Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả sinh thiết tinh hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

NGUYỄN THỊ LOAN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CÁC NỘI TIẾT TỐ SINH DỤC
NAM VÀ KẾT QUẢ SINH THIẾT TINH HOÀN

Chuyên ngành : Công nghệ sinh học
Mã số: 604280

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
TS.Bs. NGUYỄN THÀNH NHƯ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
………………………………………………………………..
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 :
………………………………………………………………...
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 14 tháng 08 năm 2011


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ………………………………………………………
2. ………………………………………………………
3. ………………………………………………………
4. ………………………………………………………
5. ……………………………………………………….
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sữa chữa ( nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA HÓA HỌC


iv
 

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1...............................................................................................
Đặt vấn đề ................................................................................. 1
1.2...............................................................................................
Mục tiêu ..................................................................................... 1
1.3............................................................................................... N
ội dung........................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1............................................................................................. Đ
ịnh nghĩa vô sinh.........................................................................3

2.2............................................................................................. Đ
ịnh nghĩa vô tinh .........................................................................3
2.3............................................................................................. Đ
ại cương về quá trình hình thành tinh trùng ở người ..................3
2.4............................................................................................. G
iải phẩu học và mơ học tinh hồn ...............................................5
2.4.1. ....................................................................................... T
inh hồn ................................................................................5
2.4.2. ....................................................................................... Ố
ng sinh tinh ...........................................................................6
2.5............................................................................................. Q
uá trình sinh tinh tại tinh hoàn ....................................................8
2.5.1. ....................................................................................... G
iai đoạn tinh nguyên bào ......................................................8
2.5.2. ....................................................................................... G
iai đoạn giảm phân ...............................................................9
2.5.3. ....................................................................................... G
iai đoạn tinh tử......................................................................10


v
 

2.6............................................................................................. Q
uá trình trưởng thành của tinh trùng ở mào tinh .........................11
2.7............................................................................................. Đ
iều hịa q trình sinh tinh bảng nội tiết......................................12
2.8............................................................................................. C
ơ sở tinh dịch học........................................................................14
2.8.1. ....................................................................................... V

ật lí học tinh dịch..................................................................14
2.8.2. ....................................................................................... T
ế bào học tinh dịch ...............................................................15
2.9............................................................................................. C
ác nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................15
2.9.1. ....................................................................................... N
ghiên cứu trong nước............................................................15
2.9.2. ....................................................................................... N
ghiên cứu ngoài nước ...........................................................16
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1............................................................................................. Đ
ối tượng nghiên cứu ....................................................................17
3.1.1. ....................................................................................... T
hiết bị nghiên cứu .................................................................17
3.1.2. ....................................................................................... Đ
ối tượng nghiên cứu..............................................................17
3.1.3. ....................................................................................... C
ác biến số cần thu thập .........................................................17
3.1.4. ....................................................................................... X
ử lý số liệu ............................................................................17


vi
 

3.2............................................................................................. P
hương pháp nghiên cứu...............................................................17
3.2.1. ....................................................................................... P
hương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ....................................17
3.2.2. ....................................................................................... P

hương pháp định lượng nội tiết tố ........................................24
3.2.3. ....................................................................................... S
inh thiết tinh hoàn ................................................................25
3.3............................................................................................. P
hương pháp phân tích mối tương quan giữa các yếu tố..............28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
4.1............................................................................................. K
ết quả thống kê theo độ tuổi........................................................30
4.2............................................................................................. K
ết quả thống kê theo thời gian vô tinh.........................................30
4.3............................................................................................. K
ết quả thống kê theo phân loại vô tinh ........................................31
4.4............................................................................................. K
ết quả xét nghiệm nồng độ testosterone......................................31
4.5............................................................................................. K
ết quả xét nghiệm nồng độ FSH..................................................32
4.6............................................................................................. K
ết quả xét nghiệm nồng độ LH....................................................34
4.7............................................................................................. K
ết quả thống kê sinh thiết tinh hoàn ............................................35
4.8............................................................................................. M
a trận tương quan ........................................................................36


vii
 

4.9............................................................................................. K
iểm định giả thiết về sự tồn tại của mối liên hệ tuyến tính
giữa kết quả sinh thiết tinh hoàn với nồng độ nội tiết tố ............37

4.10. Khảo sát hệ số hồi quy từng phần giữa kết quả sinh thiết
tinh hoàn và nồng độ nội tiết tố (FSH, LH, Testosterone) .........37
4.11. Phân tích phương sai giữa nồng độ FSH và kết quả sinh
thiết tinh hoàn .............................................................................38
4.12. Liên quan giữa kiết quả sinh thiết tinh hoàn và nồng độ
FSH .............................................................................................39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIỀN NGHỊ
5.1............................................................................................ K
ết luận .........................................................................................44
5.2............................................................................................ K
iến nghị........................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................45

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FSH: Follicle stimulating hormone
LH: Luteinizing hormone
ABP: Androgen Binding Protein
CMIA: Chemiluminescent microparticle immunoassay
Sig.: Observed significance level
BNVTKBT: Bệnh nhân vô tinh không bế tắc
BNVTBT: Bệnh nhân vơ tinh bế tắc
STBT: Sinh tinh bình thường
KQST: Kết quả sinh thiết
HCTB Sertoli: Hội chứng tế bào Sertoli


viii
 

TGVS: Thời gian vơ sinh

STBT: Sinh tinh bình thường
ICSI: Intra Cytoplasmic Sperm Injection


ix
 

DANH MỤC BẢNG
Bảng

...............................................................................................Trang

Bảng 4.1: Kết quả thống kê theo độ tuổi ...............................................30
Bảng 4.2: Kết quả thống kê thời gian vô sinh .......................................30
Bảng 4.3: Kết quả phân loại chẩn đoán .................................................31
Bảng 4.4: Kết quả xét nghiệm nồng độ testosterone ở nhóm bệnh
nhân vô tinh không bế tắc .....................................................32
Bảng 4.5: Kết quả xét nghiệm nồng độ testosterone ở nhóm bệnh
nhân vơ tinh bế tắc ................................................................32
Bảng 4.6: Kết quả xét nghiệm nồng độ FSH ở nhóm bệnh nhân vơ
tinh khơng bế tắc ...................................................................33
Bảng 4.7: Kết quả xét nghiệm nồng độ FSH ở nhóm bệnh nhân vô
tinh bế tắc ..............................................................................33
Bảng 4.8: Kết quả xét nghiệm nồng độ LH ở nhóm bệnh nhân vơ
tinh khơng bế tắc ...................................................................34
Bảng 4.9: Kết quả xét nghiệm nồng độ LH ở nhóm BNVTBT ...........34
Bảng 4.10: Kết quả thống kê sinh thiết tinh hồn ở nhóm
BNVTKBT ...........................................................................35
Bảng 4.11: Kết quả thống kê kết quả sinh thiết tinh hồn ở nhóm
BNVTBT ..............................................................................36

Bảng 4.12: Khảo sát hệ số hồi qui từng phần giữa kết quả sinh
thiết tinh hoàn và nồng độ nội tiết tố (FSH, LH,
testosterone) ..........................................................................37
Bảng 4.13: Phân tích phương sai giữa nồng độ FSH và kết quả
sinh thiết tinh hoàn. ...............................................................38


x
 

Bảng 4.14: Liên quan giữa kết quả sinh thiết tinh hồn và nồng độ
FSH .......................................................................................39
Bảng 4.15: Phân tích phương sai giữa nồng độ FSH và kết quả
sinh thiết tinh hoàn ở nhóm BNVTKBT ..............................40
Bảng 4.16: Liên quan giữa kết quả sinh thiết tinh hồn và nồng độ
FSH ở nhóm BNVTKBT.......................................................41
Bảng 4.17: Phân tích phương sai giữa nồng độ FSH và kết quả
sinh thiết tinh hồn ở nhóm BNVTBT .................................. 42
Bảng 4.18: Liên quan giữa kết quả sinh thiết tinh hoàn và nồng độ
FSH ở nhóm BNVTBT .........................................................43


xi
 

DANH MỤC HÌNH
Hình

...............................................................................................Trang


Hình 2.1: Tinh hồn và mào tinh hồn ..................................................5
Hình 2.2: Mơ học của mơ tinh hồn nam giới ......................................7
Hình 2.3: Sơ đồ điều hịa sinh tinh và nội tiết tố nam ...........................14
Hình 2.4: Tinh trùng ..............................................................................15
Hình 3.1: Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể .........................25
Hình 3.2: Xơ hóa ống sinh tinh .............................................................26
Hình 3.3: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli ...............................26
Hình 3.4: Sinh tinh bình thường ............................................................27
Hình 3.5: Ống sinh tinh teo nhỏ, các tế bào Sertoli bị thối hóa
hyaline ...................................................................................27
Hình 3.6: Sinh tinh nửa chừng ...............................................................28
Hình 3.7: Các ống sinh tinh teo, chỉ có một lớp tế bào Sertoli .............28
Hình 4.1: Biểu đồ kết quả phân loại chẩn đoán .....................................31
 


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Loan............................................MSHV: 09310575 ..........
Ngày, tháng, năm sinh: 18/11/1979 ...........................................Nơi sinh: Bình Định .......
Chun ngành: Cơng nghệ sinh học .......................................... Mã số : 604280............
I. TÊN ĐỀ TÀI: Mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết
quả sinh thiết tinh hoàn....................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN : Thực hiện theo mục tiêu nghiên cứu .............................

Xét nghiệm tinh dịch đồ.
Xét nghiệm kiểm tra nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam (FSH, LH và
Testosterone).
Sinh thiết tinh hoàn.
Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả
sinh thiết tinh hồn.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 07/2010.......................................................................
IV. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2011..................................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : GS.TS Nguyễn Đức Lượng
TS.Bs Nguyễn Thành Như ............................................

Tp. HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)



 

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô bộ môn Công nghệ sinh học
đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm cũng như đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em hồn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS Nguyễn Đức Lượng,

Thầy luôn nhẹ nhàng, tin tưởng vào học trị của mình, cũng chính vì điều này đã
giúp em tự tin thực hiện luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS.BS Nguyễn Thành Như, Thầy
luôn hướng dẫn và ln động viên em. Trong q trình làm luận văn, có những lúc
khó khăn làm em nản lịng, nhụt chí nhưng Thầy đã khuyên em “ em phải làm đi,
làm mỗi ngày một ít thì từ từ sẽ xong” và chính nhờ những lời nhắc nhở của Thầy
đã làm động lực cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, các anh chị em đồng nghiệp,
anh Thành, bạn Tường Vi, Bs Mai Bá Tiến Dũng đã giúp em rất nhiều trong quá
trình thực hiện luận văn, cũng như đã gánh vác cơng việc chun mơn giúp em để
em có thời gian đi học.
Cuối cùng con xin cảm ơn cha mẹ, gia đình và những người thương yêu nhất
của con đã luôn là động lực, là chỗ dựa vững chắc cho con trong cuộc sống cũng
như trong học tâp.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2011
Nguyễn Thị Loan


ii
 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
-

Đề tài luận văn: “Mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam
và kết quả sinh thiết tinh hoàn”.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Lượng
TS.Bs. Nguyễn Thành Như
Thời gian thực hiện: 05/2010 đến tháng 10 /2010


Nội dung đề tài:
-

Xét nghiệm tinh dịch đồ.

-

Xét nghiệm kiểm tra nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam (FSH, LH và
Testosterone).

-

Sinh thiết tinh hoàn.

-

Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả
sinh thiết tinh hoàn.

Kết quả đề tài:
1. Kết quả sinh thiết tinh hồn và nồng độ của testosterone khơng có mối liên
quan với nhau.
2. Kết quả sinh thiết tinh hồn và nồng độ LH khơng có mối liên quan với
nhau.
3. Kết quả sinh thiết tinh hoàn và nồng độ FSH có liên quan với nhau một cách
tương đối: Nồng độ FSH > 35 mIU/ml: tinh hồn bị xơ hóa hồn tồn khơng
sinh tinh.
4. Khi nồng độ FSH trong khoảng 6 - 35 mIU/ml thì để tiên lượng một cách
chính xác mức độ sinh tinh cần sinh thiết tinh hoàn.



iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả trong luận văn này là do tơi nghiên cứu mà có, khơng
sao chép của ai.
Người cam đoan


LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên học viên:

Nguyễn Thị Loan

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh:

18/11/1979

Nơi sinh: Bình Định

Địa chỉ liên lạc: 118/4A Vĩnh Hội, P4,Q4.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
-


Năm 2004 – 2009: sinh viên Đại học Đà Lạt

-

Năm 2009 – 2011: học cao học tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC
Năm 2002 – 2004: nhân viên Phịng bệnh động vật thủy sản – Viện Nghiên
cứu thủy sản 3.
Năm 2006 đến nay: nhân viên Khoa xét nghiệm Bệnh Viện Bình Dân.


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU




1.1.

Đặt vấn đề
Mỗi người chúng ta khi đến tuổi trưởng thành, tâm lý ai cũng muốn tạo dựng

cho mình một gia đình hạnh phúc và gia vị làm cho hạnh phúc gia đình thêm ngọt
ngào chính là những đứa con ngoan. Thế nhưng nhiều cặp vợ chồng đã không may
mắn có được gia vị đó mà nguyên nhân là do một trong hai người mắc phải bệnh vô
sinh. Trước đây các nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân vô sinh do người vợ
vào khoảng 30-40%. Và theo nghiên cứu của Thonneau vào năm 1991 [10], vô sinh
nam là nguyên nhân chính trong 20% trường hợp vơ sinh và góp phần vào nguyên

nhân ở 30 – 40% trường hợp khác. Theo khảo sát của Burney vào năm 2007,
nguyên nhân vô sinh do nam giới đã lên tới 30% [6].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn bình thường về mật độ
tinh trùng vào năm 1999 là 20 triệu/ml [12]. Và mới đây năm 2010, theo WHO tiêu
chuẩn bình thường về mật độ tinh trùng đã giảm xuống cịn 15 triệu/ml [13]. Khơng
tinh trùng là một trong những nguyên nhân vô sinh thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng
14 % nguyên nhân vô sinh (Irvine, 1998) [8]. Ở những bệnh nhân khơng có tinh
trùng thì chúng tơi tiến hành sinh thiết tinh hồn để khảo sát q trình sinh tinh tại
tinh hồn với mục đích trích xuất tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy
nhiên, quá trình sinh thiết tinh hồn đơi khi cũng tạo ra tâm lý lo sợ cho bệnh nhân
và gây ra tổn thương cho tinh hoàn cũng như mất thời gian và tiền bạc.
Trước thực trạng đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Mối liên quan
giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả sinh thiết tinh hoàn”, để từ đó
chúng tơi dựa vào nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam để tiên lượng khả năng sinh
tinh tại tinh hồn mà khơng phải qua sinh thiết tinh hồn, nhằm mục đích hỗ trợ
trong cơng tác điều trị cũng như góp phần vào chiến lược chăm sóc sức khỏe người
nam.
1.2.
-

Mục tiêu
Dựa vào nồng độ Follicle Stimulating Hormone (FSH) để tiên lượng khả
năng sinh tinh mà không qua sinh thiết tinh hoàn.




-

Dựa vào nồng độ Luteinizing Hormone (LH) để tiên lượng khả năng sinh

tinh mà khơng qua sinh thiết tinh hồn.

-

Dựa vào nồng độ Testosterone để tiên lượng khả năng sinh tinh mà khơng
qua sinh thiết tinh hồn.

-

Thiết lập mối liên quan giữa các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả sinh thiết
tinh hoàn.

1.3.

Nội dung

-

Xét nghiệm tinh dịch đồ.

-

Xét nghiệm kiểm tra nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam (FSH, LH và
Testosterone).

-

Sinh thiết tinh hoàn.

-


Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nam và kết quả
sinh thiết tinh hoàn.


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN




2.1. Định nghĩa vô sinh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vơ sinh được định nghĩa là tình trạng một
cặp vợ chồng khơng thể có thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, khơng
ngừa thai (WHO, 1999) [12].
Vơ sinh có thể được phân thành hai loại: vơ sinh nguyên phát và vô sinh thứ
phát. Vô sinh nguyên phát là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai. Vơ
sinh thứ phát là trường hợp cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần.
2.2. Định nghĩa vơ tinh
Vơ tinh hay cịn gọi là vơ sinh khơng tinh trùng, là tình trạng khơng tìm thấy
tinh trùng trong tinh dịch. Vơ tinh (azoospermia) gồm có 2 loại: vơ tinh bế tắc
(obstructive) và vô tinh không bế tắc (non-obstructive) [8].
2.3. Đại cương về quá trình hình thành tinh trùng ở người [3].
Tinh trùng là giao tử đực ở người. Tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội,
23 nhiễm sắc thể và khi kết hợp với 23 nhiễm sắc thể từ tế bào nỗn sẽ hình thành
hợp tử 46 nhiễm sắc thể và phát triển thành cá thể hoàn chỉnh. Đây là loại tế bào
biệt hóa cao độ để thực hiện chức năng sinh sản. Tinh trùng được biệt hóa để có khả
năng di chuyển trong đường sinh dục nữ, nhận biết được trứng và thụ tinh trứng.
Quá trình sinh tinh trùng phụ thuộc đầu tiên vào sự phát triển của tinh hoàn

trong bào thai, bắt đầu vào khoảng tuần từ 4-6 tuần tuổi thai. Vào giai đoạn này, các
tế bào mầm nguyên thủy ở gờ sinh dục bắt đầu tăng sinh. Một số tế bào sinh dục
nguyên thủy sẽ thối hóa, số cịn lại biệt hóa thành tiền tinh nguyên bào và ngưng ở
giai đoạn này. Đến khoảng từ lúc sanh đến 6 tháng tuổi, các tế bào này bắt đầu biệt
hóa thành tinh nguyên bào và tăng sinh. Sau đó, đến tuổi dậy thì, các tinh ngun
bào bắt đầu quá trình giảm phân để tạo ra các tinh bào (Byskov,1983).
Tinh trùng được sinh ra tại các ống sinh tinh trong tinh hồn. Sau đó, tinh
trùng đi vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất
tinh. Khi nếu khơng có hiện tượng phóng tinh, tinh trùng chết, thối hóa và bị hấp




thu bởi biểu mô của mào tinh. Vào thời điểm phóng tinh, tinh trùng sẽ đi theo ống
dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch của tiền liệt tuyến, túi tinh, tuyến hành niệu
đạo và cuối cùng được tống xuất ra ngồi theo đường niệu đạo.
Q trình hình thành tinh trùng bắt đầu từ thời điểm dậy thì và tiếp diễn liên
tục cho đến khi chết. Quá trình sinh tinh là một quá trình rất hiệu quả và đạt hiệu
suất cao. Mỗi ngày có thể có đến vài trăm triệu tinh trùng được sinh ra từ mỗi tinh
hoàn. Tuy nhiên, quá trình thụ tinh lại là một quá trình không hiệu quả, khi hàng
trăm triệu tinh trùng đi vào đường sinh dục nữ để cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thật
sự thụ tinh nỗn. Do đó, nếu q trình sinh tinh bị suy giảm, dẫn đến số lượng và
chất lượng tinh trùng giảm sẽ làm hạn chế rất nhiều q trình thụ tinh bình thường
và dẫn đến vơ sinh.
Các loại tế bào sinh tinh thường xuyên ở trong trạng thái gián phân hoặc giảm
phân tích cực để đảm bảo cho q trình sinh tinh liên tục. Do đó, các tế bào này rất
nhạy với các thay đổi về vật lí, hóa học, sinh học bên trong và bên ngồi cơ thể.
Những yếu tố này vì thế có nhiều nguy cơ ảnh hưởng và gây những ảnh hưởng bất
ngờ trong q trình sinh tinh. Nhiều yếu tố của mơi trường, yếu tố nội tại cơ thể đã
được ghi nhận có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh tinh.

Sự hình thành tinh trùng đóng vai trị rất quan trọng trong khả năng sinh sản,
duy trì nịi giống của con người nói riêng và động vật có vú nói chung. Việc nghiên
cứu về q trình sinh tinh giúp người ta hiểu rõ hơn về quá trình này để có thể cải
thiện chức năng sinh sản cũng như phịng chống các ảnh hưởng bất lợi lên q trình
quan trọng này. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để nghiên cứu các phương pháp ngừa
thai nam giới để điều hịa q trình sinh sản ở người, phục vụ mục đích kế hoạch
hóa gia đình. Đây là những lãnh vực nghiên cứu đã và đang phát triển rất mạnh trên
thế giới trong những năm gần đây.




2.4. Giải phẩu học và mơ học tinh hồn [3].
2.4.1. Tinh hồn
Tinh hồn có 2 chức năng liên hệ chặt
chẽ với nhau: sinh giao tử (sinh tinh trùng)
và tổng hợp nội tiết tố sinh dục. Dịch tiết
của tinh hoàn và các tuyến phụ khác của hệ
sinh dục nam tạo thành một hỗn dịch rất
cần thiết cho sự vận chuyển, sự ổn định và
sự trưởng thành của tinh trùng. Nội tiết tố
nam, mà chủ yếu là testosterone, có chức
năng điều hịa sự phát triển của tinh trùng
và hoạt động của các tuyến sinh dục phụ.
Ngồi ra, nội tiết tố nam cịn có ảnh hưởng
quyết định đến sự phát triển của các đặc
tính sinh dục thứ phát ở nam giới và một
phần hoạt động tình dục.

Hình 2.1: Tinh hồn và mào tinh hoàn


Ở người, mỗi tinh hoàn chứa khoảng 400-600 ống sinh tinh. Chiều dài của một
ống sinh tinh khoảng 30-80cm và đường kính ống sinh tinh vào khoảng 150250µm (Liow, 1998). Các ống sinh tinh thường tạo thành những vòng cung nối với
nhau ở một đầu, đầu còn lại đỗ vào mào tinh. Các ống sinh tinh cuộn lại và được
phân bố thành các thùy trong tinh hoàn. Các thùy của tinh hoàn được phân cách
nhau bởi các vách xơ. Ở giữa các ống sinh tinh là mô liên kết lỏng lẻo bao gồm
mạch máu, bạch huyết, thần kinh và các tế bào Leydig. Các tế bào Leydig là những
tế bào đảm bảo chức năng nội tiết của tinh hoàn (Mortimer, 1994).
2.4.2. Ống sinh tinh
Ống sinh tinh là cấu trúc giải phẩu quan trọng, nơi diễn ra quá trình hình thành
tinh trùng. Bao gồm các thành phần: màng đáy, biểu mô sinh tinh, các tế bào
Sertoli.




Màng đáy
Thành của ống sinh tinh bao gồm các tế bào của lớp biểu mơ sinh tinh, bao
bên ngồi là màng đáy. Màng đáy đóng vai trị phân cách lớp biểu mô sinh tinh và
lớp mô liên kết giữa các ống sinh tinh. Màng đáy bao gồm mô xơ và một ít tế bào
cơ. Do đó, ống sinh tinh ít có tính đàn hồi (Mortimer, 1994).
Lớp biểu mơ sinh tinh
Biểu mô sinh tinh là một lớp tế bào biểu mô nhiều tầng có 5-8 lớp tế bào, bao
gồm 2 loại tế bào: tế bào sertoli và tế bào sinh tinh. Các tế bào Sertoli không phân
chia và chỉ gồm 1 loại tế bào. Tế bào Sertoli nằm giữa các tế bào sinh tinh và trải
dài từ màng đáy vào đến lịng ống sinh tinh. Các tế bào sinh tinh ln phân chia và
bao gồm các tế bào ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Các tế bào non nhất ở gần màng đáy và các tế bào trưởng thành hơn nằm gần
lịng ống hơn. Trong q trình phân chia và biệt hóa, các tế bào sinh tinh dần dần di
chuyển về phía lịng ống sinh tinh. Các tế bào sinh tinh gồm 3 loại: nguyên tinh bào,

tinh bào và tinh tử.
Sự liên kết giữa các tế bào Sertoli chia biểu mô sinh tinh thành 2 phần: phần
nền và phần ống. Phần nền gồm các tinh nguyên bào và tinh bào non. Phần ống bao
gồm các tinh bào và tinh tử. Sự phân cách này tạo điều kiện cho các tinh nguyên
bào gián phân và biệt hóa. Các tinh bào non từ phần nền, được sinh ra từ lần gián
phân cuối cùng của các tinh nguyên bào, phải vượt qua phức hợp liên kết giữa các
tế bào Sertoli để đi vào phần ống.
Hàng rào máu- tinh hoàn
Các tế bào sertoli và phức hợp liên kết giữa chúng còn tạo nên hàng rào máu tinh hồn. Hàng rào máu tinh-tinh hồn đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh
tinh. Các chức năng của phần này bao gồm:
- Nâng đỡ các tế bào sinh tinh.




- Giúp cho sự vận chuyển của nội tiết tố, chất chuyển hóa và chất dinh dưỡng
từ ngồi vào cung cấp cho các tế bào sinh tinh.
- Kiểm soát và hạn chế sự di chuyển của một số phân tử ngoại bào đi vào biểu
mô sinh tinh.
- Thực bào các tế bào sinh tinh bị chết, thối hóa và các tế bào chất bị thải hồi
trong q trình biệt hóa của tinh tử.
- Tiết Androgen Binding Protein (ABP), một loại protein gắn kết với nội tiết
tố nam. Protein này giúp vận chuyển chủ động testosterone từ bên ngoài vào
bên trong ống sinh tinh và tạo nồng độ testosterone rất cao trong biểu mơ sinh
tinh.
- Tiết các chất điều hịa q trình gián phân và giảm phân của các tế bào sinh
tinh; điều hòa hoạt động chế tiết của tế bào Leydig và chế tiết gonadotropins
của tuyến yên.
- Điều hòa sự di chuyển của các tế bào sinh tinh trong lớp biểu mơ sinh tinh và
sự phóng thích tinh trùng vào lịng ống sinh tinh.

Hàng rào máu-tinh hồn phân cách các tế bào sinh tinh đang giảm phân và các
tế bào sinh tinh sau giảm phân. Các tế bào sinh tinh sau giảm phân, chỉ xuất hiện
trong tinh hoàn sau khi dậy thì, có thể có những kháng ngun đặc hiệu “lạ” đối với
hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu hàng rào máu-tinh hoàn bị phá vỡ do chấn thương hay
do phẫu thuật, tinh trùng sẽ tiếp xúc với máu, có thể dẫn đến vô sinh.




Hình 2.2: Mơ học của mơ tinh hồn nam giới
2.5. Q trình sinh tinh tại tinh hồn [3].
Q trình hình thành tinh trùng thật sự là quá trình phát triển của các tinh
nguyên bào từ giai đoạn lưỡng bội (2n), chưa biệt hóa thành tế bào tinh trùng đơn
bội (1n), dạng biệt hóa cao. Đây là một hiện tượng diễn ra liên tục ở các ống sinh
tinh trong tinh hoàn trong cơ thể nam giới trưởng thành từ lúc dậy thì cho đến khi
chết.
Mỗi tinh nguyên bào trải qua 3 giai đoạn chính trong q trình sinh tinh:
- Giai đoạn tinh nguyên bào: đây là giai đoạn gián phân của các tinh nguyên
bào.
- Giai đoạn tinh bào: các tinh bào giảm phân bằng cách tái tổ hợp chất liệu di
truyền và phân bào giảm nhiễm.
- Giai đoạn tinh tử: giai đoạn biệt hóa của tinh tử (đơn bội) để có cấu trúc đặc
trưng của tinh trùng trưởng thành bao gồm sự biệt hóa của đi, thể golgi,
nhân và ti thể.
Ở bất cứ thời điểm nào, tất cả các giai đoạn trên đều diễn ra đồng thời tại các
ống sinh tinh của tinh hồn.
Tinh hồn được hình thành trong giai đoạn phát triển của phơi thai. Tinh
ngun bào được hình thành từ tế bào mầm nguyên thủy. Giai đoạn khởi đầu của
quá trình sinh tinh bắt đầu từ lúc các tế bào mầm nguyên thủy chuyển thành tinh
nguyên bào. Tuy nhiên, quá trình sinh tinh ngưng ở đây cho đến lúc dậy thì. Từ tuổi

dậy thì, mỗi ngày một tinh hồn có thể sản xuất từ 50-150 triệu tinh trùng. Quá trình
này thường diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nam giới, tuy nhiên thường bắt đầu
giảm vào khoảng 40-45 tuổi.
2.5.1. Giai đoạn tinh nguyên bào


×