Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ XI MĂNG HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 14 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ XI MĂNG HẢI
PHÒNG.
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ XI
MĂNG HẢI PHÒNG.
Hiệu quả SXKD của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được tạo
ra nhờ sự sáng tạo, sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên của
Công ty. Trong đó hiệu quả của công tác kế toán nói chung công tác kế toán TSCĐ
hữu hình nói riêng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công
việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ. Các phần hành kế toán tại Công
ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng được thực hiện nề nếp và khoa học, đúng với
quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Riêng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải
Phòng có những ưu điểm và những tồn tại như sau:
*Ưu điểm:
1. Về công tác phân loại TSCĐ
Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng đã tiến hành phân loại theo 03
cách đều có những tác dụng nhất định, phù hợp với việc quản lý và sử dụng TSCĐ
trong Công ty.
- Phân loại theo nguồn hình thành giúp Công ty có biện pháp khai thác các
nguồn vốn, kiểm tra tình hình thanh toán chi trả các khoản vay và giúp cho kế toán
Công ty biết được nguồn hình thành của từng TSCĐ để hạch toán khấu hao chính
xác.
- Phân loại theo tình hình sử dụng giúp cho kế toán biết được một cách tổng
quát về tình hình sử dụng TSCĐ hiện có, biết được số lượng TSCĐ đang dùng vào
SXKD, số lượng TSCĐ chưa dùng và số lượng TSCĐ chờ thanh lý là bao nhiêu.
Từ đó, Công ty đề ra phương án giải quyết, xử lý những TSCĐ chưa dùng, TSCĐ
chờ thanh lý, nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư để trang bị và đổi mới máy móc thiết
bị phù hợp với yêu cầu SXKD và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ giúp cho Công ty biết được


tỷ trọng của từng nhóm TSCĐ chiếm trong tổng số. Từ đó căn cứ vào nhiệm vụ
SXKD để có phương hướng đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn phù hợp với loại
hình kinh doanh.
Như vậy, các cách phân loại TSCĐ đã giúp Công ty quản lý chặt chẽ, sử
dụng hợp lý TSCĐ từ đó góp phần ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Về công tác hạch toán chi tiết TSCĐ
Việc đánh số TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng là khoa
học và hợp lý. Nó giúp quản lý chi tiết đến từng TSCĐ, tạo sự thuận lợi cho việc
sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu và xem xét kiểm tra khi cần thiết.
Các sổ kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty có cách ghi chép hợp lý, đáp ứng
được yêu cầu theo dõi tình hình TSCĐ hiện có, biến động tăng, giảm TSCĐ một
cách chi tiết đến từng TSCĐ hoặc tổng hợp theo nhóm TSCĐ hữu hình và còn cho
biết nguồn hình thành những TSCĐ hữu hình đó.
SỔ HẠCH TOÁN CHI TIẾT KHẤU HAO TSCĐ
Tên TSCĐ tính KH SL Nguyên giá
Mức trích KH
tháng này
Tổng NG TC NS #
Tổng cộng TSCĐ
TSCĐ tăng KH
TSCĐ giảm KH
Tổng cộng TSCĐ
...
...
Tổng cộng TSCĐ
Trích khấu hao theo nguồn Phân bổ TK chi phí
TC NS # 62741 62742 62743 62744 6414 6424
3. Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải

Phòng được thực hiện trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và tuân thủ chế
độ kế toán hiện hành. Công ty đã ứng dụng phần mềm tin học vào công tác kế toán
tổng hợp tăng, giảm TSCĐ một cách hiệu quả, giúp xử lý, cung cấp thông tin kế
toán về TSCĐ được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác phù hợp với mục tiêu
hiện đại hoá sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng
nói riêng và của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung.
4. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ
Kế toán khấu hao TSCĐ chỉ sử dụng 1 bảng tổng hợp số liệu trích và phân
bổ khấu hao hàng tháng nên việc ghi chép khá đơn giản, gọn nhẹ. Bảng tổng hợp
số liệu trích và phân bổ khấu hao hàng tháng giúp kế toán dễ dàng so sánh được
mức trích khấu hao của tháng này so với tháng trước. Đối với những TSCĐ không
biến động thì kế toán hàng tháng không phải tính trích khấu hao lặp đi lặp lại tốn
thời gian và công sức.
Kế toán khấu hao TSCĐ đã phản ánh chính xác lượng khấu hao hàng
tháng. Điều đó giúp Công ty đánh giá đúng Giá trị còn lại của TSCĐ, có kế hoạch
sử dụng những TSCĐ hình thành từ vốn vay nhằm hồi vốn nhanh và trả nợ vay
đúng hạn.
Kế toán khấu hao TSCĐ cũng đã phân bổ chi tiết mức khấu hao của từng
tháng vào chi phí phục vụ cho SX vỏ bao PK XM Hải Phòng, chi phí SX vỏ bao
KPK XM Hà Tiên, chi phí SX vỏ bao PK XM Bỉm Sơn 1, chi phí SX chung, chi
phí bán hàng, chi phí QLDN. Điều này tạo thuận lợi cho kế toán tập hợp chi phí,
tính giá thành từng loại sản phẩm.
5. Những hạn chế tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần
bao bì xi măng Hải Phòng
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác kế toán TSCĐ tại Công
ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Để công
tác kế toán TSCĐ ở Công ty ngày càng hoàn thiện, em xin mạnh dạn đưa ra những
nhận xét của mình.
a- Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ
Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng chỉ thực hiện kế toán chi tiết

TSCĐ ở phòng kế toán của Công ty mà không thực hiện ở các bộ phận và đơn vị
sử dụng. Thế nên kế toán TSCĐ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để theo
dõi chi tiết TSCĐ hiện có cũng như cập nhật phát sinh tăng, giảm TSCĐ ở từng
đơn vị, từng bộ phận sử dụng. Những khi kiểm kê TSCĐ kế toán rất vất vả vì phải
tới từng phân xưởng, từng bộ phận để kiểm lại số lượng tài sản và đến lúc ấy mới
biết được thiếu hoặc thừa tài sản nào. Mặc dù trên thực tế hầu như Công ty không
bao giờ bị mất mát TSCĐ nhưng về lý thuyết nếu xảy ra thiếu mất tài sản thì sẽ rất
khó quy trách nhiệm và xử lý. Trong khi đó, bản thân đơn vị và bộ phận sử dụng
lại không bị ràng buộc trách nhiệm gì trong việc quản lý TSCĐ. Vì thế hiệu quả kế
toán chi tiết TSCĐ không thể cao như mong muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng
quản lý TSCĐ ở Công ty.
Kế toán chi tiết TSCĐ chưa có phần mềm kế toán hỗ trợ nên việc ghi chép
các sổ này phải tốn nhiều thời gian và công sức, lại không thuận tiện cho việc theo
dõi, tra cứu.
b- Về công tác tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Kế toán TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao: Khi chưa
quyết toán công trình mà kế toán đã ghi tăng TSCĐ hữu hình ngay với nguyên giá
bằng 80% giá trị dự toán là chưa thoả đáng. Làm như vậy sẽ dẫn đến việc ghi nhận
chưa đúng giá trị thực tế của TSCĐ hữu hình tăng, kéo theo việc tính khấu hao
không chính xác trong thời gian 4 - 5 tháng chờ quyết toán. Công ty cần xem xét
vấn đề này.
c- Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ
Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng
chưa theo dõi được khấu hao luỹ kế theo tháng của từng TSCĐ, do đó kế toán sẽ
vất vả hơn trong việc theo dõi chính xác tháng nào thì một TSCĐ hết khấu hao, để
từ tháng sau không trích khấu hao cho TSCĐ đó nữa. Hạn chế này có thể gây ra
trích khấu hao thừa, không cần thiết.
Hiện nay ở Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng có một lượng lớn
TSCĐ hữu hình đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng với tổng nguyên giá lên
tới 67.464.014.955 (số liệu ngày 31/12/2006) trong đó tài sản hình tháng bằng vốn

vay ngân hàng là 7.438.149.069 đ. Công ty cần xem xét lại việc xác định thời gian
sử dụng cho các tài sản, nhất là tài sản hình thành bằng vốn vay ngân hàng cho
thoả đáng và phù hợp hơn với kế hoạch sử dụng tài sản.

×