Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường (hse) và đề xuất xây dựng hệ thống hse trên cơ sở tích hợp iso 9001 và ohsas 18001 cho công ty tnhh sơn đồng tâm, long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM HIẾU HẠNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ
AN TỒN, SỨC KHỎE, MÔI TRƢỜNG (HSE)
VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG HSE
TRÊN CƠ SỞ TÍCH HỢP ISO 9001 VÀ OHSAS 18001
CHO CÔNG TY TNHH SƠN ĐỒNG TÂM, LONG AN.

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 :..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 :..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm khóa luận thạc sĩ)
1.



..................................................................

2.

..................................................................

3.

..................................................................

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN

Tác giả gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Hà Dương
Xuân Bảo, người đã hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong q trình thực hiện khóa luận
này.
Đồng thời tác giả cũng gởi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên khoa
Môi trường, trường Đại học Bách khoa TPHCM đã cung cấp những kiến thức
chuyên ngành cùng với những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tác giả gắn bó
với trường. Những kinh nghiệm ấy sẽ hành trang cùng tác giả trên con đường sắp
tới.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành bài viết và những kinh nghiệm thực tế
quý giá.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln quan tâm, chia sẽ và ủng hộ
tác giả trong suốt thời gian qua.

Tp. HCM, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả

Phạm Hiếu Hạnh


TĨM TẮT

Xu hướng tích hợp hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) và hệ thống quản
lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (HTQL ATSKNN) đang dành được nhiều sự quan
tâm từ các tổ chức trên thế giới đến các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều năm
qua. Việc tích hợp nhiều hệ thống quản lý vào một hệ thống quản lý duy nhất giúp
các tổ chức nhận được rất nhiều lợi ích trong quản lý, bảo vệ môi trường, kinh tế và
xã hội. Quản lý hiệu quả các vấn đề về mơi trường, sức khỏe và an tồn địi hỏi việc
xem xét HSE trong quy trình hoạt động ở cấp cơ sở và cấp doanh nghiệp một cách
có tổ chức. Trên cơ sở tìm hiểu HTQL sức khỏe, an tồn và mơi trường (HSE) cũng
như xem xét tình hình áp dụng vào thực tế, nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống
quản lý chung cho Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm. Nội dung của nghiên cứu tiến
hành cuộc khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý an tồn, sức
khỏe, mơi trường (HSE) từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại công
ty. Từ đó, nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống quản lý HSE trên cơ sở tích hợp
ISO 9001 và OHSAS 18001 cho công ty. Điều này giúp công ty nâng cao hình ảnh,
độ tin cậy của mình đối với người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng
cao lợi nhuận do kiểm sốt chất lượng q trình sản xuất. Ngồi ra, hệ thống quản
lý tích hợp cịn giúp cơng ty đảm bảo giảm thiểu, ngăn ngừa tai nạn, an toàn, sức

khỏe của người lao động, đồng thời tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và thời gian
cho các hoạt động quản lý của công ty.


ABSTRACT

The trend integrated quality management system (Quality Management
System) and safety management systems, occupational health (OHSAS) is gained
lot of attention from organizations around the world to the many businesses in
Vietnam years. The integration of management systems into a single management
system helps organizations get a lot of benefit in the management and protection of
the environment, economy and society. Effective management of environmental
issues, health and safety requirements in the HSE review process works at the
grassroots level and enterprise-level organizations a way. On the basis of find out
health systems management, safety and environment (HSE) as well as considering
the situation applied in practice, researchers proposed general management system
for Dong Tam Paint Ltd. The content of the studies conducted field surveys to
assess the status of the management of safety, health and environment (HSE) from
the production, trading and service company. Then, the study proposed HSE
management system based on integrated OHSAS 18001 and ISO 9001 company.
This allows improve company image, its reliability for consumers, reduce
production costs, improve profitability by controlling the quality of the production
process. In addition, the integrated management system helps ensure minimize
company, accident prevention, safety and health of workers, and cost savings,
human resources and time for activities management of the company.


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả, có

sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là TS. Hà Dương Xuân Bảo. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu, nội dung trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Tp. HCM, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả

Phạm Hiếu Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................13
1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu ....................................................2

3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2


4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................3

5.

Ý nghĩa và tính mới của đề tài............................................................................5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ISO 9001, OHSAS 18001, NGÀNH SƠN, CÁC
VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN. ...............................................................6
1.1. Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001:2008.............................................................6
1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ...........................................................6
1.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 ...............................................................................6
1.1.3. Hệ thống quản lý ISO 9001:2008 ..................................................................7
1.2. Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ..................................................10
1.2.1. Lịch sử hình thành của OHSAS 18000 .......................................................10
1.2.2. OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. ......11
1.3. Tổng quan hệ thống quản lý tích hợp trên thế giới và Việt Nam .......................15
1.3.1. Hệ thống quản lý tích hợp điển hình trên thế giới. .....................................15
1.3.2. Hệ thống quản lý tích hợp điển hình tại Việt Nam .....................................19
1.3.3. Đánh giá các mơ hình tích hợp cho các tổ chức đang hoạt động tại Việt
Nam ..............................................................................................................23
1.3. Tổng quan về ngành sơn ....................................................................................26
1.3.1. Ngành sơn trên thế giới. ..............................................................................26
1.3.2. Thị trường Sơn trang trí tại Việt Nam ........................................................28
1.4. Giới thiệu các văn bản pháp lý liên quan đến môi trường (E). .........................30
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN,
SỨC KHỎE, MÔI TRƢỜNG (HSE) TẠI CÔNG TY TNHH SƠN ĐỒNG
TÂM .................................................................................................................35
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Sơn Đồng Tâm. ...................................................35

2.1.1. Thông tin chung ...........................................................................................35


2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự .................................................................37
2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ....................................................37
2.2. Thực trạng các vấn đề liên quan đến an toàn lao động (S), sức khỏe nghề
nghiệp (H) và môi trường làm việc (E) tại Công ty. ........................................43
2.2.1. Thực trạng an toàn lao động (S) và sức khỏe nghề nghiệp (OH) tại Công ty
TNHH Sơn Đồng Tâm. ................................................................................43
2.2.2. Thực trạng môi trường (E) tại Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm ..................58
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý liên quan đến HSE tại công ty. ..............66
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HSE TRÊN CƠ
SỞ TÍCH HỢP ISO 9001 VÀ OHSAS 18001 CHO CÔNG TY TNHH
SƠN ĐỒNG TÂM ..........................................................................................74
3.1. Cơ sở khoa học và mơ hình tích hợp xây dựng hệ thống quản lý HSE. ............74
3.1.1. Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý tích hợp. .................................74
3.1.2. Loại mơ hình tích hợp xây dựng hệ thống quản lý HSE. ............................78
3.1.2.1. Mơ hình tích hợp dựa trên chu trình PDCA .........................................78
3.1.2.2. Ma trận tích hợp ....................................................................................80
3.2. Lựa chọn mơ hình tích hợp cho Cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm ....................84
3.2.1. Đánh giá ưu thế mơ hình tích hợp ...............................................................84
3.2.2. Lựa chọn mơ hình phù hợp cho công ty TNHH Sơn Đồng Tâm ................85
3.3. Đề xuất xây dựng hệ thống HSE trên cơ sở tích hợp ISO 9001:2008 và
OHSAS 18001:2007 cho Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm. .............................85
3.3.1. Xây dựng quy trình tích hợp giữa ISO 9001:2008 và OHSAS 18001 .......85
3.3.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của cơng ty khi tiến hành tích hợp hệ thống
quản lý ........................................................................................................106
3.3.3. Đánh giá tính khả thi của HTQL tích hợp khi áp dụng tại Cơng ty và lợi thế
của HSE so với ISO 14001. .......................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115

PHỤ LỤC ...............................................................................................................117
PHỤ LỤC 01- BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN THAM GIA HỆ
THỐNG QUẢN LÝ HSE TẠI CÔNG TY ....................................................117


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AT&SKNN

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

AT-CL-MT

An tồn-Chất lượng-Mơi trường

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


BYT

Bộ y tế

CBNV

Cán bộ nhân viên

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp

HSE

Health-Safety-Environment: Sức khỏe–An tồn-Mơi trường

HTQL

Hệ thống quản lý

IMS


Integrating Management System: Hệ thống quản lý tích hợp

ISO

International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Nghị định

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PDCA


Plan – Do – Check – Act: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm
tra – Hành động

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QMS

Quality Management System: Hệ thống quản lý chất lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ

Tai nạn lao động

TT

Thông tư

VN


Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các văn bản pháp lý liên quan đến môi trường. ..................... 31
Bảng 2.1: Phân khúc thị trường sản phẩm Công ty Sơn Đồng Tâm. ....................... 38
Bảng 2.2: Công suất hoạt động của nhà máy ........................................................... 38
Bảng 2.3: Danh mục máy móc, thiết bị .................................................................... 41
Bảng 2.4: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất và bao bì sử dụng ..................................... 41
Bảng 2.5: Thực trạng thiết kế và vận hành cơng trình chung .................................. 44
Bảng 2.6: Thực trạng mối nguy vật lý ...................................................................... 47
Bảng 2.7: Thực trạng mối nguy hóa học .................................................................. 49
Bảng 2.8: Thực trạng mối nguy phóng xạ ................................................................ 50
Bảng 2.9: Thực trạng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) ........................................ 51
Bảng 2.10: Thực trạng phòng ngừa bệnh tật ............................................................ 52
Bảng 2.11: Thực trạng chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp ............................................. 53
Bảng 2.12: Thực trạng truyền thông và đào tạo ....................................................... 55
Bảng 2.13: Thực trạng giám sát ............................................................................... 56
Bảng 2.14: Thực trạng nước thải tại Công ty Sơn Đồng Tâm ................................. 58
Bảng 2.15: Kết quả phân tích nước thải ................................................................... 61
Bảng 2.16: Kết quả đo đạc vi khí hậu mơi trường lao động .................................... 62
Bảng 2.17: Kết quả đo đạc khơng khí xung quanh và khu vực sản xuất ................. 62
Bảng 2.18: Thực trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại ....................................... 63
Bảng 2.19: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh trung bình/tháng tại cơ sở. ..... 64
Bảng 2.20: Chất thải khác đã đăng ký phát sinh trung bình/tháng tại cơ sở. .......... 64


Bảng 2.21: Kết quả phân tích tiếng ồn ..................................................................... 65
Bảng 2.22: Thực trạng công tác quản lý HSE tại công ty ........................................ 66
Bảng 3.1: Điều khoản tương ứng giữa ISO 9001 và OHSAS 18001 ....................... 80

Bảng 3.2: Danh sách các tài liệu sẵn có .................................................................. 87
Bảng 3.3: Bảng thiết lập danh sách các văn bản, tài liệu cần thiết. .......................... 87
Bảng 3.4: Bảng phân công biên soạn văn bản, tài liệu ............................................ 89
Bảng 3.5: Ước tính thời gian biên soạn tài liệu ........................................................ 89
Bảng 3.6: Mục tiêu và chỉ tiêu của cơng ty. ............................................................. 94
Bảng 3.7: Phân tích SWOT cho mơ hình hệ thống tích hợp .................................. 108
Bảng 3.8: Kết quả ý kiến nhân viên tham gia HTQL ............................................ 110
Bảng 3.9: So sánh lợi thế của HSE so với ISO 14001 ........................................... 111


DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ
Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp luận tiến hành nghiên cứu. ......................................... 3
Hình 1.1: Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ................................ 6
Hình 1.2: Các bước triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ......................................... 9
Hình 1.3: Mơ hình hệ thống quản lý An tồn và sức khỏe nghề nghiệp .................. 12
Hình 1.4: Sơ đồ các bước triển khai của tiêu chuẩn OHSAS 18001 ....................... 15
Hình 1.5: Mơ hình EFQM ........................................................................................ 17
Hình 1.6: Mơ hình hệ thống quản lý cải tiến của Renfrew và Muir’s ..................... 18
Hình 1.7: Mơ hình hệ thống quản lý tích hợp tại PV Gas ........................................ 22
Hình 1.8: Cơ cấu ngành sơn Việt Nam theo giá trị. ................................................. 29
Hình 2.1: Hình ảnh mặt tiền cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm .................................. 36
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm ................................ 37
Hình 2.3: Quy trình cơng nghệ sản xuất sơn Ready mix (a), bột trét (b) và công
nghệ sản xuất sơn Tinting (c). ............................................................... 39
Hình 2.4: Khu vực chờ nạp liệu cho quá trình sản xuất ........................................... 40
Hình 2.5: Quy trình xử lý nước thải sản xuất tại Công ty Sơn Đồng Tâm .............. 59
Hình 2.6: Hệ thống xử lý nước thải tại cơng ty Sơn Đồng Tâm .............................. 60
Hình 3.1: Sự tích hợp giữa các hệ thống quản lý ..................................................... 75
Hình 3.2: Minh họa quản lý quá trình dựa trên chu trình Deming ........................... 79
Hình 3.3: Hệ thống quản lý tích hợp dựa trên các yếu tố chung Arsovski .............. 83

Hình 3.4: Mơ hình đề xuất xây dựng hệ thống HSE tại Cơng ty ............................. 85
Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức ban HSE của cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm ................. 86
Hình 3.6: Quy trình đánh giá rủi ro .......................................................................... 93


Hình 3.7: Quy trình nhận diện, đánh giá các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.94
Hình 3.8: Hệ thống kiểm sốt tài liệu tại cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm ............. 102
Hình 3.9: Quy trình đánh giá nội bộ hệ thống quản lý HSE tại công ty. ............... 104
Hình 3.10: Kết quả tham khảo ý kiến nhân viên nhân viên HTQL ....................... 110


Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
ISO 9001 là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế

kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng. Nó xác định các yêu cầu
đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý (HTQL) chất lượng tại
các tổ chức. ISO 9001 giúp các tổ chức/doanh nghiệp (DN) thiết lập được các quy
trình chuẩn để kiểm sốt các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong
quản lý, điều hành công việc.
OHSAS 18001:2007 là HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (AT&SKNN)
xác định các quá trình để cải tiến thường xuyên các hoạt động về an toàn và sức
khoẻ và phù hợp với các yêu cầu pháp luật.
Hệ thống này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc là mọi tai nạn cá nhân
đều có thể ngăn ngừa và mọi người đều có trách nhiệm ngăn ngừa các tai nạn tại nơi
làm việc của mình nhằm để đảm bảo việc thực hiện an tồn và tránh những tình

huống nguy hiểm, việc đào tạo là cần thiết.
Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm là một công ty con của Đồng Tâm Group. Là
công ty chuyên sản xuất về sơn nước trang trí và bột trét trường. Bước khởi đầu
hoạt động công ty cũng chỉ xây dựng và vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 mà chưa nhận thức được sự cần thiết phải duy trì và cải tiến HTQL,
đồng thời tiến tới xây dựng một hệ thống tích hợp nhằm tiết kiệm chi phí và nguồn
lực vận hành. Chính vì lý do trên mà đề tài “Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý
an tồn, sức khỏe, môi trường (HSE) và đề xuất xây dựng hệ thống HSE trên cơ
sở tích hợp ISO 9001 và OHSAS 18001 cho Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm,
Long An” được thực hiện.
Điều này giúp cơng ty nâng cao hình ảnh, độ tin cậy của mình đối với người
tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm sốt chất
lượng q trình sản xuất. Ngồi ra, hệ thống quản lý tích hợp cịn giúp cơng ty đảm
bảo an toàn, sức khỏe của người lao động (NLĐ).
HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 2

2.

Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, khóa luận sẽ tập trung vào hai mục tiêu chính:
1) Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý an tồn lao động, sức khỏe nghề
nghiệp, mơi trường làm việc (HSE) tại Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm.
2) Đề xuất xây dựng hệ thống HSE trên cơ sở tích hợp ISO 9001 và OHSAS
18001 cho Cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm.

Để đạt mục tiêu nêu trên, khóa luận bao gồm 3 nội dung, sẽ được thực hiện trình tự
như sau:
1) Tổng quan tài liệu về tiêu chuẩn ISO 9001 và OHSAS 18001, ngành sơn và
các văn bản pháp lý liên quan.
2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường (HSE)
tại Cơng ty TNHH Sơn Đồng Tâm.
3) Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý HSE trên cơ sở tích hợp ISO 9001 và
OHSAS 18001 cho Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm.
3.

Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty TNHH Sơn Đồng Tâm (Sơn Đồng Tâm).
- Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.
- Đối tượng: các vấn đề liên quan đến Sức khỏe nghề nghiệp (H), An tồn lao
động (S) và mơi trường làm việc (E) tại công ty.
- HTQL hiện hữu tại Công ty: ISO 9001 và OHSAS 18001.

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 3

4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

a) Phương pháp luận
- Phương pháp luận dựa vào việc áp dụng mơ hình PDCA: Lập kế hoạch

(plan) – Thực hiện (Do) – Kiểm tra (Check) – Hành động (Act) của hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007.
Trình tự tiến hành khóa luận được minh họa qua hình (0.1) sau:
Tổng quan tài liệu ISO 9001:2008
Nghiên cứu
chọn lọc, tổng
hợp tài liệu

Tổng quan tài liệu OHSAS 18001:2007
Tổng quan về ngành sơn
Các văn bản pháp lý liên quan

Khảo sát,
phân tích,
đánh giá

Đề xuất xây
dựng hệ thống
quản lý

Khảo sát và đánh giá thực trạng các vấn đề liên
quan đến HSE của công ty.
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác
quản lý đến HSE của cơng ty.
CơHình
sở tích hợp ISO 9001 và OHSAS 18001 để
xây dựng hệ thống quản lý HSE cho công ty.
Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý HSE trên
cơ sở tích hợp ISO 9001 và OHSAS 18001.


Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp luận tiến hành nghiên cứu.
b) Phương pháp thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (1) và để bổ sung nội
dung (2) thông qua việc thu thập và tìm hiểu:
- Tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 và OHSAS 18001.

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 4

- Tài liệu tổng quan về ngành sơn, các văn bản pháp lý liên quan.
- Các kinh nghiệm về HTQL tích hợp (IMS) trên thế giới và Việt Nam.
c) Phương pháp khảo sát thực tế và nhu cầu tích hợp các hệ thống tại công ty.
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (2) tìm hiểu các hoạt
động thực tế, hiện trạng về môi trường, các vấn đề vệ sinh an tồn trong cơng ty,
cũng như tình hình hoạt động quản lý đang có để đưa ra đề xuất thích hợp, cụ thể:
 Tổ chức thu thập ý kiến, điều tra bằng phiếu khảo sát các công nhân đang
làm việc tại công ty và đại diện nhân viên có kinh nghiệm tại các phịng ban,
đồng thời kế thừa các tài liệu có sẵn về vấn đề liên quan đến đề tài.
 Thực hiện quan sát, điều tra thực tế tại các bộ phận nhằm thu thập thơng tin
tổng quan về cơng ty để có cơ sở đánh giá hiện trạng cũng như những tồn tại
trong hệ thống quản lý tại công ty
 Lựa chọn, sắp xếp thông tin hợp lý, khoa học để phục vụ tốt nhất mục đích
nghiên cứu của mình.
d) Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
Phương pháp này sử dụng để thực hiện nội dung (2) và (3).
- Xử lý thông tin đã khảo sát với chứng cứ, tài liệu liên quan đã được chấp

nhận một cách khách quan.
- So sánh chứng cứ, tài liệu với tiêu chuẩn để có đề xuất tốt.
e) Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này để đánh giá nội dung (2) và thực hiện nội dung (3).
Tác giả tham vấn ý kiến chuyên gia liên quan đến tư vấn ISO 9001 và OHSAS
18001, nhân viên phụ trách liên quan đến vận hành HTQL nhằm hoàn thiện nội
dung, phương pháp và kết quả nghiên cứu.

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 5

f) Phương pháp SWOT:
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh
(Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats).
Phương pháp này thực hiện đánh giá tính khả thi: thuận lợi và khó khăn khi hệ
thống được áp dụng. Và để đạt được nội dung (3).
5.

Ý nghĩa và tính mới của đề tài

a) Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Mơ hình HTQL An tồn sức

khỏe, Mơi trường và Chất lượng hợp nhất là hình mẫu quản lý tiên tiến cho các
tổ chức DN, mang lại nhiều lợi thế và lợi ích cho người sử dụng lao động
(NSDLĐ), cho NLĐ, cho xã hội.
b) Ý nghĩa khoa học: Đề tài có ý nghĩa khoa học nhất định. Mơ hình HTQL An


tồn sức khỏe, Mơi trường và Chất lượng hợp nhất thích hợp để mở rộng hiệu
quả quản lý cho các DN chỉ đang áp dụng một HTQL ISO trong tổ chức nhằm
góp phần thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả HTQL hợp nhất an tồn – sức khỏe –
mơi trường – chất lượng cho các tổ chức/ DN ở Việt Nam nhằm hướng tới mục
tiêu “không tai nạn”, “không phát thải” và “khơng khuyết tật”.
c) Tính mới: Đây là đề tài đầu tiên đề xuất xây dựng hệ thống tích hợp HSE giữa

ISO 9001 và OHSAS 18001 để nâng cao hiệu quả áp dụng HTQL cho các DN/
tổ chức. Đó cũng là tính mới của đề tài.
- Tại Việt Nam ngày càng có nhiều tổ chức/DN xây dựng và áp dụng HTQL
như: HTQL ISO 9001, HTQL môi trường ISO 14001, HTQL an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 nhằm kiểm sốt các khía cạnh hoạt động
khác nhau trong doanh nghiệp.
- Nhưng những HTQL này thường được xây dựng và triển khai riêng biệt hoặc
chỉ mới tích hợp một phần các q trình quản lý chung như kiểm sốt tài
liệu, kiểm sốt hồ sơ… Rất ít DN áp dụng HTQL tích hợp, do đó việc đánh
giá thực trạng và đề xuất xây dựng HTQL tích hợp ISO 9001 và OHSAS
18001 tại Cơng ty Sơn Đồng Tâm là tính mới của đề tài.
HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 6

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ISO 9001, OHSAS 18001,
NGÀNH SƠN, CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN.
1.1. Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 [1]
1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750 - tiêu chuẩn
đầu tiên về HTQL áp dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và là tiền thân của
tiêu chuẩn ISO 9000 sau này. Cho tới nay, ISO 9000 đã qua các kỳ sửa đổi vào các
năm 1994, 2000 và hiện tại là tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
gồm các tiêu chuẩn cơ bản theo hình 1.1 :
ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
ISO 9004
Quản lý tổ
chức để thành
công bền
vững

ISO
9001:2008
Các yêu cầu

ISO 19011
Hƣớng dẫn
đánh giá các
hệ thống quản


ISO 9000:2005 – Cơ sở và từ vựng
Hình 1.1: Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000
(Nguồn: Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN, 2013 [1])
1.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 được xây dựng theo phương pháp tiếp cận theo quá trình, dựa trên

mơ hình PDCA: Plan - Hoạch định, Do - Thực hiện, Check - Kiểm tra, Act - Cải
tiến.
HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 7

ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được
coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết
hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế
giới:
1) Hướng đến khách hàng.
2) Sự lãnh đạo.
3) Sự tham gia của đội ngũ.
4) Cách tiếp cận theo quá trình.
5) Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý.
6) Cải tiến liên tục.
7) Quyết định dựa trên sự kiện.
8) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp.
1.1.3. Hệ thống quản lý ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và
chứng nhận một HTQL chất lượng tại các tổ chức/DN. Tiêu chuẩn này quy định các
nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, DN về vấn đề chất lượng
thông qua 5 yêu cầu sau:
1) Hệ thống quản lý chất lượng
2) Trách nhiệm của lãnh đạo
3) Quản lý nguồn lực
4) Tạo sản phẩm

5) Đo lường, phân tích và cải tiến
Xây dựng HTQL chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/DN thiết
lập được các quy trình chuẩn để kiểm sốt các hoạt động, đồng thời phân định rõ
việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. HTQL chất lượng sẽ giúp cán bộ
nhân viên (CBNV) thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến
HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 8

công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một HTQL chất lượng tốt
không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của
khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận cơng việc nhanh chóng
hơn.
a) Đối tượng áp dụng và lợi ích tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, DN, không phân biệt
phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng cho các
mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn
thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/DN.
Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, tổ chức phải đáp ứng được các yêu
cầu của khách hàng. ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở
quy mơ tồn cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các q
trình trong một tổ chức, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu
cầu và mong đợi của khách hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt được mỗi khi tổ
chức thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO
9001:2008:
- Giúp tổ chức, DN xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm sốt
cơng việc;

- Phịng ngừa sai lỗi, giảm thiểu cơng việc làm lại từ đó nâng cao năng suất,
hiệu quả làm việc;
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;
- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm;
- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;
- Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;
- Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, DN…

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 9

b) Các bước triển khai
Quá trình triển khai ISO 9001:2008 đóng vai trị rất quan trọng để đạt được
những lợi ích đầy đủ của HTQL chất lượng. Để thực hiện thành công HTQL chất
lượng, tổ chức cần triển khai theo trình tự 6 bước cơ bản. Các bước này được cụ thể
hóa qua 5 giai đoạn triển khai theo hình 1.2:
Giai đoạn 1: Cam kết, quyết tâm của lãnh đạo cao nhất

Giai đoạn 2: Đào tạo để mọi người nhận thức rõ về bản chất, vai
trị và lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2008

Giai đoạn 3: Xây dựng hệ thống văn bản để đảm bảo việc thực
hiện và duy trì các quy trình đã được chuẩn hóa hoặc thiết lập mới

Giai đoạn 4: Hướng dẫn thực hiện và theo dõi, cải tiến các quy

trình, văn bản.

Giai đoạn 5: Tổ chức đánh giá cấp chứng nhận khi có nhu cầu

Hình 1.2: Các bước triển khai tiêu chuẩn ISO 9001:2008
(Nguồn: Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN, 2013 [1])
c) Chứng nhận
Theo thống kê của tổ chức ISO (The ISO Survey of management system
Standard Certifications - 2012), tính đến cuối năm 2012 có 1.101.272 chứng chỉ
ISO 9001 đã được cấp và tăng 2% (+21.625) so với năm 2011. [1]

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 10

1.2. Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 [2]
1.2.1. Lịch sử hình thành của OHSAS 18000
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ
chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các
hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới
thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an tồn một cách phịng ngừa tích
cực.
OHSAS 18000 là bộ tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu liên quan đến sức khoẻ
và HTQL an toàn của hệ thống với mục đích đảm bảo một tổ chức có thể kiểm sốt
những rủi ro và cải thiện hoạt động của hệ thống sức khỏe nghề nghiệp. Nó mang
đến một mơi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh cũng như cung cấp những
phương tiện để các DN đáp ứng được những nghĩa vụ của họ đối với tình hình sức

khỏe và an toàn với một cách thức hiệu quả.
OHSAS 18000 bao gồm OHSAS 18001 và OHSAS 18002. OHSAS 18001 đưa
ra các yêu cầu về AT&SKNN và OHSAS 18002 hướng dẫn triển khai OHSAS
18001.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999, ban hành lần 2 năm
2007.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo
ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu
chuẩn OHSAS 18001:1999 HTQL sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng
tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này,
HTQL của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản
mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được
hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Chứng chỉ OHSAS 18001 sẽ nâng cao uy tín của DN trong việc quản lý an
toàn và sức khỏe cho NLĐ, thể hiện sự tuân thủ quy định của pháp luật, và giảm
thiểu những tai nạn tiềm tàng, phù hợp với chi phí của DN.
HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


Trang 11

1.2.2. OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
a) Khái niệm OHSAS 18001.
OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý AT&SKNN cung cấp các yêu
cầu nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm sự phù hợp với luật
pháp.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá và chứng nhận.
Tiêu chuẩn không phải là yêu cầu pháp luật hoặc hướng dẫn áp dụng. Tiêu chuẩn

không qui định các tiêu chí thực hành cụ thể hoặc đưa ra yêu cầu chi tiết về thiết kế
hệ thống quản lý. Thay vào đó hệ thống hướng đến giảm hoặc ngăn ngừa các tai
nạn, tử vong, tiêu tốn nguồn lực, thời gian liên quan đến tại nạn, sự cố.
b) Cấu trúc, phạm vi và các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Cấu trúc tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của HTQL AT&SKNN được xây dựng dựa trên mơ hình PDCA và
có thể được mơ tả theo hình 1.3 bao gồm:
- Thiết lập chính sách an tồn
- Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được
các kết quả phù hợp với chính sách an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của tổ
chức.
- Thực hiện và điều hành: Thực hiện các quá trình.
- Kiểm tra: Giám sát và đo lường các q trình dựa trên chính sách
AT&SKNN, mục tiêu AT&SKNN, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác, báo cáo kết quả.
- Xem xét của lãnh đạo và hành động khắc phục: Rà sốt, đơn đốc thực hiện
các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động kiểm soát AT&SKNN

HVTH: Phạm Hiếu Hạnh

GVHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo


×