Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÙNG THẾ TÀI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK
LẮK NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÙNG THẾ TÀI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK
LẮK NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH HÀ
TS. ĐỖ THỊ HẠNH TRANG

HÀ NỘI, 2019


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………….………….……….………..………

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………….…….………..………

iii

DANH MỤC BẢNG………………….……….………….………………..…….

iv

DANH MỤC HÌNH………………….……….………….………………..……..

v

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU…………….……….………….………………..…...

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ………………………..…….………….…………….……..…….

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………….…..…….…………………………..….

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………..……….

4

1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất thải y tế ...........................................................
4
1.2. Thực trạng QLCTRYT tại cơ sở y tế……………………….……..…………..

10

1.3. Kiến thức của CBYT về quản lý CTRYT ......................................……..….

16

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý CTRYT ...............................................................
18
1.5. Thông tin địa bàn nghiên cứu.....................................................................................
20
1.6. Khung lý thuyết ..........................................................................................................
21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................................
22
2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng………………..………………..………….....

22

2.1.2. Nghiên cứu định tính ……………………..…………………….……

22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................................
22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………..……………

22

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: …………………………………………..........

22

2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................
23
2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................................
23
2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng ………………..…………………………….

23


2.4.2. Nghiên cứu định tính ……………..…………………………………

23

2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .....................................................................................
24


ii

2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................................
24
2.5.2. Nghiên cứu định tính ...............................................................................................
25
2.6. Biến số nghiên cứu .....................................................................................................
26
2.7. Phƣơng pháp đánh giá nghiên cứu .............................................................................
27
2.7.1. Đánh giá kiến thức ………………..…………………………………

27

2.7.2. Đánh giá thực hành …………………………………………….........

28

2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................................
28
2.9. Đạo đức nghiên cứu …………………….……………………………..……


29

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………..………..…..…………...

30

3.1. Thực trạng quản lý CTRYT .......................................................................................
30
3.2. Kiến thức về QLCTRYT ............................................................................................
36
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến QLCTRYT .................................................................
42
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………..………………..………...

51

4.1. Thực trạng quản lý CTRYT….………………………..……........

51

4.2. Kiến thức về quản lý quản lý CTRYT….…………………...........

54

4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý CTRYT…………………..

58

KẾT LUẬN ………………………….………..……………………………..…


63

KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………..….……

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..………..……………….……

65

Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu………….…………………..……….…..….……

70

Phụ lục 2. Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức…………………..……….…..….……

78

Phụ lục 3. Phiếu quan sát thực hành phân loại CTRYT ……………….……….

85

Phụ lục 4. Phiếu quan sát thực hành thu gom, vận chuyển CTRYT……...……..

86

Phụ lục 5. Phiếu quan sát thực hành lƣu giữ CTRYT……………………..……

87


Phụ lục 6. Phiếu quan sát thực hành xử lý CTRYT……..……………………….

88

Phụ lục 7. Phiếu quan sát thực hành phân loại CTRYT ………………………..

89

Phụ lục 8. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Lãnh đạo BV…………..………………...

91

Phụ lục 9. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu NVYT BV……………………………….

93


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CSYT


Cơ sở y tế

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

NVYT

Nhân viên y tế

QLCT

Quản lý chất thải


QLCTYT

Quản lý chất thải y tế

QLCTRYT

Quản lý chất thải rắn y tế

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế (bao gồm trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn)

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang


3.1

Thông tin chung của ĐTNC ………………………………….

30

3.2

Kiến thức cơ bản của ĐTNC .......................................................

31

3.3

Kiến thức phân loại CTRYT ……………….……..……….....

32

3.4

Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế....................................

34

3.5

Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế ………..………...

35


3.6

Kiến thức về lƣu giữ chất thải rắn y tế ………………………

36

3.7

Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế ........................................

37

3.8

Kiến thức chung về quản lý CTRYT của ĐTNC ....................

38

3.9

Thực hành phân loại CTRYT .................................................

39

3.10

Thực hành thu gom, vận chuyển CTRYT ……….……….…

40


3.11

Thực hành lƣu giữ CTRYT ....................................................

41


v

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................

21

3.1

Biểu đồ kiến thức chung về QLCTRYT......................................................

42



vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc
gây nguy hại cho ngƣời bệnh, nhân viên y tế, cộng đồng và môi trƣờng nếu không
đƣợc quản lý bằng các giải pháp phù hợp. Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ là một
trong 18 bệnh viện của tỉnh Đắk Lắk gây ô nhiễm môi trƣờng cần phải xử lý triệt
để. Tuy nhiên, các hoạt động xử lý ô nhiễm của bệnh viện cịn mang tính chắp vá
chƣa hiệu quả. Để mô tả thực trạng, kiến thức và một số yếu tố ảnh hƣởng đến
QLCTRYT của NVYT tại bệnh viện nhƣ thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ,
tỉnh Đắk Lắk năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng”. Với ba mục tiêu: (1). Mô tả
thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk
Lắk năm 2019. (2). Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế
tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk năm 2019. (3). Phân tích một số
yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ
năm 2019.
Đối tƣợng nghiên cứu là 133 nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng và cận lâm
sàng tại BVĐK thị xã Buôn Hồ, dụng cụ đựng CTRYT, xe vận chuyển CTRYT,
khu vực lƣu giữ CTRYT, hệ thống xử lý. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2019 12/2019. Thiết kế nghiên cứu là mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng kết hợp nghiên cứu định tính. Thu thập thơng tin qua phát
vấn 133 nhân viên y tế, PVS 9 lãnh đạo, quản lý đại diện khoa, phòng và 3 NVYT.
Kết quả nghiên cứu: Phân loại CTRYT “đạt” chiếm tỷ lệ là 97,6%. Thu gom
vận chuyển CTRYT “đạt” chiếm tỷ lệ 100%. Lƣu giữ CTRYT “đạt” chỉ chiếm tỷ lệ
35,72 %. Xử lý CTRYT “đạt” 0%. Vẫn có 1/5 (20,3%) ĐTNC có kiến thức về quản
lý CTRYT chƣa đạt. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng QLCTRYT là công tác
kiểm tra, giám sát; thiếu kinh phí bảo dƣỡng, trang thiết bị; thiếu nhân lực tại khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn. Nghiên cứu đƣa ra một số khuyến nghị: tổ chức các lớp tập
huấn về QLCTRYT cho đội ngũ làm công tác QLCTRYT; tăng cƣờng cơng tác

kiểm tra giám sát; bổ sung kinh phí để sửa chữa và nâng cấp hệ thống vận chuyển
và xử lý CTRYT; bố trí thêm nhân lực cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; bổ sung
cơ chế khen thƣởng động viên và hình thức xử phạt đủ sức răn đe.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của ngành y tế và của toàn xã
hội. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây
nguy hại cho ngƣời bệnh, nhân viên y tế, cộng đồng và môi trƣờng nếu không đƣợc
quản lý bằng các giải pháp phù hợp [26]. Trong khi đó, vấn đề chất thải y tế vẫn
chƣa đƣợc một số ngƣời làm phát sinh chất thải và ngƣời làm công tác quản lý chất
thải quan tâm đúng mức [1].
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế, năm 2015, cả nƣớc
có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ tuyến
Trung ƣơng đến địa phƣơng với lƣợng chất thải rắn phát sinh vào khoảng khoảng
450 tấn/ngày, trong đó 47 tấn là chất thải y tế nguy hại và đến năm 2020 là khoảng
800 tấn/ngày [8], [7]. Bên cạnh các chất thải y tế lây nhiễm, gây nguy cơ mắc các
dịch bệnh truyền nhiễm, các cơ sở y tế còn phát sinh các chất thải nguy hại khác
nhƣ dƣợc phẩm quá hạn, chất thải phóng xạ, chất thải gây độc tế bào và các hóa
chất độc hại khác nhƣ chì, cadimi, thủy ngân, dioxin/furan, các dung môi chứa clo
[2], [26].
Cho đến nay, việc thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn y tế theo
Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y
tế và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Quản lý chất thải y tế (sau đây gọi
tắt là Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT) ở nhiều cơ sở y tế còn
chƣa đạt yêu cầu theo quy định về quản lý chất thải y tế; trong thời gian qua tại các
cơ sở khám chữa bệnh tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại CTRYT là 95,6% và
thu gom CTRYT hàng ngày là 90,9%; tuy nhiên chỉ một nửa trong số đó phân loại

và thu gom CTRYT đạt yêu cầu theo quy định QLCTRYT [4]. Việc xử lý CTRYT
tại các CSYT chủ yếu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt. Nhƣng đa số các lị đốt
chƣa có hệ thống xử lý khí thải, nhiều lị đốt đã cũ, hỏng nên có nguy cơ làm phát
sinh các chất độc hại ra môi trƣờng, trong đó có các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân
huỷ nhƣ Dioxin và Furan [27].


2

Tỉnh Đắk Lắk có 21 bệnh viện cơng lập, trong đó có 7 bệnh viện tuyến tỉnh
và 14 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; có 05 bệnh viện tƣ nhân (trong đó có 02 bệnh
viện mới đi vào hoạt động năm 2018); có 10 trung tâm tuyến tỉnh, 15 trung tâm y tế
huyện/thị xã, thành phố và 184 xã, phƣờng, thị trấn. Số lƣợng chất thải rắn y tế phát
sinh trong một ngày khoảng 5466 kg/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt là 4480
kg/ngày, chất thải hóa học là 89.6 kg/ngày và chất thải rắn y tế lây nhiễm là 896
kg/ngày [27].
Theo Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ,
phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng
đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk có 18 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện đa khoa thị xã
Bn Hồ [31].
Sau Quyết định phê duyệt nêu trên, Bệnh viện đa khoa thị xã Bn Hồ đã
tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý triệt để ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên,
các hoạt động xử lý ô nhiễm của bệnh viện cịn mang tính chắp vá, bên cạnh đó
bệnh viện ln trong tình trạng q tải, nhiều lần phải cải tạo, nâng cấp cơ sở vật
chất, bổ sung nhân lực khiến cho việc quản lý chất thải rắn y tế gặp nhiều khó khăn,
bất cập. Trong cơng tác quản lý CTRYT nhân viên y tế là những ngƣời trực tiếp
thực hiện phân loại, thu gom và lƣu trữ chất thải, do đó kiến thức, thực hành về
quản lý CTRYT của nhân viên y tế đóng vai trị hết sức quan trọng [27].
Do vậy, nghiên cứu “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa
khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng” đƣợc

thực hiện để trả lời câu hỏi: Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh viện
đa khoa thị xã Buôn Hồ về quản lý chất thải rắn y tế nhƣ thế nào? Kết quả của
nghiên cứu là cơ sở giúp lãnh đạo ngành y tế tỉnh, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa thị
xã Buôn Hồ hiểu rõ về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại cơ sở, từ đó đề ra các
giải pháp quản lý chất thải rắn y tế một cách có hiệu quả, giảm thiểu tác động của
chất thải rắn y tế đối với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk năm 2019.
2. Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế tại Bệnh
viện đa khoa thị xã Bn Hồ, tỉnh Đắk Lắk năm 2019.
3. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện đa khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk năm 2019.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về chất thải rắn y tế
1.1.1. Một số khái niệm
Chất thải rắn y tế (CTRYT)
CTRYT theo quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế là vật chất ở thể rắn đƣợc
thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế
thông thƣờng [2].
Chất thải y tế nguy hại

CTYT nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy
hại khác vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và mơi trƣờng nhƣ
dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính
nguy hại khác nếu những chất thải này khơng đƣợc tiêu hủy an toàn, bao gồm chất
thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [2].
CTYT nguy hại đƣợc xác định là chất thải có chứa một trong các thành phần
nhƣ: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan của cơ thể ngƣời và động
vật, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dƣợc phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ
đƣợc sử dụng trong y tế. Những chất này không đƣợc xử lý đúng cách sẽ gây nguy
hại cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Chất thải y tế nguy hại thƣờng chiếm từ 10-25% tổng luợng CTYT. Danh
mục CTNH áp dụng theo danh mục CTNH ban hành kèm theo Thông tƣ
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về Quản lý CTNH [2].
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT)
QLCTYT là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lƣu giữ,
vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện [4].
1.1.2. Phân loại CTRYT
Có nhiều cách phân loại CTRYT theo các quan điểm khác nhau của các nhà
quản lý, nhƣng tất cả phân loại đều chỉ dựa vào tính chất vật lý, hóa học của chất


5

thải và khả năng gây hại đến sức khỏe của con ngƣời và môi trƣờng xung quanh.
Theo WHO chất thải y tế đƣợc chia thành 8 loại:
- Chất thải sắc nhọn: Có thể làm tổn thƣơng da bao gồm: Bơm kim tiêm, dao
mổ, bộ tiêm truyền…
- Chất thải lây nhiễm: Là chất thải có chứa mầm bệnh nhƣ vi khuẩn, vi-rút,
ký sinh trùng với số lƣợng đủ để gây bệnh cho ngƣời dễ bị cảm nhiễm, bao gồm các
loại:

+ Rác từ phịng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng;
+ Mơi trƣờng ni cấy từ phịng thí nghiệm;
+ Rác từ phịng mổ, nhất là phòng mổ tử thi và bệnh nhân bị nhiễm trùng;
+ Dụng cụ hoặc vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm;
+ Súc vật đƣợc tiêm, truyền trong phịng thí nghiệm.
- Chất thải có tính độc với tế bào: Có thể làm biến đổi gen, gây quái thai nhƣ
các chất chống ung thƣ.
- Thuốc thải chất thải dƣợc phẩm: Bao gồm thuốc quá hạn, thuốc không
dùng hoặc các loại vắc-xin, huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng…
- Hóa chất: Có thể dƣới dạng rắn, lỏng, khí, bao gồm:
+ Hóa chất độc.
+ Hóa chất có tính ăn mịn (PH< 2 hoặc PH> 12).
+ Hóa chất dễ gây nổ.
- Rác chứa kim loại nặng, độc: Chất chứa kim loại nhƣ chì, thủy ngân, asen.
- Các bình chứa khí nén: Đƣợc dùng trong y tế dƣới dạng khí nhƣ oxy, khí gây mê.
- Chất phóng xạ: Khơng thể phát hiện bằng giác quan, chúng thƣờng gây ảnh
hƣởng lâu dài (gây ion hóa tế bào) nhƣ tia X, tia alpha, tia Beta [37].
Khối lƣợng CTYT phát sinh tại các CSYT thay đổi theo từng khu vực địa lý,
theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ: Thay đổi theo cơ cấu bệnh tật, dịch
bệnh, quy mô bệnh viện, lƣợng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân
nội và ngoại trú, phƣơng pháp và thói quen của NVYT trong việc khám, điều trị và
chăm sóc, số lƣợng ngƣời nhà đến thăm bệnh nhân…[5].


6

1.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế
Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về

quản lý chất thải và phế liệu;
Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá mơi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết
bảo vệ môi trƣờng;
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trƣờng;
Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ tài
nguyên và Môi trƣờng, quy định về quản lý chất thải y tế.
1.1.4. Quy định về QLCTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên và Môi trường
1.1.4.1. Phân định CTRYT
Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây
nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng; chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn; chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải
phát sinh từ buồng bệnh cách ly; chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải giải
phẫu [4].
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ, bao gồm
hoặc có các thành phần nguy hại; dƣợc phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào
hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng
thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgam thải bỏ;
chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quản lý chất thải
nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT) [2].


7

1.1.4.2. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT

- Màu sắc: vàng, đen, xanh, trắng. Trong đó, màu vàng đựng chất thải lây
nhiễm, màu đen đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm, màu xanh đựng chất thải
y tế thông thƣờng, màu trắng đựng chất thải tái chế [4].
- Bảo đảm lƣu chứa an tồn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thƣớc phù hợp với lƣợng chất thải lƣu chứa. Nếu bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế
sử dụng phƣơng pháp đốt không dùng nhựa PVC. Bên ngồi bao bì, dụng cụ, thiết
bị lƣu chứa đựng chất thải lƣu chứa có biểu tƣợng nguy hại sinh học đối với túi
màu vàng, biểu tƣợng có thể tái chế đối với túi màu trắng và biểu tƣợng nguy hại
phù hợp với chất thải hóa học chứa bên trong túi màu đen [4].
- Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong q trình sử
dụng; thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên
thủng. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lƣu chứa
sau khi đã đƣợc làm sạch và để khô [4].
1.1.4.3. Phân loại chất thải y tế
Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thƣờng phải phân loại để
quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết
bị lƣu chứa chất thải theo quy định. Trƣờng hợp các chất thải y tế nguy hại khơng
có khả năng phản ứng, tƣơng tác với nhau và áp dụng cùng một phƣơng pháp xử lý
có thể đƣợc phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa [4].
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngƣợc lại thì hỗn hợp
chất thải đó phải thu gom, lƣu giữ và xử lý nhƣ chất thải lây nhiễm.
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải: Mỗi khoa, phịng, bộ phận phải
bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế và phải có hƣớng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải [4].
1.1.4.4. Thu gom chất thải y tế
Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lƣu giữ
chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải



8

phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị rơi, rị rỉ
chất thải trong q trình thu gom. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ
bộ trƣớc khi thu gom về khu lƣu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Cơ
sở y tế quy định tuyến đƣờng và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để
hạn chế ảnh hƣởng đến khu vực chăm sóc ngƣời bệnh và khu vực khác trong cơ sở
y tế [7].
Chất thải nguy hại không lây nhiễm đƣợc thu gom, lƣu giữ riêng tại khu lƣu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Thu gom chất hàn răng amalgam thải và
thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân. Chất thải có chứa thủy
ngân đƣợc thu gom và lƣu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù
hợp và bảo đảm khơng bị rị rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trƣờng [7].
Chất thải y tế thơng thƣờng phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông
thƣờng không phục vụ mục đích tái chế đƣợc thu gom riêng [7].
1.1.4.5. Lưu giữ chất thải y tế
Quy định khu vực lưu giữ CTYT:
1. Có mái che cho khu vực lƣu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh
đƣợc nƣớc mƣa chảy tràn từ bên ngồi vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng ra bên
ngồi khi có sự cố rị rỉ, đổ tràn [4].
2. Phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải y tế
(phân chia ơ đối với mơ hình cụm cơ sở y tế và bệnh viện) [4].
3. Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lƣợng
chất thải phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhƣng cùng áp dụng
một phƣơng pháp xử lý đƣợc lƣu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lƣu chứa (có
vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp
rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng – mơ hình cụm cơ sở y tế và bệnh
viện) [4].
4. Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu tƣợng loại

chất thải lƣu giữ theo đúng quy định (có thiết bị phịng cháy chữa cháy theo quy
định – mơ hình cụm cơ sở y tế và bệnh viện).
5. Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải phải thƣờng xuyên vệ sinh sạch sẽ


9

Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lƣu giữ chất
thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thƣờng.
b) Đối với chất thải lây nhiễm đƣợc vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử
lý theo mơ hình cụm hoặc mơ hình tập trung, phải ƣu tiên xử lý trong ngày. Trƣờng
hợp chƣa xử lý ngay trong ngày, phải lƣu giữ ở nhiệt độ dƣới 20°C và thời gian lƣu
giữ tối đa không quá 02 ngày [4].
1.1.4.6. Xử lý chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại phải đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trƣờng. Ƣu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trƣờng
và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng do Bộ trƣởng Bộ
Tài ngun và Mơi trƣờng ban hành [6].
Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mơ hình cụm cơ sở y tế phải
đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phƣơng và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng [7].
1.1.4.7. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn y tế
Nguyên tắc chung nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay đang thực hiện theo
chiến lƣợc 3RVE trong quản lý và xử lý CTR, đó là [3]:
- Reduce (giảm thiểu).
- Reuse (tái sử dụng).
- Recycle (tái sinh, tái chế).
- Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách áp dụng các công nghệ xử lý

sinh lợi nhằm thu hồi lại vật chất và năng lƣợng từ CTR).
- Eliminate (thành phần cịn lại cuối cùng khơng thể tận dụng đƣợc nữa phải
thải bỏ chủ yếu là chôn lấp). Tuy nhiên khi chơn lấp cũng phải xem xét khả năng có
thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống.
- Yêu cầu chung xử lý CTRYT nguy hại: Không gây ô nhiễm thứ cấp, nằm
trong quy định chung về quản lý và xử lý chất thải, đảm bảo đúng quy định Luật


10

bảo vệ mơi trƣờng. Tồn bộ CTRYT nguy hại đều phải đƣợc quản lý và xử lý triệt
để. CTYT thông thƣờng xử lý nhƣ rác thải sinh hoạt [4].
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế/bệnh viện
1.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Theo H.Ô-ga-oa cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe, môi trƣờng khu vực
Châu Á, phần lớn các nƣớc đang phát triển khơng kiểm sốt tốt chất thải y tế, chƣa có
khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải [37].
Theo tổ chức y tế thế giới có 18 – 64% các cơ sở y tế chƣa có biện pháp xử
lý chất thải thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị
tổn thƣơng do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế. Tổn thƣơng này
cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai
tay tháo lắp kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện
trong diện điều tra vận chuyển chất thải đi qua khu vực bệnh nhân và khơng đựng
trong xe thùng có nắp đậy [37].
Các nghiên cứu về CTYT đã đƣợc tiến hành tại nhiều nƣớc trên thế giới,
đặc biệt ở các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã
quan tâm đến nhiều lĩnh vực nhƣ tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý
CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải,
đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với
môi trƣờng, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe

cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh
hƣởng của nƣớc thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên
quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thƣơng nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và
ngƣời thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với
ngƣời thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; ngƣời phơi nhiễm với HIV, HBV,
HCV ở nhân viên y tế [37], [38], [39], [40].
Các nƣớc phát triển đã có cơng nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy nhƣ đốt rác
bằng lị vi sóng [42], [43], [44]; tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu
đƣợc áp dụng ở các nƣớc đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nƣớc Châu
Á đã tìm ra một số phƣơng pháp xử lý chất thải khác để thay thế nhƣ Philippin đã


11

áp dụng phƣơng pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc
phục vấn đề khí thải độc hại thốt ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn
vào các thùng có những thiết bị [41].
Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý CTRYT của một số nƣớc trên thế
giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nƣớc sử dụng phƣơng pháp thu hồi CTRYT với
hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử
dụng phƣơng pháp đốt, Pháp lại sử dụng phƣơng pháp xử lý vi sinh nhiều nhất
(30%)…các nƣớc sử dụng phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc
quản lý CTRYT là Phần Lan (84%), Thái Lan (84%), Anh (83%), Liên Bang Nga
(80%), Tây Ban Nha (80%) [30].
Trong khu vực Đông Nam Á: Những thách thức đáng kể vẫn tồn tại liên
quan đến việc quản lý thích hợp và xử lý CTYT. Lƣợng CTYT ở các nƣớc này liên
tục tăng là kết quả của việc mở rộng các hệ thống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trong thập kỷ qua, hệ thống QLCT toàn diện hơn đƣợc phát triển cho các nƣớc
Đông Nam Á. Điều này cũng bao gồm việc thành lập hệ thống xử lý CTYT thay
thế. Những phát triển trong nƣớc thấp hơn thu nhập trung bình đƣợc quan tâm đặc

biệt, nhƣ đầu tƣ lớn đƣợc lên kế hoạch [39].
1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2011. Thực trạng xử lý CTRYTNH
tại 07 vùng trong cả nƣớc [1]:
Vùng Đồng bằng sơng Hồng có 244 cơ sở khám chữa bệnh tại các tỉnh, trong
đó 98 cơ sở có trang bị lị đốt CTR y tế (chiếm 40%), số lò đốt còn hoạt động tốt là
63 (chiếm 64%). Đối với các CSYT chƣa đƣợc trang bị lị đốt, hoặc lị đốt khơng
hoạt động, CTRYTNH xử lý tập trung tại khu xử lý CTR chung. Có 8/11 tỉnh của
vùng đã bố trí xử lý CTRYT tại khu xử lý CTR chung, số CSYT cấp địa phƣơng xử
lý tại khu xử lý tập trung chiếm 65%. Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam và Vĩnh Phúc
100% CTR y tế xử lý phân tán tại các bệnh viện [1].
Vùng Đơng Bắc và Tây Bắc Bộ có 209 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa
phƣơng 93 cơ sở có trang bị lò đốt CTRYT (chiếm hơn 44%), số lò đốt cịn hoạt
động tốt là 42 (chiếm trên 45%). Có 9/15 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTRYT tại


12

khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Chỉ có 31 CSYT xử lý tại các khu xử
lý CTR chung, tƣơng đƣơng gần 15%. Một số tỉnh đã có khu vực xử lý CTRYT
chung nhƣng rất ít cơ sở vận chuyển đến nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn… Phần lớn
CTRYT ở các tỉnh nhƣ Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... đƣợc xử lý tại chỗ,
không đạt yêu cầu [4].
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 236 cơ sở khám chữa bệnh
cấp địa phƣơng trong đó 168 cơ sở có trang bị lị đốt CTRYT (chiếm 50%), số lò
đốt còn hoạt động tốt là 79 (chiếm 47%). Có 12/14 tỉnh đã bố trí xử lý CTRYT tại
khu xử lý CTR chung của tỉnh; 47% số CSYT xử lý tại khu xử lý CTR tập trung.
Đối với Bệnh viện tuyến Trung ƣơng tập trung tại Đà N ng thì 100% CTRYTNH
đƣợc đƣa về lị đốt CTR tại khu xử lý Khánh Sơn [1].
Vùng Tây Nguyên có 32/74 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phƣơng trang bị

lị đốt CTRYT (43 %), trong đó 23 lị cịn hoạt động tốt (chiếm 72%). Với 4/5 tỉnh
đã bố trí xử lý CTRYT tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. 38 cơ sở
(51%) xử lý tại khu xử lý CTR tập trung [4].
Vùng Đông Nam Bộ có 34/100 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phƣơng có
trang bị lị đốt CTRYT(chiếm 34%), trong đó có 7 lị đốt hoạt động tốt (20%). Tại
Tp. Hồ Chí Minh 100% CTRYTNH đƣợc đƣa về lò đốt CTR của thành phố [4].
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có 110/164 cơ sở khám bệnh cấp địa
phƣơng (chiếm 67%), số lò đốt hoạt động tốt là 64 lị (58%). Có 10/13 tỉnh đã bố trí
xử lý CTRYT tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Với 74 cơ sở
(45%)số cơ sở xử lý tại khu xử lý CTR tập trung [4].
Kết quả quan trắc môi trƣờng tại 16 BV thuộc khu vực phía Nam năm 2014
của Viện Y tế công cộng TP.HCM cho thấy: Tại 228 khoa tại 16 BV thuộc 2 tuyến
(Trung ƣơng và tỉnh) cho thấy 100% khoa đều thực hiện phân loại rác ngay tại
nguồn, tại nơi phát sinh rác ln có túi để thay thế và đảm bảo tần suất thu gom tại
các khoa ít nhất 1 lần/ngày. Tại tuyến Trung ƣơng, tất cả các khoa đƣợc khảo sát
đều có quy định vị trí đặt thùng thu gom rác, rác sau khi phân loại đƣợc chứa trong
túi đúng màu sắc, lƣợng túi rác trong thùng chứa không quá vạch quy định. Trên
90% số khoa không có hiện tƣợng phân loại sai giữa chất thải sinh hoạt và CTYT.


13

Tại tuyến tỉnh/thành, trên 90% số khoa thực hiện tốt việc quy định vị trí đặt thùng
thu gom rác, rác sau khi phân loại đƣợc chứa trong túi đúng màu sắc, lƣợng rác
trong túi không vƣợt quá vạch quy định, khơng có tình trạng phân loại rác sai và các
túi rác trong thùng đều đƣợc buộc kín miệng trƣớc khi đƣợc thu gom và vận chuyển
về nơi lƣu giữ. Vấn đề tồn tại về công tác phân loại, thu gom CTRYT tại các khoa
phòng ở các BV thuộc hai tuyến là khơng có bảng hƣớng dẫn về cách phân loại, thu
gom tại nơi đặt thùng chứa rác, thùng đựng và túi rác bên trong không đồng nhất về
màu sắc theo nhƣ quy định và không ghi tên xuất xứ khoa phòng trên túi đựng rác.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ khoa không đạt các quy định trên tại BV trực thuộc
tuyến Trung ƣơng cao hơn so với tuyến tỉnh/thành. Hoạt động phân loại và thu gom
CTRYT tại các BV trực thuộc tuyến tỉnh/thành tốt hơn so với các BV trực thuộc
tuyến Trung ƣơng (tỷ lệ khoa đáp ứng tất cả các tiêu chí về phân loại và thu gom
chất thải lần lƣợt là 31,9% và 27%). Tuy nhiên so với kết quả qua trắc năm 2013 thì
hoạt động phân loại, thu gom CTRYT tại các BV thuộc tuyến Trung ƣơng đã có sự
chuyển tích cực, tỷ lệ khoa, phịng đạt tất cả các tiêu chí tăng từ 4,3% lên 27% [36].
Trong 16 BV đƣợc quan trắc, có 11 BV xử lý CTRYT bằng phƣơng pháp thiêu đốt
tại chỗ (chiếm tỷ lệ 68,7 %), bao gồm 01 BV trực thuộc tuyến Trung ƣơng (BVĐK
Trung ƣơng Cần Thơ) và 10 BV thuộc tuyến tỉnh/thành. Các BV tại khu vực TP. Hồ
Chí Minh (BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Cấp cứu Trƣng Vƣơng [36].
1.2.3. Thực trạng quản lý CTRYT của cơ sở y tế
Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện
Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện
(81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhƣng việc phân loại còn
phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chƣa đƣợc đào tạo
đủ tới mức trở thành kỹ năng. Việc phân loại còn chƣa theo đúng quy cách nhƣ tách
các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất
thải y tế và ngƣợc lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải
chƣa đúng qui chế quản lý chất thải bệnh viện, cịn tuỳ tiện, có gì sử dụng nấy [11].
Còn nhiều bệnh viện (45%) chƣa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải
rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những ngƣời trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ


14

chất thải. Trong số các bệnh viện đã thực hành tách riêng vật sắc nhọn, có tới 11,4%
bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhƣng chƣa thu gom vào các hộp đựng vật sắt
nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số các bệnh viện (88,6%) thƣờng đựng các
vật sắc nhọn vào chai truyền dịch, chai nhựa đựng nƣớc hay vật dụng tự tạo [14].

Việc thu gom và vận chuyển các chất thải y tế và chất thải thông thƣờng đều
đƣợc hộ lý hoặc y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng về nơi lƣu giữ, xử
lý chất thải của bệnh viện. Tình trạng chung là các bệnh viện khơng có đủ áo bảo hộ
và các phƣơng tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận
chuyển và tiêu hủy chất thải. Các đối tƣợng khác nhƣ bác sỹ, dƣợc sĩ, điều dƣỡng,
hộ sinh, kỹ thuật viên... còn chƣa đƣợc giáo dục, huấn luyện để tham gia và phối
hợp vào các hoạt động quản lý chất thải y tế [23]. Theo khảo sát của Bộ TNMT năm
2011 có 90,9% CTR ở các bệnh viện đƣợc thu gom hàng ngày [1].
Lƣu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ
Chất thải rắn y tế đƣợc thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung
chuyển tại bệnh viện. Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chƣa có những hƣớng
dẫn cho việc xây dựng, các khu vực trung chuyển chất thải rắn bệnh viện. Hầu hết
các điểm tập trung chất thải rắn y tế đƣợc bố trí trên một khu đất bên trong khuôn
viên bệnh viện thành một khu trung chuyển. Các khu trung chuyển có điều kiện vệ
sinh khơng đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng
dễ dàng xâm nhập ảnh hƣởng đến môi trƣờng bệnh viện. Một số điểm tập trung rác
khơng có mái che, khơng có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những ngƣời khơng
có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lƣu trữ chất thải đạt
tiêu chuẩn qui định [13].
Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi cơng đoạn của quy trình
quản lý chất thải bệnh viện. Mới có vài cơng ty bƣớc đầu nghiên cứu sản xuất đƣợc
phƣơng tiện để thu gom, vận chuyển chất thải, tuy nhiên cịn đang ở giai đoạn thí
điểm chƣa sản xuất đại trà. Đối với các bệnh viện đã phân loại, tách chất thải y tế và
chất thải sinh hoạt để xử lý riêng, nhƣng ngay ở một số địa phƣơng Công Ty Môi
Trƣờng Đô Thị do chƣa có hệ thống thiết bị đốt, thiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy


15

hại nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Chỉ có 18,75% trong tổng

số các bệnh viện có chất thải đƣợc vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên
dụng của Công Ty Môi Trƣờng Đô Thị [13].
Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế
Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Một thực tế là trong nhiều năm trƣớc đây khi đầu tƣ xây dựng bệnh viện
chúng ta hồn tồn chƣa hoạch tốn đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn
các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình và cũng khơng theo một thiết kế mẫu
nào. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nƣớc hiện nay là thiêu
đốt chất thải y tế tại các lị đốt thủ cơng khơng có hệ thống xử lý khí thải kể cả
những bệnh viện có khối lƣợng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể ở Hà Nội.
Trong các lị đốt thủ cơng xây bằng gạch chất thải đƣợc đốt bằng củi hoặc dầu, theo
cách thủ cơng nên khi vận hành khói bụi mù mịt, mùi khí cháy khó chịu bay ra khu
dân cƣ [29].
Hiện nay Việt Nam có 2 lị đốt chất thải rắn y tế theo mơ hình tập trung lị
đốt Del Monego 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ – Hà Nội và lị đốt Hoval GG-24
tại xí ngiệp đốt rác Bình Hƣng Hồ - Thành Phố Hồ Chí Minh với cơng nghệ nhập
của nƣớc ngồi. Thành Phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định đƣợc công tác xử lý
chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý, thu gom năng động. Còn tại Hà Nội,
sau 8 tháng thử nghiệm lị đốt hoạt động tốt, tuy vậy cơng suất của lò đốt này cũng
chỉ giải quyết đƣợc 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành
phố là trên 12 tấn/ngày [29].
Đa số các bệnh viện tiêu huỷ chất thải rắn y tế bằng lò đốt thủ công không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng. Trong các năm 1999-2000, tổ chức y tế thế giới
đã viện trợ cho Bộ Y Tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nƣớc ngoài để trang bị cho 2
bệnh viện tuyến tỉnh trong đó có lị INCINCO lắp đặt và đƣa vào vận hành tại bệnh
viện đa khoa Bắc Ninh. Cũng trong thời gian nêu trên, chính phủ đã phê duyệt dự
án của bộ y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay


16


của chính phủ cộng hồ Áo, hiện tại 25 lị đốt rác y tế này đã đi vào hoạt động và
cải thiện đáng kể năng lực tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại của nhiều địa phƣơng.
Cho đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các lò đốt
hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò thiết
kế và chế tạo trong nƣớc. Một vấn đề mà các nhà môi trƣờng quan tâm là ơ nhiễm
thứ cấp tạo ra trong q trình đốt chất thải rắn y tế nguy hại cần đƣợc quan tâm
nghiên cứu [29].
Chôn lấp chất thải y tế
Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh,
chất thải y tế đƣợc chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của
bệnh viện. Trƣờng hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải đƣợc chứa trong hố đào
và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ trên mặt quá mỏng không đảm bảo vệ sinh
[10].
Tại các bệnh viện khơng có lị đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặc biệt nhƣ
bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật đƣợc thu gom để đem
chôn trong khu đất của bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phƣơng. Do
diện tích mặt bằng của bệnh viện bị hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chơn lấp chất thải nguy hại [10].
Một thực trạng là vật sắc nhọn đƣợc chôn lấp cùng với chất thải y tế khác tại
khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng. Hiện nay, ở một số bệnh viện vẫn còn
hiện tƣợng chất thải nhiễm khuẩn nhóm A đƣợc thải lẫn với chất thải sinh hoạt và
đƣợc vận chuyển ra bãi rác của thành phố, do vậy chất thải nhiễm khuẩn khơng có
xử lý đặc biệt gì trƣớc khi tiêu huỷ chung [10].
1.3. Kiến thức của NVYT về quản lý chất thải rắn y tế
Trong quản lý CTRYT, yếu tố con ngƣời là rất quan trọng. Cho dù có hệ
thống xử lý chất thải có hiện đại nhƣng nếu các cán bộ y tế, những ngƣời liên quan
trực tiếp đến công tác quản lý, xử lý chất thải và cộng đồng không nhận thức rõ tác
hại và tầm quan trọng của CTRYT đối với công tác bảo vệ môi trƣờng và sức khoẻ
con ngƣời thì hệ thống đó hoạt động cũng không hiệu quả [22], [34].



17

Năm 1999 (sau khi Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý CTYT), những hiểu
biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về CTYT vẫn còn nhiều hạn chế. Qua kết quả
nghiên cứu tại 6 BVĐK tỉnh của Đinh Hữu Dung (2003), cho thấy: phần lớn những
ngƣời đƣợc phỏng vấn biết đƣợc sự nguy hại của chất thải lâm sàng, còn những
chất thải khác số ngƣời biết chỉ <50%, đặc biệt cịn tới 8,8 - 8,9% khơng biết loại
chất thải nguy hại. Có tới 79,8 - 92,1% cho rằng đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng của
CTYT là NVYT, còn bệnh nhân là đối tƣợng rất cần quan tâm để tránh các nguy cơ
của chất thải thì chỉ có 26,6% [10].
Kiến thức về phân loại CTRYT
Kiến thức về phân loại gồm hiểu biết về ngƣời chịu trách nhiệm phân loại,
thời điểm bắt đầu phân loại, nhận biết các loại chất thải và màu túi đựng tƣơng ứng.
Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 2/3 NVYT có kiến thức
phân loại đúng CTRYT [21], [32], [33]. Kết quả này gợi ý, các chƣơng trình tập
huấn trong tƣơng lai cần áp dụng rộng rãi một số phƣơng pháp giúp cán bộ y tế
nhận diện đƣợc từng loại chất thải cụ thể, ví dụ nhƣ sử dụng hình ảnh, video, hoặc
tham quan cơ sở thí điểm, làm mẫu để học viên quan sát và ghi nhớ tốt hơn.
Kiến thức về thu gom CTRYT
Kiến thức về thu gom CTRYT đƣợc đánh giá qua các nội dung: ngƣời chịu
trách nhiệm thu gom; thùng đựng CTRYT; giới hạn tối đa cho phép của thùng
đựng; tần suất vệ sinh thùng; tần suất thu gom và cách xử lý khi phân loại nhầm
CTRYT thông thƣờng và CTRYT nguy hại. Đây là kiến thức rất quan trọng, nhƣng
gần một nửa số CBYT tại nhiều bệnh viện không nắm đƣợc [21], [32]. Nếu áp dụng
xử lý theo kiến thức hiện tại – lấy chất thải phân loại nhầm để lại vào dụng cụ đựng
chất thải lây nhiễm và thu gom xử lý nhƣ bình thƣờng, việc lây nhiễm có nguy cơ
cao xảy ra, đặc biệt nguy hiểm cho cán bộ thực hiện các khâu sau khâu phân loại.
Đây cũng là một điểm cần đƣợc nhấn mạnh trong các chƣơng trình tập huấn. Đồng

thời, các TYT cần nghiêm túc thực hiện quy định về việc dán hƣớng dẫn phân loại,
thu gom tại nơi đặt dụng cụ cũng nhƣ phòng làm việc để hạn chế tối đa việc phân
loại nhầm, cũng nhƣ xử lý sai khi phân loại nhầm. Các bản hƣớng dẫn cũng cần chú
ý bổ sung, bôi đậm những ghi chú quan trọng [21], [32], [33].


×