Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.64 KB, 3 trang )

Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

ðỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ðỊA LÝ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN THỊ THU ANH

Trường THPT Nguyễn Tất Thành,
Trường ðHSP Hà Nội
I. MỞ ðẦU
Trường THPT Nguyễn Tất Thành là thành viên của trường ðHSP Hà Nội,
trường có hai cấp học THCS và THPT. Là giáo viên (GV) của trường, tơi cùng các
đồng nghiệp vừa phải hồn thành nhiệm vụ giáo dục phổ thơng theo chương trình
của Bộ GD&ðT vừa phải tổ chức nhiều giờ dạy mẫu cho sinh viên trường ðHSP nói
chung và sinh viên khoa ðịa lý nói riêng thực hành sư phạm. Vì thế chúng tơi ln
suy nghĩ làm thế nào ñể dạy - học ñạt hiệu quả cao nhất.
II. Ý KIẾN TRAO ðỔI
Trên thực tế, ñiều mà chúng tơi quan tâm nhất là đổi mới cách thiết kế bài học
làm nổi bật mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình
thức tổ chức dạy học và sản phẩm của bài học.
1. Giờ học được tổ chức dưới nhiều hình thức (cả dạy học trong lớp và dạy
học ngoài lớp). Giờ học về cộng ñồng các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc
học, các tiết học về mơi trường, ... được học ngồi lớp có hiệu quả cao hơn rất nhiều
so với tổ chức trong lớp học.
Ở mỗi tiết học, GV ln suy nghĩ thiết kế các hoạt động học tập sao cho học
sinh (HS) có thể tích cực, tự giác, chủ ñộng và tự lực khám phá kiến thức. Theo tiến
trình của bài học chúng tơi thường chia ra hoạt ñộng dạy - học theo trình tự sau:
+ Hoạt ñộng khởi ñộng: Ngay từ những phút ñầu tiên của giờ học chúng tôi
luôn cố gắng tạo hứng thú cho HS nhằm định hướng nhận thức. Ví dụ dạy bài “Khí
quyển” (ðịa lý lớp 10 ban KHXH & NV), GV thu hút sự chú ý của HS bằng hình
ảnh cầu vồng. GV đưa bảng ghi thời gian vào học mùa đơng và mùa hạ ở trường
Nguyễn Tất Thành làm cho HS bị cuốn hút vào bài “Hệ quả sự chuyển ñộng xung


quanh Mặt Trời của Trái ðất” (SGK ðịa lý lớp 10 chuẩn)...
+ Hoạt ñộng nhằm ñạt mục tiêu của bài học: Căn cứ vào nội dung bài giảng,
trình độ của HS ñể GV tổ chức các hoạt ñộng học tập phù hợp. Trong mỗi hoạt ñộng
HS ñược ñộc lập suy nghĩ nhiều hơn, ñược hợp tác, trao ñổi nhiều hơn ñể tự lực
giành kiến thức.
+ Hoạt ñộng kết thúc: Xác ñịnh các hình thức kiểm tra, ñánh giá mức ñộ nắm
vững và vận dụng kiến thức của HS. GV ñặt ra các câu hỏi, bài tập nhỏ địi hỏi HS
quay ngược trở lại với kiến thức vừa học trong bài. Ở hoạt động này chúng tơi

312


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

thường dùng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan vừa tiết kiệm thời gian, vừa dễ
dàng hệ thống hóa kiến thức của bài học.
2. Tăng cường dạy học hợp tác và tương tác (làm việc theo nhóm, thảo luận,
dự án, đóng vai...). Các em HS lớp 10 đã rất thích thú khi được làm diễn viên trong
tiểu phẩm “Môi trường và sự phát triển bền vững”. Qua vai diễn của mình các em đã
tự khám phá và lĩnh hội kiến thức của bài học một cách tự nhiên và sinh ñộng.
Học sinh lớp 10 ban cơ bản ñã rất
vui khi ñược là những hướng dẫn viên du
lịch giới thiệu về khí hậu của Hà Nội
(Việt Nam), U-pha (Liên bang Nga), Valen-xi-a (Ai-len), Pa-lec-mô (I-ta-li-a) khi
học bài “Thực hành đọc bản đồ sự phân
hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái
ðất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí
hậu”. HS lớp 11 lại hào hứng báo cáo
trước lớp về tự nhiên, kinh tế - xã hội của
các nước trên thế giới thông qua những

Video Clip, những bức ảnh ñẹp, những
câu chuyện lý thú ñã tự sưu tầm được qua
sách báo, Internet... Do đó, các giờ học
trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. GV ñã ñánh
thức khả năng tiềm ẩn trong mỗi HS.

Hình 1. Thảo luận nhóm trong giờ ðịa lý lớp 12

Trong các giờ học ðịa lý, GV ln động viên, khích lệ HS thảo luận sơi nổi để
cùng nhau trả lời tốt các câu hỏi, các bài tập ñược giao. ðây là một trong những
phương pháp dạy học giúp các em có cơ hội được thể hiện mình trước tập thể, được
rèn luyện khả năng diễn đạt sao cho lưu lốt, hình thành khả năng trình bày vấn đề
một cách logic và chặt chẽ.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, giảng giải,... vẫn
được sử dụng một cách hợp lý theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của
HS. Mơn ðịa lý ở trường trung học phổ thơng vừa phải hình thành cho HS kiến thức
cơ bản, vừa phải rèn luyện các kỹ năng cần thiết ñể giúp các em tự tìm tịi, phát hiện
kiến thức. Thơng qua việc rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc với bản ñồ,
kỹ năng ñọc, phân tích bảng số liệu, biểu ñồ... GV có thể phát huy được tính tích
cực, sáng tạo của HS.
3. ðổi mới phương pháp dạy học phải gắn chặt chẽ với ñổi mới phương tiện
dạy học. Các phương tiện dạy học khơng chỉ sử dụng để minh hoạ kiến thức mà chủ
yếu sử dụng ñể HS khai thác kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Bên cạnh các phương
tiện dạy học truyền thống như: bản ñồ, lược ñồ, quả ñịa cầu, bảng biểu, ... GV ðịa lý
ñã học cách sử dụng các phương tiện hiện ñại vào dạy học như: máy vi tính, đầu

313


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển


video, tivi, máy chiếu,... Việc ứng
dụng Công nghệ thông tin trong dạy
học nói chung, dạy ðịa lý nói riêng
đã góp phần nâng cao hiệu quả của
dạy học. Các phần mềm có khả năng
cung cấp thơng tin địa lý dưới nhiều
dạng khác nhau (kênh chữ, kênh
hình, kênh tiếng,...) đã kích thích sự
hứng thú học tập của HS thông qua
âm thanh, màu sắc và những hình
ảnh sống động. Người GV có điều
Hình 2. Bản thu hoạch về TN và KT-XH
kiện ñể mở rộng kiến thức mà mình
các nước trên thế giới của học sinh lớp 11
truyền đạt, cập nhật nhanh chóng
thơng tin, làm phong phú cho nội dung bài giảng.
4. Chúng tôi ñã mạnh dạn thay ñổi phương thức kiểm tra, ñánh giá. Bên
cạnh các câu hỏi tự luận, trong các bài kiểm tra của chúng tơi đã tăng cường các câu
hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập. Nội dung kiểm tra, ñánh giá bao gồm cả tái
hiện kiến thức và vận dụng sáng tạo. GV khơng chỉ đánh giá thơng qua các bài kiểm
tra, qua kết quả các hoạt ñộng nhận thức của HS trên lớp mà còn qua những bài tập
lớn giao cho các nhóm HS chuẩn bị ở nhà. Trong giờ học, HS có cơ hội được tự
đánh giá và ñánh giá lẫn nhau. Thực tế cho thấy các em ñánh giá rất ñúng, khách
quan và thể hiện rõ niềm vui khi ñược tự ñánh giá. Việc ñánh giá khơng chỉ có ý
nghĩa xếp loại, định giá mà cịn là tư liệu để GV điều chỉnh hoạt động dạy học sao
cho phù hợp.
III. LỜI KẾT
ðể dạy HS trở thành người ham tự học và là người sáng tạo thì bản thân thày,
cơ giáo cũng phải sáng tạo. Làm ñược ñiều này quả thật không hề dễ dàng, vấn đề

đặt ra cho mỗi GV là phải ln có ý thức sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng, biết
sử dụng nhiều phương pháp dạy học và nhiều loại phương tiện dạy học nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ðặng Văn ðức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng
tích cực. NXB ðại học Sư phạm, 2004.
[2]. ðặng Văn ðức. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về
đổi mới phương pháp dạy học mơn ðịa lý. NXB ðHSP Hà Nội, 2005.
[3]. Phạm Thị Sen, Nguyễn Thu Anh. ðổi mới thiết kế bài giảng ðịa lý 10. NXB
Giáo dục, 2005.
[4]. Sách giáo khoa và sách giáo viên ðịa 10,11,12. NXB Giáo dục, 2005.
314



×