LỜI MỞ ĐẦU
Honda là một trong những thương hiệu sản xuất ôtô, xe máy nổi tiếng trên
thế giới từ nhiều năm nay. Riêng tại Việt Nam, trong suốt 14 năm hoạt động,
công ty Honda Việt Nam đã từng bước gây dựng hình ảnh của mình trong lòng
người tiêu dùng Việt với khẩu hiệu hết sức nhân văn: “Tôi yêu Việt Nam”. Với
các sản phẩm chất lượng bền, tiết kiêm nhiên liệu và giá cả phải chăng, xe máy
Honda đã nhanh chóng chiếm được niềm tin, sự ưa chuộng của người tiêu dùng
Việt Nam. Bằng chứng rõ nét nhất là hiện nay Honda là thương hiệu xe máy
chiếm hơn 50% thị phần tiêu thụ xe máy của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, công ty Honda Việt Nam đã gây ra
không ít tranh cãi trong dư luận khi để xảy ra hiện tượng giá xe máy Honda ở
các đại lý ủy nhiệm (Head) của công ty này cao hơn nhiều so với giá niêm yết.
Nhiều ý kiến, lí do, bàn luận đã được đưa ra; song đâu mới là nguyên nhân cuối
cùng. Liệu có phải do chính sách để các Head tự quyết định giá bán của Honda
Việt Nam?
Mong muốn tìm hiểu vấn đề này, chúng em quyết định chọn đề tài:
“NHẬN ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA XE MÁY HONDA VIỆT NAM”
làm đề tài tiểu luận của nhóm. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
thầy và các bạn để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA XE MÁY HONDA
VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÃNG HONDA VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Honda Việt Nam
Tháng 3/1996, Công ty Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đây là công ty liên doanh giữa Công ty
Honda Motor Nhật Bản (42% cổ phần), Công ty Asian Honda Motor Thái Lan
(28% cổ phần) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam
(30% cổ phần).
Tháng 3/1998, Honda đã khánh thành nhà máy đầu tiên của mình, được
đánh giá là nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 1
triệu xe/ năm. Tháng 8/2008, nhà máy sản xuất thứ 2 chuyên sản xuất xe tay ga
và xe số cao cấp với công suất 500 nghìn xe/ năm đã được thành lập. Như vậy,
tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất của 2 nhà máy là 1.5 triệu xe/ năm,
đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn
nhất khu vực và thế giới. Không chỉ kinh doanh xe máy, Honda Việt Nam còn
mở rộng sang lĩnh vực ô tô. Tháng 3/2005, Honda Việt Nam chính thức nhận
được giấy phép sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Chỉ sau 1 năm 5 tháng,
Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên với
công suất 10 nghìn xe/năm; và cho ra mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006.
2. Các hạng mục kinh doanh của Honda Việt Nam (xe máy, ô tô…)
2.1. Ô tô: Hiện Honda Việt Nam đã sản xuất và lắp ráp 2 dòng xe ô tô là
Civic và CRV. Nhà máy sản xuất ôtô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự
như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất
lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang
bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản
phẩm ôtô.
2.2.Xe máy:
Hiện Honda Việt Nam đang sản xuất và kinh doanh 10 dòng xe máy: SH
125/150cc, Air Blade FI, Lead, Click Play 2010, Click Exceed 2010, Future X
FI, Future X, Wave 110 RSX/ 110 RS/ 110S, Super Dream, Wave α.
2
II. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA XE MÁY HONDA
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.Cơ sở của chính sách giá
1.1. Mục tiêu kinh doanh của Honda Việt Nam:
Với Honda toàn cầu: Nỗ lực tạo ra những đặc trưng làm nên sự khác biệt
trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất, mua bán, tiếp thị trên quy mô
toàn cầu, tập trung ở 3 điểm: “đẩy mạnh phát triển nền tảng toàn cầu”, “nỗ lực
giảm những tác động tới môi trường”, “nỗ lực đẩy mạnh những đặc trưng làm
nên sự khác biệt của Honda tại Nhật Bản”.
Với Honda Việt Nam: là một trong những thương hiệu lâu đời, nổi tiếng
trên thế giới, có mặt tại thị trường Việt Nam suốt gần 14 năm qua, công ty
Honda Việt Nam luôn theo đuổi mục tiêu: “cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng”, “kinh doanh gắn với an toàn xã hội”,
“phấn đấu trở thành một công ty được xã hội mong đợi”. Mục tiêu này đã và
đang được khẳng định trên thị trường Việt Nam khi thị phần của thương hiệu
này ngày càng chiếm áp đảo (50% thị phần xe máy Việt Nam), cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ đến đa số các tầng lớp, đối tượng người dân.
1.2. Nhu cầu thị trường:
Bước sang năm thứ 3 kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang chứng
kiến những thay đổi mạnh mẽ, tích cực trong xu hướng tiêu dùng của người dân.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Cty nghiên cứu thị trường TNS VN năm
2008, sự sẵn sàng chi cho tiêu dùng của người Việt Nam đã tăng mạnh, thể hiện
ở mức tiết kiệm trung bình đã giảm từ 17% năm 1999 đến 9% năm 2008.
Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới và nghiên cứu đồ sộ của Chương trình
so sánh Quốc tế về chi cho tiêu dùng, năm 2008 tạp chí Forbes đã trích ra một
bức tranh về sự phân cấp tiêu dùng ở 18 nước. Theo đó, mức chi tiêu cho giao
thông của người dân Việt Nam là 10% trên tổng thu nhập, đứng thứ 5/18, cùng
hạng với Úc và Phần Lan. Trong đó, nhu cầu về sản phẩm xe máy của người dân
Việt Nam là rất lớn. Số liệu thống kê từ Hiệp hội xe đạp xe máy Việt Nam cho
thấy, năm 2006 cả nước tiêu thụ 2,2 triệu xe máy; năm 2007 là 2,5 triệu xe.
Theo dự báo của Viện chiến lược – chính sách Công nghiệp, đến năm 2010 cả
3
nước có khoảng 25 triệu xe máy, 2015 là 31 triệu xe và 2020 là khoảng 35 triệu
xe. Tức là trong 15 năm nữa, lượng xe máy sẽ tăng gấp đôi hiện nay.
Cùng với những thay đổi tích cực đó trong tiêu dùng của người Việt Nam,
hãng Honda Việt Nam cũng đã chứng kiến nhu cầu về sản phẩm xe máy Honda
tăng mạnh mẽ trong suốt gần 14 năm qua.
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2001
2002
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Mức
tiêu thụ
xe máy
Honda
Biểu đồ: Mức tiêu thụ xe máy Honda ở Việt Nam tăng qua các năm 2001 - 2009
1.3. Môi trường cạnh tranh:
Trên thị trường xe máy Việt Nam những năm gần đây luôn luôn tồn tại cuộc
chạy đua sôi động và quyết liệt giữa HVN, Yamaha Việt Nam và các hãng xe có
tiềm lực đáng kể như Piaggio, SYM, Suzuki, Trung Quốc, T&T, Kimco,…
Hiện tại, tại Việt Nam, Honda vẫn chiếm được thị phần xe máy lớn nhất là
khoảng 50%. (Theo điều tra của nhóm chúng tôi, trong số 150 người được hỏi
thì có tới 77% là những người đã và đang sử dụng xe máy Honda).
Các hãng xe cạnh tranh quyết liệt trong việc tung ra sản phẩm mới:
Cạnh tranh với SH của Honda là dòng xe tay ga cao cấp Vespa của Piaggio.
Khi mới ra đời, Nouvo của Yamaha vẫn được coi là đối thủ cạnh tranh “đáng
gờm” của Honda AirBlade, tuy nhiên sau này Sky Drive của Suzuki hay Joyride
của SYM cũng trở thành những đối thủ cạnh tranh cùng chiếm lĩnh thị trường
của các dòng xe này. Lead của Honda Việt Nam cũng phải cạnh tranh với SCR
của Honda Trung Quốc khi chúng khá giống nhau về kiểu dáng và chênh lệch
giá cả không lớn. Hai dòng xe này sau khi được tung ra thị trường đều đạt được
doanh số bán ấn tượng, thậm chí còn rơi vào tình cảnh cháy hàng.
4
Gắn liền với sản phẩm là giá. Sự cạnh tranh về giá cũng tạo ra một áp lực vô
cùng lớn cho bất cứ một hãng xe máy nào. Dưới đây là bảng giá so sánh một số
sản phẩm của hai hãng sản xuất xe máy lớn Honda và Yamaha tại Việt Nam.
STT
HONDA YAMAHA
Loại xe
Giá xe (VND, gồm
thuế GTGT)
Loại xe
Giá xe (VND,gồm
thuế GTGT)
XE GA
1 SH 125cc/150cc
99.990.000
121.990.000
BW’s 125 60.000.000
2 Air Blade FI 31.990.000 Nouvo 135 (LX) 32.500.000
3 Lead
30.990.000
31.490.000
Lexam
25.000.000
26.500.000
4 Click Play 2010 26.490.000 Mio Classico 22.000.000
5
Click Exceed
2010
25.990.000 Mio Ultimo
20.000.000
22.000.000
XE SỐ
6 FutureX FI
26.990.000
27.990.000
Jupiter
23.600.000
26.000.000
Exciter
34.200.000
33.700.000
7
Wave 110 RSX
16.990.000
18.990.000
Sirius
16.500.000
18.900.000
Taurus 15.790.000
(Nguồn: ; )
5
Các hãng xe cạnh tranh về quy mô sản xuất
Ngày 29/6/2007, Yamaha Việt Nam đã cho động thổ nhà máy sản xuất xe
máy thứ 2 của mình tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội với tổng số vốn đầu tư
hơn 43 triệu USD. Gần 2 tuần sau sự kiện trên, ngày 18/7/2007, Honda cũng đã
công bố xây dựng thêm nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của mình tại Vĩnh Phúc,
Hà Nội với tổng vốn đầu tư khoảng 65 triệu USD. Sau khi nhà máy này đi vào
hoạt động, công suất sản xuất xe máy của Honda Việt Nam lên đến 1,5 triệu
chiếc/năm. Nhà máy này sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm xe tay ga, thậm chí
có thể là một số sản phẩm cao cấp hiện vẫn phải nhập khẩu như Dylan, SH hay
PS.
1.4. Phân tích SWOT:
Đối tượng phân tích: Công ty HVN ( thành lập tại Việt Nam từ năm 1996, là
hãng sản xuất xe máy đầu tiên gia nhập vào thị trường Việt Nam)
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Honda là hãng sản xuất xe máy tiên
phong gia nhập thị trường Việt Nam
- Nguồn tài chính mạnh đầu tư vào
việc nghiên cứu, phát triển kĩ thuật –
công nghệ, tin học hóa các hoạt động,
cơ sở hạ tầng.
- Giá cả phù hợp với thu nhập của
người dân VN
- Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao
- Quy mô DN lớn.
- Có bề dày kinh nghiệm trong các hd
sản xuất, phân phối, xúc tiến
- Là thương hiệu đã đi sâu vào lòng
người dân VN
- Mạng lưới đại lý, chi nhánh rộng
khắp.
- Công ty HVN không quản lý
được các đại lý ủy nhiệm (Head)
của mình.
- Vẫn có tình trạng khan hiếm
hàng.
- Honda quá tự tin với thương hiệu
của bản thân
6
CƠ HỘI NGUY CƠ
- Thị trường xe máy Việt Nam rất phát
triển.
- Nền kinh tế Việt Nam ngày một phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở
rộng quy mô của doanh nghiệp ở cả
thành thị và nông thôn
- Luật pháp Việt Nam hiện nay vẫn
chưa hoàn thiện nên Honda gặp khó
khăn trong việc hoạch định các chiến
lược phát triển.
- Việt Nam vẫn đang là nước có nền
KT chuyển đổi nên luôn có sự bất ổn
của thị trường.
- Luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết
liệt của các đối thủ mạnh khác như
Yamaha, SYM, Suzuki, Piaggio…
- Sự phát triển không ngừng của công
nghệ thông tin khiến NTD nhạy cảm
hơn với những biến động thị trường,
thông minh hơn trong tiêu dùng.
2. Chính sách giá của xe máy Honda trên thị trường Việt Nam và việc
đại lý ủy quyền tự quyết định giá của hãng Honda.
2.1. Chính sách giá
Honda đã áp dụng mức giá tương đối phù hợp với thu nhập trung bình cũng
như nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam. Hiện nay Honda đã có rất nhiều
các loại mẫu mã và hầu hết các dòng sản phẩm của Honda đều đang trong
khoảng từ 10 triệu đến 35 triệu tạo cho người dân Việt Nam những cơ hội chọn
lựa dòng xe phù hợp với nhu cầu và điều kiện của cá nhân.
Giá xuất xưởng của các dòng xe máy Honda khá ổn định trong các năm, mặc
dù xu hướng chung là tăng do tình hình giá cả tăng của thị trường nói chung và
giá tăng tương ứng với sản phẩm mới hay cải tiến với nhiều tính năng, kiểu dáng
ưu việt hơn.
7
Các sản phẩm tung ra thị trường của Honda Việt Nam thể hiện sự phân khúc
thị trường khá rõ ràng, hướng tới mọi đối tượng và do đó, giá cả cũng được định
cho phù hợp với từng dòng xe và đối tượng khách hàng.
1. Wave 110S : giá trung bình là 15.000.000 đồng , hay xe Wave anpha với
giá 13.690.000 “ xe cho tất cả mọi người”
2. 12/2009, dòng xe Super Dream cải tiến mới xuất hiện, “hướng tới khách
hàng lâu năm” với giá cũng bình dân là 16.390.000 (giá cũ là 15.900.000).
3. Năm 2009 và đầu năm 2010, Honda đã tung ra nhiều dòng xe mới hướng
tới khách hàng là giới trẻ với kiểu dáng thời trang, khỏe mạnh với giá cả
hợp lý như: dòng xe Wave 110RS với giá trung bình là 16.000.000; xe
Wave 110 RSX với phong cách Rock, giá trung bình là 17.000.000. Và
đầu năm 2010 là dòng xe tay ga Click Play nhiều màu sắc có giá trung
bình là 26.490.000.
4. Xe tay ga Click Exceed hướng tới đối tượng phụ nữ công sở với giá
25.990.000.
5. Dòng xe ga cao cấp, hiện đại với giá cả rất cạnh tranh so với các hãng
khác như Lead với giá trung bình là 31.000.000; xe Air Blade FI mới với
giá 31.990.000.
6. Dòng xe ga đẳng cấp với giá cũng thể hiện sự đẳng cấp: xe SH 125cc có
giá 99.990.000 và SH 150cc với giá 121.990.000.
Tuy nhiên, Honda Việt Nam lại để cho các đại lý phân phối chính hãng của
mình hoàn toàn quyết định giá bán mà không hoặc ít có sự can thiệp điều chỉnh,
nên đã gây ra những bức xúc lớn trên thị trường do giá bán tăng quá nhiều so
với giá xuất xưởng trong thời gian qua.
8
2.2.Các đại lý ủy nhiệm của Honda tự quyết định giá
2.2.1 Thực trạng các đại lý ủy nhiệm của Honda tự quyết định giá
Năm 2009 là một năm đáng nhớ của HVN khi để xảy ra tình trạng loạn giá
bán hàng. Gần như với tất cả các mẫu xe máy của HVN đều bị đội giá cao hơn
so với mức giá bán đề xuất. Nhưng điều đáng nói ở đây là tình trạng này không
phải xuất phát từ nhà sản xuất mà do mức chênh lệch giá quá lớn từ nhà máy
đến các nhà phân phối sản phẩm. Dưới đây là bảng so sánh giá xe Honda do nhà
sản xuất niêm yết và giá trên thị trường.
(Nguồn: />may/2009/04/35E21AF1/ )
9
Tên xe
Giá đề xuất
(đồng)
Giá thị trường ngày
21/4/2009 (đồng)
Air Blade 28.500.000 34.500.000 - 35.500.000
LEAD màu thường 30.990.000 35.000.000 - 36.000.000
LEAD màu ánh vàng hoặc ánh
hồng
31.490.000 38.000.000-39.000.000
Click 25.500.000 27.000.000
Click Play 25.990.000 28.000.000
Future Neo F1 (nan hoa) 26.000.000 26.500.000
Future Neo F1 (vành đúc) 27.000.000 27.500.000
Wave RSX (nan hoa) 15.900.000 16.700.000
Wave RSX (vành đúc) 17.900.000 18.900.000
Wave S (phanh đĩa) 15.290.000 16.900.000
Wave S (phanh cơ) 14.690.000 16.400.000
Wave Alpha 13.390.000 13.800.000
Mặc dù tăng giá bán như vậy nhưng khi ghi vào hoá đơn bán hàng thì tất cả
các cửa hàng đều ghi đúng giá do Honda quy định. Theo thông tin rất nhiều
người mua xe phản ánh lại họ cứ nghĩ đó là do cửa hàng ghi giá bán thấp để khi
nộp thuế trước bạ, tiền thuế sẽ giảm. Có đại lý còn thản nhiên tuyên bố với
khách hàng là do giá xe đã tăng. Việc tăng giá không chịu sự kiểm soát nên cửa
hàng nào muốn tăng bao nhiêu thì tăng dẫn đến tình trạng mỗi cừa hàng một giá,
gây cho khách hàng hoang mang không biết nên mua ở đại lý nào.
Cũng chính vì thế mà dư luận vẫn đang băn khoăn việc khan hiếm hàng chỉ
là do cung không đủ cầu hay chính các đại lý và hãng Honda là nguyên nhân
chính để gây nên tình trạng “khan hiếm ảo” này.
2.2.2. Nguyên nhân của việc các đại lý uỷ nhiệm của Honda tự quyết định giá
Xe máy không khan hiếm nhưng nhiều mẫu xe bán ra trên thị trường tăng giá
mạnh so với giá nhà sản xuất công bố. Sau năm 2008, khi các nhà máy lắp ráp
xe tay ga đã đi vào hoạt động, Honda hoàn toàn có khả năng nâng lượng cung xe
máy Honda lên, từ đó có thể ít nhiều giảm thiểu sự thiếu hụt. Và hơn thế sau một
thời gian dài làm quen với thị trường xe tay ga ở Việt Nam, hãng xe Honda cũng
sẽ phải hiểu hơn về thị trường này cùng với đó là những kế hoạch dài hạn trong
sản xuất. Chính vì thế tình trạng khan hiếm xe về lý phải giảm đi rất nhiều.
Hơn ai hết, các nhà sản xuất có uy tín đều hiểu rằng, các nhà phân phối là
cánh tay nối dài, là bộ mặt của họ trên thị trường. Có thể khẳng định rằng, với
thương hiệu của Honda tại thị trường nội địa, và trong điều kiện sản xuất bình
thường, cung - cầu cân bằng, HVN hoàn toàn có khả năng yêu cầu nhà phân
phối bán đúng giá yêu cầu. Vậy, tại sao HVN chưa có động thái nào rõ ràng,
mạnh tay để bình ổn giá xe máy trên thị trường nội địa?
Nguyên nhân có thể là:
Họ quá tự tin vào thương hiệu Honda xe máy: Với chất lượng Honda toàn
cầu, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với các điều kiện giao thông ở Việt
Nam, rõ ràng sản phẩm của HVN đã chiếm trọn cảm tình của khách hàng Việt
Nam, không những thế mà sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy của HVN cũng
rất được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia, Indonesia,
Philippines,... Tính đến 2006, HVN đã xuất khẩu được hơn 163.000 xe máy
cùng với động cơ và phụ tùng xe máy, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 96 triệu
10
USD. Con số này đã đưa HVN trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc
xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy Việt Nam (bắt đầu xuất khẩu từ tháng
5/2002) và luôn dẫn đầu về cả số lượng và kim ngạch. Chính những thành tích
vượt bậc này đã tạo ra tiền đề để HVN tự tin vươn lên và ngày càng phát triển.
Tuy vậy, tự tin quá mức dẫn tới khinh suất. Honda dường như chưa cảm thấy
nguy cơ mất thị phần của dòng xe tay ga cao cấp của họ, ngay cả khi một số
khách hàng không nhỏ đã có cảm giác tức giận do vụ giá bán xe Lead.
Họ muốn bảo vệ quyền lợi của các nhà trung gian phân phối: Một quy luật
tất yếu trong phân phối, đó là sản phẩm có thị trường càng mạnh, thì tỷ suất lợi
suất càng nhỏ. Honda không ngoại lệ. Điều này dẫn đến một trận chiến giành
giật thị phần ngay trong nội bộ trung gian phân phối, những người luôn có xu
hướng muốn bán các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Từ đó, ảnh hưởng
tới doanh số, thị phần, sự ưu tiên dành cho sản phẩm thương hiệu mạnh. Hiện
tượng sốt giá là một trong các kỹ xảo để gia tăng lợi nhuận cho nhà phân phối,
qua đó hút vốn kinh doanh, gia tăng sản lượng cho nhà sản xuất.
Họ muốn bảo vệ các dòng xe còn lại: Vào website của Honda, chúng ta sẽ
thấy một dãy sản phẩm đa dạng, từ mức giá 13.390.000 VND (Wave) tới
31.490.000 VND (Lead). Trong dãy sản phẩm đó, có 2 dòng xe bán rất chạy, sát
với giá Lead, đó là Future (27.990.000 VND) và Blade 29.500.500 VND). Nếu
giá của Lead được bán đúng giá, hoặc thấp hơn giá quy định, chắc chắn sẽ xảy
ra hiện tượng Lead lấy đi chính thị phần của Future và Blade, thay vì chiếm lĩnh
thị phần của các dòng xe cạnh tranh (Yamaha, Suzuki, SYM), thậm chí, kể cả
dòng SCR của Honda Trung Quốc. Đó là điều HVN, hoàn toàn không mong
muốn xét về tổng thể.
Nguyên nhân cuối cùng: họ muốn hâm nóng hình ảnh bằng cách tạo
cơn sốt trên thị trường. Một số ý kiến cho rằng HVN cố tình tạo ra sự khan hiếm
giả tạo. Đó là chiêu kinh doanh của họ. Cách làm này đem lại cái lợi là HVN giữ
vững được sản lượng bán hàng dành cho những dòng xe lạc mốt, ít được ưa
chuộng, còn với các cửa hàng là kiếm được lợi nhuận cao dòng xe bán chạy, bù
đắp phần nào lợi nhuận thấp ở dòng xe bán chậm. Nếu mỗi tháng sản xuất đúng
10.000 xe như công bố thì chắc chắn không có chuyện thiếu xe và giá bị đẩy lên
cao. Nhưng thực tế là tình trạng thiếu hàng, khan hiếm xe mới vẫn luôn xảy ra
đều đặn, cộng thêm việc ra mắt với một mức giá cao ngất ngưởng có thể xem
11