Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng thông qua tiết kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.07 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU

Trong những ngày đầu khai sinh đất nước Đảng và Nhà nước ta đã xác định
vận mệnh của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục. Sinh thời
Bác Hồ nói : “Một dân tộc dốt có nghĩa là một dân tộc yếu”, Người cũng đã
nhấn mạnh :

“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”

Ở thời đại ngày nay , khi nhân loại đã bước sang thế kỷ mới cùng với sự phát
triển của khoa học cơng nghệ thì tiềm năng trí tuệ trở thành động lực thúc
đấy sự phát triển của một đất nước .
Trong sự nghiệp giáo dục bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, cũng giống như trồng cây muốn cho cây phát triển
khoẻ mạnh, xanh tốt thì phải chăm bón ngay từ khi cây nhú mầm. Thật vậy ở
tuổi thơ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, lứa tuổi đang hình thành những phẩm
chất cá nhân, nếu được gia đình, cơ giáo quan tâm chăm sóc, giáo dục tốt từ
nhỏ chắc chắn sẽ tạo luyện những trẻ đó lớn lên như hứa hẹn cho đời biết bao
tài năng sáng tạo, biết bao con ngoan trị giỏi và trở thành những cơng dân tốt
giúp ích cho đất nước.
Trong q trình phát triển tồn diện nhân cách con người nói chung và
trẻ mầm non nói riêng thì ngơn ngữ có một vai trị rất quan trọng đặc biệt
khơng thể thiếu được. Ngơn ngữ có vai trị là một phương tiện hình thành và
phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá và nhận thức về mơi trường xung quanh, thơng qua cử chỉ và
lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong mơi
trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, cơng dụng của các sự
vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngơn ngữ trẻ nhận biết ngày càng
nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày.


Đặc biệt nhờ có ngơn ngữ, thơng qua các câu chuyện trẻ dể dàng tiếp nhận
1


những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Nó ảnh
hưởng rất lớn đến q trình phát triển trí tuệ , đạo đức, thẩm mỹ của trẻ.
Thời kì lên 3 tuổi là thời kì phát cảm ngơn ngữ. Ở thời kì này trẻ ln
tích cực tham gia vào q trình giao tiếp. Trẻ nói nhiều và thường xun tìm
đến người lớn để thoả mãn nhu cầu nhận thức bằng giao tiếp, vì vậy ở giai
đoạn này số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ 22 tháng tuổi và 30 tháng
tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như
tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động
cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các
mối quan hệ. Tuy nhiên lời nói của trẻ lại mang tính tự trị - tức là ít giống với
lời nói của người lớn. Tính tự trị của ngơn ngữ biểu hiện ở sự phát âm chưa
chính xác, âm của trẻ phát ra thường méo mó, lệch âm, sai âm, thừa âm, thiếu
âm; lời nói của trẻ thường gắn với một tình huống cụ thể riêng; lời nói khơng
thuận ngữ pháp. Chính vì vậy trong giao tiếp với trẻ ngươì lớn vừa trả lời trẻ
vừa dạy trẻ nói đúng chuẩn tiếng việt đúng như thành ngữ Việt Nam có câu “
trẻ lên 3 cả nhà học nói ”. Như vậy, đối với trẻ độ tuổi này chúng ta cần phải
giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại
câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ
nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các
đặc điểm, tính chất, cơng dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe
các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể
chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy nên tơi xin trình bày
“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua tiết kể
chuyện”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1. Thực trạng
*Thuận lợi:

2


- Trường mầm non Thị Trấn là trường đạt chuẩn quốc gia, được Đảng
uỷ - UBND Thị Trấn đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất : Mua sắm trang
thiết bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho 2 khu . Đặc biệt là khu B xây dựng lớp
học khang trang thuận lợi cho sự học tập vui chơi của trẻ .
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chun mơn của Phịng Giáo
Dục và của Ban Giám Hiệu nhà trường đóng góp ý kiến trực tiếp đến từng
giáo niên nên trong những năm qua đội ngũ giáo viên nhà trường đã từng
bước khẳng định về chun mơn nghiệp vụ của mình: Có kiến thức cũng như
vốn kinh nghiệm vững vàng trong vấn đề giáo dục trẻ , đã đầu tư vào bài dạy,
các hoạt động một cách tích cực.
- Trường mầm non Thị Trấn nằm ở khu trung tâm kinh tế-chính trị-văn
hố của huyện nên có nhiều bước phát triển, trình độ dân trí cao, nhận thức
của cán bộ và nhân dân về mầm non có những tiến bộ; quốc phịng an ninh
được giữ vững ... đã tạo điều kiện cho việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ .
- Bản thân tôi là giáo viên trẻ, năng động ln có tinh thần học hỏi, u
nghề mến trẻ .
- Phòng giáo dục tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm mỗi tháng 1 lần, tổ
chuyên môn thường xuyên sinh hoạt đã giúp cho tôi củng cố kiến thức của
mình , kịp thời nắm bắt cái mới .
*Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những mặt hạn chế :
- Việc thực hiện chương trình nhà trẻ vẫn còn nhiều lúng túng nhất là độ
tuổi 24 đến 36 tháng giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được

hoạt động, giao tiếp để phát triển ngơn ngữ.
- Giáo viên có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và biện pháp để
cho trẻ được tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ là rất ít. Khi tổ chức giờ kể
chuyện cho trẻ ( mơn học mà cơ có thể khai thác nhiều biện pháp giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ ) : + Giáo viên chưa biết linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ được thể
hiện hiểu biết của mình .
3


+ Hệ thống câu hỏi đàm thoại, giáo viên đưa ra hầu như tồn câu hỏi đóng,
trẻ khơng thể tư duy và ít sử dụng hệ thống câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Từ đó dẫn đến việc trẻ hay nói cộc lốc, thiếu lễ phép nếu giáo viên không kịp
thời uốn nắn cho trẻ.
- Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức là không đồng đều
đã gây khó khăn cho giáo viên trong q trình dạy trẻ .
Trong q trình dạy trẻ, bản thân tơi thấy rất lo lắng đến vấn đề này,
nếu như không kịp thời nghiêm túc thực hiện đúng chương trình quy định sẽ
dẫn đến hậu quả rất lớn đối với trẻ, bởi trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở gia đình đang ở
thời kì cần cung cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt
hơn.
Từ thực tế trên nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Một sô biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua tiết kể chuyện”
2. Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm 2010-2011
Qua việc khảo sát vấn đề phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở các nhóm , lớp
trong trường tơi thấy số trẻ nói ngọng , nói lắp , dùng từ địa phương cịn nhiều
. Đồng thời do người lớn khi tiếp xúc với trẻ luôn khen trẻ , nựng trẻ bằng
những từ chưa chuẩn như : Mẹ “ xương” con trai mẹ lắm ... đã khiến trẻ bắt
trước nói theo.
Trong q trình hướng dẫn trẻ vui chơi, học tập và hoạt động mọi lúc mọi nơi
tơi theo dõi và có kết quả khảo sát các nội dung như sau :

TT
1
2
3

Nội dung
Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với
cô và các bạn.
Trẻ diễn đạt được mong muốn
nhu cầu giao tiếp của mình.
Trẻ thể hiện được cảm xúc của
mình với cơ và các bạn .

Tổng

Khá giỏi

Trung

Yếu

ST

%

bình
ST %

20


15

75

4

20

1

5

20

14

70

5

25

1

5

20

15


75

4

20

1

5

ST %

4


Hiểu được một số tính từ đơn

4

giản gần gũi với trẻ .
Trẻ diễn đạt được từ câu rõ ràng

5

mạch lạc.

20

14


70

5

25

1

5

20

14

70

5

25

1

5

Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy kết quả đạt được trên trẻ
thấp.
Nguyên nhân :
- Tuy đã biết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
nhưng trong thực tế q trình chăm sóc giáo dục hầu như giáo viên chưa chú
ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo các tình huống cho

trẻ thể hiện những tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm các từ. Khi nói
chuyện với trẻ cơ hay nói nhanh và khơng chú ý tới việc sửa sai lỗi về từ, âm,
câu cho trẻ.
- Giáo viên đã chú ý luyện câu, từ cho trẻ song cịn nhiều trẻ nói thiếu,
nói lặp cơ khơng kịp thời điều chỉnh và sửa sai.
- Đối với trẻ thì hệ thống ngơn ngữ khơng được mở rộng do cơ đưa hệ
thống câu hỏi đóng, trẻ hay nói câu thiếu các thành phần nên kết quả phát
triển ngôn ngữ chưa cao .
- Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế nếu cô truyền đạt một
câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều.
Qua kết quả đó tơi miệt mài nghiên cứu tài liệu, các phương tiện thông
tin đại chung đồng nghiệp và đưa một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG

1. Tạo môi trường trong lớp để trẻ được hoạt động tích cực.

5


2. Giao tiếp với trẻ bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng. tuyệt đối khơng nói
sai từ, khơng nói tục, không nhắc lại những từ không đúng chuẩn tiếng việt .
3. Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ trong các giờ học, giờ chơi .
4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
5. Phơí kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
6. Tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều. Chú ý đến trẻ cá biệt, chậm phát
triển.
7. Đưa hệ thống câu hỏi phù hợp qua tiết dạy nâng cao chất lượng giờ

dạy kể chuyện.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC

Với trẻ 24 đến 36 tháng tuổi rất thích nghe kể chuyện và rất hứng thú với
hoạt động này. Chính vì vậy mà tơi muốn thông qua giờ kể chuyện để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện như sau:
*Biện pháp 1 : Tạo môi trường trong lớp để trẻ được hoạt động tích cực.
Tạo mơi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong trương trình
giáo dục mầm non mới .
Hiện nay nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tơt thí sẽ kích
thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được
rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng
cách đưa hình ảnh các nhân vật câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một
số góc trong và ngoài lớp thể hiện trên mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số
bộ truyện tranh ngồi chương trình để đưa vào giảng dạy , vận động phụ
huynh đóng góp truyện tranh đua vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường
ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không
gian to đã giúp trẻ dễ tri giác , trẻ được thảo luận , bàn bạc về câu chuyện đó .
Từ đó trẻ biết vận dụng vào để phát âm chính xác các hình ảnh đó một cách
dễ dàng , tăng thêm vốn từ cho trẻ , qua đó trẻ có thể kể lại các câu chuyện
đó. Ngoài việc tạo những bức tranh trên các mảng tường tơi cịn đi sâu làm

6


một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động : Con rối, dùng xốp cắt hình các
con vật , cây hoa có trong chuyện cho trẻ tự chon và phát âm .
Tơi ln tận dụng diện tích phịng học , chú ý bố trí, sắp xếp các học
cụ đội hình để tạo mơi trường học tập thoải mái cho trẻ .
Điều đặc biệt hơn nữa tôi đã đầu tư suy nghĩ và làm các loại rối tay cho

trẻ hoạt động . Qua đó tơi thấy trẻ rất thích thú với những tiết kể chuyện bằng
rối tay , trẻ tích cực tham gia trả lời các câu hỏi cô đưa ra và ngôn ngưc của
trẻ cũng tăng lên rõ rệt .
Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ
chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng và phong phú đã giúp trẻ tham gia
vào hoạt động. Tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều
chỉnh và sửa sai, rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ .
Tạo mơi trường văn học cho trẻ hoạt động tích cực là một việc làm vơ
cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa , là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngơn
ngữ của trẻ. Địi hỏi cơ giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật
ngộ nghĩnh, đáng yêu đồng thời cũng phải biết hướng lái , gợi mở cho trẻ có
cảm xúc tích cực khi tham gia vào hoạt động. Qua nội dung bức tranh ,các
nhân vật,các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ
dùng đó. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và
đa dạng.
*Biện pháp 2. Giao tiếp với trẻ bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng. tuyệt đối
khơng nói sai từ, khơng nói tục, khơng nhắc lại những từ khơng đúng
chuẩn tiếng việt.
Ở lứa tuổi của trẻ ln thích được cơ u thương gần gũi,mội hành
vi,lời nói của cơ ln được trẻ lưu tâm.Vì vậy cơ ln chuẩn mực trong giao
tiếp ,xưng hơ dịu dàng với trẻ,trẻ hỏi gì phải trả lời rõ ràng,tơn trọng lời nói
của trẻ,lắng nghe ý kiến của trẻ. Ơng cha ta từng nói: “ Thỏ thẻ như trẻ lên
ba” hoặc “ Trẻ lên ba cả nhà học nói” vì thế ở lớp cơ giáo luôn phải là người
gương mẫu trong giao tiếp.
7


Trong q trình giao tiếp với trẻ hàng ngày tơi ln giao tiếp bằng lời
nói mạch lạc, rõ ràng, tuyệt đối khơng nói sai từ, khơng nói tục, khơng nhắc
lại những từ không đúng chuẩn tiếng việt. Trong mỗi câu chuyện tơi cho trẻ

phát âm từ khó để trẻ được luyện cơ quan phát âm và cho trẻ luyện nói nhiều
theo mẫu câu khi trẻ trả lời câu hỏi đồng thời tơi cung cấp từ mới cho trẻ.
Ví dụ : Khi cho trẻ làm quen với câu chuyện “Quả thị ” tôi cho trẻ làm quen
với từ “ Lạch bạch” tôi cho trẻ phát âm nhiều lần và sữa lỗi phát âm để trẻ
phát âm đúng
*Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ trong các giờ học, giờ
chơi
Xây dựng nề nếp cho trẻ trong giờ học,giờ chơi để từ đó trẻ có thói quen
trong các hoạt động một cách cụ thể và rõ ràng, giờ nào việc đó. Tơi tổ chức
thực hiện bằng các biện pháp cụ thể sau: Ổn định tổ chức,rèn nề nếp thói quen
cho trẻ.
Bản thân tơi ln quan tâm tìm hiểu qúa trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ
24 đến 36 tháng tuổi để tìm ra biện pháp phát triển ngơn ngữ phù hợp với đặc
điẻm của trẻ lớp mình : Do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ
còn phát âm chưa chuẩn, còn mắc nhiều lỗi như con hươu - con hoi ; cơmchơm ; cá-chá... Đặc biệt ở độ tuổi này sự sắp xếp từ trong câu của trẻ còn bị
đảo ngược như : “Cổ đốt rơm con”, “Con ăn cháo bồ câu chim”...Chính vì vậy
trong q trình dạy trẻ tơi thường xun cung cấp vốn từ , luyện lỗi phát âm ,
đặt câu hỏi có kết cấu c-v rõ ràng để trẻ được học nói theo mẫu câu . Chẳng
hạn như khi cho trẻ làm quen câu chuyện “ Cây táo” tôi đặt câu hỏi : Ai trồng
cây táo ? (Ông trồng cây táo ) Ai tưới nước cho cây ? ( Em bé tưới nước cho
cây)
Sự phát triển nhận thức của trẻ không đồng đều,tơi đã quan tâm và chia
trẻ ra làm hai nhóm để có biện pháp và hình thức giúp trẻ phát triển đồng
nhất.tơi đã quan tâm đến những chẳ yếu, đặt ra hệ thống câu hỏi mang tính
8


chất “Đồng tâm phát triển” đưa ra những câu hỏi từ dễ đên khó,từ đơn giản
đến phức tạp để trẻ hứng thú say mê tham gia trả lời câu hỏi.Những cháu yếu
tôi cho nhắc lại từ nhiều lấn để củng cố và khắc sâu vốn từ ...

Bên cạnh đó tơi còn vận dụng được trò chơi : “ Thăm nhà bạn” vào tiết
học “ Thỏ ngoan” . Trò chơi được tiến hành như sau :
• Mục đích : Nhằm củng cố phát triển ngơn ngữ cho trẻ
• Chuẩn bị : Mỗi trẻ một mũ để đóng giả các con vật : con gà , con
mèo,
con vịt ; Vẽ một số vòng tròn vừa đủ cho trẻ đứng vào . Mỗi vịng trịn tượng
trưng cho một ngơi nhà của con vật
• Cách chơi :
- Cô đi đến một “ngôi nhà” gõ cửa và hỏi : “ Có ai ở nhà khơng ? ”
- Trẻ đứng trong vịng trịn đó giả làm con vật ở trong nhà trả lời : “meo
meo ...mèo hoa đây ạ ! Ai đến thăm nhà tôi đấy ? ”
- Cơ nói : “ cục ta cục tác tôi đến thăm bác đây ”
- Trẻ mời : “ Chào bác gà mái , mời bác vào nhà tôi chơi ”
Cô hướng dẫn trẻ chơi , khi trẻ đã thành thạo cô để trẻ tự chơi
Qua việc làm như trên tôi thấy ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt,phát huy được
tính độc lập,sáng tạo của trẻ,giúp trẻ ở lớp phát triển đồng nhất và cảm thụ
câu chuyện sâu sắc hơn.
*Biện pháp 4. Tổ chức hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi nơi :.
Ngồi việc dạy trên tiết học chính tơi cịn tổ chức cho trẻ học ở mọi lúc
mọi nơi như: Thơng qua hoạt động góc,hoạt động ngồi trời và thông qua các
môn học khác.
* Thông qua hoạt động góc:
Ví dụ: Ở chủ đề: Gia đình thân u của bé
- Góc thao tác vai: Tổ chức cho trẻ chơi bán hàng: Để trẻ trao đổi giữa người
mua hàng và người bán hàng.
- Góc thư viện :Cho trẻ xem tranh truyện
9


* Thơng qua hoạt động ngồi trời:

Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tự nhiên ,thoải mái nhất.Qua
dạo chơi tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên,trẻ được nhìn thấy,sờ
thấy các sự vật hiện tượng thiên nhiên sống động khơi gợi và làm giầu hơn
vốn từ cho trẻ,tạo điêù kiện cho trẻ vận dụng những hiểu biết của mình vào
cuộc sống và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.
*Thông qua môn học khác:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí,cùng với trí nhớ của trẻ đang trên đà phát
triển- đặc biệt làchú ý chưa chủ định chiếm ưu thế- trẻ dễ nhớ,chóng
qn,thích học nhưng lại nhanh chán.Vì vậy với phương pháp và hình thức
lồng ghép phù hợp với nội dung từng bài học tạo cho trẻ sự vui tươi trong các
giờ học khác trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng hơn.
*Biện pháp 5. Phơí kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà
trường.Vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp
khơng thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.
- Hàng tháng giáo viên tuyên truyền với phụ huynh qua các bảng biểu nêu lên
các nội dung chủ đề.Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển
như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngơn ngữ của trẻ tại gia
đình .
Tơi thường trao đổi với phụ huynh nên dành thời gian nhiều hơn để tâm sự
với trẻ để lắng nghe trẻ nói.Khi trị chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc
tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ.
Cha mẹ người thân cố gắng phát âm đúng,khơng nên bắt chước những từ trẻ
nói ngọng mà cần phải sửa ngay cho trẻ để trẻ nói đúng.
Khuyến khích và tuyên truyền với phụ huynh cung cấp vốn kinh nghiệm sống
cho trẻ .Tránh khơng nói tiếng địa phương và tránh không cho trẻ nghe những
ngôn ngữ không chính xác.
10



*Biện pháp 6. Tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều .Chú ý đến trẻ cá biệt,
chậm phát triển.
Trong quá trình dạy trẻ tơi ln tạo điều kiền để trẻ được nói nhiều , được
thể hiền hiểu biết của mình như tơi đặt câu hỏi gợi mở , cơ đóng vai trò là
người hướng dẫn uốn nắn để trẻ tự do nói lên suy nghĩ của mình theo hướng
đúng . Đặc biệt tôi luôn quan tâm chú ý đến những trẻ cá biệt, chậm so với trẻ
khác : đối với cháu có tính nhút nhát ngại nói , ngại phát biểu tơi động viên
khuyến khích để trẻ dần hồ nhập vào hoạt động với các bạn , đối với trẻ nói
chậm tơi cho trẻ ngồi gần hướng dẫn để trẻ nói nhiều từ hơn ....
Ví dụ như trong lớp tơi có cháu Thuỳ phát âm rất kém có khi cháu nói
khơng thành lời cứ lí nhí trong cổ họng tơi xếp cháu ngồi gần chỗ tôi nhất để
hướng dẫn trẻ phát âm hay trả lời câu hỏi của tơi
Cịn đối với trẻ khác phát âm chuẩn hơn tôi sử dụng câu có kết cấu chủ vị để
trẻ trả lời và nhắc lại lời của tôi .
*Biện pháp 7. Đưa hệ thống câu hỏi phù hợp qua tiết dạy nâng cao chất
lượng giờ dạy kể chuyện.
Nghiên cứu kĩ yêu cầu của giờ kể chuyện kể cả về kiến thức, kĩ năng và
giáo dục đạo đức. Từ đó đưa ra phương pháp, hệ thống câu hỏi, đồ dùng phục
vụ giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Ví dụ : Để phát triển ngơn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi trong giờ
kể chuyện “ Thỏ con không vâng lời” đạt kết quả cao tơi đã tiến hành như sau:
I- Mục đích u cầu
* Kiến thức : Trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật và hành động chủ yếu của
các nhân vật trong truyện . Hiểu trình tự nội dung câu chuyện
* Kĩ năng: phát triển ngơn ngữ cho trẻ : Nói rõ ràng, trả lời đầy đủ câu hỏi của

* Thái độ : Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, cơ giáo; biết nói cảm ơn , xin lỗi
đúng lúc .
II- Chuẩn bị

11


* Chuẩn bị cho cô
- Truyện “ Thỏ con không vâng lời chạy trên phần mềm power point \
- Nhạc và lời bài hát “ Trời nắng trời mưa”
* Chuẩn bị cho trẻ : chiếu ngồi
III- Hướng dẫn
Hoạt động
HĐ1: Ôn
định

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô cho trẻ làm các chú thỏ - Trẻ vận động theo bài

tổ

con đi tắm nắng

chức

hát

“Trời

nắng

trời


mưa”
Cho bươm bướm xuất hiện và gọi
“ Thỏ con ơi ra vườn kia chơi đi ! Ở
đấy có cỏ này, có hoa này ! Thích
lắm! Thích lắm”
+ Các con xem ai đến rủ thỏ con đi Bạn bươm bướm đến rủ
chơi vậy ?

thỏ con đi chơi

+ Thỏ con có đi chơi với bươm Có ạ
bướm khơng ?
- Bạn Thỏ con và bạn bươm bướm Truyện “ Thỏ con không
xuất hiện trong câu chuyện gì?

vâng lời”

HĐ2 : Làm * Cơ kể chuyện
quen
thức

kiến - Cô kể diễn cảm lần 1 + trình chiếu Trẻ chú ý
câu chuyện trên power point
- Lần 2 + trình chiếu + điệu bộ minh
hoạ
- Cơ giảng nội dung câu chuyên + Trẻ chú ý
giáo dục trẻ : Thỏ con vì khơng nghe
lời mẹ dăn nên chạy đi chơi xa theo
bươm bướm , kết quả là thỏ con đã
bị lạc đường . Thỏ con ngồi khóc hu

12


hu... vì sợ . Cũng may lúc ấy có bác
gấu đi ngang qua nhìn thấy thỏ con
ngồi khóc bác đã đưa thỏ con về với
mẹ . Thỏ con cũng đã biết xin lỗi mẹ
vì đã khơng nghe lời mẹ , cảm ơn
bác gấu vì đã đưa mình về nhà .
Các con phải biết nghe lời bố mẹ và
người lớn tuổi . Các con cũng nên
bắt trước bạn thỏ con biết xin lỗi khi
mình làm sai và biết cảm ơn khi
được người khác giúp đỡ . Như vậy
chúng mình mới ngoan
Cơ cho trẻ đọc từ khó : bươm bướm
HĐ3 : Đàm - Cơ vừa kể chuyện gì ?

+ Truyện “Thỏ con

thoại

khơng vâng lời”
- Trong câu chuyện có những ai?

+ Thỏ con, thỏ mẹ,
bươm bướm , bác gấu

- Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào ?


+ “Con ở nhà, chớ đi
chơi xa con nhé”

- Thỏ con trả lời mẹ thế nào ?

+“Vâng ạ ! con ở nhà
con sẽ không đi chơi xa
đâu”

- Ai đến rủ thỏ con đi chơi ?

+Ban Bươm bướm

- Chúng mình cùng làm Bươm +“Thỏ con ơi ra vườn
bướm rủ thỏ con đi chơi nào !

kia chơi đi! Ởđấy có cỏ
này, có hoa này! Thích
lắm! Thích lắm”

- Khi đi chơi với Bươm bướm thỏ +Thỏ con bị lạc đường
con làm sao ?
13


- Thỏ con khóc thế nào ?

+“Hu hu...mẹ ơi! mẹ
ơi!”


- Ai đưa thỏ con về nhà ?

+Bác gấu dắt thỏ con về

- Về đến nhà thỏ con nói gì với mẹ +Mẹ dặn con ở nhà con
và bác gấu ?

lại đi chơi xa con xin lỗi
mẹ! Cháu cảm ơn bác
gấu ”

HĐ4 : kết * Cô cho trẻ nghe kể chuyện trên Trẻ chú ý
thúc

máy 1 lần
*Cơ cho trẻ chơi trị chơi “ Con thỏ”

Trẻ chơi cùng cô

Cách chơi : Vừa đọc lời vừa vận
động

+ 1 tay chống hông 1tay

- Con thỏ, con thỏ

chỉ theo nhịp
+ Đưa 2 tay lên cao vẫy

- Tai dài , mũi đỏ


vẫy rồi 1 tay chỉ vào
mũi

- Con thỏ, con thỏ

+ 1 tay chống hông 1tay
chỉ theo nhịp

- Ăn cỏ ăn cỏ

+2

tay

- Chân thỏ, chân thỏ

miệng

vuốt

ngang

+Cúi người vỗ 2 tay vào
- Chạy nhanh , tung tăng

đầu gối
+ 2 tay đưa về trước ,

- Thỏ ơi, thỏ ơi


nhảy bật về trước
+ Nhảy nhanh và về ghế

C-KẾT LUẬN
14


I. KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU:

Bằng những biện pháp trên tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp
mình. Qua các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể
chuyện. Thơng qua đó mà việc phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao:

1
2
3
4
5

Trung

Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với 20

ST %
18 90

Yếu
bình
ST % ST %

2 10 0 0

cô và các bạn.
Trẻ diễn đạt được mong muốn 20

17 85

3

15 0

0

nhu cầu giao tiếp của mình.
Trẻ thể hiện được cảm xúc của 20

17 85

3

15 0

0

mình với cơ và các bạn .
Hiểu được một số tính từ đơn 20

16 80

4


20 0

0

giản gần gũi với trẻ .
Trẻ diễn đạt được từ câu rõ ràng 20

18 90

2

10 0

0

TT

Nội dung

Tổng

Khá giỏi

mạch lạc.
Kết quả khảo sát :
Trong khi nghe kể chuyện, kể lại chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. Vốn

từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu
phong phú và đa dạng.

Như vậy qua việc áp dụng các biện pháp tích cực nêu trên ta thấy kết quả
đạt được trên trẻ cao hơn hẳn so với việc thực hiên theo phương pháp cũ.Tỉ lệ
trẻ đạt khá ,giỏi tăng,tỉ lệ trung bình giảm và đặc biệt khơng cịn trẻ yếu kém .
Đặc biệt nổi bật lên có 30% số trẻ trong số các trẻ đạt loại khá giỏi có khả
năng ngơn nghữ rất tốt hiểu được lời nói của mọi người,biết trả lời các câu
hỏi,biết kể lại các câu chuyện đã được nghe.Vốn từ phong phú và dần hoàn

15


thiện theo độ tuổi của trẻ đó là niềm vui,niềm động viên lớn đối với tôi,giúp
tôi càng thêm yêu nghề mến trẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy dỗ các cháu.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Muốn giúp trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông
qua giờ kể chuyện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo
dục phù hợp. Vận dụng cấc biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến
trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ.
- Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ
bằng các thủ thuật như trò chơi, câu đố, thơ, hát, hò, vè....
- Đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ đề tài để có các phương pháp dạy
học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực
quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua các hoạt động ở mọi lúc,
mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lớp.Kết hợp chặt
chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
III. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ


• Đối với trường mầm non:
- Nhà trường cần tham mưa tốt với địa phương và phụ huynh để bổ sung thêm
về cơ sở vật chất,trang thết bị phục vụ việc dạy và học cho các lớp.
- Duy trì tổ chức các tiết thao giảng,các hội thi giáo viên giỏi bộ môn,làm
thêm đồ dùng đồ chơi bé khéo tay ở các lớp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đ ược đi tham quan các trường diển hình để học
hỏi kinh nghiệm
• Đối với phòng giáo dục :
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,các chuyên đề
cho giáo viên tiếp thu.Tun truyền các mơ hình điển hình,những giáo viên tổ
chức tốt tiết dạy kể chuyện .
16


- Cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho giáo viên tham khảo.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tơi qua thực tế giảng dạy. Trong q
trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót.Rất
mong được sự đóng gốp ý kiến của hội đồng xét duyệt SKKN các cấp và bạn
bè đồng nghiệp để SKKN của tơi được hồn thiện hơn, nhằm khơng ngừng
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Thị trấn,ngày 18 tháng 3 năm 2011.
Người thực hiện:

Lê Thị Mai

Tiểu ban khoa học trường mầm non Thị Trấn
Hà Trung nhất trí xếp SKKN của cơ
Lê Thị Mai được xếp loi : ....
thị trấn ngày 24 tháng 3 năm 2011
Trng tiểu ban


Phạm Thị Oanh

17



×