sóc của người bệnh nội trú.
+ Nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin về khám chữa bệnh.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Tiến Nam và nhóm cộng sự về “Nhu cầu và khả
năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K năm
2017’’ đã tiến hành nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 418 người, nghiên cứu định tính

đã tiến hành 8 cuộc phỏng vấn sâu và 3 cuộc thảo luận nhóm. Nghiên cứu tiến hành tại
Bệnh viện K – Bệnh viện Quốc gia về điều trị ung thư của Việt Nam. Kết quả: người
bệnh có nhu cầu hỗ trợ Cơng tác xã hội ở các mức tỷ lệ khác nhau. Nhu cầu chỉ dẫn tư
vấn thông tin về khám chữa bệnh cần nhất là được: hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/qui trình
khám bệnh (86,1%); tư vấn chi phí điều trị (83,9%); tư vấn chính sách bảo hiểm y tế
(78%) [18]. Qua kết quả trên ta thấy được nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn
thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh nội trú là rất cao. Kết quả này có nhiều
tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
+ Nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội trong quá trình khám chữa bệnh:
Các nghiên cứu ghi nhận rằng, tại nhiều cơ sở y tế trên tồn quốc: hầu hết các
bệnh nhân bệnh mạn tính gặp các vấn đề về tâm lý họ có nhu cầu được tư vấn tâm lý,
giảm căng thẳng (> 80%), tư vấn chăm sóc bản thân và tư vấn giao tiếp (khoảng 50%).
Ngoài ra, họ cũng mong muốn được tư vấn trực tiếp bởi bác sỹ điều trị tại phòng tư vấn
riêng sau khi đã có chẩn đốn xác định và trước khi ra viện. Họ cũng có các nhu cầu


16

được thăm hỏi, động viên về tình trạng sức khỏe và hồn cảnh khó khăn của gia đình
[18].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Dũng “Đánh giá nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của
người bệnh điều trị nội trú bệnh máu ác tính tại Viện Huyết học Truyền máu Trung
ương, năm 2011” đã nghiên cứu trên 403 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương tham gia trả lời bộ câu hỏi phát vấn có cấu trúc và 8 người
tham gia phỏng vấn sâu. Nội dung nghiên cứu mô tả các mức độ các yếu tố nhu cầu
chăm sóc hỗ trợ của người bệnh và mối liên quan giữa các yếu tố nhu cầu với các đặc
trưng của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của người
bệnh điều trị nội trú bệnh máu ác tính tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương là
khá cao. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý đạt 91,1% ; nhu cầu thông tin y tế
đạt 97,3% ; nhu cầu dịch vụ chăm sóc đạt 95% ; nhu cầu hỗ trợ thể chất sinh hoạt đạt

84,6% ; nhu cầu giai tiếp quan hệ đạt 67,5% [5]. Nghiên cứu của Bùi Ngọc Dũng mơ tả
nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của người bệnh nội trú về cơ bản có nhiều nét tương đồng so
với nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã
hội của người bệnh nội trú là rất cao nhất là đối người bệnh mạn tính.
+ Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện( vật chất- tài chính):
Nhu cầu hỗ trợ CTXH của người bệnh nội trú trong các Bệnh viện ở Việt Nam
là khá lớn, tuy nhiên nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện có những đặc thù
riêng cho từng Bệnh viện. Theo nghiên cứu tác giả Lê Minh Hiền (2014) về “Thực
trạng của hoạt động giúp đỡ người bệnh có hồn cảnh khó khăn tại BV Chợ Rẫy giai
đoạn 2009- 2013”, cho thấy: hoạt động hỗ trợ kinh phí cho người bệnh giai đọan 20092013, đơn vị Y Xã hội đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động đáp ứng nhu cầu
chính đáng của người bệnh có hồn cảnh khó khăn. Từ 2009- 2013 tại BV Chợ Rẫy đã
giúp 4.412 lượt người bệnh số tiền 18,6 tỷ đồng; tặng 5306 phần quà; tư vấn bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho 58 lượt; giúp phương tiện ra viện 69 lượt; giúp dinh dưỡng đặc
hiệu 11 lượt; giúp áo quan 04 lượt; phát 4500 suất ăn miễn phí/ ngày. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đưa ra một số khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị Y


×