Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TỤC THẮP NHANG TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HĨA HỌC
----------

ĐỀ TÀI: TỤC THẮP NHANG TRONG VĂN
HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

SVTH:
MSSV:
KHOA: VĂN HÓA HỌC
STT:


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2020

MỤC LỤC:

ĐỀ TÀI:
“TỤC THẮP NHANG TRONG VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT”.

CHƯƠNG I: PHẦN TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài:
Hương trầm một nén tâm hương
Sạch, thơm tinh khiết vờn quanh tỏa vào
Tâm an ,dạ sáng ,thanh cao
Trầm hương báu vật tặng trao cho người
Hương lành thỉnh thấu phật trời
Tổ tiên “phúc-lộc-thọ” thời ban cho


2


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Yên lòng đời khỏi âu lo
Người vui ,xuân đẹp như mơ bước vào.
“ Bài thơ về hương trầm Kim Long, Đoàn Văn Nghĩa’’
Đã từ lâu trong tâm thức của người dân việt nam ,tục thắp hương có một vị
trí quan trọng mà không ai là không biết và nhắc đến khơng chỉ trong cuộc sống
hàng ngày mà cịn cả trong thơ ca Việt Nam. Nó đã ăn sâu trong tìm thức của mỗi
người – là một biểu tượng văn hóa cổ truyền đã có từ lâu đời. Nhưng để thực sự
am hiểu về nguồn gốc và tầm quan trọng của tục đốt nhang trong đời sống tâm linh
của người dân Việt thì ít ai mà biết đến và đây là lý do mà tôi chọn đề tài này để
làm tiểu luận.
2. Đối tượng nghiên cứu chính:
Q trình hình thành , phát triển và ý nghĩa của tục thắp hương trong văn
hóa tâm linh của người Việt.
3. Mục đích nghiên cứu:
• Tìm hiểu và lý giải về nguồn gốc ra đời của tục đốt nhang ở Việt Nam.
• Tìm hiểu vầ phân tích những ý nghĩa của tục thắp hương và cách thắp hương
như thế nào cho phù hợp với truyền thống văn hóa người Việt.
• Khẳng định ngày nay giới trẻ vẫn còn đề cao tục thắp hương.
4. Phương pháp nghiên cứu:





Phương pháp lịch sử

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp phi thực nghiệm( phỏng vấn).
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu:

• Đem lại những kiến thức sâu hơn về tục thắp nhang (nguồn gốc ra đời và ý
nghĩa trong văn hóa tâm linh người Việt) cho mọi người biết đến.
• Bảo tồn, phát huy, gìn giữ tập tục đốt nhang cả về sử sách lưu truyền cũng
như hoạt động thường ngày.
• Giúp cho các bạn trẻ nhìn nhận sâu sắc hơn về phong tục cổ truyền Việt
Nam, khai phá, nghiên cứu nó từ nhiều khía cạnh hơn để các phong tục và
sử sách tư liệu đó khơng bị mai một đi.

3


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1.1. Cơ sở lý luận:
Nhang là gì ?
Nhang, người Hán gọi là “ Hương “ , cây nhang và nén hương là đồng nghĩa.
Hương trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nó có thể là:
 Hương (giác quan): cảm nhận của mũi người về mùi vị của một chất nào đó.
 Hương (tế lễ): một loại đồ tế lễ, khi đốt lên có mùi thơm. Được sử dụng
trong các nghi thức tế lễ phổ biến ở Đông Á trong các lễ hội chung cũng như
riêng.
Đốt nhang ( thắp hương ) là hành động thể hiện sự cung kính, thiêng liêng, đốt
vào đầu cây hương cho đỏ lên, bốc khói, thổi tắt ngọn lửa và thắp nó vào trong lư

hương.
NCS xin đưa ra định nghĩa “ văn hóa” của E.B. Tylor. ƠNG đưa ra định nghĩa
“Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri
4


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và
thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội’’.
[1]
Tâm linh là một khái niệm rộng, thay đổi theo hồn cảnh, với nhiều sắc thái có
thể cùng tồn tại. Thơng thường, nó đề cập đến tiến trình tơn giáo và triết học tái
khám phá dạng thức nguyên gốc của con người.Tâm linh chính là những hiện
tượng kỳ bí, nằm ngồi phạm vi hiểu biết thơng thường của con người như ngoại
cảm, thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thơi miên, chữa
bệnh bằng tâm linh,... mà khoa học chưa khám phá, giải thích và chứng minh
được.[2][3][4][5]Và tâm linh là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con
người, biểu hiện ở một số người như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích của
"logic trực giác xuất thần" của loài động vật cấp thấp để lại trong quá trình phát
triển thai người [6].
Tâm linh là khả năng cảm nhận, đoán định một cách khoa học, hợp lý trước
các biến cố tốt và khơng tốt có thể xẩy ra với mình. Giáo sư, Anh hùng Lao động
Vũ Khiêu luận bàn sự tồn tại đáng ghi nhận về văn hóa tâm linh ở các quốc gia
phương Đông. Rằng, tâm linh là điều có thật trong ý niệm, quan niệm, cần hướng
nó đến sự tốt đẹp, trong sáng, cho con người, vì con người.[7]
Văn hóa tâm linh là một phạm trù đặc biệt, bao hàm những giá trị tinh thần
phong phú, cao siêu của con người, cao hơn khái niệm đời sống tinh thần [8], tất
cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm
linh.


Tục đốt nhang cịn là một trong những phong tục thuộc về văn hóa dân gian
Việt Nam, bởi phương thức truyền của nó là truyền miệng, văn bản truyền là dị
bản, ai ai cũng đều biết đến, về hình thức thể hiện thì đơn giản ko cầu kì , phục vụ
cho cả đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Ngày nay đời sống con người được cải thiện và nâng cao hơn nhưng phong tục
thắp nhang vẫn không bị mất đi mà vẫn còn hiện hữu ở mọi nơi và mang một ý
nghĩa linh thiêng. Tuy nhiên làng nghề làm “ nhang sạch” ngày càng ít đi và thay
thế vào đó bằng những phẩm màu độc hại làm ảnh hưởng cho sức khỏe được chính
phủ nhà nước và các bác sĩ khuyến cáo nên “hạn chế”.
Qua nhiều biến động của lịch sử, sử sách có nhiều tư liệu bị thất truyền, ngay cả
tại các làng nghề, kinh nghiệm sản xuất hương nhang truyền thống cũng bị mai
một và bị làm cho méo mó vì sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường nên tài liệu,
dẫn chứng về thực tiễn ít đi.
2. Quá trình hình thành tục đốt nhang ở Việt Nam

5


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Chẳng biết tục lệ thắp nhang có từ bao giờ và do ai tạo nên, theo nhiều
nguồn tài liệu, tục dâng hương có từ khi con người khám phá ra lửa, những loại
cây bị cháy thường tỏa mùi thơm và mỗi cây có mùi hương khác nhau. Về sau, con
người biết sử dụng hương của các loại cây để chữa bệnh, xua đuổi tà khí… đốt lên
tỏa khói nghi ngút, làm ấm áp khơng gian.

Hình 2.1. Con người tạo ra lửa
Nguồn: Tâm Anh( theo LS)

/>
Hình 2.2. Khói đốt từ cây
Nguồn: geralt
Styggkaerret Chỉnh Sửa Ảnh Hdr Bộ
- Ảnh miễn phí trên Pixabay

Theo các ghi chép lịch sử, “nhang được phát minh bởi người Ai Cập từ cách
đây khoảng 3.500 năm”. … Thời đó, “hương đốt được làm từ nhựa lấy từ thân của
loài cây Boswellia, mọc rất nhiều ở miền Nam Ả Rập và Somalia”. “Cùng với sự
phát triển mậu dịch, các nền văn minh Tây phương xa xưa cũng đốt hương và trong
các triều đại Ai Cập như Sheba, Hadramaout và Qataban,… đất nước này đã giàu
lên từ việc xuất khẩu hương liệu”. [9]
“Trong Ebers Papyrus - loại giấy cói y học tổng hợp các loại thảo dược của
người Ai Cập xưa đề cập cách họ tạo ra nhang, cầm theo bó rồi đốt cháy để tơn
vinh các vị thần, chữa bệnh tật - chúng có mùi dễ chịu, không quá nồng. Trên thực
tế, ngay cả người Babylon và Hy Lạp cũng có nghi thức này”.[10]

6


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 2.3. Người Ai Cập làm hương
nhang
Nguồn: Hoang Giang
/>
Hình 2.4. Cây Boswellia
Nguồn: Banik Store
/>o-kho-nhu-huong-boswellia-serrateextract/


Hình 2.5. Sách Ebers Papyrus
Nguồn: Wikipedian Commons
/>in_12th_13th_century.jpg

Hình 2.6. Bó nhang được làm ra
Nguồn:dulichhue.com.vn
/>s.aspx?tinid=2081
Người ta cịn phát hiện bằng chứng khảo cổ với “cách đốt nhang được tìm
thấy trong Văn minh lưu vực sơng Ấn có niên đại khoảng 3.300 năm trước. Các
nhà sử học đã tìm thấy vết tích loại dầu được cho là sử dụng để tăng mùi thơm của
7


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

nhang. Sau đó, người Ấn Độ kết hợp thêm các thảo mộc địa phương như hạt
Sarsaparilla, nhũ hương và cây bách để tạo ra loại nhang của riêng họ” [11].

Hình 2.7. Văn minh lưu vực sơng Ấn
Nguồn: theo Wikipedia – BKTTM
/>%C4%83n_minh_l%C6%B0u_v
%E1%BB%B1c_s%C3%B4ng_
%E1%BA%A4n

Hình 2.8. Hạt Sarsaparilla
Nguồn: />?q=+h%E1%BA
%A1t+Sarsaparilla&tbm=isch&ved=2a
hUKEwj_6Pnb2bjsAhVAwIsBHdcqA
OsQ2


Hình 2.9. Nhũ hương
Nguồn:Vietfarm
https />
Hình 2.10. Cây bạch
Nguồn: Cây xanh đẹp
/>%C3%A2y+b%C3%A1ch+%E1%BA%A5n+
%C4%91%E1%BB
%99&hl=vi&sxsrf=ALeKk00Hyz9BWocGVdF_
bEpH_j8OR4tgUg:1602838698537&source=lnm
s&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwjnj4i637jsA
hXkKKYKHWqVClkQ_AUoAXoECAwQAw&
biw=1517&bih=666#imgrc=vhYhhUPkEcvMv
M

“Cách đây khoảng 2000 năm trước, tục thắp nhang bắt đầu xuất hiện ở
Trung Quốc dưới các triều đại nhà Hạ, Thương, Chu. Đến thời nhà Tống thì nó đã
trở thành một phần văn hóa khơng thể thiếu của Trung Quốc.Khi xưa, tục Tàu tế
tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt
hương” [12] “Đến đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ
Tây vực, thuộc Ấn Độ). Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng
8


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Tồn. Người nước Hồn Gia cũng tế
thần khơng phải dùng đến trâu, bò mà chỉ đốt hương lễ bái. Từ đó, Trung Quốc
mới có tục đốt hương. Sách xưa còn chép rằng: Thứ sử Giao Châu - Trương Tân
thường đốt hương ở Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư.” [13]


Hình 2.11. Nhang Trung Quốc
Nguồn: H.T
/>Tục đốt nhang ở ta có lẽ từ đó bắt đầu du nhập vào nước ta và ngày càng phổ
biến. Vậy là “nén nhang Việt Nam được du nhập từ bên Tàu, khi nước Tàu đô hộ
rồi ghép nước ta (phần Bắc bộ ngày nay) cùng với một phần Quảng Tây và Quảng
Đơng hình thành Giao Châu ( thuyết của cụ Phan Kế Bính)”[14].
Cũng có người cho rằng cho rằng nén nhang được du nhập vào Việt Nam
qua con đường Phật giáo.

Hình 2.12. Đạo Phật
Nguồn: Hịa thượng Thích Gia Quang
/>Ngồi ra “tục thắp hương của người Việt cũng bắt nguồn từ con đường Đạo
giáo ( Trung Quốc) từ giai tầng thống trị, rồi cùng với quá trình phát triển của đạo
Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta và ngày càng phổ biến”[15]. “Có thể
ví “Đạo giáo châm nén hương mới đỏ lửa, cịn Phật giáo như làn gió trong lành văn
hóa đưa vị thơm của nén hương đi xa””.[16]
9


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 2.13. Đạo Giáo
Nguồn: />%ADp_tin:DaoLaoTamthanh.jpg
“Vào cuối thế kỷ thứ 2, Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Việt Nam qua con
đường giao thương với Ấn Độ và giao thoa văn hóa với Trung Quốc”[17], tập tục
đốt nhang của nước ta càng trở nên phổ biến hơn.

3. Ý nghĩa của tục đốt nhang trong văn hóa tâm linh của người Việt
Cây nhang từ lâu đã ngự trị ở mọi nơi thờ phụng, từ chùa chiền, đình miếu
cho đến mọi gia đình, bất kì sướng khổ, sang hèn.đối với người Việt Nam nói riêng

và người Á Đơng nói chung, thắp một nén nhang mang ý nghĩa thiên liêng và là
nếp văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
Như chúng ta thấy, cây hương bao gồm ba thành tố cơ bản để trở thành vật
phẩm nghi lễ: hương thơm, khói và lửa để đốt.
Vào thời nguyên thủy, khi con người có tư duy, họ muốn giải thích những hiện
tượng tự nhiên và xã hội nhưng bế tắc do khả năng nhận thức có hạn, nên nảy sinh
thần linh.. Con người cũng sớm cho rằng thần linh trực tiếp chi phối nhiều mặt đời
sống và họ tìm cách thơng linh ( giao tiếp với thần). Bằng thực tế phát triển lịch sử
xã hội, bằng tri giác đi tới đúc kết, con người sử dụng lửa để giao tiếp với thần.
“Đồng thời lửa cịn có công năng tẩy uế và tái sinh, là phương tiện vận chuyển, là
sứ giả của thế giới sống sang thế giới vĩnh hằng. Điều đó thể hiện ở việc đốt lửa ở
cạnh ,mộ người chết sau khi an táng theo tập tục địa tang, còn ở tục hỏa táng, lửa
được xem là phương tiện “vận chuyển” người quá cố từ thế giới sống hữu hạn sang
cõi vĩnh hằng”[18].

10


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 3.1. Đốt vàng mã
Nguồn: Tịnh Dun
/>Ơng bà ta thường có câu “Khơng có lửa làm sao có khói”, nếu đã có lửa thì sẽ
ln có làn khói. Khói bốc lên từ thấp dần lên cao, tượng trưng cho sự nối liền trời
đất. Nói cách khác, khói biểu tượng cho mối liên hệ giữa Trời và Đất. “Đồng thời
có nhiều người tin rằng “khói” thốt ra từ một sinh vật được xem là sự ra đi của
linh hồn khỏi thế xác”[19]. Như vậy khói hàm chứa tính thiêng liêng của nó.

Hình 3.2. Khói tỏa từ hương
Nguồn: moitruong.com.vn

/>Và cuối cùng là mùi hương (hương thơm) - một mùi thơm thuần khiết, nhè nhẹ,
luôn thoang thoảng bên người không gây cảm giác khó chịu, mà ln cảm thấy ấm
lịng.

11


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 3.3 Hương thơm nhang tỏa ra
Nguồn: TRẦN THÁI
/>Suy cho cùng những điều thiêng liêng nhất, tinh túy nhất đều hội tụ trong
một nén nhang. Tuy nhỏ bé nhưng đây ẩn ý và chân thành của người làm ra nó và
thắp nó vào lư hương.
Hương đã len lỏi vào tận cùng tâm thức người Việt thì tục thắp hương đã trở
thành phong tục truyền thống văn hóa của mảnh đất hình chữ S , từ già trẻ lớn bé ai
ai cũng đều biết đến.Theo quan niệm của người Việt mình thì tổ tiên ở trên trời, khi
nén hương cắm xuống bát hương tựa như đưa vào lòng đất mẹ, khói bay lên trời
như tỏ bày ước vọng của con người, lịng thành kính, sự nhớ nhung, sự tri ân với tổ
tiên, với thần linh lên những thần trời thiêng liêng nhất. Khi con người tỏ bày,
thơng qua đó sẽ thấu đến cha trời, mẹ đất theo quan niệm của người việt cổ, tạo
thành một trục thông linh giữa “thiên-nhân-cổ”. Cho nên nó thường được thể hiện
trong trong những dịp lễ quan trọng như:
Ngày cuối năm, khi đi mua sắm các thứ để chuẩn bị cho ngày tết, không ai
không mua vài ba hộp nhang về cúng Phật, cúng ông bà tổ tiên mình. Khi khoảnh
khắc giao hịa giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp lên
bàn thờ vài nén nhang thơm để cùng tưởng nhớ tới ơng bà, cha mẹ, những người
kính u đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa, làm cho
cảm thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn.


12


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 3.4. Đi chợ mua nhang
Nguồn: Tấn Đạt
/>Và trong những ngày lễ tảo mộ, tiết thanh minh, lễ giỗ chạp, giỗ kị,….cũng
vậy thắp nén hương như một hành động tưởng nhớ , một hành động vơ hình kết nối
người cõi trần và người cõi âm:
Ðã khơng kẻ đối người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.”
Lầm dầm khấn vái nhỏ to, (95)
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.
( Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 90-96)

Hình 3.5. Tảo mộ thắp nhang
Nguồn: Dương Hoàng Lộc
/>Vào những ngày đầu năm, đi lễ chùa, nhà thờ để hái lộc đầu năm, chúng ta
ln bắt gặp những hình ảnh quen thuộc về những ông già, bà lão, các nam nữ
thanh niên….khi thắp nhang lên bàn thờ miệng thường lâm râm khấn vái, cầu
nguyện một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Có thể nói đây là nét
đẹp văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản bình an
trong tâm hồn.

13



Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 3.6. Thắp hương cầu nguyện ở chùa
Nguồn: chuaadida.com
/>Hơn thế nữa, Việt nam ta được độc lập là nhờ những anh hùng dân tộc,
những người mẹ thân yêu, những vị lãnh tụ vĩ đại,… đã ngã xuống vì sự tự do cho
muôn dân nên trong những ngày lễ tưởng niệm 27/7,10/9,2/9,19/5…chúng ta hay
đến những tượng đài, nghĩa trang để thắp nhang như một lời cảm ơn thành kính ,
trang nghiêm nhất.

Hình 3.7. Thắp hương ngày Thương binh liệt sĩ 27/07
Nguồn: tapchitaichinh.vn
/>Bên cạnh đó tục thắp hương cịn được thể hiện trong cuộc sống thường ngày như:
Những người đi xa về cũng như những người sắp đi xa bằng các phương tiện
vận chuyển họ thường thắp vài nén nhang để bề trên có thể che chở bình an trong
suốt q trình. Trong việc thi cử học hành, làm ăn bn bán họ luôn thực hiện
14


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

hành động đó như một lời cầu khẩn để mọi việc được diễn ra suôn sẻ và may mắn,
đem lại nhiều thành công mà họ mong muốn…
“Ở nhiều vùng dân cư nam bộ, người ta còn thắp nhang cho từng gốc cây, cụ
mối, góc nhà, với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh”[21].

Hình 3.8. Thắp hương ở gốc cây
Nguồn: Nhất Vũ
Link: />Ngoài ra tập tục thắp nhang cịn gắn liền với văn hóa tín ngưỡng tơn giáo Việt
Nam đặc biệt là Phật giáo và Thiên chúa giáo ( Hai tơn giáo chiếm vị trí thứ nhất

và thứ hai về số giáo dân ở Việt Nam):
Theo quan niệm của Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm
có: hương, hoa ,đăng, trà, quả, thực. tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa,
sâu xa của việc cúng phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí
của, phí cơng mà còn làm sai lạc ý nghĩa, Cốt cách là ở lịng thành.“Khâu Tuấn
nói: "Tế lễ để tỏ lịng thành kính, chứ không cối ở lễ vật. Lễ phải tùy nghi, sao
đúng nghĩa là được; đừng câu nệ lấy lễ vật ngày nay để cúng thần đời trước"” [19].
Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của
tất cả con người. Ngoài những nén hương dung ngọn lửa nóng để đốt cháy lên,
chúng ta cịn có thể dung đức tin của mình thắp lên những nén “Tâm hương” – tức
là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có “năm thứ hương dùng để cúng dường chư
Phật: giới hương, định hương,tuệ hương, giải thoát hương, giải thốt tri kiến
hương”[20]
Nén hương cũng như đời người, vơ thường và ngắn ngủi. Tàn tro của hương
nhắc nhở chúng ta đừng để thời gian trơi qua uổng phí tháng ngày, làm được gì thì
hãy làm, giúp được gì thì hãy giúp, tha thứ được gì thì hãy tha thứ,… đừng để tàn
đi một cách vô thường mà không để lại gì cho đời, cho gia đình, xã hội.
“Nguyện đem lịng thành kính,
Gởi theo đám mây hương;
15


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Phảng phất khắp mười phương;
Cúng dường ngôi Tam Bảo”.[22]
Theo quan niệm của Thiên Chúa giáo: cũng dùng hương trong các ngày lễ
của mình. Người Thiên Chúa giáo xơng hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ,
trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã
mất... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại trầm

frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu. Đó là vì cổ nhân tin rằng những
lồi cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương
thơm của Đức Chúa Trời.trong sách Tân ước có ghi chép rằng, khi Chúa Giê-su
giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng
lên cho ngài - đó là 1. Vàng, 2. Hương Trầm và 3. Dầu thơm. Điều này chứng tỏ
hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng.

Hình 3.9. Ba món q dâng chúa Hài Đồng
Nguồn: Giuse Nguyễn Thể Hiện
/>Hương( nhang) có tác dụng thanh lọc khơng khí, xua đuổi muỗi và các loại
cơn trùng khác, nhờ đó khơng những thần linh khơng bị cơn trùng làm phiền mà
cịn có thể thực hành thiền định ít bị quấy rầy, ít bị phân tâm.
“Hương được đốt trong lễ tang để làm sạch thi thể người chết và cả trong lăng
mộ để tưởng nhớ người đã khuất. Nhiều người coi cái chết là một chuyến đi vào
thế giới khác và khói hương cho họ biết chúng sẽ ở lại trong trái tim và tâm trí của
những người bị bỏ lại phía sau”[23].
Trong đám cưới truyền thống, cơ dâu, chú rể cùng các cụ thắp hương trước bàn
thờ gia tiên. Điều này là để thông báo về đám cưới cho các thế hệ cũ và để yêu cầu
họ hỗ trợ tinh thần cho các cặp đôi mới cưới.
Mọi người thường thắp hương cầu may mắn trong kinh doanh. Một số chợ, cửa
hàng, nhà hàng và thậm chí cả cơng ty đều có bàn thờ để thắp hương. Đơi khi
người ta có thể nhìn thấy hương trước ơ tơ. Điều đó có nghĩa là người lái xe đang
cầu mong sự an toàn cũng như tài lộc.
16


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 3.10. Khai trương cửa hàng
Hình 3.11. Thắp nhang trước ơ tơ

Nguồn:banghieunhomalu.com
Nguồn: VnExpress.net
oto-moi-tap-tuc-it-nguoi-hieu-tai-viettruong-cua-hang-nhu-the-nao.html
nam-tintuc581593
Tóm lại, thắp hương là một cử chỉ chứa đầy tinh thần, nét văn hóa của người
Việt. Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong hàng triệu triệu gia đình Châu Á, là
mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật, hay các buổi lễ tưởng nhớ gia
tiên. Chính vì thế, chúng ta cần bảo tồn nét văn hóa đẹp này và tránh lạm dụng đốt
quá nhiều hương làm ảnh hưởng đến mơi trường và làm xấu đi hình ảnh vốn đẹp
đẽ lâu nay.
4. Cách đốt nhang của người Việt Nam.
Ở mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những phong tục tập quán khác nhau
như đối với các nước phương tây họ không chú trọng lắm về đời sống tâm linh
nhưng các nước phương đơng thì ngược lại . trong đó có Việt Nam ta – một đất
nước ln đề cao văn hóa tâm linh nên từ nghìn xưa ơng cha ta thường có câu “ có
thờ có kiêng có thiên có lành”. Phong tục thắp nhang cũng vậy , nó cũng có những
điều cần lưu ý như sau:
(1) Thắp hương vào dịp nào?
Từ ngày xưa hương được thắp vào những ngày lễ quan trong như: tết, đêm
giao thừa, các giỗ trong năm, đám tang, lễ gia tiên trong đám cưới, các lễ quan
trọng trong tôn giáo( vu lan, sinh nhật của đức phật, giáng sinh,…) hoặc có thể
thắp hàng ngày cũng được.

Hình 4.1 Bàn thờ cúng đám giỗ
Nguồn: />
Hình 4.3. Thắp nhang ngày Tết
Nguồn: />

Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”


thuy/cac-tuc-le-cung-gio-viet-namsam-le-van-khan-cach-cung-daydu.html

nhang-ngay-tet-net-dep-van-hoa-cuanguoi-viet.html

Hình 4.4. Thắp nhang trong đám
tang
Nguồn: vietnammoi.vn/
/>
Hình 4.5. Thắp nhang trong ngày
cưới
Nguồn: cuoihoilongphung.com
/>
Hình 4.6. Thắp nhang ngày Vu Lan
Nguồn: Anh Đức - Hồng Tuyết
Link: />
Hình 4.7. Thắp nhang đêm giao thừa
Nguồn:
/>
(2) Số lượng nén được thắp ?
Thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9 vì trong phong thuỷ và kiến trúc
phương Đông, số lẻ thường được “ưu ái” xuất hiện nhiều hơn cũng có nguyên do.
Xét về ý nghĩa, theo phong thuỷ, số lẻ là số dương – số dành cho người sống, còn
số chẵn là số âm – số dành cho người đã khuất:

18


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

 Thắp một nén hương: Là cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà

và được gọi là Bình an hương, cầu bình an, hạnh phúc, sức khỏe, mua may
bán đắt, may mắn

Hình 4.8 Thắp 1 nén hương
Nguồn: Sưu tầm và tham khảo GS.TS Cao Ngọc Lân
/> Thắp 3 nén hương: việc thắp 3 nén hương có nhiều ý nghĩa khác nhau như:
 Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng) .
 Tam Giới, Tam Hữu (Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới).
 Tam Thời chỉ thời gian (Quá khứ - Hiện tại - Tương lai).
 Tam Vô lợi học (Giới - Tuệ - Định).
 Tam Tài ( Trời, Người, Con của trời đất).
 Đối với Kito Giáo là nhất thể thánh thần ( Chúa Cha, Chúa Con, Chúa
Thánh Thần)
 Đạo Hindu là bộ ba Trimurti ( Brahma, Vishnu, Civa ).

Hình 4.9. Thắp 3 nén hương
Nguồn: OHayVn
/>
Hình 4.10. Ba ngôi Thiên Chúa
Nguồn: LM. Phạm Quốc Túy
/>19


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 4.11. Tam Bảo Đạo Phật (Phật Pháp - Tăng)
Nguồn: Hoavouu.com
/>
Hình 4.12. Bộ ba Trimurti
Nguồn: hanoitourist.vn

/>
“Trong lời nói thường ngày rằng “ Quá tam ba bận” hay “ Ba chìm bảy nổi”.
Số 3 là con số chỉnh ( hiểu là Theo việc thắp ba nén nhang là việc “ Nguyên
thể hoàn toàn” / Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh) nên việc thắp ba
nén nhang là việc thực hành nghi lễ…. rất chỉnh,bởi nó đã biểu thị sự tồn thể,
sự hồn thành- khơng thể thêm/ nên khơng cần them vào đó một/ vài nén
nhang nữa cũng đã trọn lịng kính tin”[24].
 Thắp 5 nén hương:
Thắp 5 nén hương chỉ về năm phương trời đất , năm hướng thần linh nói về
thiên địa ngũ hành.Trong phong thủy thì Ngũ hành là năm nguyên tố Kim –
Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Thơng thường thì trong một dịng họ, dịng tộc, quốc gia hay tập thể có việc gì
đó đại sự thì mới thắp năm nén hương vì điều này tượng trưng cho cầu Ngũ
phương, Ngũ thổ, Ngũ hành có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lịng thành của
người đại diện cho một dòng tộc, địa phương, đất nước, cầu mong cho “Quốc thái
dân an”, cầu mong những điều tốt đẹp.

20


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 4.13. Thắp 5 nén hương
Nguồn: Sưu tầm và tham khảo GS.TS Cao
Ngọc Lân
/>
Hình 4.14. Ngũ hành
Nguồn:
/> />
 Thắp bảy nén hương: Bảy nén hương này được gọi là Bắc đẩu Thất tinh

hương với tên gọi lần lượt là : Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên
Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang. Cách thắp 7 nén hương
cùng lúc để mời gọi Thần linh, Thiên tướng. Nếu không đến độ bất đắc dĩ thì
khơng nên dùng cách thắp hương này

Hình 4.15. Thắp 7 nén hương
Nguồn: Sưu tầm và tham khảo GS.TS Cao Ngọc Lân
/> Thắp 9 nén hương: được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3
hàng và 3 cột. Trên mời Ngọc Hoàng Thượng đế, dưới mời Thập Điện Diêm
vương.Cách thắp hương với 9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường
hợp bất đắc dĩ và hầu như khơng có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử
dụng.
21


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Có thêm nghĩa nữa đó là 9 vía của nữ giới( Bảy vía ở đàn ơng cai quản hai
tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy vía như ở nam
giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là
hai núm vú có vai trị quan trọng trong ni con. Hoặc là lỗ sinh thực khí và hậu
mơn như giải thích của Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hóa sử cương” (NXB
Tổng hợp Đồng Tháp tái bản năm 1998, thiên thứ ba, chương VI “Tín ngưỡng
và tế tự”).
Tác giả gọi là thất khiếu (7 lỗ) đối với đàn ông và cửu khiếu (9 lỗ) đối với
đàn bà. Hồng Quốc Hải, trong “Văn hóa phong tục” (NXB Phụ Nữ, 2005,
chương “Việc tang việc hiếu”) thì cho rằng đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục
để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (như đàn ông).

Hình 4.16. Thắp 9 nén hương

Nguồn: Sưu tầm và tham khảo GS.TS Cao Ngọc Lân
/>(3) Khi cúng tế, thì phải mở rộng cửa cho sáng, bật đèn sáng lên cho thống,
rót nước rót rượu mời rồi mới thắp hương. Mở cửa đón ơng bà tổ tiên, đón
tài lộc vào nhà, để cho bề trên có thể phù hộ độ trì cho tất cả thành viên
trong gia đình mình. Và tiếp nữa về yếu tố sức khỏe thì khi mở cửa, khơng
khí thống đãng thì sẽ đỡ mùi hương khói hương hơn là đóng kín cửa lại.

22


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

Hình 4.17. Thắp hương trong nhà
Nguồn: Hồng Hạnh- Trần Khánh
/>(4) Lựa chọn những cây nhang thẳng, khi cắm nhang phải thẳng, không được để
nghiên, không được cắm đại cho lấy lệ.Nên tránh gió mạnh khi đốt nhang vì dễ
làm nhang tắt, hương thơm của nhang bị cuốn đi nhang.
Nên để lưu ý đến khu vực bát nhang mỗi khi đốt vì có thể cuốn lửa gây
cháy.Nếu nhang bị tắt giữa chừng thì khơng nên rút nhang ra đốt lại mà để nguyên
đó và dùng bật lửa mồi cho cháy lại.

Hình 4.18. Cây nhang đứng thẳng
Nguồn: huongphucan.vn
/>
23


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

(5) Khi đốt nhang cần tịnh tâm và thành tâm khấn vái, nên cầu mong những điều

tốt đẹp cho mình và cả người khác.
(5)

(6) Khi mới lập bát hương chúng ta cắm chính giữa 3 nén, sau đó mỗi khi thắp
hương sẽ cắm vịng trịn ngồi cũng sát cạnh bát hương, khi cắm đủ vịng ngồi thì
ta cắm vào vòng tiếp theo cho đến khi vào tâm của bát là 3 nén chính giữa. Nhiều
nhà bây giờ bát hương chỉ cắm chen chúc nhau ở giữa nhưng hai bên bát hương
không cắm, và cắm nghiêng ngả như thế là không tốt, tượng bát hương sum suê
đầy đủ cũng giống quẻ Gia Nhân gia đình.quây quần ngồi bên bếp lửa hạnh phúc
bên nhau.
(7) Cách đốt nhang:
 Cách đốt nhang thường ngày:
 Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
 Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng
tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng,
không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.
 Cách đốt nhang ở chùa:
 Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
 Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối
chân hương.
 Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho “tâm hương”.
 Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát
hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường.
 Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương..
(8) Những điều cấm kị :
 Không đốt hương với số lượng cây là số chẵn.
 Không ăn mặt hở hang khi thắp hương.
 Không sử dụng hoa quả nhựa để thắp hương.
 không được xử dụng các loại hoa quả có gai để dâng hương.
 Khơng xử dụng nhang hóa chất để làm cầu nối tâm linh…..


24


Đề tài: ‘Tục thắp nhang trong văn hóa tâm linh người Việt.”

CHƯƠNG III : PHẦN TỔNG KẾT
1. Sơ lược nội dung:
Tục thắp nhang bắt nguồn từ Ai Cập và được các nước khác tiếp nhận trong
đó có cả Trung Quốc. Sau đó Việt Nam ta tiếp nhận tục thắp huong ( nhang) từ
Trung Quốc và cải tiến lại cho phù hợp với phong tục văn hóa truyền thống Việt
Nam.
Về ý nghĩa, tục thắp nhang mang rất rất nhiều ý nghĩa khác nhau từ giá trị
vật chất đến giá trị tinh thần. đặc biệt tục thắp nhang có sự ảnh hưởng rất lớn trong
văn hóa tâm linh Việt. Họ tin rằng khi thắp nhang và cầu nguyện thành tâm với bề
trên , ơng bà tổ tiên, những người đã mất,…. Thì họ sẽ được phù hộ độ trì, gắp
được nhiều may mắn, cảm thấy bình an trong tâm hồn. Tục thắp nhang cũng ảnh
hương trong văn hóa tính ngưỡng và tơn giáo việt Nam như Đao Phật, Thiên Chúa
giáo, …..
Về cách thức đốt nhang thì có rất nhiều cách và nhiều điều cấm kị ở Ttung
Quốc. Tuy nhiên khi Việt Nam tiếp nhận đã có sự giản đơn hơn rất nhiều trong
cách thức nhưng về mặt ý nghĩa thuần túy của nó thì vẫn khơng thay đổi.
Tục thắp nhang là một phong tục tốt thể hiện được mong muốn của người đi
trước giáo dục cho con cái ln phải sống có đạo đức để tốt đời đẹp đạo và mang
lại hạnh phúc cho xã hội. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn – giữ gìn -phát huy
phong tuc mà cha ông ta đã truyền lại qua biết bao thế hệ ( hơn hết là giới trẻ ).
Tuy nhiên ngày nay đời sống phát triển “ nhang sạch” khơng cịn nhiều và thay thế
vào đó là nhang cơng nghiệp( hóa chất) nên ta hãy hạn chế nó và đề cao việc đốt
nhang bằng “ Tâm”.
2. Cảm nhận cá nhân sau khi nghiên cứu:

Lời đầu tiên, em xin phép cảm ơn thầy đã đọc bài tiểu luận của em, trước khi
nghiên cứu đề tài này em đã có tìm hiểu qua sử sách và các tài liệu, hình ảnh
nhưng rất khan hiếm và chỉ mang tính chất chung chung chưa có sự rõ ràng về
nguồn gốc ra đời của tục thắp nhang .
Em có làm video ngắn phỏng vấn các bạn trẻ đã biết được kiến thức gì về
tục thắp nhang của nước ta. Và sau khi phỏng vấn thì hầu như các bạn có biết
nhưng rất sơ sài và khơng chắc. về nguồn gốc nhưng về mặt ý nghĩa thì có khá
nhiều bạn biết , các bạn cũng rất đề cao phong tục của nước ta.

25


×