Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm ở hộ gia đình của người nội trợ tại phường 3, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang và một số yếu tố liên quan năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ THỊ TRÚC PHƯƠNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở HỘ GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ TẠI PHƯỜNG 3, THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ THỊ TRÚC PHƯƠNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở HỘ GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ TẠI PHƯỜNG 3, THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG TRÍ

HÀ NỘI - NĂM 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Kiến thức, thực
hành về an tồn thực phẩm ở hộ gia đình của người nội trợ tại phường 3, thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và một số yếu tố liên quan, năm 2018” đã được hoàn
thành.
Trước tiên xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học, q thầy
cơ trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo, hướng dẫn trong
suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Sau cùng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm Tiền Giang và các đồng nghiệp cùng các cộng tác viên tham gia trong nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
đề tài.
Tiền Giang, ngày 30/12/2018


ii

MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1.Một số khái niệm ............................................................................................4
1.2. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ...........................................................4
1.2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm trên thế giới

4

1.2.2. Thực trạng an tồn thực phẩm ở Việt Nam

5

1.2.3.Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Tiền Giang.

6

1.3. Hướng dẫn về an toàn thực phẩm: .................................................................6
1.4. Kiến thức, thực hành của người nội trợ .........................................................9
1.4.1 Nghiên cứu kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP của nước
ngoài
9
1.4.2 Nghiên cứu kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP của Việt
Nam
10
1.5 Các yếu tố liên quan kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP .......13
1.6.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: ......................................................................14
KHUNG LÝ THUYẾT .......................................................................................16
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................17



iii

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ..............................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................17
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................18
2.4.1. Cơng cụ thu thập số liệu

18

2.4.2. Quy trình thu thập số liệu

19

2.5 Các biến số ....................................................................................................20
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành ATTP của người nội trợ ...........20
2.7. Phân tích số liệu ...........................................................................................21
2.8.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................22
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................22
3.2.Kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người nội trợ .................26
3.2.1. Kiến thức về an toàn thực phẩm của người nội trợ

26

3.2.2.Thực hành về an toàn thực phẩm của người nội trợ

31

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về ATTP ...................35

3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung về ATTP

35

3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành chung về ATTP

39

Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................44
4.1.Kiến thức và thực hành chung của người nội trợ .........................................44
4.1.1. Kiến thức chung của người nội trợ trong việc lựa chọn thực phẩm

44

4.1.2.Kiến thức của người nội trợ trong chế biến thực phẩm

46

4.1.3.Kiến thức của người nội trợ trong việc bảo quản thực phẩm

47

4.1.4.Kiến thức chung của NNT

47

4.2.Thực hành chung của người nội trợ ..............................................................48
4.2.1. Thực hành của người nội trợ trong việc lựa chọn thực phẩm

48


4.2.2.Thực hành của NNT trong chế biến

49

4.2.3. Thực hành của người nội trợ trong bảo quản thực phẩm

50


iv

4.2.4. Thực hành chung của người nội trợ trong việc chế biến thực phẩm

50

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của
người nội trợ ............................................................................................................51
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ATTP của NNT

51

4.3.2.Một số yếu tố liên quan đến thực hành ATTP của NNT

52

4.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung về ATTP

53


4.3.4. Điểm mới và hạn chế trong nghiên cứu

54

KẾT LUẬN.........................................................................................................55
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................57
Phụ lục 2 .............................................................................................................64
Phụ lục 3 ..............................................................................................................75


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Tiền Giang từ năm 20122016 ................................................................................................................ 6
Bảng 3. 1Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................. 22
Bảng 3. 2Kinh tế hộ gia đình, thời gian cho lựa chọn, chế biến thực
phẩm ............................................................................................................ 23
Bảng 3. 3Người nội trợ đánh giá về thông tin ATVSTP......................... 24
Bảng 3. 4Kiến thức của người nội trợ trong nhận biết động, thực vật có
độc, và điều kiện nơi bày bán thực phẩm ăn ngay .................................. 26
Bảng 3. 5Kiến thức trong lựa chọn thực phẩm của NNT....................... 27
Bảng 3. 6Kiến thức của NNT trong chế biến TP..................................... 28
Bảng 3. 7Bảo quản thực phẩm và vệ sinh tay của NNT ......................... 29
Bảng 3. 8Kiến thức chung của NNT ......................................................... 30
Bảng 3. 9Thực hành của NNT trong lựa chọn thực phẩm .................... 31
Bảng 3. 10Thực hành của NNT trong chế biến ....................................... 32
Bảng 3. 11Thực hành của NNT trong bảo quản thực phẩm.................. 33
Bảng 3. 12Thực hành chung của NNT ..................................................... 34

Bảng 3. 13Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với kiến thức chung về
ATTP ........................................................................................................... 35
Bảng 3. 14Mối liên quan giữa thông tin ATVSTP với kiến thức chung
về ATTP ...................................................................................................... 37
Bảng 3. 15Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành chung
về ATTP ...................................................................................................... 39
Bảng 3. 16Mối liên quan giữa thông tin ATVSTP với thực hành chung
về ATTP ...................................................................................................... 41
Bảng 3. 17Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về
ATTP ........................................................................................................... 43


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

NNT

Người nội trợ

BCH

Bộ câu hỏi


ĐTV

Điều tra viên

ĐTĐT

Đối tượng điều tra

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

TP

Thực phẩm

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Thực phẩm đang là vấn đề nóng được tồn xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khỏe tính mạng con người. Ngồi ra vấn đề an tồn thực phẩm
cịn liên quan đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Nhằm có cơ sở để truyền thơng về an tồn thực phẩm cho đối tượng người
nội trợ, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thực hành về an tồn thực
phẩm ở hộ gia đình của người nội trợ tại phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang và một số yếu tố liên quan năm 2018” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng
kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm ở hộ gia đình của người nội trợ tại
phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 2018. (2)Xác định một số yếu
tố liên quan đến kiến thức, thực hành về an tồn thực phẩm ở hộ gia đình của người
nội trợ tại phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 2018. Có 256 người
nội trợ được lựa chọn để phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình bằng phiếu phỏng vấn,
số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả cho thấy kiến thức chung và thực hành chung của người nội trợ thấp.
Chỉ có 40,2% người nội trợ đạt kiến thức chung về an toàn thực phẩm. Trong đó
kiến thức lựa chọn thực phẩm có tỷ lệ cao nhất 59,4% và thấp nhất là kiến thức chế
biến thực phẩm 41,1%. Chỉ có 31,6% người nội trợ đạt thực hành. Trong đó cao
nhất là thực hành trong lựa chọn thực phẩm 72,7%, thấp nhất là thực hành trong
chế biến thực phẩm 32,4%.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức với nhóm tuổi; trình độ học
vấn; kênh tiếp nhận thơng tin an tồn thực phẩm; thơng tin an tồn thực phẩm cần
tăng cường (p<0,05). Những người có độ tuổi lớn hơn 40, trình độ học vấn từ trung
học cơ sở trở xuống, thít tiếp nhận kênh thơng tin từ kênh trực tiếp, chọn cần tăng
cường thêm thông tin an tồn thực phẩm khác thì có kiến thức đạt kém hơn so với
những người còn lại.
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa thực hành với nhóm tuổi; trình
độ học vấn; nghề nghiệp; thời gian dành cho việc lựa chọn thực phẩm; kênh tiếp
nhận thông tin an tồn thực phẩm; thơng tin an tồn thực phẩm cần tăng cường
(p<0,05), cũng như kiến thức những người có độ tuổi lớn hơn 40, trình độ học vấn
từ trung học cơ sở trở xuống, thít tiếp nhận thơng tin từ kênh trực tiếp, chọn cần
tăng cường thêm thông tin an tồn thực phẩm khác thì có thực hành đạt kém hơn

so với những người cịn lại và những người có nghề nghiệp chính là nội trợ, khơng
đủ thời gian cho việc lựa chọn thực phẩm cũng có thực hành đạt kém hơn.


viii

Tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung (p<0,001).
Người nội trợ có kiến thức đạt thì có thực hành đạt cao gấp 20,9 lần so với người
nội trợ có kiến thức khơng đạt.
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy kiến thức và thực hành về an tồn vệ sinh
thực phẩm của người nội trợ cịn thấp cần tăng cường truyền thông cho đối tượng
người nội trợ đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi, trình độ học vấn thấp, khơng có
đủ thời gian cho việc lựa chọn thực phẩm, không chủ động tiếp nhận thông tin an
tồn thực phẩm, khơng có quan tâm đến thơng tin vi phạm an toàn thực phẩm về
cách chế biến và bảo quản thực phẩm cũng như hướng dẫn thực hành cho người
nội trợ về cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang là vấn đề “nóng”, được dư
luận đặc biệt quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của cộng
đồng xã hội. Hiện nay, thực trạng mất ATVSTP đã đến mức đáng báo động. Thực
phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho
sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu khơng
đảm bảo an toàn, vệ sinh.
Trong năm 2016 cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.139 người
mắc, 12 người tử vong[12]. Đây chỉ là những vụ ngộ độc cấp tính được ghi nhận,
trên thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều do người dân khi bị ngộ độc thường

tự điều trị không khai báo và những vụ ngộ độc mãn tính do ăn thực phẩm khơng
an tồn tích lũy trong cơ thể. Do đó vấn đề lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm
hàng ngày người nội trợ đóng vai trị rất quan trọng vì họ là người có thể đảm bảo
bữa ăn an tồn cho gia đình đảm bảo sức khỏe cho người thân.
Tiền Giang có diện tích 2 481,77 km2, có 01 thành phố, 02 thị xã và 09
huyện với hơn 1,703 triệu dân sống trên địa bàn 173 xã, phường, thị trấn. Theo
thống kê của Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Tiền Giang, từ năm 2012 đến
2016 đã xảy ra 21 vụ ngộ độc thực phẩm 1.536 người mắc trong đó có tới 5 vụ ngộ
độc thực phẩm xảy ra tại hộ gia đình 27 người mắc và ghi nhận 2 trường hợp tử
vong[10] . Bữa ăn an toàn đang là nhu cầu của tất cả mọi người hiện nay, hàng
ngày ngồi những buổi ăn tại cơng sở, cơng ty, nhà trường hầu hết chúng ta đều có
ít nhất một bữa ăn tại gia đình, do đó vấn đề về kiến thức, thực hành của người nội
trợ để có được bữa ăn an toàn đảm bảo sức khỏe là một vấn đề đáng được quan
tâm. Năm 2014 và 2015 nghiên cứu về kiến thức thực hành của đối tượng người
tiêu dùng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho ghi nhận kết quả có 87,06% người tiêu
dùng đạt kiến thức về ATVSTP và 74,12 % người tiêu dùng có thực hành đạt
ATVSTP [5]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ chọn đối tượng là người tiêu
dùng chung, không yêu cầu đối tượng nghiên cứu phải là người nội trợ chính trong
gia đình và bộ câu hỏi cũng đơn giản, chỉ cho ra kết quả về kiến thức, thực hành
ATVSTP của đối tượng người tiêu dùng mà không chỉ ra được các yếu tố liên quan.
Do đó chỉ có thể truyền thơng chung chung, không cụ thể vào đối tượng nào cũng
như cần chú trọng vào những khâu nào để đảm bảo ATTP. Ngoài ra tại tỉnh Tiền
Giang năm 2011 đã ghi nhận đến 4 vụ NĐTP nguyên nhân là do ăn thực phẩm có
chứa độc tố (so biển, nấm ghi nhận 1 người chết do ăn so biển). Trong năm 2012
ghi nhận 1 vụ NĐTP do ăn cóc. Năm 2014 ghi nhận 1 vụ ăn so biển làm 2 người


2

chết. Những nghiên cứu mà tôi tham khảo không thấy nghiên cứu đến vấn đề nhận

biết thực phẩm có chứa độc tố, đây là điểm mới trong nghiên cứu của tôi. Với mong
muốn làm rõ vấn đề yếu tố nào có liên quan đến thực hành và nhận biết thực phẩm
có chứa độc tố để có mục tiêu truyền thơng hiệu quả đối với người nội trợ. Phường
3 là phường trung tâm dân cư tập trung thuận tiện cho việc điều tra, có đủ thành
phần kinh tế, cán bộ Trạm và khu phố có mối quan hệ tốt với người dân là một
điểm rất thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu góp phần trong hạn chế sai số do khơng
quan tâm hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nên tôi thực hiện đề tài: “Kiến
thức, thực hành về an tồn thực phẩm ở hộ gia đình của người nội trợ tại
phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và một số yếu tố liên quan, năm
2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an tồn thực phẩm ở hộ gia đình của
người nội trợ tại phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 2018.
2.Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm
ở hộ gia đình của người nội trợ tại phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang,
năm 2018.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Một số khái niệm
- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm[15].
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức

khỏe, tính mạng con người[15].
- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực
phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên
liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm[15].
- Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ơ nhiễm
hoặc có chứa chất độc[15].
- Ơ nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người[15].
- Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái,
đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra
nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm[15].
- Đủ thời gian lựa chọn, chế biến thực phẩm: người nội trợ cảm thấy thoải
mái về thời gian lựa chọn, chế biến thực phẩm.
1.2. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm
1.2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm trên thế giới
Các bệnh do thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến tử vong, trở ngại lớn đối với
phát triển kinh tế xã hội. Theo ước tính tồn cầu có khoảng 600 triệu ca bệnh do
thực phẩm và 420.000 trường hợp tử vong trong năm 2010[34].
Mối quan tâm ngày càng tăng về nguy cơ sức khoẻ liên quan đến sản phẩm
thực phẩm đã dẫn đến việc kiểm tra chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch
động thực vật ở các nước cơng nghiệp hóa [25].
Ở các nước Đơng Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệu trường
hợp bị tiêu chảy. Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêu chảy cấp,
23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca ngộ độc thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2007,
ở Malaysia, đã có 11.226 ca NĐTP, trong đó có 67% là học sinh, tăng 100% so với


5

cùng kỳ năm trước. Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị tử vong do tiêu chảy mỗi năm

[21],[28].
Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ mỗi năm
vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết [20,
21].
Trên thế giới, ở các nước có trình độ phát triển kinh tế cao, có chế độ quản
lý chặt chẽ như Mỹ, Nhật, Anh… thì ATTP vẫn là một vấn đề bức xúc và tiêu tốn
rất nhiều tiền bạc. Trong khi nước Mỹ có luật ATTP từ năm 1906 có bộ máy quản
lý thực phẩm rất mạnh, song theo báo cáo của CDC (1999 – 2012) cứ 6 người Mỹ
thì có 1 người mắc (48 triệu người), 128.000 trong số đó phải nhập viện và ước tính
có 3.000 người chết do thực phẩm hằng năm [22].Tại nước Anh, cứ 1000 dân có
190 ca bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho một ca NĐTP mất 789 bảng Anh[27].
Thực tế cho thấy các bệnh do ăn thức ăn bị ô nhiễm chất độc hoặc tác nhân
gây bệnh đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển và đây là
vấn đề sức khỏe của toàn cầu [23].
1.2.2. Thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Kết quả giám sát từ năm 2010 đến tháng 10 năm 2016 cho thấy, NĐTP vẫn
đang diễn ra rất phức tạp là một thách thức lớn trong cơng tác ATTP. Tồn quốc
đã ghi nhận 1.007 vụ NĐTP với 30.395 người mắc, 25.617 người nhập viện và 164
người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người
chết do NĐTP/năm; nguyên nhân gây NĐTP chủ yếu do vi sinh vật chiếm 40,2%,
tiếp đến do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hóa chất chiếm 4,3% và cịn 268 vụ
NĐTP khơng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm tỷ lệ 26,6%); số vụ
NĐTP xảy ra tại các bếp ăn gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 51,97% số vụ và tiếp đến
là BATT chiếm 18,56%, tuy nhiên số người mắc NĐTP thì ngược lại đối với số
vụ, tỷ lệ người mắc NĐTP ghi nhận tại các BATT là 47,99% và tại các đám cưới,
đám giỗ chiếm 17,21% [6].
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2011- 2016, đã ghi nhận 7 bệnh
truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình
668,673 ca bệnh/năm và 21 người chết/năm, trong đó chủ yếu là tiêu chảy cấp tính.
Ước lượng tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do thực phẩm trong 1 năm là 25,87% dân số.

Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa vẫn ghi nhận và diễn biến
phức tạp [4].


6

1.2.3.Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Tiền Giang.
Bảng 1 Tình hình ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Tiền Giang từ năm 2012 đến
năm 2016.
(Thống kê các vụ NĐTP hàng năm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
tỉnh Tiền Giang)
TT

Chỉ số

2012

2013

2014

2015

2016

1

Số vụ

06


03

06

06

04

2

Số mắc

275

866

145

589

140

3

Số chết

0

0


02

0

0

Thời gian qua mặc dù còn thiếu về nhân lực nhưng với sự chỉ đạo kịp thời, sự
cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ làm cơng tác đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm
ngành Y tế đã tích cực điều tra, xử lý, theo dõi diễn tiến hàng ngày, báo cáo kịp
thời đã khắc phục được sự cố ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra các sự cố đáng
tiếc và tác động xấu đến cộng đồng.
1. 3. Hướng dẫn về an tồn thực phẩm:
WHO đã phát triển 5 chìa khóa chính để đảm bảo an toàn thực phẩm bao gồm:
giữ thức ăn sạch, tách thực phẩm sống và chín, nấu kỹ, giữ thức ăn ở nhiệt độ an
toàn, sử dụng nước và ngun liệu an tồn. Năm chìa khóa an tồn thực phẩm có
tầm quan trọng to lớn đối với các nước phát triển kết hợp với những hình thức xử
lý đã tác động đáng kể đến an toàn thực phẩm[30].
An toàn thực phẩm hiện nay được đánh giá theo chuỗi sản phẩm từ trang trại
đến bàn ăn, đối với đối tượng là người nội trợ trong đề tài chỉ đề cập khâu lựa chọn,
chế biến, bảo quản thực phẩm. Để đánh giá an tồn thực phẩm ở hộ gia đình tiến
hành xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các khuyến nghị về lựa chọn thực phẩm an toàn,
điều kiện nơi chế biến, dụng cụ và 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn.


7

Cách lựa chọn thực phẩm an toàn[7]
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực
phẩm khơng đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm hóa chất… Tuy nhiên không phải ai cũng

biết cách lựa chọn thực phẩm sạch.
Chọn rau củ
Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, cịn ngun cuống, khơng dập
nát, khơng có những đốm màu khác nhau. Không mua rau đã héo úa, dập nát hay
có mùi lạ.
Chọn thịt
Chọn thịt có màng ngồi khơ, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có
màu sắc bình thường. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón
tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và khơng bị dính, khơng có
mùi lạ.
Chọn gà: Chọn con khỏe mạnh, màu đỏ tươi, da và lông mềm mại, lỗ chân
lông nhỏ, hậu môn không ướt và đỏ, đùi to, chắc, chân nhỏ.
Chọn vịt: Chọn mua con trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày,
mọc đủ lông, mỏ nhỏ và hơi cứng, xách thấy nặng tay.
Chọn trứng gà, trứng vịt: Vỏ trứng màu sáng, khơng có những vết xám đen,
khơng bị dập. Quả trứng tươi ngon thường có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh
sáng.
Chọn cá, hải sản
Đối với cá và hải sản, tốt nhất nên mua cá tơm đang cịn sống, đang bơi trong
nước. Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn
của ngón tay trên thịt cá, khơng bị nhớt hay mùi hơi.
Chọn thực phẩm chín
Với thịt chế biến sẵn (như thịt quay) phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ
sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Thịt lợn quay, vịt quay, chọn thịt có mùi
thơm đặc trưng, thớ thịt săn khơ dính sát vào da, thịt vẫn cịn nóng và treo trong tủ
kính.
Chọn đồ hộp
Chọn loại hai nắp hộp lõm vào, gõ vào có tiếng kêu đanh. Nếu nắp hộp phình



8

ra, gõ vào tiếng kêu bịch bịch thì đồ hộp đã bị hỏng. Bạn có thể nhúng hộp vào
chậu nước, tốt nhất nước 70-80ºC, lấy tay đè xuống xem có bọt khí nổi lên khơng.
Chọn thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung: Tên
sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất
chế biến, có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng.
Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Khu vực nơi ăn uống và chế biến không bị ngập nước, đọng nước, dễ vệ sinh,
lau chùi; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; cách xa
khu vực ơ nhiễm bụi, hố chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác
Dụng cụ chế biên
Đảm bảo vệ sinh, nên rửa ngay sau khi sử dụng. Thiết bị, dụng cụ bảo quản
nguyên liệu, thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được làm bằng vật liệu
không gây ô nhiễm thực phẩm; dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Có dụng cụ
riêng cho thực phẩm sống - chín
Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
Thịt, cá, trứng làm sạch rửa kỹ. Rau quả ngâm ngập nước, rửa qua 3 nước
hoặc rửa dưới vòi nước chảy. Đối với thực phẩm đông lạnh cần rã đông đúng cách.
Nấu chín thực phẩm, đun kỹ lại thực phẩm thừa.
Ăn ngay khi nấu xong
Nên ăn ngay thực phẩm nấu xong trước 2 giờ, nếu sau thời gian này phải đun
kỹ. Đối với trái cây nên ăn ngay sau khi gọt vỏ. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ
<50C hoặc >600C.
Giữ vệ sinh cá nhân
Người nội trợ cần giữ móng tay được cắt ngắn, rửa tay trước khi tiếp xúc với
thực phẩm, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng. Giữ quần áo sạch, tóc gọn gàng, khi
đang mắc các bệnh truyền nhiễm thì khơng nên chế biến thực phẩm.
Sử dụng nguồn nước sạch
Sử dụng nguồn nước máy, nước giếng khoan hay sơng, hồ, ao... thì phải được

qua xử lý đảm bảo an tồn. Nước trong khơng mùi vị lạ.
 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm [3]
1. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.


9

2. Thực hiện “Ăn chín, uống sơi”. Ngâm kỹ, rửa sạch gọt vỏ trước khi sử
dụng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.
5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng.
6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, khơng dùng chung
dụng cụ thực phẩm sống chín.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh
hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.
8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến sản phẩm phải khô ráo, gọn gàng sạch
sẽ, hợp vệ sinh.
9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn.
10. Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn trong chế biến thực phẩm.
1.4. Kiến thức, thực hành của người nội trợ
1.4.1 Nghiên cứu kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP của nước
ngoài
Nghiên cứu ATTP người tiêu dùng gia đình ở Trinidad, West Indies Marsha
Surujlal và Neela Badrie, Tây Ấn năm 2004, các câu hỏi về nhân khẩu học, báo cáo
NĐTP, vệ sinh tay, lựa chọn thực phẩm, chế biến, bảo quản thực phẩm…Nghiên
cứu cho thấy 52,4% người tiêu dùng đã trải qua NĐTP trong đó chỉ có 23,8% người
điều trị Y tế. 69% người không báo cáo với cơ quan Y tế khi phát hiện thực phẩm
hư hỏng, giả mạo. 88,1% rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, 92,9%
rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh, 84,5% rửa tay sau khi chạm vào thực phẩm

sống. 4,8% mua thực phẩm không nhãn, 35,7% NNT đơi khi mua thực phẩm khơng
nhãn mác, 61,9% có xem nhãn và thời hạn sử dụng trong khi có 33,3% trả lời “đôi
khi”. 16,7% để lẫn lộn giữa thực phẩm sống và chín. Hầu hết người tiêu dùng rửa
rau (97,6%) và thịt (91,7%) trước khi nấu[26].
Theo kết quả nghiên cứu của Nizar Isa Alrbadi của Trường Đại học Jerash,
Jordan về kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP ở Jordan cho thấy trong
tổng số 300 người nội trợ có 68% ln kiểm tra ngày hết hạn trước khi mua sản
phẩm thực phẩm; 60% người nội trợ luôn chọn cửa hàng sạch khi mua thực phẩm;
78% người nội trợ giữ vệ sinh nơi chế biến thức ăn; 40% không đeo hoặc hiếm khi


10

đeo găng tay chế biến thực phẩm khi tay có vết thương. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, kinh tế gia đình với kiến thức [24].
Nghiên cứu của Mendagudali, Roopa Akka về kiến thức, thái độ và thực
hành an toàn thực phẩm ở phụ nữ Khaza bazar, khu vực đô thị của Viện Khoa học
Y khoa KBN, Kalaburagi, Karnataka [33] có 58,3% NNT đạt kiến thức và 79%
NNT đạt thực hành, kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa kiến thức với thái độ,
kiến thức và thực hành, cũng như thái độ và thực hành (p<0,001).
Nghiên cứu kiến thức, thực hành của phụ nữ Saudi của Farahat, Mohamed
FEl-Shafie và cộng sự [32] nghiên cứu tiến hành trên 811 phụ nữ Saudi để đánh
giá kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm của họ và các yếu tố ảnh hưởng.
Theo kết quả thực hành an toàn thực phẩm tốt hơn so với kiến thức về an tồn thực
phẩm nói chung và tất cả các thông số ngoại trừ nấu ăn. Vệ sinh cá nhân là thông
số mà họ báo cáo kiến thức và thực hành trung bình cao hơn (63,4% và 73,8%) với
điểm tri thức trung bình thấp nhất trong dụng cụ và thiết bị (49,8%) trong khi thực
hành trung bình thấp nhất (60,2%). Phụ nữ từ các tỉnh phía Đơng đã báo cáo kiến
thức tốt hơn trong khi những người từ tỉnh phía Nam đã báo cáo thực hành tốt hơn
so với phụ nữ từ các tỉnh khác của Saudi.

Các nghiên cứu trên chưa đề cập đến những thông tin về kinh tế gia đình,
thời gian làm nội trợ, cách lựa chọn thực phẩm... sự khác biệt này có thể do phong
tục tập quán của họ khác với Việt nam và đây là vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên
cứu khai thác.
1.4.2 Nghiên cứu kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP của Việt
Nam
 Một số nghiên cứu về kiến thức của người nội trợ đến ATTP
Tại hộ gia đình, người nội trợ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, kiến
thức của người nội trợ nhìn chung cịn thấp.
Nghiên cứu của Đinh Mai Vân về kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn
thực phẩm của người nữ nội trợ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại thị trấn
Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2004 [18]cho thấy: trong tổng số 206
người nội trợ thì có 83% người nội trợ không đạt yêu cầu về kiến thức chung trong
lựa chọn, chế biến thực phẩm. Còn theo nghiên cứu của Khuất Văn Sơn tại quận
Cầu Giấy, Hà Nội 2006 [16] cho thấy trong 306 hộ gia đình thì có 37,5% người nội


11

trợ không đạt kiến thức chung. Hay theo kết quả nghiên cứu của Phạm Duy Duẩn
năm 2007 [8] có 72,4% đối tượng đạt mức kiến thức loại B, khơng có đối tượng
đạt mức loại A; các đối tượng thiếu kiến thức cụ thể về lựa chọn thực phẩm, về
thông tin trên nhãn mác thực phẩm. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ánh[1] về thực trạng
kiến thức thực hành VSATTP của nữ nội trợ gia đình tại thị trấn Phú Minh- huyện
Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội năm 2012 kết quả cho thấy kiến thức NNT còn
hạn chế đa số đạt kiến thức trung bình 51%, mức khá chỉ có 29%. Điều tra kiến
thức, thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân ở xã Mỹ Xương,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp của Lê Hữu Vĩnh 2014 [19], kết quả điều tra trên
330 hộ ở 3 ấp thuộc xã Mỹ Xương cho thấy, NNTcó kiến thức đúng về cách chọn

thực phẩm an toàn chiếm tỉ lệ là 49,1%. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Son
và Phạm Văn Lực về kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội
trợ ở xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang năm 2011 [11] cho thấy
trong số 382 người nội trợ thì có 67,01% không đạt yêu cầu về kiến thức chung
trong lựa chọn chế biến thực phẩm. Qua các nghiên cứu cho thấy kiến thức chung
trong lựa chọn, chế biến thực phẩm của người nội trợ nhìn chung cịn thấp mặc dù
vấn đề an toàn thực phẩm đã được nhà nước quan tâm tuyên truyền trong thời gian
qua.
Cá, rau, thịt là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi
gia đình nên hầu như qua kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy kiến thức trong
lựa chọn những thực phẩm này đạt rất cao.
Kiến thức chọn cá : theo nghiên cứu của Đinh Mai Vân [18] có 96,6% người
nội trợ chọn cá cịn sống, nghiên cứu của Tơ Văn Lành tại thị trấn Cái Tắc và xã
Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 2014 [14] và nghiên cứu của Phạm
Nghĩa Bình tại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng năm 2016
[2] kiến thức chọn cá tươi đều đạt trên 90%.
Kiến thức chọn thịt: Theo nghiên cứu của Tô Văn Lành [14], Hồ Văn Son và
Phạm Văn Lực [11]; Phạm Nghĩa Bình [2] kiến thức đạt trong chọn thịt tươi của
người nội trợ rất cao trên 90%. Trong đó tiêu chí chọn thịt có màu đỏ tươi sáng
theo nghiên cứu của Đinh Mai Vân [18] là 89,8%, Khuất Văn Sơn [16] là 83,4.
Qua các nghiên cứu cho thấy kiến thức chọn trứng của NNT chưa được tốt:
kết quả nghiên cứu của Đinh Mai Vân [18] tỷ lệ này đạt rất thấp chỉ có21,4%,
nghiên cứu của Phạm Nghĩa Bình [2] cũng cho kết quả tương tự, kết quả nghiên
cứu của Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực [11] cũng chỉ đạt 30,07%, kết quả nghiên


12

cứu của Tơ Văn Lành [14] có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 64%.
Kiến thức chọn rau đạt rất cao: Theo nghiên cứu của Tô Văn Lành [14] và

Phạm Nghĩa Bình [2] kiến thức đạt về cách chọn rau trên 96%.
Kiến thức chọn thực phẩm bao gói sẵn cịn thấp: Theo nghiên cứu của Tô Văn
Lành [14] kiến thức đúng về cách chọn đồ bao gói sẵn 38,92% và Lê Thị Ngọc
Dung cũng chỉ đạt 47,1%[9].
Kiến thức đúng về vệ sinh cá nhân: Theo nghiên cứu của Tô Văn Lành [14]
Tỷ lệ người có kiến thức đúng về vệ sinh cá nhân khá cao chiếm 88,62%, kế đó là
kiến thức về vệ sinh trong chế biến bảo quản, 69,38%.
Kiến thức về ngộ độc thực phẩm: Theo nghiên cứu của Tô Văn Lành [14]
NNT biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm cao 90,62%; 60,31% biết nguyên
nhân gây ngộ độc; 56,15% biết nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm và 72% biết
các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc. Theo nghiên cứu của Lê Hữu Vĩnh kiến thức
đúng về ngộ độc thực phẩm thì cịn thấp 43,3% [19] .
Điều kiện nơi chế biến: theo nghiên cứu của Khuất Văn Sơn [11] có tới 42%
người nội trợ khơng biết điều kiện nơi chế biến thức ăn chín hợp vệ sinh.
Nhận thức về nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ khâu chế biến cịn chưa cao:
nghiên cứu của Vũ Yến Khánh [13] có 43% chưa nhận thức về nguy cơ ô nhiễm
thực phẩm từ khâu chế biến. Theo nghiên cứu của Đinh Mai Vân [18] có 56,3%
người nội trợ cho rằng khơng có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong khâu chế biến.
Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ánh [1] NNT hiểu biết chưa đầy đủ về mối nguy ô nhiễm
thực phẩm đến 43%.
 Một số nghiên cứu về thực hành của người nội trợ đến ATTP
Xem nhãn mác thực phẩm bao gói sẵn: Nghiên cứu của Khuất Văn Sơn [16]
có 4,6% người nội trợ không xem nhãn mác trước khi mua thực phẩm đóng hộp,
đóng gói. Chỉ có một số ít người nội trợ khơng xem nhãn mác thực phẩm bao gói
sẵn. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ánh[1] NNT thực hành xem nhãn mác trước khi
mua thực phẩm bao gói chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên cịn xem chưa kỹ mà chỉ nhìn sơ
qua 54,77%.
Thực hành rửa rau : nhìn chung NNT thực hành đạt rửa rau chưa cao theo kết
quả của Lê Thị Ngọc Dung chỉ có 58,7%[9], nghiên cứu của Đinh Mai Vân [18] có
54,4% người nội trợ rửa rau ít hơn hoặc bằng 3 lần; 29,6% người nội trợ không

ngâm rau; 46,6% người nội trợ rửa rau, quả dưới vòi nước chảy. Nghiên cứu của


13

Đỗ Ngọc Ánh[1] thực hành rửa rau cịn có nhiều người chưa ý thức được việc ngâm
rửa rau và tỷ lệ người rửa rau dưới 3 lần đến 64,32%. Kết quả cho thấy người nội
trợ nhìn chung rửa rau chưa đảm bảo an toàn.
Thực hành dùng dao thớt cho thực phẩm sống, chín: Theo nghiên cứu của
Đinh Mai Vân [18] có đến 69,4% người nội trợ dùng chung một thớt sau khi rửa
thớt trong chế biến thực phẩm. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ánh[1] tỷ lệ này cũng
tương đương 69,35%. Thực trạng sử dụng dao thớt chung cho sống chín còn rất
cao, đây là nguy cơ dẫn đến thực phẩm bị nhiễm chéo dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Thực hành rửa tay: Nghiên cứu của Khuất Văn Sơn [16] có có tới 39,7%
người nội trợ khơng thực hiện việc rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.
Thực hành chung: Kết quả nghiên cứu của Khuất Văn Sơn [16] 43,6%, Lê
Thị Ngọc Dung[9] 36,8%, Phạm Nghĩa Bình[2] 40,5%, Hà Minh Trang[17] 51,1%
đều cho thấy tỷ lệ NNT có thực hành đạt rất thấp.
1.5 Các yếu tố liên quan kiến thức, thực hành của người nội trợ về ATTP
Tuổi làm nội trợ có mối liên quan với kiến thức ATTP, được thể hiện trong
nghiên cứu của Khuất Văn Sơn, Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực, Phạm Nghĩa Bình.
Theo Khuất Văn Sơn[16] cho thấy trong 306 hộ gia đình những người làm nội trợ
có tuổi từ 18 đến 40 có kiến thức về ATTP tốt hơn so với những người làm nội trợ
tuổi > 40 (p=0,007)[16]. Theo Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực[11] kiến thức và một
số yếu tố liên quan đến kiến thức về vệ sinh ATTP của người nội trợ tuổi từ 36-45
có kiến thức tốt hơn những người có tuổi >45 gấp 1,71 lần (p=0,046)[11]. Theo
Phạm Nghĩa Bình thì những người từ 40 tuổi trở xuống có kiến thức tốt hơn những
người > 40 tuổi gấp 0,19 lần (OR = 0,19)[2]
Trình độ học vấn có mối liên quan với kiến thức, thực hành ATTP. Điều này
được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Mai Vân[18], Hồ Văn Son

và Phạm Văn Lực[11], Đỗ Ngọc Ánh [1], Lê Hữu Vĩnh[19], Phạm Nghĩa Bình[2].
Theo Đinh Mai Vân[18] những người có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thì
có kiến thức ATTP cao hơn so với những người có trình độ học vấn từ cấp III trở
xuống (p = 0,04). Theo Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực thì những người có trình độ
trên THCS có kiến thức đúng về ATTP gấp 7,01 lần (p=0,001) và những người có
trình độ THCS có kiến thức đúng gấp 2,5 lần (p< 0,001) so với những người có
trình độ từ tiểu học trở xuống ( bao gồm cả mù chữ)[11]. Theo Lê Hữu Vĩnh[19]
cho thấy giữa học vấn và kiến thức ATTP có mối liên hệ cao những người có trình
độ học vấn từ THCS trở lên có kiến thức đúng cao gấp 2,869 lần (p=0,000) những


14

người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Theo kết quả nghiên cứu
của Phạm Nghĩa Bình những người có trình độ học vấn từ THCS trở lên có kiến
thức tốt hơn những người có trình độ còn lại là 4,78 lần (OR = 4,78), những người
có thời gian làm nội trợ > 10 năm thì có kiến thức tốt hơn những người làm nội trợ
< 10 năm là 4,12 lần (OR = 4,12)[2].
Nghề nghiệp cũng có mối liên quan với kiến thức ATTP được thể hiện qua
nghiên cứu của Khuất Văn Sơn[16], Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực[11], Đỗ Ngọc
Ánh[1]. Theo Khuất Văn Sơn những người làm cơng nhân viên chức nhà nước có
khả năng có kiến thức cao hơn những người nội trợ có nghề nghiệp khác (p=0,038)
[16]. Theo Hồ Văn Son và Phạm Văn Lực cho thấy những người nội trợ làm cơng
nhân viên nhà nước có kiến thức cao hơn những người nội trợ làm nghề khác (p =
0,038)[11]. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Nghĩa Bình chưa ghi nhận sự khác
biệt về nghề nghiệp và kiến thức của người nội trợ.[2].
1.6.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Đặc điểm Phường 3 là một phường trung tâm thuộc thành phố Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang. Phía đơng giáp xã Mỹ Phong, phía tây bắc giáp phường 7, phía tây
nam giáp phường 1, phía nam giáp phường 2, phía bắc giáp xã Đạo Thạnh. Phường

3 có hai tuyến đường chính là Nguyễn Anh Giác và Nguyễn Trung Trực gồm có 7
khu phố với diện tích phường là: 0,54 Km2, tổng số dân số là 9.089 người, mật độ
dân số đạt 22,638 người/Km2.
Phường 3 có 2.512 hộ gia đình trong đó có 49 hộ nghèo và 97 hộ cận nghèo,
đa số là dân tộc kinh. Trên địa bàn phường có 4 tơn giáo chính là Cơng giáo, Tin
lành, Phật giáo và Cao đài.
Phường 3 có một Trạm Y tế với 8 cán bộ, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
bệnh, thực hiện chương trình Y tế theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày
07/11/2014 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020.
Trong đó có tiêu chí 6 về vấn đề ATTP rất được quan tâm: căn cứ vào kế hoạch,
sự chỉ đạo của cấp trên, cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối
hợp các cơ quan có liên quan, giúp UBND phường xây dựng kế hoạch bảo đảm an
toàn thực phẩm và triển khai tại địa bàn; kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch hàng quý, hằng năm. Căn cứ sự hướng dẫn của cấp trên và điều
kiện thực tiễn của địa phương, tham mưu với UBND phường, chủ trì triển khai
cơng tác phịng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động về cơng tác an tồn


15

thực phẩm tại cộng đồng, đặc biệt là duy trì tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an
toàn thực phẩm trên hệ thống phát thanh của phường, trong các trường học trên địa
bàn.


×