Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 213 trang )

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội
là một bộ phận hữu cơ của q trình đào tạo; có vai trị rất quan trọng trong
đánh giá chất lượng GD-ĐT, không chỉ là công cụ điều tiết q trình dạy học,
mà cịn là cơ sở để định hướng, xác định các điều kiện bảo đảm cho hoạt động
GD-ĐT; nhằm giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp có quyết định đúng đắn trong lãnh
đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là cán
bộ quản lý giáo dục, lực lượng nịng cớt, trực tiếp nghiên cứu, tham mưu, đề
xuất giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cơng tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT;
có vai trị quan trọng trong xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, cơ
quan vững mạnh toàn diện; hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện
các nội dung công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao; góp phần đổi mới
và nâng cao chất lượng GD-ĐT của các HV, TSQ quân đội.
Chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trực
tiếp quyết định chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp đảng
ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội về cơng tác khảo
thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, cũng như chất lượng triển khai, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ theo chức trách được giao. Do đó, nâng cao chất lượng
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT khơng chỉ là u cầu
khách quan, mà cịn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của QUTƯ, Bộ
Q́c phịng, đảng ủy các qn chủng, binh chủng, tổng cục, Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng, đảng uỷ HV,TSQ quân đội, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT đã được kiện tồn, củng cố và phát triển cả về số lượng, cơ
cấu và chất lượng ngày càng cao cơ bản đáp ứng được u cầu nhiệm vụ cơng


tác khảo thí và bảo đảm chất lượng GD-ĐT trong tình hình mới. Tuy nhiên,


6

trên thực tế nhận thức của một số cấp uỷ, cán bộ chủ trì ở các HV, TSQ quân
đội về vị trí, vai trị tầm quan trọng của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT chưa tồn diện; chưa có nhiều nội dung, hình thức, biện
pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng ĐNCB này. Ở một sớ cơ quan việc bớ trí
sắp xếp nhân sự cịn chắp vá, tổ chức biên chế cán bộ so với u cầu nhiệm vụ
cịn bất cập, cơ cấu ĐNCB có thời điểm chưa hợp lý; một sớ cán bộ trình độ,
năng lực, phương pháp tác phong công tác cũng như kinh nghiệm có mặt cịn
hạn chế, cơng tác tham mưu đề xuất có thời điểm tính chủ động chưa cao.
Những hạn chế, khuyết điểm đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu
quả công tác GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội,
xây dựng các HV, TSQ qn đội (theo mơ hình nhà trường thơng minh) có
bước phát triển mới; nhất là trước thực trạng GD-ĐT, yêu cầu đổi mới căn,
bản toàn diện GD-ĐT; thực trạng ĐNCB, yêu cầu, nhiệm vụ công tác khảo thí
và đảm bảo chất lượng GD-ĐT địi hỏi ngày càng cao, dưới tác động của mặt
trái cơ chế thị trường và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; đã và đang đặt ra
yêu cầu khách quan, sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng ĐNCB cơ
quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT một cách toàn diện cả về phẩm
chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào
tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” để viết luận án tiến sĩ có
ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.


7

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn nâng cao
chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các
HV, TSQ quân đội.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ
quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng
và nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GDĐT ở các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đối tượng điều tra, khảo sát chủ yếu là các cấp ủy, chỉ huy, cơ quan
chức năng; ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và cán
bộ, giảng viên của một số HV, TSQ quân đội, tập trung ở: Học viện Chính trị,
Học viện Lục quân, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện
Khoa học qn sự, Học viện Phịng khơng - Khơng qn, Học viện Biên

phịng, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ
quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan không quân,
Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Công binh.
Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn phục vụ đề tài luận án giới
hạn từ năm 2011 đến nay.


8

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
cán bộ và xây dựng ĐNCB; về giáo dục - đào tạo và yêu cầu đổi mới căn bản
toàn diện GD-ĐT.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực công tác GD-ĐT, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD-ĐT; chất lượng cơng tác xây dựng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, quy định
của QUTƯ, Bộ Quốc phòng; báo cáo tổng kết của các HV, TSQ và cơ quan
chức năng về cán bộ, công tác cán bộ, GD-ĐT; những tư liệu, số liệu điều tra,
khảo sát về nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất
lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội từ năm 2011 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và
chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp,
lơgíc, lịch sử, thớng kê, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng và làm rõ quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí
và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trong
những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.


9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận,
thực tiễn về chất lượng, nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và
đảm bảo chất lượng GD-ĐT; cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ sự
lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ, ban giám đốc (ban giám hiệu), cơ quan chức
năng các cấp; cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GDĐT trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất
lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,
học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các
công trình nghiên cứu của tác giả đã cơng bớ liên quan đến luận án, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các cơng trình khoa học ở nước ngồi đã được
cơng bớ có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [67]; cuốn sách đề cập một số
vấn đề: khái quát quan điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tóm tắt
ý nghĩa quan trọng của cầm quyền khoa học, quy luật, tư tưởng, phương pháp cầm
quyền khoa học; cách thức nắm vững và vận dụng tốt cầm quyền khoa học; xây
dựng năng lực cầm quyền của Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền.
Bàn về vấn đề cán bộ (Chương X), cuốn sách chỉ ra kinh nghiệm: “Đảng cầm
quyền phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có tớ chất cao, đảm đương được
trách nhiệm nặng nề, vượt qua được thử thách sóng gió theo yêu cầu cách mạng
hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và chuyên nghiệp hóa” [67, tr.573]. Chỉ có xây dựng
được một ĐNCB tớ chất cao, mới có thể thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại của
dân tộc Trung Hoa; mới trở thành Đảng cầm quyền “lập Đảng vì cơng, cầm quyền
vì dân”. Nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, tác giả đưa ra những
yêu cầu rõ ràng, cố gắng thực hiện được bớn kiên trì, bớn khơng được: một là,
kiên trì chọn người tài, khơng được chọn người thân; hai là, kiên trì chọn người ở
khắp mọi nơi, khơng được kéo bè tạo nhóm; ba là, kiên trì công bằng ngay thẳng,
không được lôi kéo quan hệ, kiếm chỗ đi lại riêng; bốn là, kiên trì tập thể thảo
luận, khơng được cá nhân hay sớ ít người nói là quyết. Tác giả nhấn mạnh: “Phải
coi Bốn kiên trì, Bốn không được là mỗi tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mỗi
cán bộ có đạt tiêu chuẩn hay khơng về mặt chính trị, tác phong” [67, tr.581].
Hồ Thành Q́c (2016), Đạo làm quan [98]; cuốn sách đề cập những vấn
đề: làm quan như thế nào, bản lĩnh cầm quyền vì dân của người làm quan ra
sao; những khó khăn lúng túng của cán bộ liêm chính; tăng cường tu dưỡng đạo



11

đức, nâng cao tố chất bản thân và năng lực cầm quyền; kiên trì phịng chớng
thối hóa biến chất, xây dựng vững chắc mặt trận tư tưởng; phân tích tâm lý tác
phong, đạo đức của cán bộ các cấp. Nghiên cứu về thực trạng ĐNCB Trung
Quốc tác giả đã chỉ ra căn bệnh tổng hợp của cán bộ lãnh đạo, được biểu hiện ở
mười triệu chứng lâm sàng. Đề cập đến vấn đề cán bộ, xây dựng đạo đức, tác
phong của cán bộ Đảng và chính quyền theo tác giả, việc tăng cường xây dựng
đạo đức làm quan của ĐNCB hiện nay phải dốc sức thực hiện được mười điều
thận trọng: “Thận trọng ngay từ đầu, thận trọng từ việc nhỏ, thận trọng khi ăn
nói, thận trọng với thị hiếu, thận trọng với ham muốn, thận trọng với quyền lực,
thận trọng khi bình n, thận trọng khi chỉ có một mình, thận trọng với bạn bè
và thận trọng với giây phút cuối cùng” [98, tr.118 - 142]. Đề cập đến tố chất
lãnh đạo tác giả cho rằng: “Cán bộ, đảng viên các cấp đặc biệt là cán bộ lãnh
đạo, phải nâng cao hơn nữa tớ chất của bản thân mình, nâng cao bản lĩnh cầm
quyền vì dân, khơng hổ thẹn với sứ mệnh của mình, gánh vác nhiệm vụ lớn”
[98, tr.118 - 415]. Theo đó phải, nâng cao trách nhiệm đới với cơng việc, làm tớt
chức trách của mình; tăng cường tố chất bản thân, nâng cao năng lực quyết
sách; làm tốt công tác xây dựng tác phong, đạo đức liêm khiết trong Đảng.
Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hịa Dân chủ Nhân
dân Lào giai đoạn hiện nay [101]; luận án đã làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai
trò, yêu cầu phẩm chất, năng lực của ĐNCB nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường
Chính trị - Hành chính tỉnh. Luận án chỉ rõ: chất lượng ĐNCB này là tổng hợp
các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bảo đảm cho
họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất, trình độ, năng lực, sớ
lượng và cơ cấu đội ngũ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người. Trên cơ
sở những vấn đề lý luận, tác giả đánh giá thực trạng, rút ra kinh nghiệm; dự báo
những yếu tố tác động, phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ
yếu nâng cao chất lượng ĐNCB nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị Hành chính tỉnh Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.



12

Sinnakhone Douangbandith (2020), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [31];
bài báo luận giải, chất lượng của đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng tham mưu
cho sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Thực hiện tốt việc nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy sẽ góp phần xây dựng đội
ngũ công chức của Đảng và Nhà nước Lào vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, đội ngũ công chức các
Ban Tổ chức Tỉnh ủy luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo.
Nhìn chung, đội ngũ cơng chức này có “Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn
quán triệt thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, tận tụy phục vụ
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm cao trong cơng việc, nắm vững và chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong khi thực thi công vụ” [31,
tr.76]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bài viết đã đề xuất một sớ giải pháp như:
hồn thiện hệ thớng chính sách; đổi mới cơng tác tuyển dụng cơng chức; nâng cao
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các tiêu chí đánh giá cơng chức;
cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát. Trong đó, giải pháp thứ tư: Xây dựng các tiêu chí đánh giá cơng chức
“Tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức; về năng lực và kỹ năng
công tác; về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” [31, tr.78], có vai
trị rất quan trọng, mang tính đột phá trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
các Ban Tổ chức Tỉnh ủy của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.1.2. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quân đội
Bành Quang Kiên, Triệu Trí Ân, La Vĩnh (2012), Quốc phịng Trung
Quốc [74]; ćn sách luận giải một sớ vấn đề: đánh giá tình hình xây dựng

hiện đại hóa q́c phịng Trung Q́c; kết quả thực hành đường lới, chính sách
phát triển q́c phịng Trung Q́c; sự phát triển của lực lượng q́c phịng
Trung Q́c và những đóng góp đới với sự ổn định và hịa bình của thế giới.


13

Đề cập đến vấn đề xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang, cải cách
quân sự, phát triển hệ thớng khoa học kỹ thuật cơng nghệ q́c phịng hiện đại
và bảo vệ hịa bình thế giới, các tác giả ln xác định vai trị của ĐNCB rất
quan trọng, khẳng định: “Đội ngũ cán bộ giữ các cương vị, trọng trách lãnh
đạo, chỉ huy quản lý ở các cơ quan, đơn vị trong tồn qn đây là lực lượng
nịng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, q́c phịng của Đảng”
[74, tr.98], có vai trị quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và trong
thực hiện các nhiệm vụ khác của Qn đội. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung
Q́c phải ln coi trọng lãnh đạo công tác cán bộ, bảo đảm cho ĐNCB thực
sự là lực lượng nịng cớt trong cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội.
Đinh Bang Vũ (2013), Chỉ huy tác chiến học [120]; cuốn sách luận giải
một số vấn đề: khái quát chung về chỉ huy tác chiến học; chỉ huy tác chiến và
yếu tố quy luật, nguyên tắc, nghệ thuật của chỉ huy tác chiến; hệ thống chỉ huy
tác chiến; tổ chức và thực hiện chỉ huy tác chiến. Phần 3 của cuốn sách, tác giả
đã dành một chương nói về người chỉ huy tác chiến. Theo tác giả, người chỉ huy
tác chiến là tên gọi chung của thủ trưởng và tham mưu trưởng phụ trách chỉ huy
tác chiến trong quân đội, là nhân tố nổi bật nhất trong các nhân tố chỉ huy tác
chiến. Người chỉ huy tác chiến gồm: người chỉ huy, phó chỉ huy trưởng, tham
mưu trưởng, sĩ quan tham mưu. Tác giả cũng đề cập rất cụ thể đến chức trách,
nhiệm vụ và yêu cầu về phẩm chất của người chỉ huy tác chiến: “Phẩm chất của
người chỉ huy bao gồm phẩm chất chính trị, quân sự, tâm lý, năng lực và phong
cách chỉ huy” [120, tr.270]. Mỗi phẩm chất đều có một nội dung cụ thể, người

chỉ huy ở các cấp độ khác nhau, cương vị khác nhau thì yêu cầu về các mặt
phẩm chất cũng khác nhau. Thế nhưng, bất kể người chỉ huy tác chiến trong
quân đội của quốc gia nào, ở cấp bậc nào, ở cương vị nào cũng sẽ có những yêu
cầu chung về phẩm chất cơ bản. Đối với Quân đội Trung Quốc để làm một
người chỉ huy tác chiến đủ tiêu chuẩn, cần phải có những phẩm chất: tớ chất
chính trị, tớ chất qn sự, tố chất tâm lý, phong cách chỉ huy, tố chất năng lực.


14

Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Cam
puchia hiện nay [85]; luận án đã làm rõ quan niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị; yêu
cầu phẩm chất, năng lực của ĐNCB Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng, rút ra những kinh nghiệm, chỉ ra những yếu tố tác động, xác
định yêu cầu, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp. Ở giải pháp thứ ba, bàn về đổi mới,
nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch ĐNCB, tác giả cho rằng:
“Thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và “mềm” trong quy hoạch ĐNCB
các cấp, đảm bảo cho công tác quy hoạch không hạn chế số người định sẵn, có
nhiều nguồn để lựa chọn, khơng khép kín trong từng cơ quan, đơn vị” [85, tr.70].
Chính sách tiến cử, bầu cử, thăng chức vượt cấp của các triều đại Campuchia
trong lịch sử dựng nước và giữ nước nhằm trọng dụng, khơng bỏ sót người tài,
chính sách này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng đắn và có hiệu quả.
Bunthănchăn Thạlyma (2015), “Tăng cường cơng tác xây dựng đội ngũ
cán bộ Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ mới” [103]; bài báo luận giải rõ vị
trí, vai trò, tầm quan trọng của ĐNCB Quân đội nhân dân Lào, đây là lực lượng
thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong Quân đội; những lãnh đạo chỉ huy,
quản lý giáo dục bộ đội thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu và các nhiệm vụ, công tác khác. Do đó, xây dựng ĐNCB quân
đội là yêu cầu khách quan, bức thiết trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đánh giá thực

trạng ĐNCB quân đội thời gian qua, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp trong đó,
giải pháp: “Đẩy mạnh công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ cán bộ” có vai trị
rất quan trọng, mang tính then chớt; theo đó, trong tạo nguồn, quy hoạch cán bộ
phải: “Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức lới sớng, kinh nghiệm thực tiễn,
năng lực chuyên môn, phương pháp tác phong cơng tác” [103, tr.70].
1.1.3. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán
bộ quản lý giáo dục, xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục


15

Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý [76]; cuốn sách nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những
vấn đề cốt yếu của quản lý. Cụ thể, chi tiết các chức năng quản lý, trong đó
chức năng lập kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng mà nhà
quản lý phải thực hiện; chỉ rõ các yêu cầu tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực,
phương pháp tác phong công tác của người quản lý và người làm công tác
quản lý. Tác giả, dành một chương nói về người quản lý và việc phát triển về
tổ chức, luận giải nhu cầu bức thiết về việc phát triển thực sự cán bộ quản lý,
làm rõ quá trình phát triển cán bộ quản lý và đào tạo, chỉ ra các phương pháp
phát triển cán bộ quản lý là sự đào tạo tại chỗ.
Richard S. Sloma (1999), Để là nhà quản lý thành công [102]; cuốn sách đề
cập một cách khá tồn diện về vị trí, vai trò tầm quan trọng của nhà trường và hiệu
trưởng nhà trường. Theo Ông, người hiệu trưởng nhà trường vừa là nhà sư phạm,
nhà quản lý giáo dục, song còn là nhà kinh tế thạo việc. Theo đó, để nâng cao
năng lực quản lý trong hoạt động thực tiễn người hiệu trưởng phải có: “Phẩm
chất, năng lực tớt, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác
phong công tác khoa học” [102, tr.126]; biết huy động năng lực vào việc duy trì
và tăng cường mọi chức năng của tổ chức; phải có tư duy quản lý sự thay đổi, phải

‘‘dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kiên trì ln lắng nghe, lập kế hoạch kỹ lưỡng.
Peter DrucKer (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI [34];
cuốn sách đề cập một cách khá toàn diện về vị trí, vai trị tầm quan trọng và chỉ ra
năm nhiệm vụ cơ bản của người quản lý giáo dục: “xác định mục tiêu; tiến hành
cơng tác tổ chức; khích lệ cán bộ, công nhân viên, liên kết công việc, liên kết mọi
người với nhau; phân tích kết quả đơn vị theo mục tiêu vạch ra; làm cho các thành
viên đều trưởng thành” [34, tr.78]. Về năng lực quản lý, yêu cầu cán bộ quản lý
phải rèn luyện bốn kỹ năng: đưa ra những quyết định có hiệu quả; trao đổi thơng
tin trong và ngồi tổ chức; vận dụng một cách đúng đắn cơng cụ phân tích; vận
dụng một cách sáng tạo công cụ kiểm tra và đánh giá. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ quản lý tác giả nhấn mạnh, bên cạnh công tác bồi dưỡng của các cấp quản lý,


16

người quản lý phải biết nắm chắc thế mạnh của mình, ln tự trau rồi hồn thiện
phẩm chất, năng lực để xử lý có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Mary-Louise Kearney (2006), Định hướng hành động hợp tác
UNESCOS - phát triển đội ngũ quản lý giáo dục đại học cho thế kỷ 21 [125];
cuốn sách đề cập một cách khá tồn diện về vị trí, vai trị tầm quan trọng và sự
cần thiết phải phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở đại học.
Tác giả cho rằng, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có vị trí, vai trị rất
quan trọng là lực lượng nịng cớt, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng GDĐT ở các trường đại học. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
ở đại học là vấn đề rất cần thiết cho nguồn nhân lực giáo dục đại học, nhằm
mở rộng và phát triển kỹ năng chuyên nghiệp của họ, đáp ứng các nhu cầu
phát sinh trong quá trình làm việc; nội dung gồm các vấn đề như: “Phong cách
làm việc; kiến thức, kỹ năng chuyên môn về giáo dục sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong giáo dục, kỹ năng giao tiếp...” [125, tr.87]; vì
vậy, các trường đại học cần có kế hoạch tổng thể và sự đầu tư thích hợp.
Vương Bân Thái (2014), Hiện đại hóa giáo dục [106]; cuốn sách gồm 10

chương với nội dung đề cập đến tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các quốc gia trên thế giới và ở
tỉnh Giang Tơ, Trung Q́c; nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh về mục
tiêu, con đường hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc như: vấn đề công bằng
trong giáo dục, đầu tư cho giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục, cải tiến thể chế giáo dục bồi dưỡng nhân tài, mở cửa đối ngoại
trong giáo dục…; từ đó xác định mơ hình hệ thớng giáo dục của Trung Quốc
trong tương lai. Đề cập đến vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục tác giả khẳng định: “Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nền
tảng của giáo dục, là cái gốc để chấn hưng giáo dục” [106, tr.305]; theo đó,
khơng ngừng nâng cao tớ chất, tăng cường định hướng đạo đức nghề nghiệp
cho ĐNCB này; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản giáo dục có nghiệp


17

vụ tinh thông, cơ cấu hợp lý, tương đối ổn định là điều kiện, tiền đề và là nội
dung quan trọng để thực hiện hiện đại hóa giáo dục.
1.2. Các cơng trình khoa học ở trong nước đã được
cơng bớ có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước [110]; ćn sách phân tích, lý giải, hệ thớng hóa các căn
cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng ĐNCB, đặc biệt là ĐNCB chủ chốt
các cấp. Đề cập đến vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng
ĐNCB tác giả đã khái quát và luận giải một số khái niệm cơ bản; làm rõ quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cơng tác
cán bộ; sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và yêu cầu nâng cao chất

lượng ĐNCB. Chỉ rõ đặc điểm cơ bản của thời đại, tình hình trong nước và
nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, đề xuất những yêu
cầu nâng cao chất lượng ĐNCB cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý đến yêu
cầu về phẩm chất chính trị: ‘‘Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý
tưởng của Đảng với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hết lịng
hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng kiên định với
con đường xã hội chủ nghĩa” [110, tr.114]. Trên cơ sở kinh nghiệm ở trong nước
và một số nước trên thế giới, tác giả rút ra những kinh nghiệm xây dựng ĐNCB
trong các thời kỳ cách mạng của Đảng. Đánh giá đúng thực trạng ĐNCB và
cơng tác cán bộ hiện nay, từ đó đưa ra hệ thống các quan điểm, phương hướng
và sáu giải pháp cơ bản nhằm củng cố, phát triển ĐNCB về chất lượng, số lượng
và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Cao Văn Thống, Vũ Trọng Lâm (2019), Đổi mới và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới [107]; cuốn sách đã


18

trình bày hệ thớng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - lênin tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng ta về ĐNCB và công tác cán bộ; đánh giá thực trạng ĐNCB và công
tác cán bộ ở nước ta kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay; từ đó
phân tích đánh giá những mặt mạnh, yếu của ĐNCB và từng khâu trong công
tác cán bộ, chỉ ra những những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình
trạng đó; đồng thời đưa ra hệ thớng các quan điểm định hướng mục tiêu, giải
pháp chung và cụ thể cho từng khâu trong công tác cán bộ. Cuốn sách đề cập 8
nhiệm vụ giải pháp, trong đó, nhiệm vụ, giải pháp thứ 6 là: “Kiểm soát chặt chẽ
quyền lực trong cơng tác cán bộ, đấu tranh chớng tha hóa quyền lực tham
nhũng, lợi ích nhóm, chớng chạy chức, chạy quyền” [107, tr.212], đây là giải
pháp rất quan trọng trong nâng cao chất lượng ĐNCB hiện nay.
Đỗ Minh Cường (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý [32]; đề tài đã

nghiên cứu các quan điểm của Đảng về quy hoạch cán bộ cụ thể: tình hình thực
hiện cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước
ta hiện nay; một sớ quan điểm ngun tắc và giải pháp nâng cao chất lượng quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;
lý luận và kinh nghiệm quy hoạch nhân sự của ông cha ta và của một số nước
trên thế giới. Tác giả luận giải, quy hoạch cán bộ nói riêng và quy hoạch nhân sự
nói chung là một chức năng cơ bản của chủ thể quản lý: “Thực chất quy hoạch là
dự trù sắp xếp cán bộ một cách khoa học, chọn đúng người, bớ trí đúng chỗ và
đúng lúc để tổ chức đạt được mục tiêu chung và phát triển bền vững” [32, tr.89];
căn cứ vào sự phụ trách công việc để làm quy hoạch cán bộ, thì mới tuyển chọn
đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, hiệu quả. Trên cơ sở luận giải làm rõ những
vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, đề tài
rút ra những kinh nghiệm, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay.
Nguyễn Thành Dũng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay [33]; luận án
luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng ĐNCB chủ


19

chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên. Khẳng định nâng cao chất lượng
ĐNCB chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là thực hiện tổng thể
các nội dung, hình thức, biện pháp về tư tưởng, tổ chức và chính sách của các
chủ thể, lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ,
tạo ra sự chuyển biến cả đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ. Xác định tiêu chí, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất năm
giải pháp, trong đó giải pháp: “Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ,
gắn với tinh thần tự giác phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng quản lý của bản thân
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên” [33, tr.122], mang tính đột

phá; đề xuất cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh như bí thư, chủ tịch ủy
ban nhân dân, hội đồng nhân dân cấp huyện, thành phố để phấn đấu, rèn luyện.
Nguyễn Phú Trọng (2020), “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm
trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” [111]; bài viết luận giải,
để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải
xác định đúng yêu cầu xây dựng BCHTƯ mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, lãnh đạo chủ chớt của Đảng. Theo đó, BCHTƯ khóa XIII phải là một tập
thể: “Thật sự đồn kết, trong sạch, vững mạnh, thớng nhất cao ý chí và hành
động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…” [111, tr.6]. Tác giả chỉ rõ,
tiêu chuẩn BCHTƯ khóa XIII, cần có sớ lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu chuẩn Ủy
viên BCHTƯ phải là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về phẩm chất và năng
lực, là người vừa có “đức” vừa có “tài”, trong đó “đức” là gớc, bảo đảm tiêu
chuẩn chung của cán bộ, đặc biệt chú trọng các vấn đề sau: “Có bản lĩnh chính
trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức và lới sớng trong sáng, được cán bộ, đảng
viên và nhân dân tín nhiệm; có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức
tương đới tồn diện...” [111, tr.8]. Kiên quyết khơng để lọt vào BCHTƯ khóa
XIII những người có bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, để nội bộ mất đồn kết
nghiêm trọng, kê khai tài sản không trung thực, vi phạm quy định về lịch sử
chính trị... Tác giả nhấn mạnh, việc giới thiệu nhân sự Đại hội XIII của Đảng


20

phải trên cơ sở quy hoạch, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; công tác
chuẩn bị nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, của BCHTƯ mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thớng chính trị.
1.2.2. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quân đội
Nguyễn Trọng Tuấn (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị

viên trong các trường kỹ thuật quân đội [116]; cuốn sách giới thiệu cơ sở lý
luận, thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên trong các trường
kỹ thuật quân đội; khẳng định nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên
trong các trường kỹ thuật qn đội là: “Q trình hoạt động tích cực, tự giác
của các chủ thể làm biến đổi các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ chính
trị viên theo hướng ngày càng cao hơn về chất, nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của họ trong các nhà trường cũng như trong xây dựng Quân đội”
[116, tr.18]. Làm rõ quan niệm, vị trí, vai trị, đặc điểm và đánh giá thực
trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên trong các
trường kỹ thuật quân đội. Trong phần 2 đề xuất ba nhóm giải pháp về đổi
mới GD-ĐT, bồi dưỡng; về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi; về phát
huy tính tích cực, tự giác của cán bộ, để nâng cao chất lượng đội ngũ chính
trị viên trong các trường kỹ thuật quân đội.
Đặng Nam Điền (2017), Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần
Quân đội trong tình hình mới [60]; đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
về xây dựng ĐNCB hậu cần quân đội và luận giải: “Xây dựng ĐNCB hậu cần
quân đội là tổng thể các chủ trương, giải pháp của các chủ thể, các lực lượng
trong thực hiện quy trình các khâu, các bước xây dựng ĐNCB, nhằm tạo nên
ĐNCB hậu cần quân đội đủ về số lượng, có chất lượng cao, hợp lý về cơ cấu”
[60, tr.24]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm, xác
định yêu cầu; đề xuất các giải pháp: nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm
của các tổ chức, lực lượng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, thực hiện tốt công
tác tạo nguồn, quy hoạch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; làm tốt


21

cơng tác quản lý, đánh giá, bớ trí sử dụng và cơng tác chính sách đới với
ĐNCB hậu cần; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng
ĐNCB hậu cần quân đội.

Đặng Văn Thuấn (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ban tuyên
huấn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [108]; luận án đã tập
trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất
lượng ĐNCB ban tuyên huấn ở các HV, TSQ quân đội. Đánh giá đúng thực
trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng ĐNCB ban
tuyên huấn ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Trong hệ thống các giải pháp,
giải pháp 2 là: “Thực hiện tốt nội dung, quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ ban tuyên huấn ở các học viện, trường sĩ quan qn đội hiện nay”
[108, tr.133], có vị trí, vai trị rất quan trọng, mang tính đột phá, tác động trực
tiếp đến kết quả nâng cao chất lượng ĐNCB ban tuyên huấn ở các HV, TSQ
quân đội hiện nay. Theo đó, cần thực hiện tớt cơng tác tạo nguồn, quy hoạch,
tuyển chọn, sử dụng và thực hiện tớt chính sách.
Lê Minh Long (2020), “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chiến dịch
chiến lược trong quân đội đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0”
[78]; bài báo cho rằng: ĐNCB cấp chiến dịch, chiến lược là một bộ phận
trọng yếu của Quân đội ta, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng, hoạch định
và tổ chức thực hiện đường lới qn sự, q́c phịng; là nhân tớ có ý nghĩa
quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng,
huấn luyện, sản xuất, công tác của Quân đội ta: “Xây dựng đội ngũ cán bộ
chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 là
vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội
nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới” [78, tr.14]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐNCB và
những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến xây dựng ĐNCB
cấp chiến dịch, chiến lược của Quân đội hiện nay; bài báo đã đưa ra hệ thống


22

các giải pháp trong đó, đổi mới tồn diện cơng tác cán bộ từ khâu quy hoạch,

tạo nguồn, tuyển chọn, sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ chiến dịch,
chiến lược chất lượng cao là giải pháp rất quan trọng.
1.2.3. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán
bộ quản lý giáo dục, xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Nguyễn Thanh Hà (2019), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các
học viện, trường sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực [63], cuốn sách đề cập
một số nội dung như: luận giải một số khái niệm cơ bản; đặc điểm lao động của
cán bộ quản lý đào tạo; chuẩn năng lực của cán bộ quản lý đào tạo; nội dung
phát triển ĐNCB quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực. Theo tác giả, cán bộ
quản lý đào tạo có vị trí, vai trị rất quan trọng trong các hoạt động GD-ĐT của
nhà trường; thực chất phát triển ĐNCB quản lý đào tạo là phát triển đội ngũ
nhân lực quản lý giáo dục ở các HV, TSQ quân đội; theo đó, cần tập trung vào
các nội dung như: “Quy hoạch, kế hoạch, tuyển chọn, bớ trí, sử dụng, đào tạo,
bồi dưỡng, xây dựng mơi trường, chính sách nhằm mục tiêu bảo đảm đủ số
lượng cán bộ, cơ cấu cân đối, hợp lý, chất lượng ngày một nâng cao” [63, tr.51.
Trên cơ sở, đánh giá đúng thực trạng ĐNCB và phát triển ĐNCB quản lý đào
tạo ở các HV, TSQ quân đội theo tiếp cận năng lực; tác giả xác định các yếu tố
tác động và những vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực ĐNCB quản lý đào
tạo; từ đó đề xuất bảy giải pháp có tính cấp thiết và khả thi cao nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển ĐNCB quản lý đào tạo có năng lực tớt, đáp ứng u cầu đổi
mới căn bản tồn diện giáo dục ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Cục Nhà trường (2019), Kỷ yếu hội nghị sơ kết 10 năm cơng tác khảo thí
và đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo [24]; cuốn kỷ yếu gồm nhiều bài tham
luận có chất lượng cao về ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GDĐT, cũng như cơng tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các nhà trường
quân đội. Đặc biệt, trong báo cáo sơ kết của Cục Nhà trường đã đánh giá toàn


23


diện về những kết quả đạt được của công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD-ĐT ở các nhà trường trong 10 năm qua, cũng như xác định các mục tiêu,
yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Báo cáo cũng đề cập đến công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của QUTƯ Bộ Q́c phịng, các cơ quan chức năng của Bộ; ban
giám đốc (ban giám hiệu) ở các nhà trường trong công tác xây dựng và nâng cao
chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các nhà
trường: “Đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT
được củng cớ, kiện tồn, đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc biệt là trình độ
chun mơn nghiệp vụ” [24, tr.51]. Kỷ yếu cịn đề cập đến chức năng, nhiệm vụ,
tiêu chí chức danh, cũng như yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác
phong của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT.
Vũ Việt (2010), Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội
[119]; đề tài tập trung nghiên cứu về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong các nhà trường quân đội. Trên cơ sở luận giải những vấn đề cơ bản
về lý luận và thực tiễn về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đánh
giá thực trạng, đề xuất bớn giải pháp kiện tồn, phát triển và nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó, giải pháp từng
bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có
vai trị rất quan trọng. Theo đó, cần thực hiện tốt về chuẩn chất lượng theo
hướng quản lý chất lượng, chuẩn về trình độ học vấn, chuẩn về trình độ đào
tạo chức vụ và kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm,
nghiệp vụ quản lý giáo dục, chuẩn về trình độ ngoại ngữ tin học.
Lê Chí Hải (2020), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội giai đoạn hiện nay [64];
luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐNCB quản lý
giáo dục ở các HV, TSQ quân đội. Xây dựng, phân tích làm rõ các quan niệm
trung tâm, chỉ rõ chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò, yêu cầu phẩm chất,
năng lực của ĐNCB quản lý giáo dục. Đánh giá thực trạng, xác định các yêu



24

cầu, trên cơ sở đó, đề xuất năm giải pháp xây dựng ĐNCB quản lý giáo dục ở
các HV, TSQ quân đội hiện nay. Trong hệ thống giải pháp đã xác định, trong
đó: “Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo bồi, dưỡng đề
nâng cao chất lượng ĐNCB quản lý giáo dục” [64, tr.143] là giải pháp quan
trọng, mang tính đột phá trong nâng cao chất lượng ĐNCB quản lý giáo dục.
Cáp Quang Hưng (2013), “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ
quan trong quân đội” [69]; bài báo luận giải ĐNCB khảo thí có vị trí, vai trị
rất quan trọng, là lực lượng trực tiếp tham mưu cho đảng ủy, ban giám đốc
(ban giám hiệu) HV, TSQ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác khảo thí,
góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Đánh giá
thực trạng, xác định yêu cầu, trên cơ sở đó đề xuất sáu giải pháp, trong đó:
“Tăng cường bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, chủ động tự học tập, tự bồi
dưỡng của ĐNCB khảo thí” [69, tr.74] là giải pháp mang tính đột phá. Theo
đó, cần pháp huy vai trị của đảng ủy, ban giám đớc, cấp ủy cán bộ chủ trì cơ
quan khảo thí ở các HV, TSQ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ĐNCB khảo
thí; quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ĐNCB trưởng thành về mọi mặt.
Trần Phương Thảo (2017), Yêu cầu cấp bách xây dựng đội ngũ cán bộ
kiểm định chất lượng giáo dục đại học [104]; bài báo luận giải để nâng cao
chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT cùng các trường đại học đã triển khai thực hiện
nhiều giải pháp; trong đó, giải pháp mấu chốt là tăng cường công tác kiểm định
chất lượng giáo dục, cụ thể là tăng cường công tác đào tạo đội ngũ kiểm định
viên và thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục: “Việc tổ chức
đánh giá chính xác, cơng tâm, khách quan là trách nhiệm của các Trung tâm
kiểm định chất lượng giáo dục mà người trực tiếp “cầm cân nảy mực” là các
kiểm định viên” [104, tr.43]. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT và sự
phát triểt mới của công tác kiểm định, địi hỏi các kiểm định viên cần có kinh

nghiệm trong xem xét, đánh giá khả năng, năng lực thực tế của các cơ sở giáo
dục và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao. Bài viết chỉ ra, việc tuyển dụng


25

kiểm định viên phải được thực hiện chặt chẽ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản
sau: phải nắm được các mơ hình quản lý chất lượng, hệ thớng đảm bảo chất
lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới cũng như tại Việt Nam;
hoạt động thực sự chuyên nghiệp, bảo đảm trung thực, công tâm, khách quan
khi xem xét, đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục.
Nguyễn Chiến Thắng (2020), “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo
thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo ở Học viện Hậu cần hiện nay”
[105]; bài báo đề cập đến kết quả thực hiện cơng tác khảo thí và đảm bảo chất
lượng GD-ĐT ở Học viện hậu cần thời gian qua, khẳng định vai trị của
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT: “Góp phần đổi mới
và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện” [105, tr.28]. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất những giải pháp: nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; thực hiện tốt công tác tạo nguồn,
tuyển chọn, quy hoạch; tăng cường bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, chủ
động tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB làm cơng tác khảo thí; làm
tớt cơng tác sử dụng và thực hiện chính sách đới với ĐNCB cơ quan khảo thí.
Tác giả khẳng định, tiến hành đồng bộ các giải pháp trên có ý nghĩa rất quan
trọng, không chỉ giúp cho ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng
GD-ĐT hồn thành tớt chức trách, nhiệm vụ, mà cịn góp phần nâng cao chất
lượng GD-ĐT ở Học viện hiện nay.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
được cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
được cơng bố

Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học ở nước ngồi và trong
nước đã được cơng bớ có liên quan đến đề tài luận án, được thể hiện trên một
số nội dung cơ bản sau:
Một là, các cơng trình khoa học nghiên cứu về cán bộ và nâng cao chất
lượng ĐNCB, đã khẳng định ĐNCB giữ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong


26

xây dựng các tổ chức trong hệ thớng chính trị, là lực lượng nịng cớt để nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Nhiều cơng trình đi
sâu nghiên cứu về từng loại cán bộ cụ thể (cán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ
quản lý của Nhà nước), luận bàn về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng
ĐNCB; đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện về lý luận, thực tiễn, thực trạng,
kinh nghiệm, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác tạo nguồn, đào tạo,
bồi dưỡng, đánh giá, quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.
Hai là, luận bàn dưới nhiều góc độ về vấn đề cán bộ và nâng cao chất
lượng ĐNCB qn đội các cơng trình khoa học trong và ngoài nước đều
khẳng định ĐNCB quân đội có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, là lực
lượng nịng cớt trong tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối quân sự của
Đảng. Tuy hướng tiếp cận nội dung, phạm vi nghiên cứu của mỗi cơng trình
có sự khác nhau. Song, đều đã làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn; khảo sát đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, rút ra một sớ
kinh nghiệm; trên cơ sở đó xác định u cầu, đề ra giải pháp xây dựng, nâng
cao chất lượng ĐNCB qn đội.
Ba là, một sớ cơng trình khoa học cơng bớ đã khái qt, luận giải, làm rõ
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của ĐNCB quản lý giáo dục trong cơng tác
GD-ĐT nói chung, ở các HV, TSQ qn đội nói riêng. Trong mỗi cơng trình
có hướng tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, với đối tượng, phạm vi
nghiên cứu khác nhau; song, đều thống nhất khẳng định: việc xây dựng, nâng

cao chất lượng ĐNCB quản lý giáo dục là hết sức quan trọng, đồng thời làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐNCB quản lý giáo dục nói chung,
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT nói riêng. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định yêu cầu và đề ra giải
pháp nâng cao chất lượng ĐNCB quản lý giáo dục. Tuy nhiên, có rất ít cơng
trình nghiên cứu một cách độc lập đi sâu vào đới tượng ĐNCB cơ quan khảo
thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội mới chỉ dừng lại
ở các bài báo khoa học.


27

Tóm lại: các cơng trình khoa học đã tổng quan có giá trị đặc biệt to lớn về
khoa học, giúp nghiên cứu sinh học tập phương pháp tiếp cận, luận giải nhiệm
vụ, nội dung một cơng trình khoa học; đồng thời những kết quả đó, khơng chỉ
là luận cứ lý luận, thực tiễn để luận án tham khảo kế thừa, mà còn là nguồn tài
liệu phong phú và rất quan trọng với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài,
luận án. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
tồn diện, chun sâu về nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm
bảo chất lượng GD-ĐT dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính
quyền Nhà nước. Vì vậy, đề tài luận án là cơng trình nghiên cứu độc lập,
khơng trùng lặp với các cơng trình đã nghiệm thu, cơng bớ.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Mội là, luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ những vấn đề cơ bản về
cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội; tập
trung làm rõ quan niệm, thành phần; chức trách, nhiệm vụ; yêu cầu phẩm
chất, năng lực, phương pháp tác phong cơng tác; đặc điểm, vai trị của ĐNCB
cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Hai là, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng, những yếu
tố cấu thành chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và

đảm bảo chất lượng GD-ĐT; xây dựng quan niệm, luận giải làm rõ nội hàm
những vấn đề có tính ngun tắc; xây dựng tiêu chí làm cơ sở cho khảo sát,
đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo
chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.
Ba là, tiến hành điều tra, khảo sát thực tế, phân tích đánh giá khách quan,
trung thực, toàn diện hoạt động nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí
và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Qua đó rút ra
ngun nhân và một sớ kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan
khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay.
Bốn là, phân tích tình hình nhiệm vụ tác động đến nâng cao chất lượng
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, bao gồm cả những


28

thuận lợi và những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đó, xác định những yêu
cầu và đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, đồng bộ vừa thiết trực, khải thi; tập
trung giải quyết khâu yếu, mặt yếu để tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân
đội hiện nay.
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,
đã có nhiều cơng trình khoa học trong và ngồi nước nghiên cứu về vấn đề
cán bộ nói chung, cán bộ trong Quân đội nói riêng, đặc biệt là cán bộ quản lý
giáo dục và ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Các
cơng trình nghiên cứu khá phong phú về nội dung, được thể hiện dưới nhiều
hình thức từ sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài khoa học các cấp, luận
án tiến sĩ, đến các báo cáo khoa học tham gia hội thảo, các bài báo được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành.
Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận

án đã có nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn vào việc nâng cao chất
lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT nói chung ở
các HV, TSQ quân đội nói riêng. Những cơng trình nghiên cứu đó bước đầu
đề cập đến một sớ nội dung có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án;
đây là những tài liệu, những đơn vị kiến thức có giá trị cả về lý luận và thực
tiễn để tác giả tiếp thu, kế thừa và nghiên cứu, khám phá, tìm ra cái mới cơng
bớ trong luận án của mình. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án, giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu và học tập nâng cao hiểu biết, kỹ
năng nghiên cứu; nắm được toàn bộ quy trình, thủ tục, thứ tự các bước tiến
hành, triển khai nghiên cứu và lơgíc kết cấu một đề tài, cơng trình khoa học.
Mỗi cơng trình của các tác giả có hướng nghiên cứu nhất định, với một
đới tượng nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình
nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu, luận giải một cách cơ bản, hệ thống về
ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ Quân


29

đội nhân dân Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính
quyền Nhà nước. Do đó, đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khảo
thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan
quân đội hiện nay” có hướng nghiên cứu độc lập, khơng trùng lặp với các
cơng trình khoa học đã được cơng bớ.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ QUAN KHẢO
THÍ
VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI


2.1. Cơ quan khảo thí; đội ngũ cán bộ cơ quan khảo
thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học
viện, trường sĩ quan quân đội
2.1.1. Các học viện, trường sĩ quan; cơ quan khảo thí và đảm bảo chất
lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.1.1.1. Khái quát về các học viện, trường sĩ quan quân đội
Từ khi Trường Quân chính kháng Nhật (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1)
- nhà trường đầu tiên của Quân đội ta được thành lập (4 - 1945) đến nay, hệ
thống nhà trường quân đội không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Hiện nay, tổ chức hệ thống nhà trường quân đội gồm: các HV, TSQ,
trường đại học và các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học; các trường

cao đẳng, trường trung cấp; các trường quân sự quân khu, quân đồn và Trường
Qn sự Bộ Tư lệnh Thủ đơ Hà Nội và Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thành phố
Hồ Chí Minh; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Trong hệ thớng nhà trường qn đội, có 21 HV, TSQ, trong đó có: “9
HV, TSQ trực thuộc Bộ Q́c phịng và 12 HV, TSQ trực thuộc tổng cục, các
quân chủng, binh chủng và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng” [Phụ lục 1.1]. Các
HV, TSQ quân đội là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB cho Quân


×