Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG HỒ SƠ KIỂM TOÁN TẠI AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.25 KB, 11 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG HỒ
SƠ KIỂM TOÁN TẠI AASC
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CỦA HỒ SƠ KIỂM TOÁN.
Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đối với công tác kế toán,
kiểm toán :
Như chúng ta đã biết, toàn cầu hoá và xu thế hội nhập đã làm thay đổi căn bản
những diễn biến trong nền kinh tế thế giới. Ngày nay, thương mại dịch vụ đã trở thành
một ngành kinh tế quan trọng và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giao dịch thương
mại toàn cầu. Vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ đã trở thành mối quan tâm ngày
càng lớn của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong các vòng đàm
phán song phương và đa phương các ngành dịch vụ quan trọng như vận tải, tài chính,
thông tin, môi trường,... luôn được được đưa ra thảo luận.
Mở cửa dịch vụ tài chính luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất. Phần lớn
các quốc gia trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép từ các nước
phát triển, yêu cầu mở cửa ngành dịch vụ tài chính cho cạnh tranh nước ngoài. Tuy
nhiên, việc mở cửa ngành dịch vụ tài chính là vấn đề rất nhạy cảm, các quốc gia
đều phải có các bước đi thận trọng. Đây là một trong những lý do giải thích cho
thực tế là các nước đang phát triển thời gian qua đã rất dè dặt trong việc mở cửa
dịch vụ tài chính.
Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập về dịch vụ tài chính nói riêng là xu
thế tất yếu là yêu cầu khách quan trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện tại và Việt
Nam không thể đứng ngoài xu thế này. Trong xu thế toàn cầu hoá, tiến trình mở
cửa nền kinh tế của Việt Nam cũng cho thấy quá trình tự do hoá không chỉ dừng lại
ở các quan hệ giao dịch thương mại hàng hoá mà còn mở rộng đối với quan hệ
cung cấp dịch vụ. Trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ Việt Nam đã cam kết mở
cửa 55 trong số 155 phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ kế toán và
kiểm toán trên cơ sở hoạt động về dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong khuôn khổ ASEAN, năm 1995 các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định
khung về hợp tác dịch vụ ASEAN. Trên cơ sở các lộ trình định hướng mở cửa thị
trường về dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được các Chính phủ thông
qua Bộ Tài chính đã xây dựng các cam kết về dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt


Nam với các nước ASEAN. Mức cam kết được xây dựng trên cơ sở cơ chế hiện
hành, lấy Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam làm cam kết sàn.
Trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Việt Nam cam kết một lộ trình mở
cửa cụ thể : Sau hai năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực sẽ bỏ các hạn chế về
phạm vi kinh doanh. Sau 3 năm sẽ bỏ hạn chế cấp giấy phép nhu cầu phát triển đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Mỹ.
Đối với tổ chức thương mại thế giới (WTO) : Mặc dù chưa chính thức đi vào
cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ đối với WTO, APEC, và ASEAN nhưng
Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến 2020
Việt Nam sẽ hội nhập với nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán kiểm
toán gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 (2000 - 2005) : Chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập
giai đoạn củng cố các yếu tố môi trường pháp lý và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần
thiết khác để phát triển ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập,
đồng thời cũng phải phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước. Trong giai đoạn này,
chúng ta cho phép các công ty kế toán, kiểm toán tiếp tục đầu tư hoạt động tại Việt
Nam, khuyến khích các công ty, các tổ chức nước ngoài liên doanh với các công ty,
tổ chức Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật, thúc đẩy các công ty trong nước
phát triển.
Giai đoạn 2 (2006 - 2010) : Giai đoạn củng cố hội nhập đây là thời kỳ tiếp
tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán kiểm toán.
Với các tiền đề đã được xây dựng ở giai đoạn trên, tới giai đoạn này, chúng ta sẽ
chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt
Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài và các công ty của Việt Nam có thể tham gia
điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán ở nước ngoài đồng thời cho
phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư vào Việt Nam.
Giai đoạn 3(2011- 2020) : Giai đoạn hội nhập năng động. Việt Nam sẽ hội
nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
Khi các ngành phát triển thông qua trao đổi công nghệ và toàn cầu hoá thì
bản chất và phạm vi các giao dịch quốc tế kéo theo sự mở rộng các dịch vụ kế

toán, kiểm toán. Mặt khác do tính vượt trội so với các nghề nghiệp khác kế toán,
kiểm toán được đặt lên vị trí hàng đầu trong việc thông qua các nguyên tắc của
Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO. Trong quá trình tự do hoá và
toàn cầu hoá, việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán có thể được diễn ra trong
các quan hệ song phương và đa phương theo các hình thức sau :
1. Một tổ chức nghề nghiệp hoặc một chuyên gia ở nước này có thể cung
cấp dịch vụ cho một khách hàng ở nước khác.
2. Một công ty mẹ ở một nước khác, thuê kiểm toán ở nước mà công ty con
hoạt động để kiểm toán công ty con và báo cáo cho công ty mẹ.
3. Thiết lập mạng chuyên gia mà thành viên là chuyên gia của nhiều nước
khác nhau.
4. Một tổ chức nghề nghiệp đến làm việc tạm thời hoặc thường xuyên và
lâu dài tại một nước khác.
5. Tổ chức các dự án dài hạn đòi hỏi phải đi lại thường xuyên giữa khách
hàng và kiểm toán viên đến các nước khác nhau.
Quá trình hội nhập kế toán, kiểm toán tạo nên những cơ hội to lớn cho ngành
kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những thách thức ngặt nghèo
đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để vượt qua và phát triển.
Trong trật tự thương mại toàn cầu các chuyên gia kế toán, kiểm toán giỏi
của Việt Nam sẽ có cơ hội tốt để làm việc và có thu nhập cao ở nước ngoài. Đồng
thời họ cũng phải cạnh tranh gay gắt các chuyên gia kiểm toán khu vực và thế giới
không những ở nước ngoài mà ngay chính tại thị trường trong nước. Nền kinh tế
toàn cầu hóa đòi hỏi và chỉ chấp nhận các dịch vụ kế toán, kiểm toán hoàn hảo có
chất lượng cao được cung cấp bởi các chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, bản lĩnh và có đạo đức nghề nghiệp.
Hơn nữa, kiểm toán là một ngành dịch vụ mà những lợi ích mà nó mang lại
cao hơn rất nhiều so với chi phí phải bỏ ra. Khách hàng có quyền nhận được các
dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh. Thách thức lớn nhất đối với các ngành dịch vụ
của Việt Nam nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng trong tiến trình hội nhập là
xuất phát điểm và trình độ còn thấp, công nghệ, tổ chức, trình độ chuyên môn và

quản lý còn non yếu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, môi trường pháp
lý còn đang trong quá trình hoàn thiện. Với trình độ phát triển như hiện nay nếu
không tự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh các công
ty kế toán, kiểm toán sẽ phải đối đầu với khả năng mất thị phần và bị loại bỏ khỏi
cuộc chơi trong tiến trình hội nhập. Chính vì vậy đổi mới để hội nhập, đổi mới để
tham gia toàn cầu hóa là một yêu cầu tất yếu khách quan như chính vấn đề đổi mới
vậy.
Yêu cầu của bản thân vấn đề tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán trong sự
nghiệp đổi mới :
Kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng là một loại hình dịch vụ
hoàn toàn mới mẻ nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Đứng trước yêu cầu của
tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá chúng ta cần phải đổi mới một cách nhanh
chóng và toàn diện công tác kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng một cách tốt nhất
mọi nhu cầu của khách hàng, tạo thế cạnh tranh cho các ngành dịch vụ nói chung
và kế toán kiểm toán nói riêng.
Trong công tác kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán luôn đóng một vai trò quan
trọng : Nó không chỉ chứa đựng những nguồn thông tin cần thiết của mỗi cuộc
kiểm toán như đã nêu trong phần chức năng của hồ sơ kiểm toán mà thông qua hồ
sơ kiểm toán chúng ta có thể đánh giá được công nghệ kiểm toán. Vì vậy, các công
ty kiểm toán cần phải hoàn thiện hồ sơ kiểm toán sao cho việc sử dụng các thông
tin đã thu thập được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán có hiệu quả. Công việc này đòi
hỏi các công ty kiểm toán phải có một mô hình hồ sơ kiểm toán được xây dựng
phù hợp với điều kiện thực tế, các tài liệu thông tin được sắp xếp khoa học dễ tra
cứu, dễ xử lý. Đây là vấn đề rất phức tạp vì hồ sơ kiểm toán được hình thành phụ
thuộc vào công nghệ kiểm toán của từng công ty kiểm toán, nếu công tác kiểm
toán chủ yếu được thực hiện thủ công thì hồ sơ kiểm toán cũng được lập thủ công
thể hiện toàn bộ quá trình làm việc của kiểm toán viên. Như thế muốn đổi mới thì
yêu cầu đầu tiên là phải đổi mới công nghệ kiểm toán. Trong điều kiện hiện nay
chúng ta chưa có đủ điều kiện tạo ra một phần mềm kiểm toán nhưng trước mắt
chúng ta đã có điều kiện để trang bị hệ thống máy vi tính, ứng dụng các thành tựu

mới nhất của ngành công nghệ thông tin giúp các kiểm toán viên giảm một phần
đáng kể các công việc phải thực hiện, giảm thời gian, tăng độ chính xác của công
tác kiểm toán.
Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá, kiểm toán là ngành dịch vụ có tính
cạnh tranh cao vì vậy công ty kiểm toán nào có khả năng cung cấp cho khách hàng
dịch vụ có chất lượng cao thì công ty đó sẽ được lựa chọn. Chính vì thế bản thân
công tác kiểm toán cần được đổi mới trong từng khâu từ việc thu thập các thông tin
cho đến việc xử lý các thông tin đó sao cho kiểm toán viên có thể đưa ra được ý kiến
xác đáng nhất về tình hình tài chính của đơn vị khách hàng.

×